Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thiết kế cầu - Chương IV Cầu thép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 88 trang )

Đào Đắc Lý BM Công trình
184

Chương IV: CẦU THÉP
4.1 Giới thiệu chung về cầu thép
4.1.1. Đặc điểm của cầu thép
 Vật liệu sử dụng là thép có các đặc tính sau:
- Tính chịu lực cao với các loại ứng suất :kéo, nén, uốn, cắt…
- Có thể dùng để chế tạo tất cả các dạng cầu khác nhau: dầm, dàn, vòm, treo… và các hệ
liên hợp.
- Thép có trọng lượng riêng lớn, độ bền cao - trọng lượng bản thân nhẹ - xây dựng được
những cầu nhịp rất lớn.
- Thép có cường độ cao và mô đun đàn hồi lớn - độ cứng lớn, đảm bảo ổn định dưới tác
dụng của tải trọng gió và các loại tải trọng có chu kỳ.
- Sự phá hoại dẻo - phá hoại kèm theo biến dạng lớn - gây phân bố lại nội lực và ứng suất
chịu tải trọng xung kích và ứng suất tập trung tốt.
- Về mặt lý hóa, thép có tính đồng nhất cao, dưới ảnh hưởng của nhiệt độ
- Về mặt chế tạo, thép dễ gia công, dễ cắt, rèn đập, đúc cán, hàn nên có thể chế tạo thành
nhiều loại hình dạng thích hợp với đặc điểm các loại cầu khác nhau, đồng thời tạo khả năng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa chế tạo trong xưởng.
- Về mặt thi công thì các bộ phận cầu được chế tạo trong xưởng sau đó vận chuyển tới nơi
chế tạo và công việc lắp ráp có thể cơ giới hóa một cách triệt để, tạo điều kiện giảm thời gian
xây dựng công trình.
- Về mặt liên kết thì kết cấu thép có nhiều dạng liên kết đáng tin cậy như bu lông, chốt, đinh
tán, hàn và dán. Các loại liên kết đều đảm bảo tính lắp ghép cao, làm cho cầu dễ lắp, dễ tháo
có thể sử dụng trong các công trình vĩnh cửu hoặc công trình phụ tạm, công trình quốc
phòng.
 Ưu và nhược điểm cầu thép:
- Ưu điểm:
1. Thép là vật liệu hoàn chỉnh nhất, phẩm chất cao như đồng nhất đẳng hướng, làm việc
đàn hồi trước khi đạt tới giới hạn chảy. Thép có cường độ kéo và nén đều lớn. Khi thép vượt


qua giới hạn chảy vì có độ dẻo cao, tạo được độ dự trữ về cường độ lớn mà các vật liệu khác
không có được. Do đó thép chịu ổn định và chịu tải trọng động tốt.
2. Cầu thép xây dựng nhanh hơn cầu BTCT, công việc thi công chủ yếu là lắp ghép tại
công trường. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công trình quốc phòng, công trình xây
dụng trong thành phố.
3. Kết cấu thép có trọng lượng bản thân nhẹ hơn rất nhiều so với cầu BTCT lên có khả
năng vượt các nhịp lớn, kích thước kết cấu phần dưới thanh mảnh, sử dụng ít vật liệu hơn rất
có ý nghĩa tại các khu vực địa chất yếu.
4. Kết cấu thép thường thiết kế với chiều cao thấp hơn cầu bê tông điều này rất có ý nghĩa
khi cần giảm chiều cao kiến trúc của cầu ( cầu vượt, cầu trên đường cao tốc )
5. Cầu thép dễ sửa chữa và sửa chữa nhanh hơn cầu BTCT

Đào Đắc Lý BM Công trình
185

- Nhược điểm:
1. Gỉ của thép là vấn đề dai dẳng và tốn kém trong việc duy tu bảo quản cầu và đó là một
trong các nguyên nhân chính dẫn tới sự phá hỏng cầu thép. Ngay cả đối với các loại thép
được coi là chống gỉ thì theo thời gian cũng xuất hiện gỉ.
2. Giá thành sơn cầu thép trong toàn thời gian khai thác là rất cao. Khi sơn cầu cần cạo gỉ
làm ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của con người. Chi phí cho sơn, cạo gỉ và thu
gom các chất độc hại vô cùng đắt đỏ đủ để vứt bỏ cầu cũ và thay thế bằng cây cầu mới.
 Phạm vi áp dụng: Hiện nay do đặc điểm chịu lực và giá kết cấu thép lớn nên cầu thép
thường áp dụng cho các nhịp lớn, cầu đường sắt, dùng trong cầu tạm, cầu quân sự cần sự
tháo dỡ nhanh, vận chuyển dễ dàng hay đối với các công trình cần thời gian xây dựng nhanh
như trong thành phố việc sử dụng kết cấu cầu thép cũng là giải pháp ưu tiên như TP Hà Nội,
Hồ Chí Minh.
 Xu hướng phát triển cầu thép:
Trong những năm gần đây trên thế giới nổi bật ba xu hương phát triển cầu thép
1. Phương hướng thứ nhất là sử dụng các loại thép chất lượng cao nhằm giảm giá thành

công tác duy tu, sửa chữa và sơn cầu.
2. Phương hướng thứ hai là sử dụng các loại thép chất lượng cao nhằm giảm kích thước,
chi phí chế tạo và xây dựng cầu thép.
3. Phương hướng thứ ba là tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm các kết cấu hệ liên hợp để vượt
các nhịp lớn hơn.
 Các loại kết cấu cầu dầm thép:
- Cầu dầm thép
- Cầu dàn thép
- Cầu vòm thép
- Cầu liên hợp
4.1.2. Các phương pháp liên kết trong cầu thép
- Phải thực hiện liên kết trong KCT vì:
+ Do yêu cầu về cấu tạo.
+ Do yêu cầu về mặt chế tạo vật liệu, vận chuyển, lắp ráp,……

- Các loại liên kết:
+ Liên kết đinh tán.
+ Liên kết chốt
+ Liên kết bu lông.
+ Liên kết hàn
+ Liên kết keo dán…. .

4.1.2.1 Liên kết bu lông.
a, Cấu tạo Bu lông:
Đào Đắc Lý BM Công trình
186

- Bu lông thường và bu lông cường độ cao là hai loại bu lông được sử dụng nhiều nhất hiện
nay.
- Cấu tạo của bulông thường va bulông cường độ cao:


Hình 4.1 Cấu tạo bu lông
Bu lông thường:
- Bu lông thường được chế tạo theo tiêu chuẩn ASTM A307, thép làm bu lông là thép các
bonthấp. Cường độ chịu kéo của thép bu lông thường theo ASTM A307 cấp A là
420
ub
F MPa
.Bu lông A307 có thể có đầu dạng hình vuông, lục giác hoặc đầu chìm. Bu lông
thép thường không được phép sử dụng cho các liên kết chịu mỏi.
Bu lông cường độ cao:
- Bu lông cường độ cao được chế tạo theo ASTM A325/A325M hoặc A490/490M, thép làm
bu lông là thép cường độ cao. Theo ASTM A325M thì cường độ chịu kéo của thép bu lông
cường độ cao là
830
ub
F MPa
cho các đường kính d = 16- 27 mm và
725
ub
F MPa
cho các
đường kính d = 30- 36 mm.
- Bu lông cường độ cao có thể sử dụng trong các liên kết chịu ép mặt hoặc chịu ma sát. Liên
kết chịu ép mặt chịu được các tải trọng lớn hơn nhưng gây ra các biến dạng lớn khi chịu ứng
suất đổi dấu nên chỉ sử dụng trong điều kiện cho phép. Trong câu thì mối nối chịu ép mặt
không được sử dụng cho các liên kết chịu ứng suất đổi dấu mà chỉ dùng cho các bộ phận chịu
ứng suất 1 dấu và các bộ phận thứ yếu. Liên kết bu lông chịu ma sát thường dùng trong cầu
chịu hoạt tải thường xuyên gây ra các ứng suất đổi dấu hoặc cần tránh biến dạng trượt mối
nối.

b) Đường kính bu lông yêu cầu của kết cấu thép cầu
- Tiêu chuẩn 22TCN272-05 quy định, bu lông dùng trong kết cấu thép cầu phải có đường
kính tối thiểu là dmin = 16mm. Những thép hình không được phép sử dụng bu lông có đường
kính d ≥ 16mm thì chỉ nên dùng cho các kết cấu phụ như lan can, tay vịn,
- Các thép góc mà kích thước của nó không yêu cầu xác định theo tính toán, thì có thể sử
dụng bu lông có đường kính như sau:
+ Bu lông d = 16mm, dùng cho thép góc có cạnh bằng 50mm
+ Bu lông d = 20mm, dùng cho thép góc có cạnh bằng 64mm
+ Bu lông d = 24mm, dùng cho thép góc có cạnh bằng 75mm
+ Bu lông d = 27mm, dùng cho thép góc có cạnh bằng 90mm
Đào Đắc Lý BM Công trình
187

- Đối với các thép góc chịu lực chính thì đường kính bu lông sử dụng không được lơn hơn
1/4 chiều rộng của cánh được liên kết.
c) Các loại lỗ bu lông và phạm vi sử dụng của chúng
- Để thực hiện liên kết bu lông, ta phải chế tạo các lỗ bu lông. Tiêu chuẩn 22TCN272-05
quy định có 4 loại lỗ bu lông là lỗ chuẩn, lỗ quá cỡ, lỗ ôvan ngắn và lỗ ô van dài. Kích thước
tối đa của các loại lỗ này được quy định như trong bảng 4.1 dưới đây:












Bản
g 4.1- Kích thước lỗ bu lông lớn nhất
 Lỗ chuẩn là loại lỗ tốt nhất, được sử dụng cho mọi loại liên kết, tuy vậy việc thi công
rất khó khăn.
 Lỗ quá cỡ có thể dùng trong mọi lớp của liên kết bu lông cường độ cao chịu ma sát.
Không dùng lỗ quá cỡ trong liên kết kiểu ép mặt.
 Lỗ ô van ngắn có thể dùng trong mọi lớp của liên kết chịu ma sát hoặc ép mặt. Trong
liên kết chịu ma sát, cạnh dài lỗ ô van được dùng không cần chú ý đến phương tác dụng
của tải trọng, nhưng trong liên kết chịu ép mặt, cạnh dài lỗ ô van cần vuông góc với
phương tác dụng của tải trọng.
 Lỗ ô van dài chỉ được dùng trong một lớp của cả liên kết chịu ma sát và liên kết chịu
ép mặt. Lỗ ô van dài có thể được dùng trong liên kết chịu ma sát không cần chú ý đến
phương tác dụng của tải trọng, nhưng trong liên kết chịu ép mặt, cạnh dài lỗ ô van cần
vuông góc với phương tác dụng của tải trọng.
d, Khoảng cách bu lông:
- Bước dọc là khoảng cách giữa tim đến tim bu long dọc theo chiều ứng suất chính.
Nếu có hai hàng bu lông thì bước có thể là khoảng cách giữa hai bu lông liên tiếp trên
trong cùng một hàng, hoặc là khoảng cách giữa một bu lông của hàng này đến bu lông
gần nhất của hàng kia theo đường song song với các hàng bu lông.
- Bước ngang là khoảng cách giữa hai hàng bu lông liền nhau, hoặc là khoảng cách từ
lưng thép góc hoặc thép hình khác đến hàng bu lông đầu tiên.
Đào Đắc Lý BM Công trình
188


Hình 4.2 khoảng cách giữa các bu lông
Tiêu chuẩn22TCN272 05 quy định:
 Khoảng cách tối thiểu giữa các bu lông: Khoảng cách từ tim đến tim bu lông 2 bu lông
tối thiểu là 3d. Khi lỗ bu lông không phải là lỗ chuẩn thì khoảng cách tĩnh giữa các mép lỗ
bu lông tối thiểu là 2d.

 Khoảng cách tối đa giữa các bu lông: Khoảng cách giữa các bu lông của hàng bu
lông đơn ngoài kề với cạnh tự do của bản nối hay thép hình phải thỏa mãn:
S ≤ (100 + 4,0t) ≤ 175mm
Nếu có hàng bu lông thứ 2 bố trí đều so le với hàng gần mép tự do, tại khoảng cách không
nhỏ hơn 38 + 4,0t thì cự ly so le giữa 2 hàng bu lông đó phải thỏa mãn:
S ≤ 100 + 4,0.t. (3g/4,0) ≤ 175mm và khoảng cách so le này không được < 1/2 khoảng cách
yêu cầu cho một hàng đơn,
t = chiều dày nhỏ hơn của bản nối hay thép hình
g = khoảng cách ngang giữa các bu lông.
- Khoảng cách bu lông trong các thanh ghép: Bu lông sử dụng để liên kết các bộ
phận của thanh, gồm hai hoặc nhiều tấm bản hoặc thép hình ghép lại với nhau.
Bước dọc cho các bu lông ghép của thanh chịu nén không quá 12,0t. Khoảng cách
ngang g giữa các hàng bu lông không vượt quá 24,0t. Bước dọc so le giữa hàng lỗ so le
phải thỏa mãn:
3,0
15,0 12,0
8,0
g
p t t
 
  
 
 

Bước dọc trong thanh chịu kéo không vượt quá hai lần quy định cho thanh chịu nén.
Khoảng cách ngang cho thanh chịu kéo không vượt quá 24,0t.
Bước dọc lớn nhất của bu lông trong các thanh thép không vượt quá trị số nhỏ hơn
theo yêu cầu chống ẩm
- Khoảng cách đến mép yêu cầu: khoảng cách từ mép lỗ bu lông đến mép
thanh(khoảng cách đến mép) tối thiểu được quy định trong bảng 4.2. Khoảng cách đến

mép tối đa không được lớn hơn 8 lần chiều dày lớn nhất và 125mm.
Đào Đắc Lý BM Công trình
189


Bảng 4.2 Khoảng cách từ mép lỗ tới mép thanh yêu cầu
- Khoảng cách đầu mút của mọi loại lỗ được đo từ tâm bu lông không được nhỏ hơn
khoảng cách đến mép như trên. Đối với lỗ ngoại cỡ hay lỗ rãnh, cự ly tĩnh tối thiểu đến
mép không được nhỏ hơn đường kính bu lông.
Mục đích yêu cầu về khoảng cách:
+ Khoảng cách tối đa nhằm đảm bảo khoảng cách trống giữa các đai ốc và không gian
cần thiết cho thi công (xiết bu lông) và đảm bảo mối nối chặt chẽ, chống ẩm và chống
lọt bụi cũng như chống cong vênh cho thép cơ bản.
+ Khoảng cách tối thiểu chống xé rách thép cơ bản.
e, Sức kháng tính toán của bu lông
e.1.sức kháng cắt tính toán của 1 bu lông
Xét 1 liên kết bu lông như hình 4. 3 dưới đây:

Hình 4.3 - Sơ đồ xác định chiều dài của liên kết bu lông
Quy
trình quy đinh, chiều dài của liên kết (L) là khoảng cách giữa 2 bu lông xa nhất đo.
Theo phương tác dụng của tải trọng. Khi L ≤ 1270mm, thì sức kháng cắt danh định của
1 bu lông được xác định như sau:
Đối với 1 bu lông thường:

0,38. . .
n b ub s
R A F N

Đối với 1 bu lông CĐC:


0,38. . .
n b ub s
R A F N
khi đường ren răng nằm trong mặt phẳng cắt, hoặc

0,48. . .
n b ub s
R A F N
khi đường ren răng không nằm trong mặt phẳng cắt.
Trong đó:
2
.
4
b
d
A


= diện tích tiết diện ngang bu lông
Đào Đắc Lý BM Công trình
190

ub
F
= cường độ chịu kéo của thép làm bu lông

s
N
= số mặt phẳng chịu cắt của 1 bu lông.

N =1
N =2
N =1

Hình 4.4 Xác định số mặt phẳng cắt bu lông
- Khi L > 1270mm thì sức kháng cắt danh định của một bu lông chỉ bằng 80% sức
kháng cắt của một bu lông khi L ≤ 1270mm.
- Sức kháng cắt của 1 bu lông:
.
r n
R R



Trong đó:

= hệ số sức kháng khi bu lông chịu cắt. Tra bảng, ta có

= 0,65 đối với
bu lông thường và

= 0,8 đối với bu lông CĐC
b) Sức kháng ép mặt của một lỗ bu lông
- Theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05, sức kháng ép mặt danh định của 1lỗ bu lông
cụ thể như sau:
- Đối với các lỗ chuẩn, lỗ quá cỡ, lỗ ô van ngắn chịu tác dụng lực theo mọi phương và lỗ ô
van dài song song với phương lực tác dụng:
2,4. . .
n u
R d t F

khi Lc > 2d, hoặc
1,2. . .
n c u
R L t F
khi Lc ≤ 2d
- Đối với các lỗ ô van dài vuông góc với phương lực tác dụng:
2. . .
n u
R d t F
khi Lc > 2d, hoặc
1. . .
n c u
R L t F
khi Lc ≤ 2d
Trong đó:
Lc = Chiều dài chịu ép mặt của bu lông, chính là khoảng cách tĩnh giữa các bu lông hoặc
khoảng cách tĩnh cuối.
t = chiều dày cấu kiện (bản thép) bị ép mặt
d = đường kính bu lông

u
F
= cường độ chịu kéo của bản thép bị ép mặt
Hình 4.5 dưới đây mô tả cách xác định chiều dài chịu ép mặt của từng bu lông như sau:





Đào Đắc Lý BM Công trình

191








Hình 4.5 - Sơ đồ xác định chiều dài chịu ép mặt của từng bu lông
Sức kháng ép mặt tính toán của một bu lông:
.
r n
R R



Trong đó,

là hệ số sức kháng khi bu lông chịu ép mặt. Tra bảng, ta có

= 0,8.
c) Sức kháng trượt của 1 bu lông CĐC
- Liên kết bằng bu lông cường độ cao được phân loại thành liên kết chịu ma sát hoặc liên kết
chịu ép mặt. Một liên kết chịu ma sát là liên kết mà trong đó sự trượt bị cản trở, nghĩa là lực
ma sát phải không bị vượt quá.
- Công thức xác định sức kháng trượt danh định của một bu lông cường độ cao như sau:
. . .
n h s s t
R k k N P



Trong đó:
s
N
= số mặt ma sát của mỗi bu lông (thực tế bằng số mặt phẳng chịu cắt của mỗi bu lông),
t
P
= lực kéo tối thiểu yêu cầu trong bu lông, được quy định trong bảng 4.3 dưới đây,
h
k
= hệ số kích thước lỗ, được quy định trong bảng 4.4, và
h
k
= hệ số điều kiện bề mặt, được quy định trong bảng 4.5.

Bảng 4.3 - Lực kéo tối thiểu yêu cầu trong bu lông









Bảng 4.4 - Các trị số của Kh

Đào Đắc Lý BM Công trình
192




Bảng 4.5 - Các trị số của Ks

- Tiêu chuẩn đối với các loại bề mặt:
 Loại A : các lớp cáu bẩn được làm sạch, bề mặt không sơn và được làm sạch bằng thổi
với lớp phủ loại A.
 Loại B : các bề mặt không sơn và được làm sạch bằng thổi với lớp phủ loại B.
 Loại C : bề mặt mạ kẽm nóng, được làm nhám bằng bàn chải sắt sau khi mạ.
- Sức kháng trượt tính toán (có hệ số) của bu lông cường độ cao cũng chính là sức kháng
trượt danh định (
1


)
e.4 Sức kháng kéo
- Các bulông cường độ cao chịu kéo dọc trục phải được căng đến lực quy định như trong
bảng 4-3. Lực kéo tác dụng lên bulông bao gồm ngoại lực tính toán và lực nhổ do biến dạng
của các bộ phận liên kết.
- Sức kháng kéo danh định của bulông (
Tn
) không phụthuộc vào lực căng ban đầu và lấy như
sau:
T
n
= 0,76 A
b
F
ub

(2-11)
trong đó:
A
b
– diện tích mặt cắt bulông tương ứng với đường kính danh định (mm
2
);
F
ub
– cường độ chịu kéo nhỏ nhất quy định của bulông (MPa).
e.5.Tác dụng nhổ lên: Lực kéo do tác dụng nhổ lên lấy như sau:

trong đó:
Q
u
– lực kéo nhổ lên trên một bulông do các tải trọng tính toán, lấy bằng 0 khi là âm (N);
P
u
– lực kéo trực tiếp trên một bulông do các tải trọng tính toán (N);
a – khoảng cách từ tim bulông đến mép tấm (mm);
b – khoảng cách từ tim bulông đến chân đường hàn của bộ phận liên kết (mm);
t – chiều dày nhỏnhất của bộphận liên kết (mm).
e.6 Sức kháng mỏi: Bulông cường độ cao chịu kéo dọc trục bị mỏi, ứng suất trong bulông
do hoạt tải mỏi thiết kếcó xét xung kích cộng với lực nhổlên do tác dụng lặp của tải trọng
mỏi phải thỏa mãn điều kiện:
γ(ΔF) ≤(ΔF)
n

trong đó:
γ– hệ số tải trọng với tổ hợp tải trọng mỏi

Đào Đắc Lý BM Công trình
193

ΔF – ứng suất trong bulông do hoạt tải mỏi sinh ra (MPa). Hoạt tải mỏi thiết kế là một xe tải
thiết kế có khoảng cách giữa hai trục 145kN không đổi là 9m.
(ΔF)
n
– sức kháng mỏi danh định (MPa), xác định theo công thức sau:
(ΔF)n=
   
1
3
1
2
n TH
A
F F
N
 
   
 
 

Với
N= (365)(100) n (ADTT)
trong đó:
A – hằng số (MPa
3
), lấy theo bảng (4-6);
n – số chu kỳ ứng suất cho một lần chạy của hoạt tải, lấy theo bảng (4-7);

ADTT – số xe tải trong một ngày theo một chiều tính trung bình trong tuổi thọ thiết kế;
(ΔF)
TH
– giới hạn mỏi với biên độkhông đổi, lấy theo bảng (4-8)
Bảng 4-6 Hằng số loại chi tiết, A

Bảng 4-7 Các chu kỳ đối với mỗi lượt xe tải

Đào Đắc Lý BM Công trình
194

4.1.2.2 Liên kết đinh tán.
- Hiện nay trong thiết kế công trình cầu người ta thường thiết kế liên kết hàn và liên
kết bu lông, trong quy trình 22TCN272-05 cũng không có hướng dẫn tính toán liên kết
bằng đinh tán.

4.1.2.3 Liên kết hàn.
- Liên kết hàn được dùng phổ biến trong kết cấu thép nhất là các mối nối trong công xưởng
vì liên kết hàn đơn giản về mặt cấu tạo, tiết kiệm vật liệu, tuy nhiên trong các mối hàn lớn
cần quan tâm đặc biệt đến biến dạng và ứng suất dư. Để giảm biến dạng và ứng suất dư cần
phải quan tâm đến công nghệ hàn cũng như trình tự hàn, thí dụ khi hàn một dầm chữ I trình
tự hàn được thực hiện theo thứ tự1, 2, 3 và 4 (hình 4-6) và khi mối hàn nhiều lớp thì lớp sau
được hàn theo hướng ngược lại với lớp trước v.v…

Hình 4-6 Trình tự hàn ghép
- Khi hàn kim loại cơ bản, kim loại hàn phải tuân theo các yêu cầu của quy chuẩn. Phải sử
dụng kim loại hàn (kim loại của que hàn, dây hàn) phù hợp với kim loại cơ bản (kim loại của
vật liệu được hàn) trừtrường hợp có quy định riêng.
2.2.2.1 Các Hình thức liên kết bằng đường hàn.
Liên kết bằng đường hàn có các hình thức liên kết chính sau:

- Liên kết bằng ( đường hàn đối đầu hay gọi là đường hàn rãnh )
- Liên kết chồng ( đường hàn góc )
- Liên kết hỗn hợp ( đường hàn đối đầu và đường hàn góc )
Ngoài ra còn có một số hình thức khác như hàn đính, hàn đinh tán.

Hình 4-7a Các hình thức liên kết bằng đường hàn.
Phân loại đường hàn.
a).Theo cấu tạo: 2loại
- Đường hàn rãnh( đường hàn đối đầu) : thẳng ,xiên và gãy khúc
- Đường hàn góc: đường hàn đầu hay đường hàn mép.
Đào Đắc Lý BM Công trình
195


Hình 4-7b Các loại đường hàn theo cấu tạo.
b).Phân loại theo vị trí trong không gian:
- Đường hàn nằm
- Đường hàn ngược
- Đường hàn đứng: đứng thẳng, đứng ngang, đứng xiên
c).Phân loại theo vị trí chế tạo:
đường hàn nhà máy và đường hàn công trường
d) Cấu tạo đường hàn rãnh và đường hàn góc.
- Trong KCT, chúng ta sử dụng chủ yếu 2 loại đường hàn là đường hàn rãnh và đường hàn
góc.
* Đường hàn rãnh: (chịu kéo)
- Loại đường hàn này chiếm khoảng 15% lượng hàn kết cấu, sử dụng để liên kết 2 tấm thép
nằm trong cùng một mặt phẳng hoặc đặt theo kiểu chữ T như hình dưới đây.

Hình 4-8a Đường hàn rãnh.
Diện tích của đường hàn:


h h h
.
đ đ đ
A h l



1 2
1
2
d
d d
d

Hình 4-8b Đường hàn rãnh.
Với

h
chiều cao của đường hàn.
Khi
1 2 h 1 2
đ
d d h d d   


1 2 h 1
đ
d d h d  


Đào Đắc Lý BM Công trình
196



l

tổng chiều dài đường hàn.
- Phần lớn các đường hàn rãnh đều phải yêu cầu gia công mép và được đặt tên theo hình
mép được gia công (hình 2.8). Việc gia công mép này có thể bằng bào hoặc bằng hơi
axêtylen.

Hình 4-8c Các hình thức gia công mép.
- Việc gia công mép nhằm đảm bảo cho mối hàn được ngấu hoàn toàn. Khi gia công mép
không tốt hoặc không đúng cách thì đường hàn sẽ không phủ hết chiều dày cấu kiện, ta gọi
đường hàn đó là ngấu không hoàn toàn hay ngấu từng phần (Hình 4-8d)

Hình 4-8d Đường hàn ngấu từng phần.
Đường hàn góc: (chịu cắt)
- Loại đường hàn này chiếm khoảng 80% lượng hàn kết cấu, do dễ chế tạo và tiết kiệm vật
liệu hơn. Đây là loại đường hàn phổ biến nhất trong KCT, nó rất đa dạng như hình 4-9a dưới
đây.

Hình 4-9a Các hình thức liên kết của đường hàn góc.

Hình 4-9b Đường truyền lực gãy khúc.
Diện tích đường hàn
h h h
.
đ đ đ

A h l



Đào Đắc Lý BM Công trình
197

W chiều dầy đường hàn
- Đường hàn góc được tạo ra giữa hai góc của cấu kiện liên kết, nên tiết diện ngang của
đường hàn góc thường có dạng tam giác vuông cân. Cạnh của tam giác gọi là kích thước của
đường hàn góc (hay chiều dày, chiều cao), ký hiệu là w. Khi hai cạnh của tam giác không
đều nhau thì kích thước của đường hàn được tính theo cạnh nhỏ hơn. Hình 4-9c dưới đây mô
tả kích thước của đường hàn góc.

w
w
l
dh
h
dh
A
dh

Hình 4-9c Kích thước của đường hàn góc.
* Chú ý quy trình 22TCN272-05 có quy định rõ về chiều dầy đường hàn như sau:
- Kích thước lớn nhất của đường hàn góc có thể được sử dụng dọc theo các mép của các
bộ phận liên kết phải được lấy như sau:
+ Đối với vật liệu dày nhỏ hơn 6,0 mm: chiều dày của vật liệu, và
+ Đối với vật liệu chiều dày 6,0 mm hoặc lớn hơn: nhỏ hơn chiều dày của vật liệu
2 mm, trừ khi đườnghàn được định rõ trên các tài liệu hợp đồng là phải xây đắp thêm để có

chiều cao bé đầy đủ.
- Kích thước nhỏ nhất của đường hàn góc cần lấy theo quy định trong Bảng 1. Kích thước
đường hàn không cần vượt quá chiều dày của bộ phận mỏng hơn được nối ghép. Các đường
hàn góc nhỏ hơn có thể được chấp thuận bởi Kỹ sư căn cứ trên ứng suất đặt lên và việc sử
dụng sự nung nóng sơ bộ thích hợp.
.
0
h
w.sin 45 0,707.w
đ
h  
Đào Đắc Lý BM Công trình
198

Bảng 4-8. Kích thước nhỏ nhất của đường hàn góc.
2.2.3 Cường độ tính toán của đường hàn.
(hay sức kháng của đường hàn)
2.2.3.1 Đường hàn rãnh .
- Mối hàn chịu lực dọc trục:

r
R
= Cường độ chịu lực của bản thép.
- Mối hàn chịu cắt:

h
1 EX
0,6. . .
đ
r e X

R F A



Với:
+ Rr=sức kháng tính toán của liên kết hàn ở trạng thái giới hạn cường độ(N) hoặc
(MPa).
+
1e

=0.8
Hệ số sức kháng đối với cắt trong kim loại hàn trong các đường hàn ngấu
hoàn toàn trực giao với trục của đường hàn ngấu không hoàn toàn.
2.2.3.2 Đường hàn góc .
Chịu cắt.
- Các liên kết hàn dùng đường hàn góc chịu cắt trên diện tích hiệu dụng phải được lấy theo trị
số nhỏ hơn của hoặc sức kháng tính toán của vật liệu liên kết, hoặc sức kháng tính toán của
kim loại hàn lấy như sau:



Với
2e

= 0,8


= 1,0
Khi chiều dài đường hàn = 1 mm ta có sức kháng trên 1 đơn vị chiều dài đường hàn:


Sức kháng đơn vị chiều dài = sức kháng trên 1 đơn vị chiều cao.






Đào Đắc Lý BM Công trình
199

4.2 Cầu Dầm thép
4.2.1 Các loại cầu dầm thép
4.2.1.1 Cầu dầm thép không liên hợp – không liên hợp:
- Kết cấu nhịp dầm thép có thê liên hợp hoặc không liên hợp.
- Kết cấu không liên hợp, dầm thép làm việc độc lập với bản mặt cầu khi chịu cả tĩnh
tải và hoạt tải.
- Kết cấu liên hợp, tải trọng tĩnh chỉ do dầm thép chịu, trong khi tải trọng tĩnh chất
thêm và hoạt tải do bản và dầm thép cùng chịu như là 1 khối dầm liên hợp.
- Dầm liên hợp hay không liên hợp có thể dùng cho các nhịp giản đơn và liên tục. Đối
với các nhịp nhỏ và vừa (L<30m) thì có thể dùng các thép cán định hình chữ I hoặc chữ
I bản cánh rộng ký hiệu W, đối với các nhịp lớn hơn dùng các dầm thép ghép từ các
tầm thép

Dầm không liên hợp Dầm liên hợp
Hình 4.10 aSự làm việc của dầm
4.2.1.2 Cầu bản trực hướng:
- Cầu có bản trực hướng là cầu có bản mặt cầu bằng thép thay cho kết cấu bê tông. Không kể
chiều dầy lớp phủ mặt đường bằng BT át phan dày từ 40-65mm, thì các cầu này được coi như
kết cấu nhịp hoàn toàn bằng thép. Trong cầu có bản trực hướng bản mặt cầu thường có độ
cứng theo cả 2 phương. Trong hầu hết các trường hợp bản thép mặt cầu được hàn với các

sườn tăng cường thép hoặc là bản liên tục qua các sườn dọc là điểm đỡ, đặt tương đối gần
nhau và song song với hướng xe chạy. Hệ đỡ này biến mặt cầu từ đẳng hướng sang không
đẳng hướng. Nếu các sườn dọc này lại kê lên các sườn ngang thì bản mặt cầu chuyển từ
không đẳng hướng sang đẳng hướng. Bản mặt cầu trực hướng làm việc như tác động của
nhiều bộ phận riêng rẽ. Cầu bản trực hướng có trọng lượng bản thân nhẹ nên nó thíc hợp cho
các nhịp dài khi tỷ số mô men do tĩnh tải và hoạt tải tương đối cao.

Hình 4.10b Câu dầm thép có bản trực hướng
Đào Đắc Lý BM Công trình
200

4.2.1.3 Cầu dầm thép ứng suất trước:
- Cầu dầm thép ứng suất trước là loại cầu trong đó lực căng trước dùng để tăng khả năng
chịu tải của các bộ phận cầu, giống như trong cầu BT ứng suất trước. Thép gây ứng suất trước
thường là thép có cường độ chịu kéo cao, ép trước một dầm thép các bon thông thường, nhằm
tạo ra kết cấu khỏe hơn và làm việc hiệu quả hơn.
- Kêt cấu thép ứng suất trước được xem như biện pháp tốt khi sử dụng nhiều loại thép có
cường độ khác nhau cho dầm, giàn và các kết cấu khác, có thể giảm chiều cao kết cấu.
- Trong kết cấu thép ứng suất trước thường lực căng kết hợp với độ lệch tâm để tạo ra trạng
thái ứng suất ngược dấu so với tải trọng. Kết quả là tổng hợp ứng suất không vượt quá một
giới hạn quy định.
- Kết cấu thép ứng suất trước có thể dùng trong xây dụng cầu mới và đặc biệt có hiệu quả khi
tăng cường cầu cũ.
- Áp dụng thép ứng suất trước đầu tiên trong cầu được thực hiện bằng cách bố trí thanh thép
căng trước ở biên dưới cầu dàn. Thanh thép kéo trước tạo ra mô men âm trong dầm chủ
ngược với mô men dương do tải trọng sinh ra. Ngoài ra thanh thép ứng suất trước còn có tác
dụng chịu hoạt tải như biên dưới phụ của dàn.

Hình 4.10c cầu dầm - dàn thép ứng suất trước
4.2.1.4 Dầm uốn trước (Pre- beam)

- Là một loại kết cấu nhịp của dầm thép ứng suất trước. Các dầm được tạo ứng suất
trước bằng kỹ thuật uốn do Lipski đề nghị năm 1949. Dầm uốn trước có thể là dầm
thép cường độ cao bọc bê tông, dầm uốn trước tạo ứng suất ngược dấu với ứng suất do
tải trọng trong bê tông, nhưng cùng dấu với thép, kết quả làm giảm vết nứt trong bê
tông và giảm độ võng do hoạt tải.
Kỹ thuật chế tạo gồm:
Trước hết uốn dầm theo hướng tải trọng và sau đó bọc bản biên chịu kéo bằng bê tông
cường độ cao trong khi dầm đang ở trạng thái bị uốn và có ứng suất trước.
Tải trọng để uốn dầm được dỡ khi bê tông đạt cường độ mong muốn
Như vậy đã nén trước bê tông ở bản biên chịu kéo.
Trước khi uốn dầm được tạo vồng trước đến cao độ mong muốn, sau dó hàn neo
chống cắt để tạo tiết diện liên hợp. Sau khi lắp ráp vào vị trí cầu, vách và bản biên trên
cũng được bọc bê tong, thường được đổ tại chỗ cùng với bản mặt cầu.
Mặc dù dầm uốn trước có thể áp dụng cho mọi loại kết cấu, nhưng việc áp dụng cho
cầu còn hạn chế , do tăng tải trọng tĩnh so với dầm thép trần
Đào Đắc Lý BM Công trình
201


Hình 4.10d Chế tạo dầm Pre beam
4.2.1.5 Cầu dầm thép tiết diện hộp liên hợp
- Cầu dầm thép tiết diện hộp, thích hợp cho các nhịp dầm giản đơn nhịp từ 25m trở lên
hoặc cầu dầm liên tục nhịp trên 36m, là kết cấu nhịp dạng hộp trong đó bản đáy và
vách được làm bằng thép tấm, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Có thể dạng tiết diện
hộp đơn hoặc hộp kép hoặc nhiều hộp. Vách có thể dạng thẳng đứng hoặc xiên, vách
xiên có ưu điểm là bản đáy đẹp hơn và thân trụ hẹp hơn. Bản biên trên thường đủ rộng
để đỡ bản mặt cầu phía trên và bố trí neo chống cắt cho tiết diện liên hợp.

Hình 4.10e Cầu dầm hộp thép
4.2.2 Cấu tạo cầu dầm thép (dầm thép đặc)

4.2.2.1 Đặc điểm của cầu dầm thép đặc.
- Dầm thép đặc không liên hợp với bản mặt cầu phía trên vì vậy bản mặt cầu không tham gia
chịu lực cùng với dầm chủ.
- Dùng dầm thép định hình (chữ I hoặc ray định hình) hoặc dùng dầm tổ hợp (ghép các thanh
thép hình lại với nhau thông qua liên kết hàn, đinh tán hoặc bu-lông cường độ cao), Kết cấu
đơn giản, chế tạo và thi công nhanh, thường có giá thành hạ so với cầu dàn thép cùng khẩu độ.
Chiều cao kiến trúc tương đối nhỏ, thường hay sử dụng cho cầu có đường xe chạy trên, vì giảm
được chiều cao đất đắp trên đường dẫn vào cầu. Tuy nhiên kết cấu nhịp cầu dầm đặc giản đơn
thường khó thoả mãn yêu cầu mỹ quan. Đối với dầm giản đơn thường chiều cao dầm chủ
Đào Đắc Lý BM Công trình
202

không đổi, do đó ít dùng ở những nơi đòi hỏi có yêu cầu mỹ quan cao như trong thành phố, trừ
cầu vượt.
- Các bộ phận của cầu dầm thép đặc:


Hình 4.11a Cấu tạo của cầu dầm thép
Các bộ phần:
1. Dầm chủ
2. Bản mặt cầu
3. Hệ liên kết dọc
4. Hệ liên kết ngang
5. Sườn tăng cường
Đào Đắc Lý BM Công trình
203

- Dầm chủ là dầm thép chữ I định hình hoặc dầm tổ hợp liên kết hàn, đinh tán hoặc bu lông
cường độ cao. Tiết diện dầm chủ phải bảo đảm cho dầm có lợi về mặt chịu uốn và tiết kiệm vật
liệu. Đối với cầu tạm hoặc bán vĩnh cửu có thể dùng dầm chủ bằng thép hình I để liên kết dễ,

tháo, lắp nhanh. Tiết diện của dầm chủ thông thường có một thành đứng dạng chữ I, hoặc hai
thành đứng dạng hình hộp (hình 4.11b).

Hình 4.11b Mặt cắt ngang dầm thép bụng đặc tiết diện chữ I


Hình 4.11c Các dạng tiết diện dầm chủ cầu dầm đặc thép
a,b,c,f,g và h Dầm liên kết đinh d,e,i Dầm liên kết hàn
- Đối với kết cấu nhịp dầm giản đơn thì tiết diện chữ I được dùng phổ biến nhất, số lượng thép
bản làm cánh dầm I được thay đổi trên chiều dài dầm tương ứng với hình bao mômen của dầm.
Tiết diện dạng hình hộp thường dùng khi khoảng cách giữa các dầm chủ lớn hoặc khẩu độ vượt
nhịp lớn vì yêu cầu khả năng chịu lực của nó lớn hơn, nhưng đồng thời chế tạo và lắp ráp cũng
phức tạp hơn dầm I.
Đào Đắc Lý BM Công trình
204

4.2.2.2.Kích thước cơ bản của dầm chủ:
- Kích thước của dầm chủ phụ thuộc vào khẩu độ, tải trọng thiết kế, khổ cầu Khi tính toán
theo lý thuyết dầm thì bản cánh chịu mô men và sườn dầm chịu lực cắt. Sau đây là cách xác
định các kích thước cơ bản của dầm chủ(hình 4.11d).
a. Chiều cao dầm chủ (h D).
Chiều cao dầm chủ phụ thuộc vào các điều kiện sau:
- Trọng lượng bản thân phải nhỏ nhất, để thực hiện tối đa việc tiết kiệm thép.
- Bảo đảm độ cứng của dầm trong mặt phẳng thẳng đứng (nghĩa là độ võng không được vượt
quá độ võng cho phép).
- Kích thước và trọng lượng của các mảnh dầm đáp ứng được điều kiện vận chuyển và lao, lắp.
- Chiều cao kiến trúc của kết cấu càng nhỏ càng tốt, để giảm khối lượng đất đắp của đường
dẫn vào cầu.

Hình 4.11d Các kích thước cơ bản của tiết diện dầm chủ

- Sử dụng được các tấm thép định hình có kích thước thông dụng, hạn chế mối nối dọc. Chiều
cao dầm chủ(h) ảnh hưởng rất lớn đến giá thành cầu. Vì vậy cần phải tính toán và so sánh
phương án. Dựa vào tính toán và số liệu thực tế, chiều cao kinh tế nhất của dầm chủ có thể
được xác định theo công thức:

Trong đó:
M - Mômen uốn tính toán lớn nhất ở mặt cắt giữa nhịp.
R - Cường độtính toán của thép làm dầm chủ.

- Chiều dày sườn dầm.
α- Hệ số kinh nghiệm lấy bằng 2,5 - 2,7.
- Khi xê dịch kích thước (h) xung quanh chiều cao kinh tế thì trọng lượng dầm thay đổi không
nhiều. Nên lúc thiết kế, sau khi tính toán chiều cao kinh tế ta còn dựa vào các điều kiện đã nêu
ở trên để chọn chiều cao dầm chủ sao cho hợp lý nhất.

Đào Đắc Lý BM Công trình
205

b. Chiều dày bản bụng(

 t
w
).
Chiều dày bản bụng phải phù hợp với chiều cao bản bụng (h’) và phải bảo đảm cho bản bụng
chịu lực cắt. Chiều dày bản bụng phải thoả mãn điều kiện sau:

c. Chiều rộng bản cánh(bcb).
- Bản cánh gồm các bản thép và thép góc liên kết. Bản cánh chịu mômen là chủ yếu.
- Thép góc liên kết làm việc cùng với dầm, cánh của thép góc cùng với các bản thép ở cánh
chịu mômen. Các thép góc thường giữ không thay đổi trên suốt chiều dài dầm. Thép góc dùng

liên kết không được nhỏhơn 100 x100 x10.
- Chiều rộng của bản cánh phải bảo đảm phủ kín cánh thép góc theo điều kiện sau:

Trong đó:
b - Bề rộng cánh nằm ngang của thép góc.

- Chiều dày bản bụng dầm.
5mm - Độ chìa ra tối thiểu mỗi bên của bản cánh.
- Đối với dầm thép hàn thì bề rộng bản cánh thường lấy sao cho chia ra khỏi mép sườn tăng
cường 5mm
- Bề rộng lớn nhất của bản cánh được xác định phụ thuộc bởi đoạn chìa ra lớn nhất tính từ
hàng đinh ngoài cùng liên kết bản cánh với thép góc đến mép bản cánh. Mặt khác bề rộng bản
cánh còn phải bảo đảm ổn định cục bộ, theo kinh nghiệm thì bề rộng của bản cánh không được
vượt quá 15 lần bề dày bản cánh (

c
) và 400mm.
d. Chiều dày bản cánh(

c
 t).
- Bản cánh có thể do nhiều thép bản ghép lại. Bề dày mỗi bản thép không được vượt quá
20mm để bảo đảm chất lượng liên kết, đồng thời không được nhỏ quá 10mm để bảo đảm ổn
định cục bộ. Bề dày lớn nhất của bản cánh kể cả chiều dày thép góc liên kết và các loại bản
thép nối, hạn chế theo điều kiện ghép tán đinh. Khi xét bề dày bản cánh cũng cần chú ý đến
diện tích hợp lý của thép góc liên kết. Diện tích của thép góc liên kết nên bằng 30 đến 40% diện
tích cánh dầm để bảo đảm điều kiện làm việc cho thép góc liên kết.
e, Số lượng dầm chủ: n
- Số lượng dầm chủ phụ thuộc vào khổ cầu, tải trọng tính toán và khẩu độ nhịp. Tuy nhiên ta
còn phải căn cứvào những yếu tố khác nữa như: chế tạo, khối lượng thép, giá thành

- Kinh nghiệm cho thấy với cầu khổ rộng thì khoảng cách giữa các dầm chủ từ 2 đến 3m. Nếu
khoảng cánh lớn lớn, số lượng dầm chủ ít đi, nhưng bản bê tông mặt cầu sẽ dày, làm tăng tĩnh
tải. Ngược lại nếu khoảng cách nhỏ, thì số dầm tăng lên và các dầm chủchịu lực không đều.

Đào Đắc Lý BM Công trình
206

4.2.2.3 Biện pháp tăng cường mặt cắt dầm chính (Stiffeners)
a. Tăng cường cho bản cánh dầm

Hình 4.12a Biện pháp tăng cường bản cánh cho dầm liên kết bằng đinh
- Bản cánh chịu mômen là chủ yếu. Đối với kết cấu nhịp dầm giản đơn, trị số nội lực bao
mômen bằng không ở mặt cắt gối và tăng dần lớn nhất tại giữa nhịp theo quy luật đường cong
parabol bậc hai. Do đó diện tích bản cánh cũng thay đổi theo. Giải quyết vấn đề này người ta
thêm vào các bản thép, ghép vào cánh trên và cánh dưới dầm (đối với bản mặt cầu bằng bê tông
cốt thép liên hợp thì chỉ tăng cường bản cánh phía dưới). Ở mặt cắt giữa dầm mômen lớn nhất
nên cần nhiều bản táp hơn, càng gần gối số bản táp càng ít hơn (hình 4.12a). Do vậy có những
bản táp không dài suốt dầm mà chỉ ở đoạn giữa dầm, nhưng phải có ít nhất một bản thép được
kéo dài đến đầu dầm.

Hình 4.12b Quy cách cắt bản cánh đối với dầm liên kết bằng hàn
- Đối với dầm liên kết bằng đinh tán, bề rộng bản táp thường không thay đổi, để thuận tiện cho
việc tán đinh (mặt cắt A - A hình 4.12a). Đối với dầm liên kết bằng hàn, để tránh ứng suất cục
bộ cần phải thay đổi tiết diện bản táp. Sự thay đổi này thực hiện cả đối với chiều dày và cả đối
với chiều rộng (hình 4.12b). Ở chỗ cắt chiều dày bản táp được gọt mỏng dần với độ dốc không
quá 1/8, nhưng phải để bề dày ở cuối là 10mm.
- Bề rộng của bản táp cũng phải xén dần, ở chỗ bắt đầu cắt bản táp theo tính toán được vát bớt
với độ vát không quá 1/4 và bảo đảm bềrộng ở cuối tấm khoảng 50mm.



Đào Đắc Lý BM Công trình
207

b. Tăng cường cho bản bụng dầm.
- Bản bụng chủ yếu chịu lực cắt và phải có chiều dày đảm bảo điều kiện ổn định cục bộ. Lực
cắt lớn nhất ở gối và giảm dần đến giữa dầm, tuy vậy người ta vẫn làm kích thước của bản bụng
không đổi trên toàn chiều dài dầm và bố trí thêm các sườn tăng cường đứng đôi khi có sườn
tăng cường dọc nếu chiều cao bản bụng lớn.

Hình 4.12 c Biện pháp tăng cường bản bụng dầm đói với dầm liên kết bằng đinh
1 Thép góc liên kết 2 Thép góc làm sườn đứng 3 Sườn dọc 4 Bản thép đệm
-Sườn tăng cường: (Hình 4.12d,e)
+Được bố trí ở hai bên sườn dầm chủ, có tác dụng tăng cứng cho sườn dầm chủ và bản cánh.
Ngoài ra nó còn có tác dụng liên kết dầm chủ với hệ liên kết ngang

Hình 4.12 d Mặt cắt ngang dầm thép tổ hợp tiết diện chữ I
1-Thép góc cánh trên 2-Thép góc cánh dưới 3-sườn dầm chủ 4-Bản đậy
5-Sườn tăng cường đứng 6-bản đệm, không được hàn với bản cánh chịu kéo 7-Đường hàn
+Bố trí sườn tăng cường phải căn cứ vào tính toán ổn định cục bộ sườn dầm chủ. Tại vị trí có
liên kết ngang nhất thiết phải bố trí sườn tăng cường đứng. Đối với những dầm có chiều cao
lớn, riêng sườn tăng cường đứng không đủ đảm bảo ổn định cho sườn dầm chủ thì phải bố trí
thêm sườn tăng cường ngang.
+Sườn tăng cường có thể làm bằng thép bản hoặc thép góc và được bố trí đối xứng ở hai bên
sườn dầm chủ hoặc không đối với dầm biên. Bề dày sườn tăng cường không nên nhỏ hơn 1/15
bề rộng cánh dầm chủ và cũng không được nhỏ hơn 10mm và thường lớn hơn bề dầy sườn
dầm.( Bề rộng và mô men quán tính được quy định rõ trong quy trình)
+Các đầu sườn tăng cường được hàn vào bản cánh trên, sườn dầm và không cần tựa khít vào
bản cánh dưới. Tại vị trí gối, sườn tăng cường có thể được bố trí dày hơn.
Đào Đắc Lý BM Công trình
208


- Khi chiều cao bản bụng lớn, ngoài sườn tăng cường đứng cần phải bố trí sườn tăng cường
dọc ở phần chịu nén của bản bụng và cũng bố trí đối xứng hai bên bản bụng như sườn đứng
(hình 4.12e). Chỗ giao nhau giữa sườn đứng và sườn dọc có thể làm sườn đứng hoặc sườn dọc
liên tục. Với dầm liên kết hàn thì có thể làm sườn dọc liên tục, sườn đứng phải được khoét đầu
và hàn dính vào sườn dọc giống như hàn dính vào cánh dầm. Để tránh các mối hàn giao nhau
gây ứng suất tập trung người ta khoét hoặc xén đầu các sườn đứng (mặt cắt A - A trên hình
4.12d). Nên khoét đầu theo miếng khoét hình chữ nhật, chiều cao 80 - 120mm, chiều rộng 50 -
80mm, góc lượn theo đường cong với bán kính nhỏ nhất 20mm.
- Sườn tăng cường dọc, được đặt gần về phía cánh chịu nén của dầm. Khoảng cách từ sườn
tăng cường dọc đến cánh chịu nén như sau: Khi chỉ có một sườn dọc là:(0,20 - 0,25)h ; khi có
hai hoặc ba sườn dọc thì khoảng cách bản cánh đến sườn thứ nhất là (0,15 - 0,20)h, khoảng
cách đến sườn thứ hai là: (0,4 - 0,45)h, còn sườn thứ ba đặt trong khu vực chịu kéo của bản
bụng (hình 4.12e).

Hình 4.12e Vị trí của sườn tăng cường dọc
a- Khi bố trí một sườn dọc b- Khi bố trí nhiều suờn dọc
4.2.2.4 Cấu tạo chi tiết mối nối dầm

Hình 4.13.a Cấu tạo mối nối dầm chủ
- Do các dầm chủ của cầu dầm đặc có cấu tạo được ghép từ các thép bản và thép góc. Thép
bản làm bụng dầm thường có chiều dài khi sản xuất từ 8 đến 12m, thép bản làm bản cánh và

×