Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ II LỚP 9 MÔN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.83 KB, 53 trang )

LUYỆN THI BIÊN HOÀ
TÀI LIỆU ÔN TẬP
HỌC KỲ II LỚP 9
MÔN VĂN
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
PHẦN A : VĂN HỌC & TẬP LÀM VĂN
I/ THƠ HIỆN ĐẠI
MÙA XUÂN NHO NHỎ
-Thanh Hải-
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tác giả:
Thanh Hải (1930 – 1980) Tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền,
Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Là cây
bút có công xây dựng nền văn học giải phóng miền Nam từ những ngày đầu. Ông
từng là một người lính trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với tư
cách là một nhà văn.
- Thơ Thanh Hải chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành.
- Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế, sống và sáng
tác ở đó cho đến lúc qua đời.
- Tác Phẩm chính: Những đ /c trung kiên, Huế mùa xuân, Dấu võng trường sơn
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ ra đời năm 1980 trong một hoàn cảnh đặc biệt khi
nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, ít lâu sau ông qua đời.
b. Nội dung: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó
với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống
hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân
tộc.
c. Nghệ thuật:
+ Bài thơ theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca.
+ Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị đi từ thiên nhiên với những hình ảnh


giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
+ Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.
+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả.
d. Ý nghĩa nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của
Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức
sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa
xuân lớp của đất nước, của cuộc đời chung.
B. CÁC DẠNG ĐỀ:
Đề 1:
Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại
từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ
tình?
* Gợi ý:
- Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đó không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng
ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
2
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
- Đó là sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng,
nhân dân, đất nước. Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng, hạnh phúc là sự hoà
hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niêm vui chung của dân tộc trong thời đại
mới
- Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên, hợp lí theo mạch cảm xúc
Đề 2.
Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa xuân qua 6 câu đầu bài Mùa xuân
nho nhỏ - Thanh Hải.
Gợi ý :
* Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh xuân rất đẹp,
đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực.
- Bức tranh ấy được chấm phá bằng rất ít chi tiết: một dòng sông xanh, một bông hoa

tím biếc, một tiếng chim chiền chiện. Những nét chấm phá ấy đã vẽ ra được một
không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm của mùa xuân và cả âm thanh vang vọng,
tươi vui của chim chiền chiện.
+Ngay hai câu mở đầu đã gặp một cách viết khác lạ. Không viết như bình thường :
một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà đảo lại: “Mọc giữa dòng sông
xanh. Một bông hoa tím biếc”. Động từ “mọc” đặt ở đầu khổ thơ của bài thơ là một
dụng ý NT của tác giả => khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của
mùa xuân.Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộ mọc lên, vươn lên, xoè
nở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân.
+ Tại sao màu nước sông lại xanh mà không là “dòng nước trong mát” (bài “Vàm cỏ
đông” của Hoài Vũ), hay không là “dòng sông đỏ nặng phù sa” trong thơ Nguyễn
Đình Thi – bài Đất nước)? Có phải đấu là màu nước của Hương Giang, hay chính là
tín hiệu báo mùa xuân đang về? Mùa xuân trang trải êm trôi một dòng xanh dịu mát.
Màu xanh lam của dòng sông hương hoà cùng màu tím biếc của hoa, một màu tím
giản dị, thuỷ chung, mộng mơ và quyến rũ. Đó là mầu sắc đặc trưng của xứ Huế.
+ Tiếng chim chiền chiện tạo nên một nét đẹp nữa của mùa xuân: “Ơi con chim chiền
chiện. Hót chi mà vang trời”=>. nhạc điệu của câu thơ như giai điệu của mùa xuân
tươi vui và rạo rực. Các từ than gọi “ơi, chi, mang chất giọng ngọt ngào đáng yêu của
người xứ Huế (thân thương, gần gũi) . Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau
chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Câu hỏi tu từ “hót chi” thể hiện tâm
trạng đùa vui, ngỡ ngàng, thích thú của tác giả trước giai điệu của mùa xuân.
- Quả thật, thiên nhiên nhất là mùa xuân vốn hào phóng, sẵn sàng trao tặng con người
mọi vẻ đẹp nếu con người biết mở rộng tấm lòng. Thanh Hải đã thực sự đón nhận
mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn. Nhà thơ lặng
ngắm, lặng nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo:
“Từng giọt long lanh rơi.
Tôi đưa tay tôi hứng”
Về hai câu thơ trên, có hai cách hiểu: từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh
trong ánh sáng của trời xuân; nhưng cũng còn có thể hiểu hai câu này gắn với hai câu
trước: Tiếng chim đang vang xa bỗng gần lại, rõ ràng, tròn trịa như kết thành những

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
3
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
giọt sương óng ánh sắc màu, rơi rơi, rơi mãi tưởng chừng không dứt và nhà thơ đưa
tay hứng từng giọt âm thanh ấy. Như vậy từ một hình tượng, một sự vật được cảm
nhận bằng âm thanh ( thính giác), tác giả đã chuyển đổi biến nó thành một sự vật có
thể nhìn được bằng mắt ( thị giác) bởi nó có hình khối, màu sắc rồi lại được như cảm
nhận nó bằng da thịt, bằng sự tiếp xúc ( xúc giác).Nghệ thuật ví ngầm, chuyển đổi
cảm giác quả đã đạt tới mức tinh tế đáng khâm phục. Hai câu thơ đã biểu hiện niềm
say sưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất
trời lúc vào xuân. Chắc hẳn trong lòng thi sĩ đang dạt dào tình yêu quê hương, đất
nước, tình yêu cuộc đời.
Đề 3. Làm sáng tỏ nhận định: “ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện
tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.
( Hoặc : Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”)
Dàn ý:
A. Mở bài:
- Giới thiệu đề tài mùa xuân trong thi ca
- Dẫn vào bài thơ “mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải”- Bài thơ là những xúc cảm của
tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một
mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời.
- Trích dẫn vấn đề nghị luận : “ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện
tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.
B. Thân bài
- Hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: 1980 – lúc nhà thơ đang nằm trên giường
bệnh, chỉ một tháng sau, nhà thơ qua đời.
1. Luận điểm 1: mùa xuân của thiên nhiên
- Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, gợi cảm, tràn đầy sức sống, tươi vui rộn rã
qua các hình ảnh thơ đẹp: Bông hoa tím biếc, dòng sông xanh, âm thanh của tiếng
chim chiền chiện

- Nghệ thuật:
+ Từ ngữ gợi cảm, gợi tả.
+ Đảo cấu trúc câu: Mọc giữa dòng sông xanh …
+ Sử dụng màu sắc, âm thanh…
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi
hứng”.
- Cảm xúc : say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân
2. Luận điểm 2: Mùa xuân của đất nước
Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu, của đất nước vất vả và
gian lao đang đi lên phía trước.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
4
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
- HÌnh ảnh biểu tượng: người cầm súng, người ra đồng -> hai nhiệm vụ chiến đấu và
xây dựng đất nước.
- Hình ảnh ẩn dụ: lộc non ( chồi non, lá non, sức sống của mùa xuân, thành quả hạnh
phúc) trong câu thơ: “ Lộc giắt đầy trên lưng. Lộc trải dài nương mạ”
Nghệ thuật.
+ Nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao.
+ Hình ảnh so sánh, nhân hoá đẹp: “đất nước như vì sao…. cứ đi lên phía trước” ->
ngợi ca vẻ đẹp đất nước tráng lệ, trường tồn, thể hiện niềm tin sáng ngời của nhà thơ
về đất nước.
3. Luận điểm 3: Tâm niệm của nhà thơ . (Xem câu 1).
- Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất
nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
+ Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói
lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một
cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để
nhập vào húc ca tiếng hát của nhân dân….
+ Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng

thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào… mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có
ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
- Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong
mạch cảm xúc của bài thơ
- Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như
trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người.
- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên cống
hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé,
một cách lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác.
+ Điệp ngữ “dù là” như một lời tự khẳng định, tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử
thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa
xuân rộng lớn của quê hương, đất nước
+ Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn.
- Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc
đời. Thế nhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng của mỗi người….
C . Kết luận :
- Cấu tứ thơ độc đáo, cảm hứng xuân phơi phới, hình ảnh sáng tạo, nhạc điệu vui tươi
tha thiết.
- Bài thơ đem đến những cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao
đẹp của một tâm hồn trong sáng.
- Càng tin yêu mùa xuân của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” của lòng mình. Muốn
góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân của cuộc đời thêm tươi đẹp.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
5
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
Bài tham khảo.
I – Mở bài:
Mùa xuân từ lâu đã là đề tài vô tận cho các thi sĩ. Nhưng hiếm có bài thơ nào
viết về mùa xuân lại hay và trong hoàn cảnh đặc biệt như “mùa xuân nho nhỏ” của
Thanh Hải, nhà thơ của xứ Huế mộng mơ. Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác

năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh và chỉ mấy tuần lễ sau khi hoàn
thành bài thơ thì nhà thơ đã qua đời. Đây là một bài thơ hay tiêu biểu cho hồn thơ
Thanh Hải đã thể hiện được “tâm nguyện thật thiết tha, cảm động của nhà thơ Thanh
Hải với đất nước, với cuộc đời.
II – Thân bài:
1. Mùa xuân của thiên nhiên.
Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh mùa
xuân thiên nhiên tươi đẹp, hiền hoà, đầy sức sống của xứ Huế mộng mơ.
Mọc giữa dòng sông xanh
…………
Tôi đưa tay tôi hứng
- Xứ Huế đã đi vào trong thi ca của không ít các thi nhân như Hàn Mạc Tử, Tố
Hữu… nhưng ở đây với bài thơ này ta vẫn cảm nhận được phong vị rất riêng của
Thanh Hải. Bức tranh xuân ấy hiện lên rất ít chi tiết nhưng vẫn đẹp, một vẻ đẹp hoàn
thiện với đầy đủ sắc màu, âm thanh và đường nét. Có một dòng sông xanh hiền hoà,
mênh mang làm nền cho sắc tím của bông hoa, màu tím của xứ Huế thơ mộng, của
nhớ nhung đã tạo nên cảm giác mát dịu làm sao! Nghệ thuật đảo ngữ càng làm nổi bật
vẻ đẹp của bông hoa. Bông hoa ấy mọc từ giữa dòng sông như tâm điểm của một bức
tranh đầy ấn tượng. Bông hoa ấy như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức sống dồi dào,
bất tận của dòng sông xanh để không ngừng vươn lên bất tử. Bức tranh ấy càng sống
động hơn bởi âm thanh của tiếng chim chiền chiện quen thuộc của quê hương miền
trung. Tiếng chim ấy hót vang bên trời cao, tiếng hót trong trẻo, ngân nga, rộn ràng
có độ lan tỏa không dứt, làm cho không khí của mùa xuân trở nên náo nức lạ thường.
- Hãy đọc lại khổ thơ đầu và lắng nghe trong đó: có phải là nhạc và thơ đã hoà
quyện vào từng chữ, từng dòng trong cả khổ thơ, đem đến môt giai điệu mùa xuân vui
tươi, rạo rực ? Nhà thơ lặng ngắm, lắng nghe với vẻ say mê và tấm lòng tràn đầy một
cảm xúc thanh cao trong sáng. Bằng sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ,
nhà thơ đã tạo dựng được một hình ảnh tuyệt đẹp, gợi ra sự liên tưởng phong phú cho
người đọc về âm thanh của tiếng chim. Âm thanh mượt mà, trong vắt của tiếng chim
thánh thót như chuỗi ngọc long lanh, đọng lại làm thành từng giọt niềm vui, rơi

xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. Như vậy
từ một hình tượng, một sự vật được cảm nhận bằng âm thanh ( thính giác), tác giả đã
chuyển đổi biến nó thành một sự vật có thể nhìn được bằng mắt ( thị giác) bởi nó có
hình khối, màu sắc rồi lại được như cảm nhận nó bằng da thịt, bằng sự tiếp xúc ( xúc
giác). Sự chuyển đổi cảm giác ấy là một sáng tạo nghệ thuật gợi cảm từ con mắt nhìn
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
6
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
rất thơ của thi sĩ. Hình ảnh đưa tay “hứng” xiết bao yêu quý, nâng niu đã thể hiện
được sự đồng cảm của tâm hồn nhà thơ trước thiên nhiên và cuộc đời.
2.Trong mùa xuân lớn ấy, đất nước và con người cũng mang vẻ đẹp của sức
sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới:
Mùa xuân người cầm súng
……
Lộc trải dài nương mạ
- Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ. Hình ảnh dân tộc
Việt Nam kết tụ lại ở “người cầm súng” và “người ra đồng”. Đây là mùa xuân của
con người đang lao động và chiến đấu, của đất nước vất vả gian lao đang đi lên phía
trước. Câu thơ vừa tả thực vừa tượng trưng hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hình ảnh
người lính và người nông dân với từ “lộc” nhiều nghĩa. “Lộc” là chồi non, lá non,
nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc. Người
cầm súng giắt lộc để nguỵ trang như mang theo sức xuân vào trận địa, người ra đồng
như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Những con người lao động chiến đấu ấy đã
mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước. Âm
hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu cùng với
các tính từ “hối hả”, “xôn xao” làm tăng thêm sức xuân phơi phới, mãnh liệt trong
mỗi con người và trong cả cộng đồng rộng lớn là dân tộc. Điều đó làm cho tác giả
nhớ đến niềm tự hào lớn lao của đất nước:
Đất nước bốn nghìn năm
……

Cứ đi lên phía trước”
- Đất nước đang bước vào mùa xuân, từ thiên nhiên đến con người đều hối hả
và xôn xao. Mang tình sông núi, nhà thơ Thanh Hải đã có một cái nhìn sâu sắc và tự
hào về chiều dài lịch sử bốn nghìn năm của đất nước.Đó là truyền thống anh hùng
trong đánh giặc, cần cù trong dựng xây, là truyền thống nhân ái, là khát vọng hòa
bình. Mỗi truyền thống ấy đều được xây đắp nên từ mồ hôi, công sức, nước mắt và
thậm chí cả xương máu của biết bao thế hệ con người. Trong quá trình xây dựng và
giữ nước, đất nước ta còn đầy vất vả và gian lao nhưng đất nước Việt Nam vẫn ngời
sáng cứ tiến lên phía trước như một vì sao sáng. Vần thơ so sánh và nhân hoá thể hiện
một niềm tin sáng ngời, ngợi ca đất nước tráng lệ, trường tồn. Ba tiếng “cứ đi lên” đã
thể hiện ý chí quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng đất nước giàu và
mạnh.
- Đặt bài thơ vào những năm 80 khi nước ta còn đang phải đương đầu với bao khó
khăn, nền kinh tế còn rất thấp kém thì ta càng trân trọng lòng yêu đời, yêu cuộc sống
và niềm tin của nhà thơ Thanh Hải vào quê hương, đất nước.
3.Xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước, nhà thơ muốn góp một
mùa xuân nho nhỏ của mình để làm nên một mùa xuân lớn, mùa xuân của thiên
nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:
Ta làm con chim hót
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
7
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt
đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được
thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc
động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành
hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương

sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt
trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào
khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân,
được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho
sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại
mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân
thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp
với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước
được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta”
như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân
tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho
riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống
hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết
sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật
cảm động làm sao trước ao wowcs của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời,
vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở
đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với
thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân
rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức
khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài như ánh lên, toả
sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
Những câu thơ cuối cùng mang đậm dấu ấn của những làn điệu dân ca trữ tình
xứ Huế. Nó như tiếng tâm tình, thủ thỉ, như tiếng lòng sâu lắng thiết tha, nồng đậm
nghĩa tình:
Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam Ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm
Nhịp phách tiền đất Huế
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
8
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
Cùng với ý nguyện ấy, khúc Nam Ai, Nam Bình ở khổ thơ kết nói lên niềm tin yêu
tha thiết với quê hương, đất nước và cuộc đời. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ ,
tình cảm đó càng đáng trân trọng, càng cảm động biết bao !
III – Kết bài:
“Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ có tứ thơ độc đáo, cảm hứng xuân phơi phới,
hình ảnh sáng tạo, nhạc điệu vui tươi tha thiết. Đọc “mùa xuân nho nhỏ”, trái tim ta
dường như xao xuyến, một cảm xúc thanh cao, trong sáng từ từ dâng ngập hồn ta. Bài
thơ đem đến cho chúng ta bao cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi cho ta suy nghĩ về một
lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng khiến ta cảm phục và tin yêu. Còn gì đẹp
hơn mùa xuân ? Có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước ? Thấm
nhuần tâm tư, ước nguyện của của nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân
của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình. Chúng ta muốn cùng con chim
chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, muốn học thành tài để hiến dâng
cho đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.
VIẾNG LĂNG BÁC
A. Kiến thức cần nhớ:
1. Tác giả:
- Viễn Phương tên thật là Phạm Thanh Viễn (1928) quê ở tỉnh An Giang. Tham gia
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
- Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lợng văn nghệ giải
phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.
- Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong
hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường
- Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò” (1970); “Nhớ lời di chúc” (1972); “Như mấy

mùa xuân” (1978)
2. Tác phẩm:
a.Hoàn cảnh sáng tác
Bài “Viếng lăng Bác” được viết năm 1976, trong không khí xúc động của nhân dân ta
lúc công trình lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng Miền
Nam, đất nước thống nhất, đồng bào miền Nam có thể thực hiện mong ước được
viếng lăng Bác. Tác giả cũng ở trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam sau
khi giải phóng được ra viếng Bác
b. Nội dung và nghệ thuật
*Nội dung : Cảm xúc bao trùm trong toàn bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành
kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ Miền Nam ra viếng lăng
Bác.
*Nghệ thuật : Cảm xúc trên đã chi phối giọng điệu của bài thơ : giọng điệu thành
kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
9
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
Giọng điệu ấy được tạo nên từ các yếu tố như thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh của
bài thơ.
- Thể thơ và nhịp điệu : thể thơ bảy chữ nhưng có những dòng được kéo dài thành 8,9
tiếng. Bài thơ có nhịp chậm, nhiều dòng thơ hầu như không ngắt nhịp, thường gieo
vần liền. Các yếu tố ấy tạo nên giọng điệu thiết tha trầm lắng và trang trọng thành
kính, phù hợp với không khí và cảm xúc của bài thơ.
- Từ ngữ và hình ảnh : Các từ xưng hô “con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”, các hình
ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm thể hiện được lòng thành kính ( mặt trời trong
lăng rất đỏ, vầng trăng sáng dịu hiền, kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân,
trời xanh… ). Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
c.Bố cục: Mạch cảm xúc vận động theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.
- Khổ 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở hình ảnh hàng tre bên lăng gợi
hình ảnh của quê hương đất nước.

- Khổ 2 – 3: Từ cảm xúc về dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà
thơ xúc cảm và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý
nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh.
- Khổ 4: Khi sắp phải trở về Miền Nam, niềm mong ước thiết tha: muốn tấm lòng
mình được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
3. Gợi ý phân tích bài thơ:
1. Cảm xúc trước lăng Bác.
* Tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào miền Nam muốn nhắn gửi, nhờ Viễn
Phương nói hộ cùng Bác.
- Câu thơ mở đầu bài thơ: “con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gỏn gọn như một
lời thông báo nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường
miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.
+ Cách dùng đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương, diễn
tả tâm trạng của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
+ Cách nói giảm, nói tránh : từ “thăm” thay cho từ “viếng” -> giảm nhẹ nỗi đau
thương mất mát -> Bác Hồ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người.
- HÌnh ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên
lăng Bác là “hàng tre”. Hàng tre vừa mang tính chất tả thực lại vừa tượng trưng, giàu
ý nghĩa liên tưởng sâu sắc: Hàng tre “bát ngát trong sương” là hình ảnh thực, hết sức
thân thuộc của làng quê đất nước Việt Nam – bên lăng Bác. Hàng tre “xanh xanh Việt
Nam. Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” là ẩn dụ, là biểu tượng của dân tộc VN với
vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, kiên cường.
=> Hình ảnh ẩn dụ này đã gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác đoàn kết,
kiên cường thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc.
+ “Ôi!” là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào trước hình ảnh hàng tre.
* Sự tôn kính của tác giả khi đứng trước lăng Người.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
10
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ cặp câu với những hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- Hình ảnh “mặt trời trên lăng” trong câu thơ trên là hình ảnh thực: một mặt trời thiên
nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng. Hình ảnh “mặt trời trong lăng” ở
câu thơ dưới là hình ảnh ẩn dụ - hình ảnh Bác Hồ. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ
có hình ảnh đẹp, gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước
nồng nàn của Bác. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn
Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước,
đồng thời thể hiện được sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác
sống mãi với non sông đất nước ta.
- Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực: ngày ngày dòng
người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn, trong lòng nặng
trĩu nỗi nhớ thương. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào
lăng viếng Bác. Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa không chỉ
là hình ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp thành hàng dài vào lăng Bác trông
như những tràng hoa vô tận, mà còn là một ẩn dụ đẹp, sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời
của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến
dâng Người những gì tốt đẹp nhất. Dâng “bẩy mươi chín mùa xuân”: hình ảnh hoán
dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một
cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước, cho
con người.
2. Cảm xúc trong lăng. Niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động
nghẹn ngào, khổ thứ ba đã diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng
viếng Bác.
- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên
trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên.
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.
- Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ
trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản

giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Đó là giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con
người cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho cuộc sống bình yên của nhân dân, đất
nước.
- Nếu như trước đó Hải Như muốn được “canh giấc ngủ của Người” thì giờ đây, Viễn
Phương lại để cho vầng trăng ôm ấp, toả sáng giấc ngủ của Người. Bởi có lẽ hình ảnh
vầng trăng dịu hiền gợi giấc ngủ ban đêm bởi nhà thơ không muốn cảm nhận một giấc
ngủ vĩnh viễn giữa ban ngày. Hơn nữa sinh thời Bác rất yêu trăng, trăng như một
người bạn tri âm, tri kỉ, chả thế mà những vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng, trăng
đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để dỗ giấc
ngủ ngàn thu cho Người.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
11
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Bác ra đi nhưng hoá thân vào thiên nhiên đất trời của
dân tộc, sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn
trên cao.(Tố Hữu đã từng viết: Bác sống như trời đất của ta”).
- Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau
xót đã được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”.
Nỗi đau quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái
tim thổn thức khi đứng trước thi thể của Người. Đó là sự rung cảm chân thành của
nhà thơ.
3.Cảm xúc khi rời lăng: (khổ 4): Khép lại nỗi đau mất mát ấy là những giọt nước mắt
luyến tiếc, bịn rịn, không muốn rời xa Bác. Khổ thơ thứ tư đã diễn tả tâm trạng lưu
luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.
- Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt. Lời nói
giản dị diễn tả tình thương sâu lắng. Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến
tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé
nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút
nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.

- Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người
đã hoặc chưa một lần nào gặp Bác.
+ Muốn làm chim hót => âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành
+ Muốn làm đoá hoa => toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ
+ Muốn làm cây trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người.
- Điệp từ “muốn làm” + biểu cảm trực tiếp và gián tiếp => tâm trạng lưu luyến, ước
muốn, sự tự nguyện chân thành của tác giả.
- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được khép lại bài thơ với một nét nghĩa bổ
sung: cây tre trung hiếu. Sự lặp lại như thế đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối
tương ứng làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn
vẹn.
B. Luyện tập:
Câu 1: Viết đoạn văn tổng phân hợp: “Bài thơ “VLB” là tình cảm chân thành, xúc
động của Viễn Phương, của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ.”
Gợi ý:
- Con – Bác
- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
- Vẫn biết trời xanh là mãi mãi…. trong tim
- Khổ cuối.
- Niềm thương, nỗi nhớ vốn là tình cảm trong tâm trạng con người, như ngập tràn cả
không gian, trĩu nặng tâm trạng => có cảm giác như dòng người đi trong nỗi thương
nhớ mênh mang
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
12
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
- Người đi xã đã 7 năm (bài thơ sáng tác 1976) khoảng thời gian không phải là ngắn,
nhưng VP và toàn thể nhân dân MNam vẫn “nghe nhói” => quá sâu đậm, mãnh liệt
- điệp từ, điệp ngữ, cấu trúc câu (khổ 3) đem lại cho khổ thơ nhạc điệu thiết tha, sâu
lắng
- Hình ảnh ẩn dụ : cây tre trung hiếu => mong muốn thiét tha ở mãi bên người, mong

được làm đẹp cho người. Sinh thời Bác từng nói: “miền nam ở trong trái tim tôi”(thơ
THữu)
- Cây tre mang nét nghĩa cụ thể hơ, không còn là những phẩm chất đẹp đẽ. Phải chăng
đó vừa là ước nguyện, vừa là lời hứa thiêng liêng mà trung thành với con đường mà
Bác đã soi sáng dẫn dắt cả dân tộc
Tham khảo đoạn văn:
Tình cảm của tác giả và của mọi người thể hiện rất thành kính và sâu sắc. Tác giả
như một người con về thăm, về viếng một người cha già kính yêu. Tác giả đã chứng
kiến dòng người ngày tiếp ngày không dứt, tỏ lòng thương nhớ lãnh tụ bằng cách kết
tràng hoa dâng lên 79 mùa xuân của Người. Những bông hoa viếng Bác, những
người dân kết thành hoa dâng lên cuộc đời hoạt động, bình dị mà vĩ đại của Bác.
Đứng trước thi hài Bác, lí trí nhắc rằng Bác sống mãi, nhưng trái tim tác giả vẫn nhói
lên trước sự thật : Bác đã vĩnh viễn đi vào cõi vĩnh hằng. Biết bao nhiêu người đã
không cầm được nước mắt trong lễ tang Bác. Và cả khi về viếng sau này. Viết khổ thơ
cuối không có từ nhân xưng chính là để tác giả vừa bày tỏ tình cảm của mình, vừa nói
lên ước nguyện của mọi người : muốn làm đoá hoa toả hương, con chim hót, cây tre
trung hiếu bên Bác mãi mãi.
Câu 2: Cho câu văn sau: Đọc bài thơ “Viếng lăng Bác”, ta không chỉ thấy tình cảm
xúc động chân thành của tác giả, của dân tộc dành cho Bác Hồ. Áng thơ của Viễn
Phương còn thể hiện hình ảnh đẹp đẽ của Người trong lòng nhân dân.
a. Biến đổi một trong hai câu trên thành câu bị động.
b. Nếu coi những câu thơ trên là phần mở đoạn của một đoạn văn thì phần mở đoạn
ấy cho ta biết đề tài của đoạn văn đứng trước nó là gì? Đề tài của đoạn văn sắp xây
dựng là gì?
c. Viết tiếp để có đoạn văn tổng phân hợp.
Câu 3 : Mở đầu bài “VLB”, Viễn Phương viết 3 câu đầu khổ 1:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ôi! Hàng tre, xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
và cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

Theo em hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ. Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ đó
có ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác
Hồ kính yêu. Viết một đoạn văn làm rõ điều đó và trong đoạn có sử dụng 1 câu có
thành phần phụ chú (gạch chân chỉ rõ)
Gợi ý:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
13
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
- Phân tích hình ảnh ẩn dụ: “ôi hàng tre xanh xanh VN. Bão táp mưa sa đứng thẳng
hàng”.
- Cây tre là biểu tượng của dân tộc VN.
+ Xanh xanh: thể hiện sức sống dẻo dai, bền bỉ. Câu thơ thể hiện h ình ảnh quê
hương, đất nước VN. HÌnh ảnh những con người quây quần, bảo vệ cho giấc ngủ của
Người.
- Muốn làm cây tre trung h iếu chốn này: Hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” là tình
cảm của VP cũng như của nhân dân Miền Nam tha thiết muốn ở mãi bên người.
Hình ảnh giản dị chính là nỗi xúc động của toàn thể nhân dân miền nam trung hiếu:
trung với Đảng, hiếu với dân. Đó vừa là một lời ước nguyện, vừa là một lời hứa
thiêng liêng: DT VN mãi mãi trung thành với con đường CM mà Bác đã đặt ra.
Viết đoạn : Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác là một hình ảnh rất đẹp và độc đáo.
Trước hết hàng tre gợi nhớ xóm làng thân thuộc với luỹ tre xanh bao bọc ở mỗi làng
quê Việt Nam. Mặt khác, cây tre từng được coi là biểu tượng của con người Việt Nam
với các đức tính cần cù, nhũn nhặn, hiên ngang, bền bỉ, đoàn kết. Hàng tre xanh xanh,
màu xanh tượng trưng cho sức sống của Việt Nam. Cây tre được nhân hoá như những
con người, như những người chiến sĩ đứng thẳng hàng vừa làm hàng rào danh dự, vừa
canh giữ cho giấc ngủ bình yên mãi mãi của Người. Mặc cho bão táp, mưa sa, cây tre
vẫn đứng thẳng hàng. Đến khổ thơ cuối, cây tre trở thành cây tre trung hiếu, thể hiện
tấm lòng mãi mãi trung thành với sự nghiệp, với tư tưởng của Bác.
Câu 4: Yếu tố nào làm nên thành công của bài thơ « Viếng lăng Bác » ?
Trước hết bài thơ thành công là do cảm xúc chân thành, sâu sắc của tác giả. Những

người con miền Nam không có mặt trong ngày Bác mất (1969), mãi bảy năm sau mới
có dịp ra viếng Bác. Nguyên một điều đó thôi cũng làm cho tác giả xúc động mạnh
mẽ. Khi vào lăng viếng Bác, lại thấy lăng Bác với « hàng tre trong sương bát ngát »
thân thuộc như mọi làng quê Việt Nam. Tình cảm của nhân dân miền Nam đối với
Bác, tình cảm của cả nước đối với Bác, Người đã làm cho đất nước, cho dân tộc vẻ
vang. Chính tình cảm đó cộng với những xúc động của nhà thơ là yếu tố cộng hưởng,
làm cho bài thơ thành công. Mặt khác, những hình ảnh bình dị giàu tính tượng trưng ;
lời thơ giản dị, chân thành làm cho bài thơ dễ đi vào lòng người.
Câu 5 : Trong bài thơ « Viếng lăng Bác », VP viết : « kết tràng hoa dâng bảy mươi
chín mùa xuân ».
Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ « mùa xuân » có thể thay thế cho từ
nào ? Theo phưong thức chuyển nghĩa nào ? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn
đạt như thế nào ?
Gợi ý : Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi. Cho nên « 79 mùa
xuân » cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người. Nếu để từ « tuổi » thì
chỉ nói được BH đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần tuý chỉ tuổi tác. Còn
dùng từ « Xuân » có nghĩa là : cả cuộc đời Bác là 79 năm cống hiến cho nhân dân, 79
năm dành cho đất nước để đất nước có sắc xuân. Thêm nữa, kết « tràng hoa dâng 79
mùa xuân » gợi thêm sắc xuân bên lăng Bác. VÀ từ « mùa xuân » như làm cho xúc
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
14
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng, thiết tha. Câu thơ hay, ý
thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều. ư
Câu 6: Chép chính xác bốn câu đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Viết
đoạn văn khoảng 8 câu phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên, trong đoạn có
câu văn dùng phần phụ chú (gạch chân chỉ rõ phần phụ chú đó).
Gợi ý: Đoạn văn có các ý sau:
- Hàng tre bát ngát trong sương là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê –
hàng tre bên lăng Bác.

- Hàng tre xanh xanh Việt Nam… là ẩn dụ, biểu tượng của dân tộc với sức sống bền
bỉ, kiên cường.
- Hình ảnh ẩn dụ cũng gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác: đoàn kết, kiên
cường, thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc.
Câu 7: Hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (ghi rõ
tên và tác giả bài thơ)
Gợi ý:
- Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt
trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
- Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, VP đã ca ngợi sự vĩ đại
của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
- Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết
ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
- Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ -
Nguyễn Khoa Điềm)
====================
SANG THU
-Hữu Thỉnh-
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tác giả:
- Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 - quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc
- Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
- Thơ Hữu Thỉnh ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Ông viết nhiều và hay về
con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu.
2. Tác phẩm.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
15
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
a. Nội dung: Bức tranh mùa thu được tác giả miêu tả bằng những chuyển mình đầy
tinh tế của chính sự vật trước thời điểm giao mùa.
- Tín hiệu của mùa thu đã về (sự chuyển mùa cuối hạ đầu thu) Kết hợp một loạt các
từ: “Bỗng - phả - hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, cảm
nhận tinh tế của tác giả tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của
cảnh vật.
- Cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng một hình ảnh đám mây của
mùa hạ cũng như đang bước vào ngưỡng cửa của mùa thu vậy. Dường như giữa mùa
hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể, hữu hình, hiển hiện, liên tưởng đầy thú vị
không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà là sự cảm nhận bằng chính tâm hồn tinh tế,
nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.
- Ý nghĩa thực và ẩn dụ ở hai câu thơ cuối.
b. Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.
- Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc.
- Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ.
- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa
hạ - thu.
c. Chủ đề: Thiên nhiên và những suy ngẫm về cuộc đời.
B. CÁC DẠNG ĐỀ:
* Đề 1: Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ
cuối bài " Sang thu” (Hữu Thỉnh):
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Gợi ý:
Trong đoạn văn này người viết cần trình bày được cách hiểu hai câu thơ cả về nghĩa
cụ thể và về nghĩa ẩn dụ.

- Tầng nghĩa cụ thể - nghĩa tường minh diễn tả ý: sang thu, mưa ít đi, sấm cũng bớt.
Hàng cây không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự
nhiên.
- Tầng nghĩa thứ hai (ẩn dụ): suy ngẫm của nhà thơ về dân tộc, về con người: khi đã
từng trải, con người đã vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh,
của cuộc đời.
* Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
a. Mở bài:
- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca.
- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ : nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và
thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông
thôn đồng bằng Bắc Bộ.
b. Thân bài.
Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
- Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:
+ Hương ổi phả trong gió se
+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ
đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
16
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những
vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
+Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương
mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm
chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn
- Cảm xúc của nhà thơ:
+ Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng .Nhà thơ giật mình, hơi bối rối,
hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận.
->những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa

nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật.
Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến,
Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh
quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:
+ Dòng sông quê hương –>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa
thu.
+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về
phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.
+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm,
yêu thiên nhiên tha thiết:
Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng - mưa:
- Nắng - hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã
nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt.
- Hình ảnh ẩn dụ : “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”
+ Ý nghĩa tả thực:
+ Ý nghĩa ẩn dụ :
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của bài thơ .
- Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.
* Đề 3: Viết đoạn văn ( 10->15 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình
ảnh "đám mây mùa hạ” trong khổ thơ :
“Sông được lúc dềnh dàng.
Chim bắt đầu vội vã.
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Gợi ý:
Đoạn văn có thể gồm các ý:
- Hình ảnh được cảm nhận tinh tế kết hợp trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.
- Diễn tả hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời thu trong xanh, mỏng,
kéo dài nhẹ trôi rất hững hờ như còn vương vấn, lưu luyến không nỡ rời xa, cảnh có

hồn.
- Đó là hình ảnh gợi cảm giác giao mùa, hạ đã qua mà thu chưa đến hẳn.
Phân tích bài thơ: BÀI THAM KHẢO :
* Giới thiệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
17
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
Mùa thu không chỉ làm rung động lòng thi nhân mà còn đem đến cho ta những
xúc cảm nhẹ nhàng, êm ái gợi nhiều thương nhớ bâng khuâng…. Nét đặc biệt của
Hữu Thỉnh trong bài thơ này là nhà thơ đã cảm nhận cái thời khắc sang thu bằng cả
một hệ thống hình ảnh thiên nhiên qua nhiều yếu tố và bằng nhiều giác quan với sự
rung động thật tinh tế đối với từng hiện tượng thiên nhiên lúc giao mùa và những rung
động ấy đã lan truyền sang ta như một tiếng nói đồng điệu.
* Khổ 1: Là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
a.Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió), mờ ảo (sương chùng
chình), nhỏ hẹp và gần (ngõ) => Đó là những cảm nhận rất riêng của nhà thơ.
- Đầu tiên là sự cảm nhận về hương vị. Cái hương ổi chín thường khó đọng lại trong
những cơn gió nồm nam thổi mạnh của mùa hè, giờ đây bỗng “phả vào trong gió se”,
đem đến hương vị dịu ngọt, đằm thắm của mùa thu khiến nhà thơ ngạc nhiên đến ngỡ
ngàng trước sự thay đổi của thiên nhiên.Từ “phả” là động từ mạnh diễn tả mùi hương
ổi thơm nồng nàn lan toả. Gió se là gió nhẹ, khô và hơi lạnh – gió của mùa thu, gió
báo hiệu mùa thu đã đến. Gió se mang theo hương ổi của đồng quê. Nhận ra trong gió
có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống giữa đồng quê và nhà thơ đã đem
đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị, ông đã phát hiện ra một nét đẹp thật
đáng yêu của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
- Trong “Sang thu”, dấu hiệu đầu thu là hương ổi, làn gió và sương thu. Nhưng không
phải là “sương thu man mác đầu ghềnh” của Tản Đà mà là : “Sương chùng chình qua
ngõ”- một hình ảnh lung linh huyền ảo. Không còn là những hạt sương mà đã là một
màn sương mỏng nhẹ trôi, đang chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
“Chùng chình”là từ láy gợi hình diễn tả hành động chậm chạp như là cố ý chậm lại.

Nhà thơ đã thổi hồn vào câu thơ khiến cho màn sương thu chứa đầy tâm trạng, như
người đi còn vương vấn, ngập ngừng khi qua ngõ nhà ai……
b. Con người( nhà thơ).
- Cảm nhận phút giao mùa sang thu là sự ngỡ ngàng. Do ngỡ ngàng nên cả khứu giác,
cả xúc giác và thị giác đều như mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, chưa dám chắc.
Từ “hình như” là sự phỏng đoán nửa tin, nửa ngờ, là cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên trong
cái cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của thi sĩ. Qua đó, ta hiểu tâm hồn nhà thơ nhạy
cảm, yêu thiên nhiên, yêu hương thu với tình yêu tha thiết.
* Khổ 2: Nhưng rồi mùa thu dần dần đến và hiện ra ngày càng rõ hơn trước mắt
nhà thơ
- Sự vận động của h/a thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa được cụ thể hoá bằng
những đổi thay của vạn vật. Sông lúc sang thu không còn cuộn chảy dữ dội như
những ngày hè mưa lũ, mà êm ả dềnh dàng như đang lắng lại, đang trầm xuống. Một
chữ “dềnh dàng” mà nói lên được cái dáng vẻ khoan thai, thong thả của con sông mùa
thu, ngỡ như nó được nghỉ ngơi thoải mái khi mùa nước lũ cuồn cuộn đã đi qua.
- Đối lập với hình ảnh đó là hình ảnh đàn chim bắt đầu vội vã bay về tổ lúc hoàng
hôn. Từ bắt đầu” trong ý thơ được dùng rất độc đáo “bắt đầu vội vã” chứ không phải
là “đang vội vã”. Phải tinh tế lắm, yêu và gần gũi với thiên nhiên lắm mới nhận ra
được sự bắt đầu trong những cánh chim bay.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
18
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
- Cánh chim trời vội vã bay đi, “có đám mây mùa hạ” còn vương lại. Và mây lưu
luyến bắc chiếc cầu:
“Vắt nửa mình sang thu”.
Một liên tởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ. Người ta thường nói: khăn vắt vai,
con đường mòn vắt ngang sườn núi….Hữu Thỉnh điểm vào bức tranh thu của mình
một hình ảnh mới mẻ, gợi cảm: hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa. Không
phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời
khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc

giao mùa này.Trong “chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách
viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.”
c. Khúc giao mùa của không gian và thời gian khi sang thu còn được thể hiện ở
chiều sâu suy ngẫm trong khổ cuối.
- Khổ cuối nói về những biến chuyển của nắng, mưa, sấm trong lúc giao mùa với
những nhận xét tinh tế của môộ người am hiểu tường tận các hiện tượng thời tiết này:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
+Lại thêm một sự đối lập: nắng vẫn còn nhưng mưa đã vơi dần. Mùa thu nắng sẽ nhạt
dần, nhưng lúc giao mùa, nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng. Những ngày sang thu,
đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt vàcũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ thường chỉ
có trong mùa hạ. Các từ ngữ : “vẫn còn – đã vơi dần – cũng bớt bất ngờ” vừa cho
thấy, vẫn còn đó dấu ấn, vẫn còn đó dư âm của mùa hạ. Nhưng tất cả đã đi vào chừng
mực, vào thế ổn định mang nét đặc trưng của mưa nắng phút giao mùa sang thu.
Những câu thơ vừa tả cảnh, vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc giao mùa của lòng người
trong mối luyến giao thấm quyện với thiên nhiên.
+ Bài thơ khép lại bằng hai dòng thơ hàm chứa ý nghĩa:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Hai dòng cuối bài có hai tầng ý nghĩa: tả thực và ẩn dụ - gợi ta liên tưởng đến một
tầng ý nghĩa khác – ý nghĩa về con người và cuộc sống. Những tiếng sấm bất ngờ của
mùa hạ đã bớt đi lúc sang thu (cũng có thể hiểu: hàng cây không còn bị bất ngờ, bị
giật mình vì tiếng sấm nữa), nhưng đó còn là những vang động bất thường của ngoại
cảnh, của cuộc đời. Và hàng cây đứng tuổi ở đây vừa gợi lên hình ảnh những hàng
cây không phải là còn non, vừa gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua
những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên
vững vàng.
Hai câu kết đã khép lại bài thơ vừa là hình ảnh thiên nhiên sang thu, vừa là suy nghĩ
chiêm nghiệm về bản thân, về con người, về đât nước. Nó vừa trang nghiêm chững
chạc, vừa bâng khuâng khiêm nhường nhưng cũng đầy tự hào kiêu hãnh. Chính nhà

thơ Hữu Thỉnh tâm sự: với hình ảnh này, ông muốn gửi gắm suy nghĩ của mình: khi
con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
19
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
ngoại cảnh, của cuộc đời (1). Bài thơ kết thúc, nhưng dư vị vẫn còn để người đọc tiếp
tục nghĩ suy thêm về cái điều nhà thơ tâm sự.

NÓI VỚI CON
(Y Phương)
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tác giả:
-Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ 1968.
- Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân chất, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy
hình ảnh của con người miền núi.
2.Tác phẩm:
a. Nội dung:
- Bài thơ “Nói với con” rất tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương: - Dân tộc Tày yêu quê
hương, làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình.
- Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi
về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.
+ Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao
động nên thơ của quê hương.
+ Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê
hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
=> Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ
niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống. Bài thơ đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình để
mang một ý nghĩa khái quát: Nói với con nhưng cũng là để nói với mọi người về một
tư thế, một cách sống.

b. Nghệ thuật:
- Giọng điệu tha thiết.
- Hình ảnh cụ thể, sinh động có sức khái quát, mộc mạc, giàu chất thơ.
- Bố cục mạch lạc, mạch cảm xúc hợp lý, tự nhiên.
B. CÁC DẠNG ĐỀ:
*Đề 1 :
Viết một đoạn văn ( 10-> 15 dòng) nêu cảm nhận về những câu thơ mở đầu bài
“Nói với con”của Y Phương:
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ.
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười".
Gợi ý:
- Bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo nên hình ảnh một mái ấm gia đình
rất hạnh phúc, đầm ấm và quấn quýt.
+ Người con được nuôi dưỡng chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ.
+ Con được lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và
mong chờ của cha mẹ.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
20
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
+ Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút,
vui mừng, đón nhận.
- Lời thơ rất đặc biệt: nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu
tượng của người miền núi khiến câu thơ mộc mạc mà gợi cảm khiến cho tình cha con
thêm chân thành, thấm thía.
* Đề 2 : Phân tích tình cảm cha con trong bài thơ “Nói với con”của Y Phương
* Gợi ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhận xét sơ bộ về tác phẩm.

b. Thân bài: Phân tích làm nổi bật những ý cơ bản sau: - Cội nguồn sinh dưỡng
của mỗi con người là gia đình và quê hương .
+ Cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình
cảm, tâm hồn. Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của
mình.
+ Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và
cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con
được bồi đắp thêm lên.
=>Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể
nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình” Quê hương ấy chính là cái nôi để
đưa con vào cuộc sống êm đềm.
- Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha.
+ Người đồng mình không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị
gợi nhắc cội nguồn sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với
những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê
hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của con người
quê hương.
+ Gửi trong những lời tự hào không giấu giếm đó, người cha ước mong, hy
vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa,
thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống
của quê hương.
C. Kết luận:
Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.
* Phân tích bài thơ: BÀI THAM KHẢO :
1. Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn
sinh dưỡng của mỗi con người.( Đoạn 1)
Cội nguồn của hạnh phúc con người chính là gia đình và quê hương - cái nôi êm
để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.Phải
chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình.
-Ngay từ bốn câu thơ đầu tiên người cha đã gợi ra một hình ảnh đầm ấm của gia đình

qua cách nói thật lạ:
Chân phải/ bước tới cha
Chân trái/ bước tới mẹ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
21
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
Một bước / chạm tiếng nói
Hai bước / tới tiếng cười.
Nhịp thơ 2/ 3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra một âm điệu tươi
vui, quấn quýt: chân phải - chân trái , rồi một bước - hai bước , rồi lại “tiếng nói -
tiếng cười”…. Ta rất dễ hình dung một hình ảnh cụ thể thường gặp trong đời sống:
đứa con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con.
Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, nâng
niu, đón nhận. Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói, tiếng cười” củ cha, của mẹ.
Tuy nhiên, đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: con
sinh ra trong hạnh phúc (cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới. Ngày đầu tiên đẹp nhất trên
đời) và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ.
Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui tươi với tiếng
nói tiếng cười là những biểu hiện của một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt,
hạnh phúc tràn đầy. Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của
con người. Đó sẽ là hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con.
- Bên cạnh tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình
và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con
được bồi đắp thêm lên.
+ Ở khổ thơ tiếp theo này, tác giả đã sử dụng những cách nói, những hình ảnh của
người miền núi - nơi sinh dưỡng của chính mình - để nói những điều chân thực về quê
hương rừng núi:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.”

+ Y Phương có cách gọi rất độc đáo về những con người quê hương: “người đồng
mình”, một cách gọi rất gần gũi và thân thương. Cách gọi ấy gắn liền với lời đối thoại
tha thiết “con ơi”.
+ Người cha đã có cách lí giải rất cụ thể của người dân tộc khiến người con có
thể hiểu được: Người đồng mình đáng yêu như thế nào. Họ sống rất đẹp. Cuộc sống
lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” - người bản mình- người buôn
làng mình được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm sắc màu dân tộc. Họ làm một cách
nghệ thuật từ cá dụng cụ lao động để bắt cá thường ngày : “đan lờ cài nan hoa”. Trong
căn nhà của họ, lúc nào cũng vang lên tiếng hát: “vách nhà ken câu hát”. Những động
từ “đan, ken, cài” rất gợi cảm bên cạnh giúp cho người đọc hình dung được những
công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hoà quyện,
quấn quýt của con người và của quê hương, xứ sở.
+ Cuộc sống lao động ấy, sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một
quê hương giàu đẹp, nghĩa tình. Quê hương của “người đồng mình” với hình ảnh
rừng, một hình ảnh gắn liền với cảnh quan miền núi:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
22
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn nó
với những hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã
tiếng chim thú hoặc cả những âm thanh “gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi”, những
bí mật của rừng thiêng… Nhưng Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh
“hoa” để nói về cảnh quan của rừng. Nhưng hình ảnh ấy có sức gợi rấ lớn, gợi về
những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Hoa trong “NÓi với con” có thể là hoa thực - như
một đặc điểm của rừng - và khi đặt trong mạch của bài thơ, hình ảnh này là một tín
hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì
đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó. Quê
hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương với con. Đó cũng chính là

một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “con
đường cho những tấm lòng”. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên đã
che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con người.
=>Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể
nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình” Quê hương ấy chính là cái nôi để
đưa con vào cuộc sống êm đềm.
2. Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha.
(Đoạn 2)
- Người đồng mình không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị gợi nhắc
cội nguồn sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những
đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê hương,
người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của con người quê
hương.
+ Tổ hợp từ “người đồng mình” được lặp lại ba lần đã gây ấn tượng không phai mờ
về con người quê hương. Lời gọi con thật tha thiết, lời nhắn nhủ thật chân thành:
“Người đồng mình thương lắm con ơi!”
Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi”, đó là tình cảm yêu thương, yêu
thương một cách xót xa. Người cha đã lần lượt ngợi ca những phẩm chất dễ thương
của “người đồng mình”với cách nói vừa rất cụ thể của người dân miền núi: “Cao đo
nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn” vừa mang sức khái quát. Lấy sự từng trả (buồn) để đo
chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa.
+ Những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như : “sông, suối, thác, ghềnh” đã được
người cha dùng với tính chất biểu trưng cho khó khăn, gian khổ vá sức mạnh vượt
khó khăn gian khổ của những con người của quê hương.
+ Người đồng mình không sợ gian khổ, nghèo đói. Sự chấp nhận gian khổ ấy thể hiện
trong điệp ngữ “không chê”, “không lo” và cách nói tha thiết: “vẫn muốn”. Và ông đã
tự ví “người đồng mình”mạnh mẽ, hồn nhiên như sông như suối qua các hình ảnh cụ
thể “đá, thung, những thác những ghềnh …, dù có lên thác, xuống ghềnh vẫn không
nhụt chí khí. Cặp từ trái nghĩa “lên, xuống” đã làm mạnh thêm sự diễn đạt này. Dù
quê hương vất vả, nhọc nhằn, dù “người đồng mình” có thể có nỗi đau buồn rất lớn

nhưng những người con của quê hương không bao giờ quay lưng lại với nơi mình đã
từng chôn rau, cắt rốn, cha mẹ đã từng cáy xới vun trồng. Và phải chăng chính cuộc
sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên, thêm mãnh liệt?
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
23
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
- Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người
con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung
với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê
hương.
- Phẩm chất của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối
lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong nhưng rất đúng
với người miền núi:
“ Người đồng mình thô sơ đa thịt.
Chẳng mấy ai nhỏ bé được đâu con”
+ Đó là những con người sống giản dị mà mạnh mẽ, hồn nhiên mà mộc mạc.
Người miền núi tuy có thể mộc mạc, thô sơ da thịt, có thể không biết nói khéo, không
biết nói hay… nhung ý nghĩ của họ, phẩm chất của họ thì thật là cao đẹp. Chính cái
hồn nhiên mộc mạc ấy lại chứa đựng sức sống mạnh mẽ của dân tộc ; giầu chí khí,
niềm tin, không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và đặc biệt là khát vọng xây dựng
quê hương. Ý chí và mong ước ấy được cô đúc trong hai câu thơ vừa có hình ảnh cụ
thể lại vừa hàm chứa ý nghĩa sâu sắc:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
+ Việc “ đục đá” là khó, là đòi hỏi nghị lực, nhưng người quê hương ta đã làm,vẫn
làm dể làm rạng rỡ quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động
cần cù, nhẫn nại hàng ngày đã tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền
thống với phong tục tập quán tốt đẹp. Người cha đã tâm sự với con về tất cả những gì
tốt đẹp nhất của người quê hương, nơi con đang sinh sống, cái nôi đang nuôi con khôn
lớn, trưởng thành.

* Nói với con là lời thủ thỉ tâm tình của người cha với con về quê hương, 1 quê
hương nhọc nhằn vất vả đã nuôi dưỡng chí lớn cho những đứa con. Quê hương với
sức sống giản dị mà mãnh liệt, hồn nhiên mà mạnh mẽ. Tất cả được thể hiện qua thể
thơ tự do với những từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, cụ thể nhưng lại có sức khái quát sâu
sắc.Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng
người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ
chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của
quê hương.
- Không chỉ gửi mong ước của mình đầy tự hào, kết thúc bài thơ, người cha còn bộc
lộ trực tiếp niềm mong ước này trong lời thủ thỉ dặn dò con thiết tha, chân tình, trìu
mến trong tiếng gọi “con ơi!” và lời nhắn nhủ “nghe con”. Song cái điều người cha
nói với con thì thật là ngắn gọn, hàm súc mà sâu sắc, đồng thời lại có chút nghiêm
nghị của mệnh lệnh trái tim:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
24
LUYỆN THI BIÊN HOÀ 0935991949 www.luyenthibienhoa.com
Câu thơ ngắn lại như khắc sâu, có câu chỉ có hai tiếng. Điều mà người cha muốn
khuyên con qua cách nhắc lại một phẩm chất của người đồng mình đã nêu ở trên:
nghĩa là phải sống cho cao đẹp. Trong những lời thơ cuối cùng ấy, người cha dặn dò
con cần tự tin mà vững bước trên đường đời, tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của
“người đồng mình”.Con sống được như thế chính là con phát huy được truyền thống
tốt đẹp của cha ông, của quê hương yêu dấu.

Con cò – Chế Lan Viên
BT: Phân tích hai câu thơ của Chế Lan Viên trong bài thơ Con cò:
Con dù lớn vẫn là con mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
- Giới thiệu bài thơ,hình tượng con cò
- Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con - cò con.
- Trong suy nghĩ và trong quan niệm của mẹ, duới cái nhìn của mẹ: Con dù lớn
khôn trưởng thành đến đâu , nhiều tuổi đến đâu làm gì, thành đạt đến đâu chăng
nữa con vẫn là con của mẹ, con vẫn đáng yêu đáng thương, vẫn cần che chở,
vẫn là niềm tự hào, niềm tin hi vọng của mẹ.
- Dù mẹ có phải xa con, lâu, rất lâu,thậm chí suốt đời, không lúc nào lòng mẹ
không bên con.
- Ngợi ca tình cảm vô biên, thiêng liêng của mẹ.

II/ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

BẾN QUÊ
- Nguyễn Minh Châu-
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.Tác giả:
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An,
gia nhập quân đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp và trở thành cây bút xuất sắc
của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Sau năm 1975, bằng những tìm tòi đổi mới sâu sắc về văn học nghệ thuật,
đặc biệt là về truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu trở thành một trong những cây bút
mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học việt nam thời ký đổi mới. Bến quê
là một trong những truyện ngắn được viết trong giai đoạn đó.
2. Tác phẩm:
a. Nội dung: Truyện chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà
văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và
giá trị bình dị, gần gũi của gia đình của quê hương.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HKII
25

×