Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Sử dụng máy chiếu bản trong trong dạy môn công nghệ trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HOÀ
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm 2011
Sử dụng máy chiếu bản trong trong dạy học
MÔN CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1
Sử dụng máy chiếu bản trong trong dạy học
MÔN CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Họ và tên: Lữ Văn Chính
Chức vụ: Giáo viên Công nghệ.
Đơn vị: Trường THPT chuyên Biên Hoà
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1-Cơ sở lý luận.
Trực quan là một phương pháp trong dạy học cho nhiều môn học. Lênin đã chỉ ra
con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau: "Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của nhận
thức". Như vậy nhận thức của con người gồm hai giai đoạn có quan hệ biện chứng với
nhau là: trực quan sinh động và tư duy trừu tượng.
“Trăm nghe không bằng một thấy” là câu nói khẳng định tầm quan trọng của trực quan,
đặc biệt trong dạy kỹ thuật.
2- Cơ sở thực tiễn
Nội dung kiến thức kỹ thuật vừa cụ thể vừa trìu tượng trìu tượng: Kiến thức kỹ
thuật thường là những khái niệm, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy móc thiết bị.
Học sinh rất khó tiếp thu nếu không được tiếp xúc, thực hành, thăm quan, các phương
tiện trực quan như vật thật, tranh ảnh
Hiện nay điều kiện cơ sở vật chất hiện tại ở các trường gặp nhiều khó khăn: Việc
thực hành rất khó thực hiện vì không có phòng thực hành, không được đầu tư các
phương tiện, thiết bị Việc tham quan cũng không có điều kiện vì xung quanh địa
bàn không có các cơ sở nào để tham quan.
Để khắc phục mỗi giáo viên có thể:


+ Sưu tầm vật thật như các linh kiện bán dẫn, các mạch điện tử…cho lớp 12, các
2
chi tiết máy của động cơ đốt trong lớp 11…
+ Dùng tranh ảnh của BGD phát hành, tranh ảnh tự vẽ
+ Dùng máy chiếu kết nối với máy tính, máy chiếu bản trong trong mỗi bài học.
II- MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với mong muốn góp sức mình trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kích
thích tư duy tích cực cho học sinh tôi đã dùng máy chiếu bản trong và máy chiếu
projector kết nối với máy tính để chiếu các hình ảnh động
Trong các phương tiện trên việc dùng máy chiếu bản trong đã được dùng từ rất lâu
trong hội thảo khoa học, dạy học…Máy chiếu projector tuy có nhiều ưu điểm hơn
hẳn máy chiếu bản trong nhưng chưa phổ biến. Máy chiếu bản trong rất dễ sử dụng
và tiện lợi. Trước kia giáo viên phải tự vẽ vào bản trong nhưng hiện nay có thể dùng
máy ịn để in các tư liệu vào bản trong. Trong nhiều năm qua tôi đã sử dụng phương
tiện này trong tất cả các buổi dạy và thấy rất rõ tác dụng tích cực của nó. Trong bài
viết này tôi xin trao đổi với đồng nghiệp về việc sưu tầm tài liệu, cách thức sử dụng
với mong muốn góp chút ít kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Dùng máy chiếu bản trong không mới, nhưng muốn làm tốt cần được rút kinh
nghiệm. trong 3 năm học qua tôi đã thực hiện và rất mong muốn được trao đổi với
đồng nghiệp xung quanh vấn đề này.
B. NỘI DUNG
I- DẠY HỌC TRỰC QUAN BẰNG MÁY CHIẾU BẢN TRONG.
1-Đặc điểm và yêu cầu trực quan bài dạy công nghệ kỹ thuật công nghiệp
Bài dạy kỹ thuật gồm 3 nội dung chủ yếu là: Dạy các khái niệm, dạy cấu tạo,
nguyên lý làm việc của máy móc thiết bị. Các nội dung về cấu tạo nếu có được vật
thật hoặc hình ảnh thật. Các khái niệm, nguyên lý làm việc của máy, thiết bị cần có
sơ đồ thể hiện qua tranh vẽ, hình vẽ trên bảng, hình vẽ qua máy chiếu sẽ giúp các em
tiếp thu dễ dàng
Những hình vẽ, sơ đồ trong SGK đã có về cơ bản nhưng vẫn thiếu. Mặt khác nếu chỉ
có hình vẽ, sơ đồ ở sách giáo khoa, việc chỉ ra các bộ phận, nguyên lý, việc gợi mở,

dẫn dắtddeer các em đi tìm kiến thức vẫn rất khó. Với môn công nghệ công nghiệp
3
PTTH đã có bộ tranh vẽ nhưng chưa đủ, hình vẽ gộp qua nhỏ, khó quan sát. Các chi
tiết thật hoặc dưới dạng mô hình chưa có gì. Đó chính là khó khăn rất lớn của bộ môn
náy. Việc tăng cường sử dụng các thiết bị trình chiếu sẽ góp phần nâng cao kết quả
bài dạy, đặc biệt trong điều kiện hiện nay.
2-Ưu nhược của máy chiếu bản trong
Thiết bị trình chiếu tốt nhất hiện nay vẫn là dùng máy chiếu Projector kết nối với
máy tính. Với máy chiếu này không cần phim, bản trong lại tạo được hình ảnh có
màu sắc sinh động, hình ảnh động…rất tốt cho việc dạy cấu tạo, nguyên lý. Tuy
nhiên cả trường cũng chỉ có vài phòng chiếu cho nhiều bộ môn. Vì vậy việc sử dụng
thường xuyên là không thể. Máy chiếu bản trong được cấp đến tất cả các trường, mỗi
trường có từ 2-3 máy. Sử dụng phương tiện này rất dễ dàng và hiệu quả trong mỗi tiết
học (sử dụng tại lớp, không phải lên phòng máy)
Sử dụng máy chiếu bản trong cũng có những điều bất tiện : Cần có bản trong
( phải mua) và sưu tầm tư liệu, in và bảo quản khó khăn (dễ bị trầy xước) để dùng lâu
dài. Việc chuẩn bị máy gồm máy chiếu và phông phải chuẩn bị đầu mỗi tiết học.
Trong nhiều năm qua tôi đã thực hiện thường xuyên việc dùng máy chiếu trong
mỗi tiết học và thấy nếu thay phông chiếu vải bằng phông chiếu bằng giấy crôki gắn
lên bảng bằng nam châm rất dễ thực hiện. Mỗi tiết học, học sinh chỉ mang máy lắp
đặt khoảng 5 phút là xong. Giáo viên vào lớp chỉ điều chỉnh máy là sử dụng được
ngay.
3-Những tư liệu hình ảnh cho các bài dạy
a) Tư liệu hình ảnh để dạy các khái niệm
Các nội dung về khái niệm trong bài dạy công nghệ công nghiệp rất phổ biến. Ở
lớp 12 các khái niệm cần truyền đạt như: Linh kiện bán dẫn, các khái niệm về mạch
điện tử, khái niệm về hệ thống thông tin viễn thông, khái niệm về hệ thống điện quốc
gia…Lớp
11 cũng cần truyền đạt rất nhiều các khái niệm như: Khái niệm bản vẽ kỹ thuật, bản
vẽ cơ khí, bản vẽ xây dựng, khái niệm về gia công cơ khí về động cơ đốt trong.

Có thể dùng hình ảnh, phân tích các em đễ dàng hiểu được khái niệm.
4
Một số hình ảnh để dạy khái niêm:
§§
Khái niệm máy tăng âm


5
1 bo mạch điện tử

Khái niệm mạch điện
tử
Khái niệm bản vẽ lắp
Khái niệm mặt cắt hình cắt (trang sau)
.
§
b)Tư liệu dạy cấu tạo: Là
những hình ảnh mô tả cấu
tạo ngoài và trong của các bộ
phận chi tiết. Ví dụ:
Cấu tạo ngoài máy tiện
6
Mặt cắt
Hình cắt
T616

§§§§

7
BCHK xe máy và ôtô

Cấu tạo ngoài BCHK
Ví dụ 2: Hãy điền chú thích cho hình vẽ thanh truyền



8
1-…………………… 3-………………… . 5-
…………………
2-…………………… 4-…………………
1-Pít tông 3-Thanh truyền 5- Bánh đà
2- Chốt Pít tông 4-Đầu trục khuỷu
Bản trong trước khi điền
Bản trong sau khi điền
4- Biên soạn tư liệu cho bài dạy bằng máy chiếu bản trong
a) Nguồn và nguyên tắc tìm tư liệu:
Mặc dù tư liệu trực quan cho bộ môn hiện nay ở hầu hết các trường PTTH hết
sức nghèo nàn nhưng cũng có thể khắc phục bằng nhiều cách để bài dạy được sinh
động phong phú. Bằng cách vẽ hình, sưu tầm vật thật, làm mô hình và trình chiếu…
sẽ khắc phục được khó khăn trên.
Mặt khác để đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt cần nhiều kiến thức thực tế
như môn công nghệ rất cần xuất phát điểm không những là vốn sống thực tế của các
em và qua các phương tiện trực quan như đã nêu trên. Việc sưu tầm tư liệu để in bản
trong có thể trao đổi tư liệu qua đồng nghiệp cùng bộ môn, qua mạng Internet, chụp
ảnh SGK, tự vẽ bằng phần mềm máy tính.
Trong một bài dạy thường có nhiều nội dung. Tuỳ theo mỗi phân môn có những nội
dung về khái niệm, cấu tạo, nguyên lý…Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài
dạy, tìm phương pháp giảng dạy thích hợp với nội dung của bài.
Việc biên soạn tư liệu cần phù hợp với nội dung bài giảng không nên đưa vào quá
nhiều các hình ảnh làm loãng trọng tâm bài giảng. Trên cơ sở mục tiêu của bài chỉ lựa
chọn tư liệu theo nguyên tắc sau:

- Các tư liệu thiếu và thiếu thực tế. như các bài 27, 28 chỉ có sơ đồ khối cần đưa
thêm các sơ đồ thực tế hơn.
- Các tư liệu minh hoạ cho các bước như các bước vẽ hình chiếu, hình chiếu trục đo,
lập quy trình chế tạo chi tiết đơn giản…
- Các tư liệu minh hoạ bổ xung như hình ảnh động cơ đốt trong, các bộ phận của
các cơ cấu, hệ thống…
-Tư liệu đề các bài tập như đề bài trang 21, trang 36, để vẽ các hình chiếu, hình
chiếu trục đo khi thày hướng dẫn, chữa bài tập
Có thể chuẩn bị các tư liệu sau:
Tư liệu để phân loại hệ thống đánh lửa:
9
Hệ thống đánh lửa thường dùng tiếp điểm (má vít)
Hệ thống đánh lửa bán dẫn không dùng tiếp điểm

Từ hai tư liệu trên HS dễ dàng hiểu được tên gọi hệ thống ‘Có tiếp điểm và
không dùng tiếp điểm, hệ thống đánh lửa thường và điện tử”,
Tư liệu để giảng cấu tạo và nguyên lý hệ thống đánh lửa bán dẫn
dùng tiếp điểm:
10
1
4
N
S
3
Đ
1
Đ
2
W
ĐK

W
N
2
C
T
Đ
ĐK
W
2
W
1
Để giảng bài hệ thống cung cấp nhiên liệu (CCNL) động cơ xăng và điêgien nếu
chỉ dùng sơ đồ khối như sách giáo khoa sẽ rất hạn chế. Cần minh hoạ thêm các hình
vẽ mang tính thực tế hơn .
Tư liệu giảng hệ thống CCNL động cơ xăng dùng BCHK và động cơ
Điêgien

Hình vẽ này giúp học sinh hiểu được việc cung cấp xăng vào buồng phao BCHK
và nguyên tắc tạo thành hoà khí ở họng hút. Khi đã nắm vững học sinh dễ dàng vẽ
được sơ đồ khối hoặc điền các bộ phận của sơ đồ khối
Ngoài ra nên cung cấp thêm các hình ảnh thực của các bộ phân như BCHK, vòi
phun xăng, bàu lọc không khí.

11
1. Ma-nhê-tô
2. Biến áp đánh lửa
3. Bugi
4. Khoá điện
W
N.

. Cuộn nguồn
W
ĐK
.Cuộn điều khiển
Đ
1

2
.Điốt thường
Đ
ĐK
.Điốt điều khiển
C
T
.Tụ điện
W
1
.Cuộn sơ cấp
W
2
.Cuộn thứ cấp
5
1
2
3
4
1- Thùng xăng


2- Bầu lọc xăng



3- Bơm xăng


4- Bộ chế hoà khí
5- Bầu lọc không khí
6- Xi lanh

6
Hình ảnh phun xăng vào đường nạp
Tương tự với hệ thống CCNL động cơ điêgien cũng vậy, cần có thêm sơ đồ mang
tính thực tế như sơ đồ sau.
12
Vòi phun xăng
BCHK
b) Biên soạn tư liệu:
Để có tư liệu in bản trong cho phù hợp cần xác định những nội dung kiến thức
học sinh đã biết, những nội dung chưa biết, những nội dung cần đạt được theo mục
tiêu bài dạy. Cần tận dụng triệt để trực quan để đổi mới phương pháp tăng hứng thú
cho học sinh. Các hình ảnh vừa có nối dung cơ bản vừa có tính thực tế giúp giáo viên
gợi mở, dẫn dắt xây dựng bài.
Xin đưa ra một số ví dụ
VD1: Biên soạn tư liệu dạy bài hệ thống khởi động:
Hình ảnh động cơ và phương pháp khởi động:
13
Những hình ảnh này học sinh dễ dàng hiểu được phương pháp khởi động bằng tay và
khởi động bằng động cơ điện cũng như ươ nhược của phương pháp khởi động này
Hình ảnh để giảng cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động
bằng động cơ điện

14


15
4
5
6
7
8
9
1
3
2
Để học sinh nhìn rõ cần biên soạn trực quan trên khổ A4. như sau:

16
PHÂN LOẠI HT KHỞI ĐỘNG
Khởi động bằng tay quay
Khởi động bằng giật dây
1
17
Khởi động bằng bàn đạp (đạp chân)
Khởi động bằng động cơ điện +đạp chân
2
18
HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN
3

19
9

4
5
6
7
8
1
3
2
1- Động cơ điện
2- Lò xo
3-Lõi thép
4-Thanh kéo
5-Cần gạt
6-Khớp truyền động
7-Trục roto đ/c điện
8-Bánh đà
9-Trục khuỷu
Sơ đồ cấu tạo và các bộ phận chính
HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG BẰNG ĐIỆN
4
VD2: Biên soạn tư liệu dạy bài HỆ THỐNG LÀM MÁT
Bài hệ thống làm mát cũng cần đưa thêm các hình ảnh thực tế hơn. Sau khi học
sinh đã nắm vững sẽ cung cấp hình ảnh sách giáo khoa đồng thời cung cấp thêm hình
ảnh một số bộ phận của hệ thống.
Hình ảnh hệ thống có tính thực tế với đầy đủ áo nước, két nước, bơm nước, quạt
gió…nhưng khó vẽ

Hình vẽ sách giáo khoa tương ứng đơn giản dễ hiểu
Với hệ thống làm mát bằng không khí đơn giản hơn. Cần bổ xung vài hình ảnh của
cách làm mát này sẽ làm cho bài giảng sinh động hơn nhiều

Trên thân, nắp máy có cánh tản nhiệt
Có thêm bọc gió, quạt gió
Một động cơ làm mát bằng không khí có quạt gió

20
Bản trong trên khổ A4 được soạn như sau:
HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG NƯỚC CƯỠNG BỨC
21
Bản hướng gió (yếm)
Cánh tản nhiệt
Áo nước
Két dầu
Van hằng nhiệt
Đường nước nóng
1
22
Đường nước nguội
Quạt gió
Két nước
HỆ THỐNG LÀM MÁT BẰNG KHÔNG KHÍ
23
2
Việc in bản trong thực hiện dễ dàng bằng máy in, in trực tiếp hoăc in ra giấy A4
rồi phôtô. Cần chú ý chọn đúng bản trong, nếu in nhầm loại bìa mica sẽ làm hỏng
máy in. Khi in hoặc phôtô bản trong chịu nhiệt nên mềm ra, vì vậy phải có tấm đỡ để
bản trong không bị nhăn.
Việc bảo quản cần cẩn thận tránh , giữa các bản trong cần được lót giấy A4 chống
xước để dùng nhiều lần trong các năm sau. Cần xếp theo thứ tự trình chiếu và chiếu
xong cũng cần xếp ngăn nắp theo thứ tự như ban đầu để dùng tiếp các giờ sau. Cần
bảo quản máy chiếu và chỉnh đúng ể có hình ảnh rõ nét.

II- KẾT QUẢTHỰC HIỆN.
Trong 3 năm vừa qua tôi đã thực hiện dạy học bằng chiếu bản trong cho hầu hết
các bài dạy lớp 11. Để dạy các bài khó, trìu tượng cần hình ảnh động tôi mới dùng
máy chiếu projector kết nối với máy tính. Kết quả cho thấy học sinh tích cực học tập,
hứng thú với bài dạy và ham tìm hiểu hơn. Dùng máy chiếu bản trong dễ dàng đổi
mới được phương pháp dạy học và việc truyền thụ của giáo viên cũng dễ dàng hơn.
Việc chuẩn bị phương tiện như máy chiếu, màn chiếu và bản trong cơ bản cần được
chuẩn bị từ trước và được bổ xung khi có thêm tư liệu hoặc được thay thế khi có tư
liệu tốt hơn. Buổi học đầu tiên, ngoài việc nêu mục đích, yêu cầu bộ môn cần yêu cầu
lớp chuẩn bị máy chiếu và màn chiếu mỗi giờ học. Việc bê máy đến phòng học rất dễ
dàng vì máy nhẹ (chỉ cần một người), màn chiếu có thể thay bằng giấy crôki gắn lên
bảng bằng nam châm (mỗi lớp đều chuẩn bị) Các giờ học tiếp theo giáo viên hướng
dẫn học sinh lắp, điều chỉnh giáo viên vào lớp chỉ đặt bản trong lên máy là chiếu
được.
Trong năm học 2010-2011 tôi đã rút kinh nghiệm và thực hiện chiếu khi dạy ở
tất cả các lớp 11 với hầu hết các bài. Sau mỗi buổi dạy các em đều nắm được bài. Tôi
đã thực hiện kiểm tra ngay sau khi dạy bài hệ thống làm mát (không kiểm tra miệng
đầu giờ) với câu hỏi: Nêu đường đi của nước làm mát khi nhiệt độ của nước trong áo
nước xấp xỉ nhiệt độ giới hạn (Đề 1), khi nhiệt độ của nước trong áo nước vượt quá
nhiệt độ giới hạn? (Đề 2) Hầu hết các em đều trả lời đúng và trình bày khá mạch lạc.
Với lớp không dùng máy chiếu kết quả thấp hơn hẳn. Kết quả thực nghiệm ở 2 lớp 11
24
Toán (lớp tự nhiên) và 11 Văn (lớp xã hội) cho thấy tuy lớp 11 Toán có khả năng
nhận thức kỹ thuật tốt hơn nhưng nếu dạy chay thì kết quả vẫn không tốt bằng lớp
11Văn là lớp xã hội.
Bài Điểm kiểm tra lớp 11 Toán (Không
dùng máy chiếu)
Điểm kiểm tra lớp 11 Toán (Không
dùng máy chiếu)
Hệ thống làm mát Tỷ lệ khá giỏi 68% Tỷ lệ khá giỏi 89%


Nếu tính kết quả TBm chung toàn khối 11 trong năm học 2007-2008 khi chưa sử
dụng máy chiếu thường xuyên và năm học 2009-20010 có sử dụng máy chiếu thường
xuyên thấy rất rõ sự chênh lệch náy.
- Năm học 2007-2008: Tỷ lệ khá giỏi chiếm 71%
- Năm học 2009-20010: Tỷ lệ khá giỏi đạt 98%
- Học kỳ I Năm học 2010-2011: Tỷ lệ khá giỏi 100%
Thấy rõ được lợi ích của việc trình chiếu bằng bản trong, năm học này tôi đang chuẩn
bị một số bài cho lớp 12 với mong muốn làm cho bài giảng dễ hiểu, sinh động hơn,
giảm bớt sức nặng các môn học nói chung và bộ môn công nghệ nói riêng mà vẫn đạt
kết quả tốt.
C- KẾT LUẬN
Để góp phần tích cực vào phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao
tính tích cực của học sinh, những công việc tôi làm không có gì mới, là những việc đã
được thực hiện từ lâu. Qua thời gian thực hiện và rút kinh nghiệm tôi muốn đóng góp
với đồng nghiệp những kinh nghiệm của mình, dù còn rất ít ỏi. Mong muốn việc
giảng dạy môn công nghệ ở trường trung học phổ thông sẽ hấp dẫn, nhẹ nhàng và
thực tế hơn. Các em học tập say mê, hứng thú và đạt được nhiều kết quả tốt.
Do thời gian thực hiện chưa nhiều, chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót. Rất mong
được sự đóng góp, góp ý của các thày cô trong nhà trường và các thày cô cùng bộ
môn. Xin chân thành cảm ơn!
Phủ lý ngày 2-4-2011
Người viết
25

×