Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thực tập tại Trạm thu phát thông tin di động BTS (Base Transceiver Station) - VNPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 34 trang )

Báo cáo thực tập

Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 1
Báo cáo thực tập

Chương 1: Giới thiệu chung về tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông
Việt Nam
1. Những mốc son trong lịch sử phát triển của Tập đoàn
1.1. Giới thiệu chung:
Tên trong nước: Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Posts and Telecommunications Group (VNPT)
Tên viết tắt: VNPT
Trụ sở chính:
+ Địa chỉ: Tòa nhà VNPT , số 57 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, TP Hà
Nội
+Văn Phòng 84-4 3 774 1091 – Fax : 84-4 3 774 1093
+Website : www.vnpt.com.vn
+Email :

Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 2
Báo cáo thực tập

1.2. Lịch sử hình thành và phát triẻn:
Lịch sử phát triển của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam trải qua 4
giai đoạn chính gồm:
+ Tổ chức Bưu điện thời kỳ đầu cách mạng đến 1954
+ Tổ chức Bưu điện Việt Nam (1954 – 1975)
+ Tổ chức Bưu điện Việt Nam giai đoạn từ (1976 – 1986)
+ Tổ chức Bưu điện Việt Nam giai đoạn từ 1986 – nay


Các bước ngoạt quan trọng của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt
Nam :
- Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngành BĐ
được củng cố lại để phục vụ thông tin liên lạc cho các cơ quan cách
mạng.
- Ngày 25/0l/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 120/SL,
hợp nhất các khu thành Liên khu, theo đó, Bộ Giao thông Công
chính ra Nghị định lập các Nha giám đốc Công chính và Bưu điện
Liên khu cho phù hợp với tình hình thời chiến
- Thể theo nguyện vọng của CBCNV trong Ngành, qua nhiều lần
nghiên cứu và tham khảo các ý kiến các đồng chí lão thành đã từng
làm giao thông liên lạc, Ban cán sự Đảng Tổng cục BĐ đã quyết
định lấy ngày 15/8 làm ngày truyền thống Ngành. Đó là ngày Hội
nghị toàn quốc của Đảng họp (14-15/8/1945) ra Nghị quyết về công
tác giao thông liên lạc, trong đó có câu: ''Lập Ban giao thông chuyên
môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm tròn nhiệm vụ''. Ngày 15/8/1980,
lần đầu tiên ngành BĐ tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống. Từ đó trở
đi, hàng năm cứ đến ngày 15/8, ngành Bưu điện lại tổ chức lễ kỷ
niệm ngày truyền thống.
- Ngày 07/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 115/CP
chuyển Tổng cục BĐ thành Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt
Nam chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giao thông vận tải và BĐ.
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 3
Báo cáo thực tập

Ngày 28/4/1990, Tổng công ty BCVTVN ra Quyết định số
02/TCCB-LĐ chuyển bộ máy chức năng giúp việc Tổng cục trưởng
TCBĐ thành bộ máy chức năng giúp việc Tổng giám đốc Tcty.
- Ngày 26/10/1992, Chính phủ ra Nghị định số 03/CP về thành lập

lại Tổng cục BĐ và quy định Tổng cục BĐ là cơ quan trực thuộc
Chính phủ, có chức năng quản lý Nhà nước ngành BĐ trong phạm vi
cả nước.
- Đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc TCBĐ là Tổng công ty
Bưu chính - Viễn thông. Các đơn vị trực thuộc Tcty BCVT là: VDC,
VMS, VTN, VTI, VPS và các Bưu điện tỉnh, thành phố.
- Ngày 7/5/1994, Thủ tướng Chính phủ ra QĐ số 91/TTg chuyển
Tổng Công ty BC- VT thành Tổng công ty kinh doanh của Nhà nước
(gọi tắt là Tổng công ty 91). Ngày 29/4/1995, Thủ tướng Chính phủ
ra QĐ số 249/TTg về việc thành lập Tổng công ty BC- VT VN trực
thuộc Chính phủ có Hội đồng quản trị trên cơ sở sắp xếp lại các đơn
vị sản xuất, dịch vụ, lưu thông, sự nghiệp về bưu chính - viễn thông
thuộc Tổng cục BĐ.
- Ngày 11/3/1996, Chính phủ ban hành Nghị định 12/CP về chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy TCBĐ. Bộ máy của
TCBĐ gồm 9 vụ: Vụ TCCB; Vụ chính sách BĐ; Vụ Khoa học công
nghệ - Hợp tác Quốc tế; Vụ kinh tế - kế hoạch; Văn phòng TCBĐ;
Thanh tra TCBĐ; Cục tần số VTĐ; Cục BĐ khu vực II; Cục BĐ khu
vực III.
- Cơ cấu tổ chức của Bộ BC,VT gồm:
+ Vụ bưu chính; Vụ viễn thông; Vụ công nghiệp công nghệ TT;
Vụ khoa học công nghệ; Vụ kế hoạch tài chính; Vụ hợp tác quốc tế;
Vụ pháp chế; Vụ TCCB; Cục Tần số VTĐ; Cục quản lý chất lượng
BC-VT và CNTT; Cục BC-VT và CNTT khu vực I; Cục BC-VT và
CNTT khu vực II; Cục BC-VT và CNTT khu vực III; Thanh tra; Văn
phòng.
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 4
Báo cáo thực tập


+ 5 tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ là: Viện chiến lược BC-VT và
CNTT; Trung tâm Intemet Việt Nam; Tạp chí BCVT và CNTT;
Trung tâm thông tin; Báo Bưu điện VN.
- Ngày 23/3/2005, Thủ tướng CP có QĐ số 58/2005/QĐ-TTg về
việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn BCVT VN, trên
cơ sở sắp xếp lại Tcty BCVT VN.
- Ngày 9/01/2006, Thủ tướng chính phủ có QĐ số 06/2006/QĐ-
TTg về việc thành lập Công ty mẹ-Tập đoàn BCVT VN. Ngày
17/11/2006, Thủ tướng CP có QĐ số 265/2006/QĐ-TTg phê duyệt
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn BCVT VN.
- Ngày 14/11/2007, HĐQT Tập đoàn ra QĐ số 480/QĐ-HĐQT phê
duyệt Phương án tổ chức bộ máy giúp việc của Tcty BCVN. Ngày
15/11/2007, HĐQT Tập đoàn ra QĐ số 496/QĐ-HĐQT Phê duyệt
phương án chia tách BCVT trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Theo
đó, từ Bưu điện tỉnh hiện nay sẽ hình thành 2 đơn vị mới:
+ Một đơn vị là BĐ tỉnh, thành phố mới (gọi là BĐ tỉnh), trực
thuộc Tcty Bưu chính VN, có chức năng quản lý mạng lưới bưu
chính và kinh doanh các dịch vụ bưu chính, PHBC và thực hiện các
nhiệm vụ công ích trên địa bàn tỉnh, thành phố.
+ Đơn vị còn lại là viễn thông tỉnh, thành phố (gọi là Viễn thông
tỉnh, thành phố), trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn BCVT VN
(VNPT), có chức năng quản lý mạng lưới viễn thông nội hạt và
kinh doanh các dịch vụ VT, CNTT trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Ngày 19/3/2009, HĐQT Tập đoàn đã ban hành QĐ số 64/QĐ-
TCCB-LĐ/HĐQT thay đổi tên giao dịch của Viễn thông tỉnh, thành
phố trên toàn quốc thành VNPT (tên tỉnh, thành phố). Ví dụ Viễn
thông Hải Phòng sẽ được đổi thành VNPT Hải Phòng; tên đầy đủ là:
Viễn thông Hải Phòng.
- Ngày 24/6/2010, theo quyết định số 955/QĐ-TTg, Thủ tướng
Chính phủ đã quyết định chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính

Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 5
Báo cáo thực tập

Viễn thông Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- Qua các giai đoạn phát triển Tập Đoàn đã được đảng và chính
phủ trao tặng những huân huy chương xứng đáng cho tập thể và cá
nhân trong Tập Đoàn.
1.3 VNPT Hải Phòng
VNPT Hải Phòng- đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 633/ QĐ-TCCB/ HĐQT
ngày 06-12-2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật trong
phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình.
• Các đơn vị chức năng
Các lĩnh vực kinh doanh:
- Cung cấp dịch vụ viễn thông
- Truyền dẫn
- Bưu chính
- Phân phối thiết bị đầu cuối
- Đầu tư tài chính
- Truyền thông
- Đầu tư bất động sản
- Xuất nhập khẩu
- Đầu tư ra nước ngoài
2. Mô hình tổ chức của Tập đoàn:
Tập đoàn Viễn thông Quân đội hoạt động theo hình thức công ty mẹ -
công ty con được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Viễn
thông Quân đội và các đơn vị thành viên. Tập đoàn Viễn thông Quân đội là đơn

vị hoạt động theo mô hình tập đoàn trực thuộc Bộ chủ quản. Do cơ chế đặc thù
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 6
Báo cáo thực tập

trong Quân đội nên Tập đoàn Viettel không có Hội đồng quản trị mà Đảng ủy
Tập đoàn sẽ thực hiện vai trò và chức năng giống như Hội đồng quản trị.
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 7
Bao cao thc tõp

Ho tờn: Nguyờn Huy Hoang
Lp TV48-H Trang: 8
mô hình tổ chức tập đoàn Viễn thông quân đội - viettel

group

(thời điểM Tháng 01/2010)






























khối cơ quan
tập đoàn

Phó Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc
tập đoàn


1. văn phòng.
2. P. Chính trị.
3. P. Kế hoạch.
4. P. Tổ chức- NhÂn lực.
5. P. Tc-kế toán-kiểm toán.
6. P. Đầu t&.
7. P. chiến l&ợc Kinh doanh.
8. P. khoa học công nghệ.
9. P. truyền thông.
10. P. xây dựng.
11. Phòng Cơ điện.
12. Thanh tra.
13. P. đầu t& tài chính
(tr&ớc mắt hình thành
ban thuộc p.đầu t&, sau
6 tháng tách độc lập)

công ty do tập đoàn
sở hữu 100% vốn điều lệ
khối Đơn vị
hạch toán phụ thuộc

1. Công ty Viễn thông viettel.
2. Công ty mạng l&ới viettel.
3. công ty đầu t& và k.doanh bđs viettel.
4. công ty phát triển dịch vụ mới viettel.
5. trung tâm nghiên cứu phát triển.
6. 64 chi nhánh viettel tỉnh/ thành phố.
khối công ty con


1. Công ty tnhh 1tv công
trình viettel.
2. Công ty Tnhh 1tv T& vấn
thiết kế viettel.
3. công ty tnhh 1tv TM xuất
nhập khẩu viettel.
4. Nhà máy thông tin m1.
5. Nhà máy thông tin m3.



công ty do tập đoàn sở
hữu>50% vốn điều lệ

1. Công ty cổ phần đầu t&
quốc tế viettel.
2. Công ty cổ phần b&u
chính viettel.
3. công ty tnhh viettel - cht.



khối công ty liên kết
do tập đoàn sở hữu
dFới 50% vốn điều lệ


1. Công ty cổ phần công nghệ viettel.
2. công ty tài chính cổ phần

vinaconex viettel.
3. tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu
và xây dựng việt nam (vinaconex)
4. Ngân hàng th&ơng mại cổ phần
quân đội (mb).
5. Công ty cổ phần công nghiệp cao su
coecco.
6. công ty cổ phần evn quốc tế.

khối Đơn vị
sự nghiệp

1. câu lạc bộ bóng đá viettel.
2. trung tâm đào tạo viettel.
Báo cáo thực tập

Chương 2: Trạm thu phát thông tin di động BTS (Base
Transceiver Station)
1. Giới thiệu chung về BTS:
BTS là một thiết bị dùng để phát tín hiệu ra môi trường vô tuyến đến các máy
di động và thu tín hiệu từ các máy di động qua môi trường vô tuyến. Nó thông
tin đến các MS thông qua giao diện vô tuyến Um và kết nối với bộ điều khiển
trạm gốc BSC (Base Station Controller) thông qua giao diện Abis.
Cấu trúc mạng GSM:
Sơ đồ trên mô tả vị trí của BTS trong hệ thống mạng GSM. Các BTS được đặt
khắp nơi trong vùng có kế hoạch phủ sóng và nó được kết nối tới bộ điều khiển
trạm gốc BSC.
2. Các thiết bị trong một BTS thực tế:
2.1. Anten:
Hình dạng thực tế của anten:

Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 9
Báo cáo thực tập

Ta thấy trong hình có các tấm panel màu trắng phân ra 3 hướng khác nhau đó
gọi là sector của anten. Anten sector cũng là anten, nói chính xác thì nó là anten
định hướng. Với loại BTS dùng 3 sector thì một anten đó phủ 120 độ, nếu là
BTS dùng 6 sector thì một anten đó phủ 60 độ. Nói chung tuỳ thuộc vào vùng
phủ độ của anten mà lắp ít hay nhiều sector.
Ta thấy ở tầng đầu là anten dùng cho GSM băng tần 900MHZ.
Tầng thứ 2 anten dùng cho 3G (UTMS).
Hình ảnh của 1 sector:
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 10
Báo cáo thực tập

Cấu tạo bên trong của 1 sector:
Hoặc là theo kiểu này:
Cách thức truyến của 1 trạm BTS:
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 11
Báo cáo thực tập

Các thông số kĩ thuật của một nhà sản xuất anten BTS:
- Frequency range: 824 – 960 MHz: Dải tần công tác của ăng-ten (đây là ăng-
ten BTS cho GSM dải 900 MHz).
- Polarization: Vertical Phân cực sóng phát ra từ ăng-ten, là phân cực đứng
(véc-tơ điện trường E vuông góc với bề mặt trái đất nếu ăng-ten để dựng đứng
và không có chúc điện).
- Gain: 15 dBi: Tăng ích của ăng-ten, 15 dB so với ăng-ten isotropic (là ăng-ten

giả định không có thật, có radiation pattern-tức là đồ thị phương hướng- là hình
cầu hoàn hảo)
- Half-power beam width H-plane: 65°: Độ rộng búp sóng nửa công suất trên
mặt phẳng ngang (mặt phẳng véc-tơ từ trường, ký hiệu là H) là 65 độ. Đây là
góc với tâm là tâm pha của ăng-ten, giới hạn bởi các tia với tăng ích giảm 3 dB
(hai lần) so với tia chính giữa hướng phát xạ
- E-plane: 15°: Độ rộng búp sóng nửa công suất trên mặt phẳng đứng (mặt
phẳng véc-tơ điện trường E) là 15 độ.
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 12
Báo cáo thực tập

Dạng búp sóng phát xạ từ ăng-ten như vậy giống như một trái chuối.
- Electrical downtilt: 3°–15°, adjustable in 1° steps: Góc chúc ăng-ten điều
khiển theo phương pháp điện (điều chỉnh pha sóng đưa tới các chấn tử ăng-ten
bên trong tấm ăng-ten một cách thích hợp sẽ có thể quay búp sóng theo hướng
mong muốn - nghếch lên hay cụp/chúc xuống) là từ 3 đến 15 độ, có thể điều
chỉnh được theo các bước điều chỉnh từng độ một
- Side lobe suppression: > 12 dB (0° 20° above horizon). Độ triệt búp sóng
phụ: lớn hơn 12 dB (bức xạ búp sóng phụ sẽ được làm giảm đi hơn 12 dB, tức
là 16 lần, với góc tính từ đường giới hạn 3 dB của độ rộng búp sóng nửa công
suất lên/xuống so với phương nằm ngang từ 0 đến 20 độ
- Front-to-back ratio : > 25 dB Tỷ số phân cách hướng phát sóng và hướng sau
lưng là 25 dB (là chênh lệch mức công suất giữa hướng phía trước và sau lưng
ăng-ten).
- Impedance: 50 ½: Trở kháng 50 Ôm, dây phi-đơ 1/2 inches.
VSWR: < 1.4: Tỷ số sóng đứng điện áp (Voltage Standing Wave Ratio) nhỏ
hơn 1.4
- Intermodulation: IM3 < –150 dBc (2 x 43 dBm carrier): Tỷ số xuyên điều chế
bậc ba (3rd order InterModulation) nhỏ hơn -150 dBc, tức là chênh lệch mức

công suất hài bậc ba gây ra do tính phi tuyến của ăng-ten so với công suất
thành phần tín hiệu hữu ích (là công suất sóng mang - chữ c trong dBc là viết
tắt của carrier, là sóng mang) nhỏ hơn 150 dB, với ăng-ten có cấp 2 sóng mang
có công suất mỗi sóng mang là 43 dBm=20W.
- Max. power: 400W (at 50 °C ambient temperature): Công suất lớn nhất cho
phép cấp cho ăng-ten là 400 Watts tại nhiệt độ môi trường 50 độ C.
- Input: 7-16 female Connector đầu vào ăng-ten là connector cái.
- Connector position: Bottom Vị trí của connector đấu phi đơ vào ăng-ten là
dưới đáy ăng-ten.
- Height/width/depth: 1294/258/103 mm Kích thước ăng-ten tính theo mm
Cao/rộng/sâu.
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 13
Báo cáo thực tập

2.2. Nguồn AC:
Tủ nguồn AC: chức năng chính là nhận điện từ điện lưới hoặc từ máy phát điện
(trong trường hợp mất điện) cấp nguồn xoay chiểu cho: đèn và công tác, máy
điều hòa, tủ nguồn DC
Tủ nguồn AC này có những ưu điểm sau: tích hợp bộ cắt điện áp cao, tự động
chuyển đổi giữa điện máy nổ và điện lưới, bộ làm trể khi sử dụng điện máy
nổ
Căn cứ vào dải điện áp AC đo được tại trạm BTS vào giờ cao điểm (18h đến
21h), phương án sử dụng hệ thống cấp nguồn AC cho trạm BTS được chia
thành 3 loại cấu hình sử dụng như sau:
- Điện áp AC giờ cao điểm đo được <120V: Chuyển sang dùng đường điện 3
pha. Nếu sau khi dùng điện 3 pha mà giá trị điện áp đầu ra của từng pha vẫn
<160V thì được phép lắp thêm một thiết bị ổn áp xoay chiều có tính năng kỹ
thuật trong phụ lục 1 và được đấu phía trước của tủ điện tích hợp hoặc phía
trước cầu dao đảo chiều.

- Diện áp AC giờ cao điểm đo được trong khoảng 120V – 160V: Sử dụng
phương án ổn áp một pha công suất 10KVA có tính năng kỹ thuật như ở phụ
lục 2, trường hợp công suất tiêu thụ của trạm BTS lớn hơn hoặc bằng 8kW thì
phải kéo thêm lộ điện thứ 2 hoặc đường điện 3 pha bốn dây và lắp thêm ổn áp
công suất 10KVA (chỉ tiêu kỹ thuật như trong phụ lục 2). Ổn áp được đấu phía
trước tủ điện tích hợp hoặc phí trước cầu dao đảo chiều.
- Điện áp AC giờ cao điểm đo được >160V: Sử dụng cầu hình đấu nối trực tiếp
vào tủ điện tích hợp, không cần bổ sung ổn áp.
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 14
Báo cáo thực tập

Phụ lục 1: Chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị ổn áp dải rộng 10KVA
Stt Tên chỉ tiêu Thống số
1 Điện áp đầu vào 175V AC – 410V AC
2 Điện áp đầu ra 220V AC ±5%
3 Công suất danh định đầu ra 10KVA
4 Thời gian đáp ứng nhằm ổn định điện
áp đầu ra 220V AC ±5% khi điện áp
đầu vào biến đổi từ 175V AC – 400V
AC
≤ 0.2s
5 Điện trở cách điện ≥3MΩ
6
Công suất đầu ra
- Tại dải điện áp 260V – 380V,
cống suất ra ≥95%
- Tại mức điện áp 175V, công
suất đầu ra ≥50%
7 Tần số làm việc 49Hz – 62Hz

8
Bảo vệ
Bảo vệ dòng đầu vào, quá dòng
đầu ra, quá áp đầu ra bằng
Attomát hoặc hệ thống điện tử
9 Bảo vệ quá áp đầu ra Điện áp đầu ra ≥ 265V cắt tức thì
Phụ lục 2: Chỉ tiêu kỹ thuật của nguồn ổn áp xoay chiều một pha:
Stt Tên chỉ tiêu Thống số
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 15
Báo cáo thực tập

1 Điện áp sử dụng Mạng điện một pha 220VAC –
50Hz
2 Dải điện áp làm việc định mức 90VAC – 250 VAC
3 Công suất danh định đầu ra 10KVA
4 Điện áp đầu ra 220VAC ± 7%
5 Khả năng làm việc Có thể làm việc khi điện lưới đầu
vào ổn áp xuống thấp ≥ 50VAC
6
Bảo vệ
Bảo vệ dòng đầu vào, quá dòng
đầu ra, quá áp đầu ra bằng
Attomát hoặc hệ thống điện tử
7 Thời gian đáp ứng nhằm ổn định điện
áp đầu ra 220VAC ±7% khi điện áp
đầu vào biến đổi từ 90V AC – 250V
AC
≤ 0.2s
8

Công suất đầu ra
- Tại dải điện áp 150V – 250V,
cống suất ra ≥95%
- Tại mức điện áp 90VAC, công
suất đầu ra ≥50%
9 Tần số làm việc 49Hz – 62Hz
2.3. Nguồn DC:
Tủ nguồn DC: nhận điện áp AC từ tủ nguồn AC, sau đó chỉnh lưu và ổn áp để
cấp nguồn DC (-48V) cho các thiết bị viễn thông khác trong trạm (tủ BTS, các
thiết bị truyền dẫn ). Thiết kế của tủ này rất đơn giản (theo các module, nên
dễ dàng thay thế và khắc phục sự cố): Tủ, acquy, MCU, Rectifier.
Sơ đồ khối tủ nguồn DC:
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 16
Báo cáo thực tập

Ký hiệu:
Các thành phần trong tủ nguồn DC gồm:
- Khối chỉnh lưu.
- Khối điều khiển.
- Các bộ ngắt khi điện áp thấp: LLVD, BLVD.
- Khối phân phối.
Các khối điển hình trong tủ nguồn DC:
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 17
Báo cáo thực tập

• Khối chỉnh lưu (Rectifier)
Làm nhiệm vụ chuyển đổi nguồn AC thành DC để cấp nuôi tải và nạp cho
acquy.

- Khối chỉnh lưu có thể bao gồm một hoặc nhiều bộ chỉnh lưu ghép song song
với nhau. Các rectifier được cấu tạo dạng modul, có thể sử dụng.
- Khối chỉnh lưu được điều khiển bởi khối điều khiển. Các cảnh báo từ khối
chỉnh lưu được chuyển về khối điều khiển.
- Khối chỉnh lưu có đèn báo nguồn và đèn cảnh báo trong trường hợp có lỗi
xảy ra.
• Khối điều khiển:
Có chức năng điều khiển và giám sát hoạt động của toàn hệ thống.
- Chức năng điều khiển:
+ Điều khiển điện áp DC đầu ra.
+ Điều khiển các bộ ngắt acquy và tải không ưu tiên khi điện áp thấp.
+ Điều khiển các chế độ acquy, điện áp nạp, dòng điện, thời gian nạp.
+ Điều khiển các chức năng cảnh báo.
- Chức năng giám sát:
+ Giám sát trạng thái đầu vào, đầu ra.
+ Giám sát trạng thái hoạt động của rectifier.
+ Giám sát chất lượng hoạt động của acquy.
+ Giám sát chất lượng acquy.
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 18
Báo cáo thực tập

- Chức năng thông tin: Thực hiện qua các cổng truyền thông tin và tiếp điểm
cảnh báo.
• Các bộ ngắt khi điện áp thấp:
- Trong trường hợp mất AC đầu vào, acquy lập tức đóng điện để cấp nguồn cho
tải. Để tránh acquy phóng cạn, làm kém chất lượng và hỏng acquy, khi acquy
phóng đến mức ngưỡng, hệ thống sẽ tiến hành ngắt tải không ưu tiên và ngắt
acquy để bảo vệ acquy:
+ LLVD (Low Load Voltage Disconnect): Ngắt tải không ưu tiên khi

điện áp thấp, nhằm giảm dòng phóng, tăng thời gian cấp nguồn cho tải ưu tiên.
+ BLVD (Battery Low Voltage Disconnect): Ngắt acquy khi điện áp
thấp để tránh acquy phóng cạn ảnh hưởng tới chất lượng acquy.
• Khối phân phối:
Bao gồm thanh cái và các Actomat phân phối tới các tải ưu tiên, không ưu tiên
và acquy.
- Tải ưu tiên: là thiết bị truyền dẫn như thiết bị mạng Metro, STM64, Viba.
- Tải không ưu tiên: Thiết bị viễn thông: BTS 900, 1800, 3G.
2.4. Tủ BTS 2G:
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 19
Báo cáo thực tập

Tủ BTS 2G của hãng Ericsson
Cấu trúc bao gồm:
- Đơn vị cấp nguồn PSU (power supply unit):
- Đơn vị chuyển mạch phân phối DXU (Distribution switch unit)
- Mô đun phân phối trong (Internal distribution module)
- Bộ thu phát kép dTRU (double transceiver unit)
- Bộ phận hoán chuyển cấu hình CXU (Configuration switch unit)
- Bộ phận phân phối và kết hợp CDU (Combiner and Distribution unit)
- Đơn vị đấu nối điện xoay chiều và một chiều ACCU/DCCU (AC or DC
connection unit)
- Khối điều khiển quạt FCU (Fan control unit)
- Bộ lọc điện một chiều (DC Filter)
• PSU:
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 20
Báo cáo thực tập


- PSU biến đổi điện áp của nguồn cấp sang điện áp tiêu chuẩn của hệ thống là
24VDC.
- PSU có thể hoạt động theo cấu hình có dự phòng N+1 (N khối phục vụ và 1
khối dự phòng).
- Nếu sử dụng ắc quy dự phòng thì nên dùng thêm 1 PSU mở rộng để phục vụ
việc nạp ắc quy. Nếu RBS đã được gắn 1 PSU dự phòng rồi thì không cần thêm
PSU mở rộng để nạp accu.
• DXU:
- DXU cung cấp khả năng giao tiếp của hệ thống RBS2206 với các đường
truyền 2Mbit/s hoặc 1,5Mbit/s và cung cấp các kết nối theo từng khe thời gian
tới chính xác từng TRX.
- DXU có nhiệm vụ tách tín hiệu mang thông tin đồng bộ hệ thống từ đường
truyền PCM và dùng tín hiệu này để kích hoạt bộ phận phát tín hiệu định thời
chuẩn cho RBS.
- DXU hỗ trợ tính năng ghép kênh lớp LAPD, chức năng hội tụ lớp LAPD
(LAPD concentration) và chức năng Multi Drop.
• Modul phân phối trong: gồm 2 chức năng:
- Phân phối điện áp hệ thống 24VDC tới các bộ phận của tủ RBS và
đóng vai trò là 1 cầu chì với điện áp tải là 24VDC
- Có 1 điểm kết nối trên IDM để kết nối vòng xuyến ESD với thiết bị
tiếp đất về điện.
• dTRU:
- Có nhiều loại dTRU khác nhau được phân biệt bởi băng tần hoạt động và khả
năng hỗ trợ EDGE. Tất cả các loại dTRU đều hỗ trợ về phần cứng cho các
chức năng HSCSD và GPRS, riêng EDGE dTRU hỗ trợ về phần cứng để nâng
cấp lên các chức năng ECSD và EGPRS.
- dTRU hỗ trợ nhiều chuẩn mã hoá khác nhau. dTRU có thể sử dụng chuẩn
A5/1 hoặc A5/2. Quá trình mã hoá được điều khiển thông qua phần mềm.
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 21

Báo cáo thực tập

- Một bộ ghép lai (hybrid combiner) được gắn bên trong dTRU. Bộ ghép này
có thể được sử dụng, là chức năng lựa chọn kết hợp với CDU-G để tăng số
lượng TRX cho mỗi anten. Cũng có thể bỏ qua bộ ghép lai này bằng cách nối
cáp vào mặt trước của dTRU.
- dTRU sẵn sàng về phần cứng để tăng cường hiệu năng hoạt động thông qua
việc nâng cấp phần mềm.
• CXU:
- Nhiệm vụ của CXU là kết nối chéo giữa CDU và dTRU tại đường thu. CXU
giúp việc nâng cấp hoặc cấu hình lại một tủ RBS được thuận tiện, hạn chế
việc di chuyển hoặc thay thế cáp RX.
- Các đầu vào và ra RX trên dTRU và CDU được đặt ở những vị trí để tối thiểu
hoá số loại cáp được sử dụng kết nối giữa CXU với dTRU/CDU.
• CDU:
- CDU kết hợp các tín hiệu được phát đi từ các TRX và phân chia các tín hiệu
mà nó thu được từ anten.
- Các bộ lọc song công được đặt bên trong CDU. Một bộ nối đo đạc (measuring
coupler) đặt bên trong CDU cung cấp các phép đo công suất tới và công suất
phản xạ phục vụ việc tính toán hệ số sóng đứng điện áp VSWR.
- Có 2 loại CDU khác nhau dùng cho GSM 900 và 1800 (CDU-F và CDU-G)
và một loại CDU dùng cho GSM 800 và GSM 1900 (CDU-G)
+ CDU-G có tính năng ghép lai hỗ trợ nhảy tần băng cơ bản và nhảy tần kết
hợp.
+ CDU-F có tính năng kết hợp lọc hỗ trợ các cấu hình lớn hỗ trợ nhảy tần băng
cơ bản. CDU-F được tối ưu hoá cho các cấu hình lớn với công suất đầu ra tối
đa trên số lượng anten tối thiểu.
- Các bộ lọc song công cho phép cả đường thu lẫn đường phát kết nối tới cùng
một anten. Các cấu hình song công cũng cho phép giảm thiểu số lượng anten
và feeder cần thiết cũng như hạn chế suy hao tại các bộ kết hợp trên đường

truyền.
- Cả CDU-G và CDU-F đều sẵn sàng về phần cứng để hỗ trợ EDGE.
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 22
Báo cáo thực tập

• ACCU/DCCU và bộ lọc điện một chiều:
- ACCU/DCCU dùng phân chia và kết nối điện áp cung cấp 120-250 VAC
(ACCU) hay -48/-60 VDC (DCCU) của nguồn vào tới các PSU.
- Bộ lọc điện 1 chiều dùng kết nối bộ cấp nguồn vào +24 VDC (PSU) với bộ
ắcquy dự phòng.
- Khối accu dự phòng chỉ có khi điện áp nguồn cung cấp là 120-250VDC.
• FCU:
Khối FCU điều khiển các quạt gió bên trong tủ thiết bị. Môi trường làm việc
bên trong tủ được duy trì trong một khoảng giới hạn của nhiệt độ nhờ vào việc
điều khiển các quạt gió. Môi trường làm việc được điều khiển bởi DXU thông
qua FCU với sự hỗ trợ của các bộ cảm biến nhiệt đặt bên trong các khối RU.
2.5. NodeB (Tủ BTS 3G):
Tủ BTS 3G của hãng ZTE
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 23
Báo cáo thực tập

Tủ BTS 3G của hãng Huawei
NodeB là distributed NodeB của Huawei/Motorola NodeB thế hệ thứ 4.
Hệ thống NodeB gồm có:
• BBU
• RRU3804 hoặc RRU3801E
• Hệ thống Antenna và feeder
• Mô hình ứng dụng 1: Xây dựng dịch vụ 3G trên cơ sở trạm 2G.

Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 24
Báo cáo thực tập

Lợi ích của kiến trúc ứng dụng này:
- Có thể để trên giá 19 inc hoặc cabinet có độ cao 2U
- Có thể lắp đặt trên cột kim loại và gần với antenna
- BBU và RRU có thể chia sẻ hệ thống nguồn và hệ thống antenna với mạng
2G
- Cho phép nhà cung cấp xây dựng dịch vụ 3G trên mạng 2G sẵn có với chi phí
rất thấp
• Mô hình ứng dụng 2: Xây dựng trạm 3G mới ngoài trời không cần
phòng thiết bị.
• Mô hình ứng dụng 3: Lắp đặt tủ site 3G mới trong nhà, phòng thiết bị
với không gian bị giới hạn.
Họ tên: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp ĐTV48-ĐH Trang: 25

×