Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích bài thơ Chiều tối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.76 KB, 7 trang )

Tiết thứ…/Tuần…
Ban cơ bản.
CHIỀU TỐI
(MỘ)
-Hồ Chí Minh-
Người soạn: Lương Thị Phương Oanh. Ngày dạy:……………………..
Tại lớp:….....Trường: ………………………………………………………...
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh cảm nhận được hình tượng thiên nhiên và bức tranh
đời sống con người trong bài thơ. Qua đó, thấu hiểu, đồng cảm với cảnh ngộ,
tâm trạng của tác giả và phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của người tù cộng sản vĩ
đại Hồ Chí Minh: tình yêu thiên nhiên và cuộc sống con người; ý chí, nghị
lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh và tinh thần lạc quan luôn hướng về
sự sống, ánh sáng.
- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển, vừa hiện đại
của bài thơ.
B. Phương pháp:
- Thuyết trình kết hợp vấn đáp.
- Câu hỏi gợi mở kết hợp luyện tập.
C- Tiến trình tổ chức dạy học:
Vào bài: Chúng ta biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bởi
Người là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, Người chèo lái đưa
con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ độc lập tự do mà Người còn
hiện hữu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam với tư cách là một nhà thơ
có phong cách nghệ thuật độc đáo. Và trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ
cùng nhau đến với hồn thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ : “Chiều tối”.
Hoạt động của GV& HS Ghi bảng
GV giảng: Trước khi tìm hiểu nội dung bài thơ chúng ta
hãy tìm hiểu phần Tiểu dẫn để hiểu hơn về hoàn cảnh tác
giả sáng tác bài thơ.
GV hỏi: Qua bài soạn trước ở nhà và căn cứ vào phần


Tiểu dẫn trong SGK, Em hãy trình bày những hiểu biết
của mình về hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Chiều tối”?
Trả lời:
- Tháng 8-1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh
I. Tiểu dẫn:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau
nửa tháng đi bộ, vừa đến Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người
bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong
suốt 13 tháng ở tù, tuy bị đày ải vô cùng cực khổ nhưng Hồ
Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 134 bài thơ bằng
chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay, đặt tên là Ngục trung
nhật kí (Nhật kí trong tù).
- Chiều tối (Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập “Nhật kí trong tù”.
Cảm hứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao
từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
Gv hỏi: Em có suy nghĩ gì về nhan đề của bài thơ?
Trả lời:
- “Mộ”: tiếng Hán để chỉ sự chuyển giao giữa ngày và đêm,
là lúc ngày sắp tàn và bóng tối đang dần bao phủ.
- Trong thời khắc của một ngày sắp tàn, con người và vạn
vật thường dừng mọi hoạt động và trở về sum họp bên tổ
ấm. Chính vì vậy, khoảng thời gian này cũng thường gợi
cho những người xa nhà, xa quê cảm giác cô đơn, buồn bã.
 GV định hướng khái quát:
Trước cái thời khắc của ngày sắp tàn ấy, người tù cộng
sản Hồ Chí Minh đã thấy xúc động trước hình ảnh một
cánh chim chiều, một áng mây trôi, một thiếu nữ đang
chăm chỉ lao động bên lò than rực hồng. Tình yêu thiên
nhiên và con người cộng với tinh thần “quên mình” đã

gợi hứng cho nhà thơ tạo nên một bức tranh “chiều tối”
mang vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại.
GV gọi một học sinh đọc bài thơ, nhận xét giọng đọc của
học sinh và hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ: Hai
câu đầu đọc với giọng chậm rãi, trầm buồn; Hai câu thơ cuối
đọc với giọng tươi vui.
Gv hỏi: Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu
được vẽ nên bằng những hình ảnh nào? Phân tích ý
- Chiều tối là bài thơ thứ 31 của
tập “Nhật kí trong tù”. Viết trên
đường chuyển lao từ Tĩnh Tây
đến Thiên Bảo vào cuối thu năm
1942.
2. Nhan đề:
- “Mộ”: sự chuyển giao giữa
ngày và đêm  thường gợi
buồn.
II. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Hai câu đầu:
nghĩa của hình ảnh đó?
Trả lời:
• Hình ảnh cánh chim bay về tổ là một thi liệu quen
thuộc trong thơ ca cổ điển phương Đông và thường mang ý
nghĩa biểu trưng cho buổi chiều tà. Trong ca dao: “Chim
bay về núi tối rồi”, hay “ Chim hôm thoi thót về rừng”
(Truyện Kiều).
Hình ảnh “chim mỏi về rừng tìm chốn
ngủ” vừa là một nét vẽ phác họa không gian vừa gợi ra ý
niệm thời gian (chiều tà).
- Mang màu sắc hiện đại: Một cánh chim “mỏi mệt” nhưng

lại đang bay về rừng tìm chốn ngủ- nghĩa là tìm đến sự sum
họp nơi tổ ấm, tìm chốn nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt
mỏi. Chính vì vậy câu thơ trầm nhưng trạng thái mỏi mệt đó
không gợi nỗi buồn thương.
 Tình yêu thương mênh mông của Bác dành cho mọi sự
sống trên đời. Đồng thời đây cũng là cái nhìn mang đậm
chất nhân văn trong tâm hồn Bác.
GV hỏi: Bên cạnh hình ảnh của một cánh chim chiều,
bức tranh thiên nhiên còn được tác giả phác họa bằng
nét vẽ nào khác? Hãy so sánh với n guyên tác để làm nổi
bật ý nghĩa của hình ảnh đó.
Trả lời:
• Hình ảnh “chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” vẫn
là một thi liệu quen thuộc trong thơ cổ.
- So với nguyên tác thì bản dịch thơ dịch chưa thật sát nên
chưa thể hiện được hết cái hồn của bức tranh:
+ Cô vân: một áng mây cô đơn, lẻ loi (dịch là chòm mây).
+ Mạn mạn: trôi nhè nhè, lững lờ (dịch là trôi nhẹ).
 Câu thơ của Bác mang đậm chất Đường thi, gợi nhớ câu
thơ của Lí Bạch: “ Cô vân độc khứ nhàn”. Áng mây cô đơn
trong thơ Lí Bạch đang quay trở về với chốn nhàn nhã,
thanh cao, xa lánh bụi trần
Nhưng trong Chiều tối, hình ảnh “cô vân” lại không mang ý
nghĩa đó. “Cô vân mạn mạn độ thiên không” là một nét vẽ
giàu chất hội họa, gợi ra một bức tranh thiên nhiên với cánh
chim chiều, bên trên bầu trời có một ánh mây đang lững lờ
trôi  tạo một khung cảnh thoáng rộng, êm ả, nhẹ nhàng.
• Hình ảnh cánh chim
chiều mỏi mệt đang bay
về tổ:

- Vừa mang vẻ đẹp cổ điển, vừa
hiện đại:
+ Cổ điển: là thi liệu cổ, thường
tượng trưng cho buổi chiều tà
 Vừa mở ra không gian vừa
tạo ra ý niệm về thời gian.
+ Hiện đại: trạng thái mỏi mệt
nhưng không gây cảm giác buồn
đau
 Tình yêu thương mênh mông,
chất nhân văn trong tâm hồn
Bác.
• Hình ảnh chòm mây:
- Là thi liệu cổ.
- So sánh với phiên âm:
+ Cô vân: một ánh mây lẻ loi.
+ Mạn mạn: trôi nhè nhẹ, lững lờ
 bản dịch thơ dịch chưa sát nên
đã làm mất đi cái hồn của câu
thơ.
- Mang tính hiện đại: là nét vẽ
giàu tính hội họa, gợi khung
cảnh thoáng, rộng, cao, gợi cảm
giác êm ả, tươi vui, nhẹ nhàng.
Phía trên cao của bức tranh chiều tối mang một gam màu
sáng đã xua đi cái lẻ loi, buồn thương của thời khắc ngày
tàn, đem đến sự vui tươi, yêu đời.
GV bình: Dù trong hoàn cảnh nào, tâm hồn của Bác
vẫn luôn hướng về thiên nhiên. Từ bức tranh thiên
nhiên, ta thấy một cái nhìn trìu mến dõi theo từng biểu

hiện của tạo vật. Đằng sau cái nhìn ấy, cháy bỏng và
khắc khoải một ước mong sum họp, một niềm khát khao
tự do.
- Không có chân dung người tù khổ ải mà chỉ hiện ra cái
dáng vẻ, phong độ của bậc tao nhân mặc khách đang
ung dung, thư thái thưởng ngoạn cảnh chiều hôm nơi
rừng núi. Những câu thơ mềm mại nhưng thực ra lại có
“chất thép” bên trong. Nếu không có ý chí và nghị lực
phi thường vượt lên trên hoàn cảnh, có bản lĩnh kiên
cường và sự tự chủ, tự do hoàn toàn về tinh thần ở Bác
thì cũng khó có được những vần thơ cảm nhận thiên
nhiên sâu sắc, tinh tế đến như vậy trong hoàn cảnh tù
đày khắc nghiệt.
GV hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả thiên
nhiên trong hai câu đầu? Ý nghĩa của bức tranh thiên
nhiên đó?
Trả lời:
- Tác giả đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên với những
nét vẽ chính xác, chân thực, tự nhiên, hợp với tình, với
cảnh. Nghệ thuật chấm phá ghi lại cái linh hồn của tạo vật.
- Hai câu thơ có nhịp điệu man mác của ngày tán nhưng nổi
bật hơn cả là những nét vẽ giàu tính hội họa, giàu cảm xúc.
 Ý nghĩa: Hãy hình dung cảnh ngộ của người tù đang bị
đày ải gian khổ mà Bác vẫn dành tình cảm yêu thương trìu
mến cho vạn vật ta mới thấy hết tâm hồn, ý chí, nghị lực và
tinh thần lạc quan của người tù
Gv gọi một HS đọc lại hai câu thơ sau và hỏi: Bức tranh
đời sống hiện lên qua những hình ảnh nào? Ý nghĩa của
hình ảnh đó?
Trả lời:

- Hai câu thơ sau vẽ nên bức tranh đời sống con người nơi
• Nghệ thuật miêu tả thiên
nhiên:
- Chính xác, chân thực, tự nhiên,
hợp tình hợp cảnh.
- Chấm phá.
- Nhịp điệu man mác
- Nét vẽ giàu tính hội họa, giàu
cảm xúc.
 Tình cảm trìu mến với thiên
nhiên, ý chí,nghị lực của Bác.
2. Hai câu thơ sau:
miền rừng núi:
- Trung tâm của bức tranh là hình ảnh một người thiếu nữ
đang ngồi xay ngô bên bếp lửa hồng. Hình ảnh đó gợi cho
người đọc liên tưởng đến cảnh sum họp gia đình, gợi cuộc
sống bình yên, êm ả. Phải chăng đó cũng chính là ước mơ
của người tù muốn được sum họp bên gia đình, được trở về
với quê hương? Hay Người đang “quên mình”, đang vượt
lên trên hoàn cảnh thực tại gian khổ, tù đày để hướng về
cuộc sống đời thường?
GV hỏi: Hình ảnh con người trong thơ Bác có gì khác so
với hình ảnh con người trong thơ cổ?
Trả lời:
- Trong những bài thơ tả cảnh chiều hôm trong thơ cổ, bóng
dáng con người xuất hiện một cách mờ nhạt, nhỏ bé, thiếu
vắng sự sống đang vận động. Hình ảnh con người chỉ tôn
thêm cái hùng vĩ, hoang sơ của đất trời thiên nhiên.
- Còn ở đây, trong thơ Bác, hình ảnh cô gái xay ngô toát lên
vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức sống. Cô chính là điểm

nhấn của bức tranh, là trung tâm của cảnh vật. Hình ảnh con
người trong lao động chăm chỉ đã đưa lại cho người đi
đường, nhất là người tù hơi ấm của sự sống, niềm vui và
niềm hạnh phúc bình dị, thường nhật.
 một lần nữa ta lại nhận ra cái nhìn trìu mến, hướng về sự
sống con người của Bác.
GV hỏi: Hãy so sánh bản dịch thơ với phiên âm chữ Hán
và nhận xét về nghệ thuật miêu tả thời gian trong hai
câu thơ cuối?
Trả lời:
- Nguyên tác không nói đến chữ tối. Chữ tối trong bản dịch
thơ là do người dịch thêm vào. Nhưng điều thú vị là mặc dù
nguyên văn không nói đến chữ tối nhưng người đọc vẫn
cảm nhận được trời tối và thời gian đang trôi dần từ chiều tà
đến đêm khuya nhờ nghệ thuật điệp vòng và miêu tả bóng
tối qua ánh sáng:
+ Ba chữ ma bao túc ở cuối câu thứ 3 được điệp vòng ở đầu
câu 4 bao túc ma hoàn đã tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp
nhàng như vừa diễn tả cái vòng quay không dứt của động
tác xay ngô vừa thể hiện dòng lưu chuyển của thời gian từ
chiều đến tối.
- Bức tranh đời sống con người
miền rừng núi:
+ Hình ảnh người thiếu nữ đang
ngồi xay ngô bên bếp lửa hồng:
 Gợi cảnh sum họp gia đình
đầm ấm.
 Người tù vượt lên trên
hoàn cảnh.
 Vẻ đẹp của người lao động

- Khác với hình ảnh con người
trong thơ cổ.
 đem lại niềm hạnh phúc về
cuộc sống bình dị, thường nhật.
• Nghệ thuật miêu tả thời
gian:
- Chữ tối không có trong nguyên
tác.
- Người đọc cảm nhận thời gian
qua:
+ Điệp vòng ma bao túc- bao túc
ma.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×