Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

29 Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần may Phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.19 KB, 86 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh nghiệm của những nước trên thế giới và thực tiễn nước ta từ trước
đến nay cho thấy, sự tồn tại và phát triển của một quốc gia nói chung và một
doanh nghiệp nói riêng đều phụ thuộc vào các chính sách và chiến lược phát
triển nguồn nhân lực của quốc gia hay doanh nghiệp đó.
Từ nhiều năm nay, đặc biệt là từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta
luôn khẳng định nguồn lực quan trọng nhất để CNH – HĐH đất nước là con
người do đó đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, con người luôn
là mối quan tâm hàng đầu và đã được đầu tư phát triển khá mạnh mẽ nhất là
những năm gần đây.
Bên cạnh đó, quản trị nhân lực còn là một trong những chức năng quan
trọng hàng đầu của công tác quản trị kinh doanh cũng như với chuyên ngành
Quản lý kinh tế, cũng như trong các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế.
Nếu làm tốt công tác này không những mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh
cho doanh nghiệp mà nó còn góp phần nâng cao năng suất lao động, đời sống
vật chất tinh thần của người lao động và phúc lợi cho toàn xã hội cũng được
cải thiện.
Trong thời gian thực tập tại Công ty “Cổ phần may Phú thọ” cùng với sự
kết hợp giữa cơ sở lý thuyết đã được học tập tại trường và việc đi sâu nghiên
cứu, tìm hiểu công tác QTNL tại Công ty. Em lựa chọn đề tài của luận văn tốt
nghiệp là “Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại
công ty cổ phần may Phú thọ”. Với mong muốn tìm hiểu thực tế và đề xuất
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty.
Đề tài có kết cấu bao gồm ba chương:
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
1
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
Chương I : Khái quát chung về công ty cổ phần may Phú Thọ.
Chương II: Thực trạng công tác QTNL tại Công ty cổ phần may Phú
thọ


Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTNL tại Công
ty cổ phần may Phú thọ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác
QTNL tại công ty cổ phần may Phú Thọ, không mở rộng nghiên cứu trong
những lĩnh vực khác.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài không thể tránh những thiếu sót, do
trình độ kiến thức và phạm vi không gian thời gian nghiên cứu, vì vậy em
mong có sự đóng góp của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn
thiện hơn.
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
2
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY PHÚ THỌ
I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
1. Quá trình hình thành.
Công ty cổ phần may Phú Thọ, hiện nay công ty đang đóng tại số 245
phố Phú Hà, phường Phong Châu, Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Trực thuộc
Sở công nghiệp tỉnh Phú Thọ quản lý. Là một công ty có bề dày lịch sử theo
năm tháng đã quyết tâm làm giàu trên quê hương đất tổ.
Tỉnh Phú Thọ có hai trung tâm chính là thành phố Việt Trì và Thị xã
Phú Thọ với 6 doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
Công ty may Phú Thọ là một trong 6 doanh nghiệp đã được thành lập sớm
nhất của tỉnh. Công ty cổ phần May Phú Thọ đang là đơn vị đi đầu của các
doanh nghiệp may trong tỉnh đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh trong vòng hơn 30 năm qua.
Ngày 8/5/1970 được thành lập từ 3 trạm may riêng lẻ: Trạm may Hà
Thành; Trạm may Tiên Kiêm; Trạm may Mộ Si và lấy tên là: Xí nghiệp may
điện Phú Thọ theo quyết định số 259/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Vĩnh Phú trực thuộc Sở thương nghiệp quản lý.

Ngày 21/9/1992 Quyết định số 849/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Vĩnh Phú chuyển Xí nghiệp may điện Phú Thọ từ Sở thương mại du lịch
sang Sở Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp quản lý.
Ngày 12/11/1992 được Bộ thương mại công nhận là doanh nghiệp Nhà
nước theo Quyết định 933/TB ngày 12/11/1992 của Bộ thương mại.
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
3
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
Ngày 23/11/1992 Công ty được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quyết định
thành lập lại doanh nghiệp số 1230/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh
Phú.
- Ngày 26/9/1995 đổi tên thành Công ty may Phú Thọ theo quyết định
số 1815/QĐ-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phú.
- Công ty cổ phần may Phú Thọ là một đơn vị kinh tế độc lập, có tư
cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản giao dịch tại Ngân hàng công thương
thuộc tỉnh Phú Thọ. Công ty có con dấu riêng để giao dịch theo quy định
của Nhà nước Việt Nam. Hiện nay công ty là thành viên của Hiệp hội dệt
may Việt Nam.
- Từ tháng 7 năm 2002 Công ty may Phú Thọ chuyển thành Công ty cổ
phần may Phú Thọ theo quyết định 2310 của UBND tỉnh Phú thọ .
Công ty có bộ máy tổ chức quản lý được phù hợp với nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của đơn vị. Công ty cũng có các tổ chức đoàn thể khác được
thành lập để hoạt động. Chi bộ Đảng công ty, tổ chức Công đoàn, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ…Bộ máy này đã và đang
phát huy vai trò sức mạnh các đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của mình trong thời gian vừa qua.
2. Sự phát triển của công ty trong thời gian qua.
Những năm đầu đi vào hoạt động, công ty chỉ có vài trăm triệu đồng
Việt Nam bằng tài sản 200 máy đạp chân Trung Quốc, đến năm 1978 được
Liên Xô giúp đỡ với 80 máy K22 và một số máy chuyên dùng khác như máy

cắt tay, máy cắt bàn, đồng thời với lực lượng lao động 220 người.
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
4
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
Đầu những năm 90 bước vào cơ chế thị trường công ty bị hụt hẫng do
chưa quen với sự hoạt động của cơ chế mới, không có thị trường, không có
vốn, nguồn may quân trang, may xuất khẩu cho Đông Âu đều đã bị mất,
Công ty bị thu hẹp sản xuất và có nguy cơ bị giải thể.
Công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường và thiết lập các mối quan hệ
với các Công ty khác để tạm có việc làm cho người lao động đồng thời với
phương hướng tận dụng nhà xưởng cũ, bổ xung máy móc chuyên dùng, tổ
chức lại lực lượng lao dộng, thiết lập lại dây chuyền sản xuất. Cùng lúc đó
Bộ thương mại thông báo thị trường khu vực II và khối EC được mở và phát
triển công ty đã chuyển hướng may hàng xuất khẩu cho thị trường này.
Trong thời gian này thì lại có những điều khó khăn đối với Công ty đó là
máy móc cũ kỹ, lạc hậu khó có thể phát triển tốt để có sản phẩm chất lượng
cao cung cấp cho thị trường.
Cho đến năm 1994 công ty đã lập được dự án đầu tư chiều sâu với sự
giúp đỡ của các cấp các ngành, của công ty đã được vay vốn để đầu tư chiều
sâu. Tuyển dụng lao động và đào tại công nhân cùng lúc triển khai ngày hai
xưởng may mới với máy móc thiết bị của Nhật Bản và Đài Loan. Với sự tích
cực phát triển và đứng lên như vậy thì công ty đã cho ra đời sản phẩm mới
và xuất khẩu làm cho các mối quan hệ trong sản xuất được phát triển theo
các sản phẩm chủ yếu là áo Jacket, sơ mi, quần áo thể thao với chất lượng
cao và mẫu mã đẹp.
Đến thời điểm hiện nay thì công ty đã có số vốn hàng tỷ đồng nhưng
chủ yếu là nguồn vốn vay ngân hàng. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty
5.925.000.000 đ.
Trong đó : + Vốn cố định : 4.139.000.000 đ
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B

5
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
+ Vốn lưu động : 1.786.000.000 đ
Với phương châm đầu tư dần dần từng bước phù hợp với yêu cầu của
khách hàng truyền thống nhờ đó mà sản phẩm làm ra ngày một gia tăng,
doanh thu tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước.
II. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY PHÚ THỌ.
1. Nhiệm vụ kinh doanh.
Khi mới thành lập Công ty cổ phần may Phú Thọ với nhiệm vụ chủ yếu
là sản xuất hàng hoá quân trang phục vụ quốc phòng và sản xuất hàng may
mặc tiêu dùng trong nước. Với các sản phẩm chủ yếu như: Quần áo bộ đội,
áo bông chiến sĩ, quần áo cho các cửa hàng bách hoá …
Những năm 1985-1989 với nhiệm vụ sản xuất hàng xuất khẩu quần áo
bảo hộ lao động cho nhà máy dệt Vĩnh Phú xuất đi Tiệp Khắc.
Từ những năm 1986 khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở cửa và
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Công ty cổ
phần may Phú Thọ đã chú trọng đầu tư máy móc thiết bị đi vào sản xuất
hàng xuất khẩu. Lúc đầu mới chỉ đi gia công lại cho một số công ty may của
Trung ương, cho đến nay công ty đã có khách hàng nước ngoài ký kết hợp
đồng gia công trực tiếp với công ty.
- Công ty xuất khẩu sản phẩm may mặc do Công ty sản xuất. Được cấp
giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 2.22.1006/GP ngày 29/5/1993 của
Bộ thương mại.
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
6
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1803000045 của Sở kế hoạch đầu
tư tỉnh Phú thọ cấp ngày 26/8/2002.

Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: 2600270749 ngày 3/11/2002 của
Cục thuế tỉnh Phú Thọ.
Hiện nay nhiệm vụ chính của Công ty cổ phần may Phú Thọ là sản
xuất kinh doanh hàng may mặc và gia công dịch vụ hàng may xuất khẩu.
Được phép nhập khẩu vật tư, phụ liệu để phục vụ sản xuất.
2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty.
2.1. Đặc điểm về gia công xuất khẩu hàng may mặc.
Công ty sản xuất chủ yếu dựa vào nhu cầu của khách hàng, họ đặt may
gì thì Công ty sản xuất mặt hàng đó. Tuy nhiên, mặt hàng sản xuất gia công
chủ yếu của công ty là áo Jacket 3 lớp, 5 lớp, áo sơ mi, quần áo thể thao, áo
khoác 1 lớp… với số lượng chủng loại mẫu mã chủ yếu phụ thuộc vào yêu
cầu của khách hàng dựa vào các hợp đồng đã được ký kết. Các sản phẩm
xuất khẩu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Về kiểu dáng, chất lượng phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hàng
may mặc phải có tính thời trang, khi tình hình kinh tế phát triển thì nhu cầu
về kiểu dáng thời trang ngày càng trở nên quan trọng. Điều này cũng mang
tính thời vụ cao. Nhu cầu thị trường thay đổi như thế nào thì mẫu mã phải
thay đổi liên tục phù hợp với đáp ứng của thị hiếu của người tiêu dùng vì
vậy mà ngoài những vấn đề về sản phẩm thì công ty cũng phải chú trọng đến
công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, khéo léo.
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
7
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu và quy trình công nghệ.
Cho đến nay cung cấp nguyên vật liệu ngành may chủ yếu là do khách
hàng nước ngoài đưa đến do may gia công chiếm phần lớn. Nguyên vật liệu
chính của ngành may là vải (khoảng 80%) còn lại là chỉ cúc, khoá, mex, mác
.. .Công nghệ đối với công ty may Phú Thọ là loại hình gia công hàng tiêu
dùng trên máy may công nghiệp, sản phẩm được sản xuất hàng loạt theo đơn
đặt hàng của khách hàng là chủ yếu. Do vậy mặt hàng có nhiều chủng loại

khác nhau, từ đó công ty có một quy trình công nghệ khá hợp lý được tiến
hành theo các bước sau:
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
8
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
Sơ đồ 01: Quy trình may sản phẩm hoàn chỉnh.
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
9
Chuẩn bị nguyên vật
liệu
Giác mẫu giấy
Cắt
May dây chuyền
Là, dập cúc
Nhập kho
Hoàn thành
Thêu
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHÚ THỌ.
Sơ đồ 02:
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
10
Hội đồng quản trị
Phó giám đốc
Phòng
Kế
toán
Phòng
kế

hoạch
xuất
nhập
khẩu
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
Kỹ
thuật
Phân
xưởng 1
Phân
xưởng 2
Phân
xưởng 3
Tổ cắt Phân
xưởng
cơ điện
¬
Tổ
SX
2
Tổ
SX
1
¬
Tổ
SX

3
¬
Tổ
SX
4
¬
Tổ
SX
5
¬
Tổ
SX
6
¬
Tổ
SX
7
¬
Tổ
SX
8
¬
Tổ
SX
9
KC S KC S KC S
HOµn thiÖn
Giám đốc Công ty
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần may Phú

Thọ.
1.1. Giám đốc công ty.
Người có quyền hạn trách nhiệm cao nhất trong công ty về mọi mặt sản
xuất kinh doanh. Giám đốc chỉ đạo toàn bộ công ty theo chế độ một thủ
trưởng. Giám đốc đại diện cho mọi trách nhiệm về quyền lợi của công ty
trước pháp luật và các cơ quan hữu quan và điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ:
+ Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước
giao để quản lý, sử dụng và phát triển công ty trên nguyên tắc bảo toàn và
phát triển vốn.
+ Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng công của
công ty. Phương án đầu tư liên doanh, đề án tổ chức quản lý công ty.
+ Tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty. Ban hành các định
mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với
quy định của công ty.
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước cán
bộ công nhân viên cơ quan hữu quan khác theo quy định. Chịu sự kiểm tra
giám sát của tổ chức giám sát do chính phủ quy định và các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, đối với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo
quy định của pháp luật.
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
11
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
1.2. Phó giám đốc công ty.
Giúp giám đốc điều hành công việc công ty theo phân công và uỷ
quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước giám đốc phân công và uỷ
quyền. Phó giám đốc điều hành một số công việc cụ thể sau:
+ Trực tiếp phụ trách sản xuất, quản lý và chỉ đạo sản xuất theo kế
hoạch hàng năm, hàng tháng, từng lô hàng. Đảm bảo số lượng, chất lượng và

thời gian giao hàng.
+ Giám sát quản lý kinh tế kỹ thuật, định mức tiền lương chỉ đạo việc
xây dựng đơn giá cho từng tiểu tác, tổ chức việc duyệt đơn giá cho từng
tiểu tác trên cơ sở mức giá tổng thể. Tổ chức việc kiểm tra nâng cao tay nghề
công nhân hàng năm. Quản lý thiết bị, có kế hoạch định kỳ bảo dưỡng máy
móc thiết bị. Kiểm tra theo dõi công tác xây dựng cơ bản (nếu có).
+ Phụ trách công tác vật chất tinh thần của công ty như: Nhà ăn ca, nơi
ở công nhân và văn hoá văn nghệ, biểu dương khen thưởng …
+ Phụ trách công tác an ninh, an toàn lao động kể cả công tác dân quân
tự vệ phòng cháy, chữa cháy, đoàn thể, từng bước củng cố và đưa họ vào
hoạt động thường xuyên, nền nếp để phục vụ nhiệm vụ chính trị của công ty.
Giao tiếp với khách hàng và giải quyết những việc thường nhật trong mối
quan hệ liên quan đến công việc của công ty. Phó giám đốc có quyền điều
hành tất cả các phòng ban phân xưởng và các bộ phận khác để hoàn thành
nhiệm vụ được giao và uỷ quyền.
1.3. Các phòng chức năng.
1.3.1. Phòng tổ chức hành chính.
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
12
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
Tham mưu giúp giám đốc những công việc sau đây:
+ Xây dựng nội quy, quy chế quản lý công ty.
+ Kiện toàn bộ máy quản lý, tuyển dụng lao động.
+ Giao tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách đến các bộ phận khách
làm việc.
+ Tổ chức và quản lý tốt nhà ăn, phục vụ bữa ăn sạch sẽ đúng tiêu
chuẩn thường xuyên kiểm tra giám sát.
+ Tổ chức kiểm tra tổ bảo vệ, phòng cháy và bảo vệ an ninh trong công
ty.
+ Theo dõi việc chấm công, bấm giờ để xây dựng đơn giá lương theo

tiểu tác và cấp bậc lương chính, tính lương kịp thời, đúng chế độ nhà nước
thanh toán các chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội cho công nhân viên.
+ Tổ chức công tác y tế tại công ty chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV
toàn công ty.
+ Nghiên cứu xem xét làm các thủ tục cần thiết như: Quyết định tiếp
nhận hợp đồng lao động, sổ lao động và bảo hiểm y tế trình giám đốc phê
duyệt báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
+ Quản lý và nhắc nhở nhân viên phục vụ làm việc đúng giờ giấc chu
đáo tận tình, nhất là đối với khách phải thể hiện văn minh lịch sự, hoà nhã
khi giao tiếp trực tiếp và trả lời điện thoại.
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
13
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
1.3.2. Phòng kế toán.
Giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của
doanh nghiệp và các nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật cụ thể
như sau:
+ Quản lý, theo dõi chặt chẽ chính xác vốn và nguồn vốn của Công ty
sử dụng tốt vốn của công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển, tham
mưu giúp giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế.
+ Tổ chức mở sổ sách phù hợp với mô hình kinh doanh sản xuất của
công ty, làm tốt công tác ghi chép ban đầu, định khoản chính xác và hạch
toán theo quy định của nhà nước. Chứng từ nhập xuất vật tư hàng hoá phải
cập nhật sổ sách theo định kỳ (phối hợp với tổ kho để chuyển giao chứng
từ). Thanh toán quyết toán hợp đồng kinh tế trước khi thanh toán tiền hàng
cho mỗi hợp đồng kinh tế kết thúc.
+ Phân tích hoạt động kinh tế ít nhất một năm một lần sau khi quyết
toán xong. Quản lý chặt chẽ tiền mặt, khi xuất tiền chi phải có dự toán, được
giám đốc duyệt chi mới được chi tiền khỏi quỹ.
+ Có trách nhiệm kiểm tra chứng từ giả mạo, những chi phí không đúng

chế độ và từ chối việc thanh toán những khoản chi phí không hợp lệ trước
khi trình duyệt. Lập các báo cáo thống kê, kế toán theo định kỳ.
1.3.3. Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu.
Giúp giám đốc làm các công việc sau:
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, từng
đơn đặt hàng.
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
14
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
+ Tham mưu giúp giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế. Đối với các
hợp đồng kinh tế với nước ngoài phải làm các thủ tục đăng ký với hải quan
để tiếp nhận nguyên vật liệu và thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo chỉ định
của khách hàng. Kết thúc hợp đồng phải làm thanh toán với hải quan nơi
đăng ký mở tài khoản.
+ Quản lý vật tư hàng hoá đều phải thông qua kho và có hoá đơn
chứng từ xuất, nhập bất kể vật tư hàng hoá từ nguồn nào đến. Nghiêm cấm
việc xuất hàng ra khỏi kho không có chứng từ.
+ Mỗi đơn hàng, mã hàng kết thúc đều phải quyết toán vật tư và thanh
lý hợp đồng đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng giữa A và B. Quản lý
kho thông qua thẻ kho, hàng hoá về phải kiểm kê ngay để biết thiếu, thừa
thông báo cho khách hàng biết để khách hàng chủ động xử lý. Theo dõi chặt
chẽ nguyên vật liệu chính (vải) ở nhà cắt để quản lý chặt chẽ lượng vải thiếu
thừa để có kiến nghị với chủ hàng và quản lý vải tiết kiệm định mức của
công ty. Khi có lịch sản xuất, ngày nguyên liệu về, ngày sản xuất hàng
phòng kế hoạch phải phối hợp với Phòng kỹ thuật, xưởng sản xuất lên kế
hoạch khẩn trương giao cho các tổ thực hiện và cung cấp định mức để kỹ
thuật giác mẫu duyệt Hải quan.
1.3.4. Phòng kỹ thuật.
Giúp giám đốc thực hiện việc quản lý kỹ thuật trong công ty.
+ Nghiên cứu sáng tạo mẫu chào hàng.

+ Sao chép mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng.
+ May mẫu đối hướng dẫn công nhân may ngay trên truyền và giải
truyền, xây dựng quy trình công nghệ hợp lý.
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
15
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
+ Tổ chức kỹ thuật tiền lương giải truyền, kiểm tra chất lượng trên
truyền. Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng mã hàng và tổ chức
đội ngũ KCS kiểm hàng lần cuối trước khu đóng hàng vào thùng carton để
xuất hàng.
+ Nghiên cứu định mức tiêu hao vật tư, lao động cho từng sản phẩm và
công đoạn, giúp cho việc khảo sát và tính lương chính xác. Lựa chọn và đào
tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật nòng cốt cho công ty.
+ Mỗi mã hàng về kho trước khi sản xuất, phải lên ngay bảng phối cho
kho, nhà cắt và phòng kế hoạch, yêu cầu phòng kế hoạch xem xét, nếu mẫu
giác với Hải quan phải thay đổi thì giác mẫu ngay để kết thúc việc giác mẫu
và chuyển sang mã hàng khác ứng yêu cầu của sản xuất.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất của công ty.
2.1. Tổ cắt.
Căn cứ vào mẫu giấy của phòng kỹ thuật, tổ cắt tiến hành lựa chọn khổ
vải, xác định mặt vải, loại vải tổ chức giải vải và cắt trên máy cắt đẩy và
máy cắt vòng, phân loại cỡ sản phẩm rồi đánh số bàn vải, đánh số lá vải để
tránh sai màu trên cùng một sản phẩm. Nếu sản phẩm có phần thêu thì lựa
chọn cần thêu mang gửi đi thêu, khi thêu xong ghép đồng bộ với sản phẩm
rồi mới cấp hàng cho khách hàng.
2.2. Phân xưởng cơ điện.
Phân xưởng cơ điện bao gồm: tổ sửa chữa máy và tổ sữa chữa điện.
Phân xưởng này có nhiệm vụ thường trực phục vụ sửa chữa kịp thời phục vụ
cho sản xuất. Ngoài ra phân xưởng còn gia công chế tạo phụ tùng thay thế
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B

16
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
lắp giáp nghiên cứu giảm thao tác nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an
toàn cho công nhân sản xuất.
2.3. Các phân xưởng sản xuất - Các tổ sản xuất.
Giúp giám đốc trực tiếp quản lý lao động và chỉ huy sản xuất ở phân
xưởng, ở tổ trực thuộc phân xưởng theo kế hoạch đã định cho từng mã hàng
số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng:
Dưới phân xưởng chia thành các tổ sản xuất phù hợp với bố trí sản xuất
theo dây truyền
Phân xưởng sản xuất - tổ sản xuất có nhiệm vụ:
+ Tổ chức quản lý máy móc thiết bị, nhà xưởng, lao động để tổ chức sản
xuất theo kế hoạch và điều phối hàng hoá giữa các tổ để thực hiện đủ số
lượng, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. Thực hiện nghiêm túc
những quy định về công tác phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động.
+ Quản lý máy móc và các tài sản khác của công ty, có kế hoạch định
kỳ và thường xuyên vệ sinh máy móc thiết bị, nhà xưởng hàng ngày và tổng
vệ sinh cũng như bảo dưỡng máy móc, tài sản khác đảm bảo vệ sinh công
nghiệp chung của cả xưởng, đảm bảo hàng hoá sạch đẹp, đúng tiêu chuẩn
xuất khẩu.
+ Bảo vệ quyền lợi cho người lao động như tiền lương, tiền thưởng và
các chế độ khác phải đảm bảo sự công bằng.
+ Phân xưởng có quyền từ chối những lao động tuyển vào không biết
làm việc hoặc quá trình làm ý thức tổ chức kỷ luật kém trả lại cho công ty và
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
17
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
không được nhận bất cứ lao động nào vào xưởng không có quyết định tiếp
nhận của công ty.
+ Giúp giám đốc theo dõi phát hiện những công nhân có tay nghề giỏi

năng khiếu về ngành may, để có hướng đào tạo bồi dưỡng hoặc kỷ luật
những công nhân sai phạm.
3. Đặc điểm về tài chính.
Khi bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường trong điều kiện hạch toán
kinh doanh độc lập, cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty
Cổ phần may Phú thọ đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt về thị trường, vốn,
máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Công ty đã xác định lại phương án sản xuất kinh
doanh là vừa sản xuất, vừa đầu tư và đầu tư có trọng điểm. Công ty đã tạo vốn
để đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm
thông qua ba nguồn:
+ Vốn tự có.
+ Vốn ngân hàng cấp.
+ Vốn liên doanh, liên kết.
Hiện nay, cùng với xu thế tất yếu của đất nước, Công ty đã được cổ phần
hoá, trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Người lao động là
các cổ đông và họ thực sự gắn bó quyền lợi, trách nhiệm của mình với Công
ty hơn.
Chúng ta có thể xem xét tình hình tài chính của Công ty qua các năm gần
đây thông qua biểu sau:
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
18
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
Biểu 1.1 : Tình hình sử dụng vốn của Công ty từ 2001 - 2004.
(Đơn vị: 1.000.000 VNĐ).
Năm 2001 2002 2003 2004
Số tiền L% Số tiền L% Số tiền L% Số tiền L%
Tổng vốn 3.650 00 4.322 00 5.600 00 5.925 00
Vốn lưu động 1.081 2,96 1.150 2,66 1.620 2,89 1.786 3,02
Vốn cố định 2.569 7,04 3.172 7,34 3.980 7,11 4.139 6,98
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )

Qua biểu trên ta thấy:
- Từ cơ cấu vốn của Công ty ta thấy Công ty có tốc độ tăng trưởng vốn
nhanh .
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
19
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
Biểu 1.2 : Một số máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty.
ST
T
Tên máy móc, thiết bị
Nướcsản
xuất
Nămđưavàosử dụng Nguyêngiá(VNĐ)
1 Máy vắt sổ các loại Đức + nhật 1999 226.257.266
2 Máy hai kim cố định Nga 1993 15.000.000
3 Máy hai kim cố định Nhật 1998 128.824.100
4 Máy hai kim cơ động Nhật 1999 117.754.80
5 Máy hai kim cơ động Đài loan 1995 320.671.734
6 Máy đính bọ Nhật 1997 189.346.080
7 Máy thuầ khuyết đầu
tròn
Tiệp 1993 71.000.000
8 HT nồi hơi đốt than Việt nam 2002 80.033.300
9 Máy 1 kim Zuky Nhật 1993 137.700.000
10 Máy 1 kim Brother Nhật 1995 490.734700
11 Máy 1 kim singer Nhật 1995 135.519.000
12 Máy 1 kim Ziruba Nhật 2001 947.838.242
13 Máy căn sai Đài loan 2002 40.561.500
14 Hệ thống ép mếch Đài loan 1996 62.312.000
15 Máy cắt tay Nhật 1999 26.521.200

16 Máy cắt đầu bàn Đài loan 1999 11.163.000
17 Máy thuầ khuy Đài loan 1999 30.614.000
18 Máy dò kim Nhật 1999 121.500.000
19 Máy 3 kim Đài loan 2000 48.843.000
. . . . . . . . .
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Bên cạnh đó, vì đặc điểm của Công ty là sản xuất may mặc nên máy móc
được tận dụng 100% không có máy bỏ không . Số lượng máy móc mới mua
về được tiến hành tính khấu hao nhanh nhằm thu hồi vốn để tiếp tục đầu tư
vào đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm.
Như vậy, nhìn chung Công ty đã nhận thức được vấn đề cải tiến máy
móc thiết bị sản xuất một cách đúng đắn, số lượng máy móc đầu tư được sử
dụng một cách tối đa nhằm tránh được lãng phí máy móc và hao phí vô hình.
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
20
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
Tuy nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi các nhà quản trị phải biết sắp xếp
nguồn nhân lực cho phù hợp cũng như tìm kiếm những thị trường mới, ngách
để tiêu thụ được các sản phẩm của Công ty mình một cách cao nhất
4. Đặc điểm về lao động.
Để làm chủ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, ban lãnh đạo Công ty đã
chú trọng chỉ đạo tốt công tác nhân sự: Đào tạo, xây dựng quy chế đào tạo và
tuyển dụng lao động. Trong hai năm gần đây Công ty đã cho đi đào tạo tại các
trường có trình độ đại học và cao đẳng với tổng số 15 người thuộc ngành kinh
tế, may mặc, cơ điện, tin học... Đã tổ chức các lớp học nghề ngay tại Công ty,
đào tạo được 145 công nhân may bổ xung cho sản xuất. Tổ chức thi nâng bậc
cho 418 công nhân, lập kế hoạch đào tạo 12 người cho bộ phận giác mẫu, cắt,
may, KCS.
Lao động là yếu tố quan trọng đảm bảo cho qúa trình sản xuất kinh
doanh có hiệu quả và là yếu tố đầu vào cho mỗi qúa trình sản xuất kinh

doanh. Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Công ty có: 320
lao động phân bổ trong ba phân xưởng sản xuất và bốn phòng ban nghiệp vụ.
Về trình độ không ai tốt nghiệp đại học, chỉ có hai cán bộ tốt nghiệp trung
cấp. Nhưng những năm gần đây Công ty Cổ phần may Phú thọ đã có một đội
ngũ lao động mạnh cả về số lượng và chất lượng: Tổng số cán bộ công nhân
viên trong toàn Công ty năm 2006 lên tới 710 người, trong đó đại học có 15
người, trung cấp 30 người .
Biểu 1.3 : Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần may Phú thọ.
Năm 2001 2002 2003 2004
Số LĐ TL% Số LĐ TL% Số LĐ TL% Số LĐ TL%
Tổng số lao động 515 100 550 100 630 100 695 100
1. Theo giới tính
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
21
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
1.1. Nam 64 12,42 76 13,81 82 13,01 87 12,52
1.2. Nữ 451 87,58 474 86,19 548 86,99 608 87,48
2.Theo trình độ
2.1. ĐH và trên ĐH 7 1,36 10 1,82 12 1,90 12 1,72
2.2. Trung cấp 13 2,52 18 3,27 23 3,65 25 3,60
2.3. PTTH 345 66,99 390 70,91 480 76,19 520 74,82
2.4. LĐ khác 150 29,13 132 24,00 115 18,26 138 19,86
3.Theohìnhthức làm
3.1. LĐ gián tiếp 28 5,44 33 6,00 35 5,56 36 5,18
3.2. LĐ trực tiếp 487 94,56 517 94,00 595 94,44 659 94,82
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
Như vậy, qua biểu trên ta thấy số lượng lao động tăng qua các năm do
yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Cơ cấu lao động của Công ty hợp lý hơn.
Công ty luôn phải quan tâm nhiều đến sức khoẻ người lao động nữ do lao
động nữ chiếm đa số trong tổng số lao động của Công ty. Tuy nhiên, đây là

một doanh nghiệp sản xuất nên con số này cũng có thể chấp nhận được. Lao
động có trình độ PTTH và lao động chưa học hết PTTH vẫn còn chiếm tỷ lệ
quá cao và chủ yếu trong Công ty do đó đòi hỏi Công ty phải có biện pháp
đào tạo bổ sung .
Hiện nay, Công ty có 3 phân xưởng may xuất khẩu chính. Công ty xây
dựng được mạng lưới quan hệ bạn hàng rất tốt. Kết quả doanh thu mà Công ty
đạt được năm 2004 là: 10,5 tỷ đồng.
Khách hàng của Công ty thường đặt hàng và ký kết hợp đồng trực tiếp
tại công ty. Mọi phương thức thanh toán theo sự thoả thuận của Công ty và
khách hàng. Để đảm bảo việc làm thường xuyên cho người lao động ban giám
đốc công ty đẩy mạnh việc liên doanh liên kết với nhiều bạn hàng nước
ngoài .
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
22
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
IV. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC
QTNL TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Khoa học công nghệ :
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ, xã hội đòi
hỏi một khối lượng lớn lao động được đào tạo với chất lượng cao và lao động
có trình độ học vấn, theo kịp với nhịp độ phát triển khoa học công nghệ xã hội
mới. Điều đó đòi hỏi các nhà quản trị phải có biện pháp tổ chức đào tạo một
cách hợp lý giúp cho đội ngũ nhân viên nắm bắt được quy trình công nghệ
mới.
Ngoài ra, cán bộ thực hiện công tác QTNL còn cần có biện pháp tuyển
chọn các nhân viên có trình độ tay nghề đáp ứng được với sự đòi hỏi của dây
chuyền khoa học kỹ thuật mà không gây sự lãng phí trong chi phí nhân lực
cho doanh nghiệp.
2. Chính sách đào tạo và quy định của nhà nước trong việc sử dụng
lao động.

Việc đào tạo và nâng cao chất lượng lao động đuợc thực hiện trên toàn
quốc đã đưa chất lượng mặt bằng lao động nói chung và trong các doanh
nghiệp nói riêng cũng được nâng cao. Đặc biệt là từ sau đại hội IV, Đảng và
nhà nước đã khẳng định công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn
đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để công tác QTNL ở mỗi doanh nghiệp vừa
đáp ứng được yêu cầu, chính sách của nhà nước trong việc sử dụng lao động
đồng thời cũng đảm bảo được tính hiệu quả của doanh nghiệp. Đây là câu hỏi
đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp?
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
23
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
Ngoài ra, việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp được qui định
không chỉ đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp mà còn phải đảm bảo
hạn chế lượng lao động thất nghiệp trong toàn xã hội. Do đó, những doanh
nghiệp mà sử dụng được nhiều lao động trong quá trình sản xuất sẽ được ưu
tiên và khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, không phải do đó mà các doanh
nghiệp đã tuyển chọn lao động một cách ồ ạt vì như thế chi phí lao động sẽ rất
cao và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Khả năng tài chính của các doanh nghiệp.
Nếu như khoa học công nghệ và chính sách của nhà nước về QTNL và
các nhân tố bên ngoài có tác động không nhỏ đến công tác QTNL của doanh
nghiệp thì khả năng tài chính của doanh nghiệp là một nhân tố bên trong có
tính chất quyết định đến công tác này. Đối với doanh nghiệp không có khả
năng tài chính vững mạnh sẽ không thể theo kịp sự tiến bộ của khoa học công
nghệ dẫn tới tình trạng tụt hậu và buộc phải đóng cửa.
Một doanh nghiệp có khả năng tiếp nhận và trang bị những máy móc có
công nghệ kỹ thuật mới hay không phụ thuộc vào khả năng tài chính của
doanh nghiệp đó. Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn mạnh sẽ giúp
cho quá trình trang bị máy móc, công nghệ mới diễn ra nhanh hơn, tăng

nhanh năng suất lao động. Khi đó, công việc cũng đòi hỏi trình độ kỹ thuật,
học vấn của người lao động cao hơn phù hợp với chính sách đào tạo lao động
của nhà nước,đưa doanh nghiệp đó phát triển và hoà nhập với xu thế phát
triển chung của xã hội.
Như vậy, trên thực tế có rất nhiều nhân tố tác động gây ảnh hưởng đến
công tác QTNL trong doanh nghiệp, nhưng khoa học công nghệ, chính sách
lao động của nhà nước và nhả năng tài chính của doanh nghiệp là ba nhân tố
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
24
Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS. Phan Kim Chiến
cơ bản có tác động mạnh mẽ nhất đến công tác QTNL hiện nay. Một doanh
nghiệp muốn thực hiện tốt công tác QTNL đòi hỏi phải thích ứng được với
tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ mới, tận dụng và sử dụng hiệu quả
nguồn lao động tiềm năng trên cơ sở dựa vào nguồn lực tài chính của mình.
V. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC
NGOÀI VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC.
Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển thần kỳ mặc dù đây là
một đất nước được xếp vào diện khan hiếm tài nguyên trên thế giới. Điều đó
đặt ra câu hỏi đối với tất cả các doanh nghiệp trên toàn thế giới? Nhiều nhà
nghiên cứu kinh tế thế giới đã tập trung vào vấn đề này và đưa ra kết luận: Sự
thành công của nền kinh tế Nhật Bản chủ yếu dựa vào sự kết hợp khéo léo
giữa sắc thái văn hoá dân tộc vào công tác QTNL trong doanh nghiệp để tạo
nên một mối quan hệ đặc thù trong các doanh nghiệp của Nhật Bản. Để hiểu
rõ hơn vấn đề này chúng ta đi sâu vào nghiên cứu một số kinh nghiệm đặc
trưng trong công tác QTNL của Nhật Bản
Công tác QTNL trong công ty của Nhật Bản được thể hiện như một kiểu
quan hệ nội bộ mang đậm những dấu ấn truyền thống Nhật Bản. Đặc trưng
nổi bật của những phương thức QTNL Nhật Bản thể hiện ở phong cách quản
trị theo nhân văn:Mọi sự quan tâm của công ty đều tập trung vào nhân tố con
người, qua đó hướng tới những mục tiêu kinh doanh của công ty. Sự quan tâm

này tạo ra ở các thành viên của công ty tình cảm gắn bó với công ty, bị sự chi
phối,ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm chí lệ thuộc rất nhiều vào công ty. Từ đó làm
nảy sinh tâm lý hướng về công ty, làm việc hết mình vì sự thành công của
công ty
Vũ Duy Hải Quản lý kinh tế 46 B
25

×