Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích bài thơ Đây thôn vĩ dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.95 KB, 13 trang )


ĐÂY THÔN VĨ DẠ
- Hàn Mặc Tử-
Người soạn: Lương Thị Phương Oanh. Khóa học: 2005-2009.
Giáo viên hướng dẫn: Cô giáo Nguyễn Thị Hoàn.
Ngày dự giờ: 10/02/2009. Tại lớp: 11B
2. _
Trường THPT Trần Phú.
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Mục tiêu kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là
tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm,
vô vọng. Qua đó hiểu được lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng
hạnh phúc thiết tha của Hàn Mặc Tử. Nhận biết được sự vận động của tứ thơ
và bút pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa của một nhà thơ Mới.
2. Mục tiêu kĩ năng:
- Tiếp tục hoàn thiện kĩ năng Đọc- hiểu văn bản thơ trữ tình cho học sinh.
- Nâng cao kĩ năng phân tích tác phẩm văn học.
3. Mục tiêu thái độ:
- Củng cố lòng yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.
- Bồi dưỡng lòng yêu Tiếng Việt qua việc cảm nhận ngôn ngữ bài thơ.
- Ca ngợi tài năng thơ ca của nhà thơ Mới Hàn Mặc Tử.
II. Phương pháp:
- Thuyết trình kết hợp vấn đáp.
- Câu hỏi gợi mở, luyện tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
Vào bài: Thiên nhiên và con người xứ Huế là nguồn cảm hứng bất tận cho
thi ca Việt Nam. Đã có rất nhiều thi nhân đắm mình trong vẻ đẹp của xứ
Huế mộng mơ như: Tố Hữu, Hoàng Phủ Ngọc Tường… Và hôm nay, chúng
ta sẽ cùng du ngoạn cảnh đẹp xứ Huế qua những vần thơ của một nhà thơ
đặc biệt trong phong trào thơ Mới: thi sĩ Hàn Mặc Tử và tác phẩm nổi tiếng:


Đây Thôn Vĩ Dạ.
Hoạt động của GV & HS Ghi bảng
Gv giảng: Trước khi tìm hiểu nội dung bài thơ
chúng ta hãy cùng tì hiểu phần Tiểu dẫn để hiể
được hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ.
GV hỏi: Qua bài soạn ở nhà và phần Tiểu
dẫn trong SGK, Em hãy tình bày hiểu biết
của mình về nhà thơ Hàn Mặc Tử và bài thơ
Đây thôn Vĩ Dạ?
Trả lời:
- Tác giả:
+ Tên thật: Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912
trong một gia đình công giáo nghèo ở Quảng
Bình.
+ Làm công chức ở Sở Đạc điền Bình Định rồi
vào Sài Gòn làm báo nhưng do mắc bệnh
phong- một trong các căn bệnh nan y lúc bấy
giờ- nhà thơ đã về hẳn Quy Nhơn để chữa bệnh
và mất tại trại phong Quy Hòa.
+ Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn
Mặc Tử là một trong các nhà thơ có sức sáng
I. Tiểu dẫn:
- Tác giả:
+ Tên thật: Nguyễn
Trọng Trí
+ Làm công chức-> làm
báo
+ Mắc bệnh phong-> nan
y-> mất tại trại phong
Quy Hòa.

+ Sức sáng tạo mãnh liệt
tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ Mới.
Ông làm thơ từ năm 16 tuổi với các bút danh:
Phong Trần, Lệ Thanh.
- Tác phẩm:
+ Xuất xứ: Đây thôn Vĩ Dạ rút từ tập “Thơ
Điên” (1938).
+ Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được khởi hứng từ
bức bưu ảnh mà Hoàng Cúc- người thiếu nữ ở
Vĩ Dạ, “người tình trong mộng của nhà thơ”
gửi tặng.
GV giảng mở rộng cho HS thêm một số ý về
tác giả để HS có thể hiểu rõ hơn về Hàn Mặc
Tử:
+ Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt, nhưng
luôn quằn quại đau đớn, dường như có một
cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn
và thể xác. Linh hồn muốn thoát ra khỏi xác
phàm để bay tới cõi siêu nhiên, tinh khiết,
nhưng thật ra vẫn muốn gắn bó với cuộc đời,
với con người mà ông tha thiết yêu thương
bằng một tình yêu trần thế.
+ Thế giới thơ Hàn Mặc Tử thường được chia
làm hai phần đối lập nhau:
~ Những vần thơ “điên loạn”, ma quái, rùng
rợn với hai hình tượng chính là “hồn” và
“trăng”.
- Tác phẩm:
+ Xuất xứ: Rút từ tập
“Thơ Điên” (1938).

+Khởi hứng từ bức bưu
ảnh.
 Hai hồn thơ đối lập
trong Hàn Mặc Tử:
~ Điên loạn.
~ Trong sáng.
~ Những bài thơ hồn nhiên, trong trẻo (Mùa
xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ)
GV gọi một HS đọc văn bản, nhận xét cách đọc
của HS, hướng dẫn HS cách đọc : Khổ 1 đọc
với giọng chậm rãi, thiết tha, tươi vui. Khổ 2 và
3 đọc với giọng trầm buồn, da diết. Sau đó GV
đọc mẫu cho HS.
GV: Mở đầu bài thơ là một câu hỏi. Theo
em tác giả hỏi ai hay ai hỏi? Em hãy nhận
xét giọng điệu và ý nghĩa của lời hỏi?
Trả lời:
Câu hỏi mở đầu:
+ Vừa như một lời trách móc nhẹ nhàng của
người con gái thôn Vĩ (mà tác giả tưởng tượng
ra), vừa là lời tự vấn sao không về Vĩ Dạ của
nhà thơ.
+ Là lời mời gọi tha thiết về thăm thôn Vĩ của
người dân xứ Huế.
GV hỏi: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong
tưởng tượng của nhà thơ hiện lên như thế
nào trong hai câu thơ tiếp theo? (thời gian,
cảnh sắc). Hãy tìm các hình ảnh độc đáo thể
hiện vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế?
Trả lời: Thiên nhiên Vĩ Dạ buổi sớm mai:

II. Hướng dẫn đọc diễn
cảm:
III. Đọc- hiểu văn bản:
1. Khổ thứ nhất:
- Câu hỏi mở đầu:
+ trách móc.
+ tự vấn.
+ lời mời gọi.
- Bức tranh thiên nhiên
thôn Vĩ: Buổi sớm mai:
+ Nắng mới lên: ấm áp,
+ Nắng mới lên: Nắng đầu tiên của một ngày
mới mẻ, ấm áp. Không phải là nắng ban mai
hay nắng mai… như cách nói thông thường mà
là nắng mới lên. Chữ mới tô đậm cái trong trẻo,
tinh khiết của những tia nắng đầu tiên trong
ngày. Thi nhân như đã theo nắng mới mà vể
với Vĩ Dạ…
+ Nắng hàng cau: Cau là cây cao nhất trong
vườn nên sớm được những tia nắng đầu tiên
của một ngày. Vì thế, nắng hàng cau là nắng
thanh tân, tinh khôi. Ánh nắng chiếu vào thân
cau đổ bóng xuống khu vườn. Thân cau thẳng,
lại chia làm nhiều đốt đều đặn, bởi vậy mà cau
như cây thước của thiên nhiên, được dựng sẵn
trong vườn để đo mực nắng.
+ Vườn Vĩ Dạ mướt quá xanh như ngọc: mướt
ánh lên vẻ mượt mà, óng ả, đầy xuân sắc, một
màu xanh mỡ màng, tràn trề nhựa sống. Xanh
như ngọc là màu xanh lung linh, ngời sáng. Cả

vườn thôn Vĩ được tắm gội bởi sương đêm,
đang chìm trong giấc ngủ thì được đánh thức
và bừng lên trong ánh nắng hồng ban mai.
GV hỏi: Người thôn Vĩ hiện lên qua chi tiết
nào? Có tài liệu cho rằng mặt chữ điền là
mặt đàn ông, nhưng lại có người hiểu là mặt
phụ nữ. Cách hiểu của em như thế nào? Giải
tinh khiết.
+ Nắng hàng cau: tinh
khôi, như cây thước đo
mực nắng.
+ mướt quá xanh như
ngọc: sức sống mượt mà.
Đấy xuân sắc.
- Người thôn Vĩ:

×