Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

luu y khi lam bai tap lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.95 KB, 16 trang )

LUU Y KHI LAM BAI TAP LAI
Những vấn đề cần nhớ về ADN
TÓM TẮT LÍ THUYẾT VỀ AXIT DEOXYRIBONUCLEIC(ADN)
1) VỊ TRÍ :
ADN là cơ sở vật chất di truyền của hầu hết sinh vật.
- Ở các sinh vật chưa có nhân chuẩn ( virut hoặc thực khuẩn thể )ADN tạo thành vật chất di truyền .
- Ở các tế bào của sinh vật có nhân chuẩn , ADN là thành phần chủ yếu của NST ,ngoài ra một lượng
nhỏ ADN cũng tồn tại một số bào quan như ti thể ,lạp thể tạo thành gen trong tế bào chất .
2) CẤU TRÚC VẬT LÍ :
- Hầu hết ADN của các loài sinh vật có cấu trúc xoắn kép ,gồm 2 mạch đơn xoắn với nhau quanh một
trục và ngược chiều nhau . Chiều dài của mỗi phân tử có thể đạt đến hằng trăm micromet .Có cấu
trúc đa phân gồm nhiều đơn phân là nucleotit.
- Ổ một số loài virut và vi khuẩn , phân tử ADN có 2 đầu nối liền với nhau tạo thành vòng kín và có
cấu trúc không gian 3 chiều do sự gấp khúc nhiều hay ít .
- ADN trong các bào quan cũng có dạng vòng .
- Ngoìa ADN dạng B theo mô hình của Watson - Crick còn có dạng ADN khác như : ADN dạng A
,C ,Z
dạng
ADN
Số cặp nu của 1 chu
kì xoắn
chiều và góc
xoắn
độ dài của 1
nu
đường kính
mạch xoắn
A 11
trái qua
phải
2.56


Angstron
23 Angstron
B 10
trái qua
phải
3.38
Angstron
19 Angstron
C 9.33
trái qua
phải
3.32
Angstron
19 Angstron
Z 12
trái qua
phải
5.71
Angstron
18 Angstron
3)CẤU TẠO HÓA HỌC
- Cấu tạo theo nguyên tắt đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêotit.
- Mỗi nu được cấu tạo gồm các thành phần chủ yếu sau
+ Đường deoxyribôz
+ Axit photphoric
+ Một bazơ nitric ( 1 trong 4 loại sau) : A ,T ,G ,X
a) Liên hợp dọc: Mỗi mạch đơn ADN gồm 1 chuỗi polinucleôtit nối với nhau bởi các liên kết cộng hóa
trị (hay liên kết photphođieste).
b) Liên hợp ngang : Giữa 2 mạch đơn , các cặp bazơ đối diện nối với nhau bằng các liên kết hyđrotheo
nguyên tắt bổ sung -một bazơ bé của mạch này liên kết với một bazơ lớn của mạch đối diện :A liên kết

với T bằng 2 liên kết hyđro ,G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô . Nên trong 1 phân tử ADN ta luôn
có :
A = T và G = X .Và tỉ lệ mối quan hệ giữa các nu là =1
Chính nhờ sự sắp xếp đó mà khi ta biết trình tự các nu của mạch này sẽ suy ra được trình tự của các
nu ở mạch còn lại .
* Liên kết hiđrô và liên kết hóa học tương đối yếu nhưng vì số lượng nhiều nên cũng tạo cho phân tử
ADN một độ bền vững tương đối đồng thời rất linh hoạt để có thể thực hiện các chức năng sinh học
của mình .
4) TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA ADN
Tính đặc trưng của ADN được thể hiện ở :
-Số lượng ,thành phần , trình tự sắp xếp các nu
-Hàm lượng ADN trong nhân tế bào ( ví dụ hàm lượng ADN trong nhân tế bào của người là :
- Tỉ lệ giữa các loại nu
1
5)TÍNH KHÔNG ĐẶC TRƯNG CỦA ADN:
Được thể hiện ở
-Cấu trúc xoắn kép
- Cấu tạo đơn giản
- Liên kết hóa học như liên kết photphođieste ,hyđrô
- Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric
6)TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA ADN:
ADN đặc trưng cho mỗi loài và được di truyền qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ của loài nhờ
a) Ở cấp độ tế bào do kết hợp của 3 cơ chế : nguyên phân , giảm phân ,thụ tinh
b) ở cấp độ phân tử do cơ chế tự nhân đôi của ADN
- Diển biến của cơ chế này sách giáo khoa đã trình bày kĩ vì vậy chỉ lưu ý một số ý quan trọng khác
+Sự tái bản diễn ra nhanh và chính xác do sự hiện diện của một số enzim đặc trưng như các loại
ADN- polimeraza(I , II ,III ) ,Nucleaz( gồm endocuclêaz và exonuclêaz).
+Tốc độ tái bản có thể khác nhau tùy theo loài .
+Các ADN -polimeraza chỉ xúc tác cho quá trình bổ sung theo hướng từ 3' đến 5' của mạch khuôn .
* ĐIỀU KIỆN ĐỂ XẢY RA QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP ADN LÀ

-Phải có sự hiện diện của một số enzim đặc trưng như các loại ADN- polimeraza(I , II ,III )
-Cần có các enzim tham gia vào quá trình mở xoắn ADN là helicaz , protein SSB
-Cần năng lượng ATP cung cấp .
* Ở MỘT SỐ LOÀI VIRUT CÓ CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN LÀ ARN THÌ ADN ĐƯỢC SAO
CHÉP NGƯỢC TỪ KHUÔN CỦA ARN
7) TÍNH KHÔNG ỔN ĐỊNH CỦA ADN :
Do các tác nhân lí hóa của môi truờng ngoài hoặc do cấu trúc gen kém bền vững và những biến đổi
sinh lí nội bào mà cấu trúc ADN có thể bị thay đổi tạo thành các dạng đột biến gen
8) VAI TRÒ CỦA ADN :
Là nơi tích lũy , bảo quản thông tin di truyền
9) HOẠT ĐỘNG CỦA ADN :
-Tự sao trước khi có sự phân bào ( gian kì )
-Phân li và tổ hợp cùng với NST trong quá trình phân bào .
-Phiên mã khi có sự tổng hợp protêin trong tế bào
- Đột biến khi bị tác động của các tác nhân từ môi trường .
Những vấn đề cần nhớ về ARN
AXIT RIBÔNUCLÊIC( ARN)
1) CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CHUNG CỦA CÁC LOẠI ARN:
a)Cấu tạo chung của ARN : Phân tử ARN có cấu tạo đa phân gồm nhiều đơn phân là các ribônu .Mỗi
ribônu có cấu tạo bởi 3 thành phần chính là :
-Đường riboz
-Axit photphoric
-1 trong 4 loại bazơ nitric: A ,U ,G ,X ,ngoài ra còn gặp 1 số bazơ giả hiếm khác như Uridin giả ,
Ribôtimindin , Inozin , , tỉ lệ bazơ hiếm ở ARN nhiều hơn ở ADN .
* CẤU TRÚC BẬC 1 : phân tử ARN cấu tạo bởi 1 chuỗi poliribonuclêotit nối với nhau bởi liên kết
photphođieste.Các phân tử ARN thường chỉ là 1 chuỗi mạch đơn chứa khoảng từ 50 -6000 ribônu,
ngoài ra ở một số loài virut có ARN mạch kép .
* CẤU TRÚC BẬC 2:nhiều phân tử ARN có thể uốn cong và gấp khúc thành những dạng đặc biệt tạo
nên cấu trúc bậc 2 ( tARN ) .Ngoài ra còn có cấu trúc bậc 3.
b) Phân loại ARN :

- ARN di truyền : là ARN mang thông tin di truyền gặp ở đa số virus thực vật và một số thực khuẩn
thể .Dạng ARN có thể ở dạng mạch đơn hay mạch kép .
- ARN không di truyền : được tổng hợp từ ADN ,gồm 3 loại :
+ARN thông tin (mARN) :có cấu trúc mạch đơn kích thước không đồng nhất được tổng hợp từ
các gen cấu trúc hay gen điều hòa và dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin ,gồm khoảng từ 75 -3000
ribônu. mARN chiếm từ 5 -10% tổng số ARN của tế bào .
2
+ ARN vận chuyển(tARN) : là phân tử nhỏ chỉ có khoảng từ 73 -90 ribônu có cấu trúc bậc 3 có 3
chiều .Mỗi phân tử tARN chỉ liên kết tạm thời với 1 loại axit amin nhất định .Có trên 60 loại tARN
được phát hiện .tARN có đời sống tương đối dài ( có thể qua nhiều thế hệ tế bào ).
+ ARN riboxom(rARN): chiếm tới 80% tổng số ARN trong tế bào và là thành phần chủ yếu cấu
tạo thành các riboxom ngoài ra còn tìm thấy ở các bào quan như ti thể , lạp thể Được cấu tạo từ
160-13000 ribônu.
2) SINH TỔNG HỢP ARN (SAO MÃ ) - ĐIỀU KIỆN XẢY RA SINH TỔNG HỢP ARN :
a) Sinh tổng hợp ARN bằng cơ chế tự nhân đôi :
-Cơ chế này thường gặp ở virus ( tức là loại ARN di truyền )Phân tử ARN mới được tổng hợp theo cơ
chế tự sao dựa trên mạch khuôn là phân tử ARN cũ với sự xúc tác của enzim ARN- replicaz
b) Sinh tổng hợp ARN nhờ cơ chế sao mã :
-Cơ chế này xảy ra ở loại ARN không di truyền và dùng ADN làm khuôn.
-Diễn biến đọc kĩ ở sách giáo khoa lớp 11
-Năm 1977 người ta phát hiện ra ở sinh vật có nhân chuẩn sự mã hóa trên gen không liên tục mà bị
gián đoạn bởi những đoạn không bị mã hóa .Trên gen có 2 loại
+Exons: là phần được sao chép sang mARN
+Introns :là phần khồn được sao chép sang mARN
-Chính vì vậy sự tổng hợp ARN được diễn ra rtheo 2 bước :
+Trình tự ADN được sao chép nguyên văn sang ARN tạo thành phân tử ARN chưa có chức năng
tổng hợp prôtêin.
+Sau đó các introns trong ARN được tách rời ra và các exons nối liền với nhau tạo thành mARN
hoàn chỉnh có chức năng tổng hợp prôtêin .
c)Điều kiện để có tổng hợp ARN :

-Gen khởi động không bị ức chế .
-Có sự hiện diện của một số enzim đặc trưng như ARN -pholimeraza hoạt động
-Có sự hiện diện của các cation hóa trị 2 giúp cho enzim hoạt đông
-Cần có năng lượng ATP
Dạng toán về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền (Phần 1)
PHẦN 1 : ADN VÀ TỰ NHÂN ĐÔI ADN
ADN :
I)Cấu tạo chung:
- Theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều phân tử Nucleotit (Gọi tắt là Nu) . Mỗi Nucleotit
gồm có đường deoxyribôz , Axit photphoric và một Bazơ Nitric ( 1 trong 4 loại là
Adenin ; Timin ; Guanin ; Xitozin ; gọi tắt là A ; T ; G ; X ) . Mỗi mạch đơn ADN gồm
1 chuỗi polinucleôtit nối với nhau bởi các liên kết cộng hóa trị (hay liên kết
photphođieste).
- Mỗi một chuỗi đó gồm hai mạch đơn .Giữa 2 mạch đơn, các cặp
bazơ đối diện nối với nhau bằng các liên kết hyđro theo nguyên tắt bổ sung : một bazơ
bé của mạch này liên kết với một bazơ lớn của mạch đối diện. A liên kết với T bằng 2
liên kết hyđro ,G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô.
II) Một số dạng toán thường gặp :
1) Dạng toán về số lượng các Nucleotit trong mỗi gen :
a) Các công thức cần nhớ :
- Vì trong phân tử ADN ta luôn có : Adenin của mạch này liên kết với Timin của mạch
kia, Guanin của mạch này liên kết với Xitozin của mạch kia , nên : ;
( A;T;G;X là số lượng 4 loại Nu trong phân tử ADN).
- Từ đó ta có : và .
- Gọi lần lượt là số lượng các loại Nu trên mạch thứ nhất.
lần lượt là số lượng các loại Nu trên mạch thứ hai.
Ta có ; ; ;
3
=>
=>

- Số lượng Nucleotit trong phân tử :
- Số lượng Nucleotit trên mỗi mạch =
b) Các bài tập ví dụ:
Bài tập 1 : Một phân tử ADN có số lượng Nucleotit loại Xitozin là 700 và gấp đôi số
lượng Nucleotit loại Guanin. Tính số cặp Nucleotit trong phân tử ADN đó ?
Tóm tắt đề bài : ;
Giải : - Tính số Guanin :
=>
- Số cặp Nucleotit =
Bài tập 2 : Cho phân tử ADN có tất cả 620 Nucleotit. Số lượng Adenin trên mạch thứ
nhất gấp 3 lần số Adenin trên mạch thứ hai. Số Xitozin trên mạch thứ hai bằng một
nửa số Xitozin trên mạch thứ nhất. Tính số lượng mỗi loại Nucleotit trên mỗi mạch đơn
của phân tử ADN biết rằng có 50 Guanin trên mạch thứ nhất.
Tóm tắt đề bài :
Giải : - Từ suy ngay ra
- Mà => =>
=>
- Mặt khác =>
=> =>
=>
Đáp số : ; ; ;
c) Bài tập tự luyện :
Bài tập 3 : Một gen có tất cả 3400 Nucleotit. Trên mạch thứ nhất, số Adenin , Timin,
Guanin lần lượt là 305 ; 420 ; 700. Tính số lượng mỗi loại Nucleotit còn lại trên mỗi
mạch của gen?
2) Dạng toán về tỉ lệ % các Nucleotit :
a) Các công thức cần nhớ :
- là tỉ lệ % mỗi loại Nucleotit trong phân tử ADN.
- là tỉ lệ % của mỗi loại Nucleotit trên mạch thứ nhất so với mạch
thứ nhất.

- là tỉ lệ % của mỗi loại Nucleotit trên mạch thứ hai so với mạch
thứ hai.
- Dễ thấy : ; ;
4
- Lưu ý : Vì là tỉ lệ % của Adenin trên mỗi mạch đơn so với số lượng Nu trên
mỗi mạch đơn đó chứ không phải là so với số Nu toàn phân tử. Do đó :
;
(Nếu đề bài họ cho % Adenin của mạch thứ nhất là 30% mà không nói rõ là so với số
Nu mạch thứ nhất hay so với toàn phân tử thì bạn cứ áp dụng công thức như ở trên và
hiểu luôn là so với mạch thứ nhất đi:D).
- Một lưu ý nữa : Ta luôn có
b) Các bài tập ví dụ :
Bài tập 4 : Một gen có 15% Adenin. Tính tỉ lệ % của các loại Nucleotit còn lại trong gen
?
Tóm tắt đề bài : ;
Giải : - Dễ thấy
- Mặt khác ta luôn có : => =>
Bài tập 5 : Một gen có tích số tỉ lệ % giữa 2 loại Nucleotit không bổ sung là 4%. Biết
rằng số lượng loại Adenin lớn hơn loại Guanin. Tìm tỉ lệ % từng loại Nucleotit của gen?
Tóm tắt đề bài: Có thể coi 2 loại không bổ sung là Adenin và Guanin. =>
Giải : => ; Mặt khác ta luôn có
- Giải hệ : <=>
- Từ đó => ;
Bài tập 6 : Trên mạch thứ nhất của gen có 10% Adenin và 30% Timin. Gen đó có 540
Guanin. Tính số Nucleotit của gen ?
Tóm tắt đề bài : ; ; ;
Giải : - Dễ dàng suy ra luôn :
=>
- Mà => . Kết hợp với G=540
=>

c) Bài tập tự luyên :
Bài tập 7 : Trên mạch thứ nhất của gen có chứa A, T, G, X lần lượt có tỉ lệ là 20% :
40% : 15% : 25%. Tìm tỉ lệ từng loại nuclêôtit của mạch thứ hai và tỉ lệ từng loại
Nucleotit của gen nói trên ?
3) Dạng toán liên quan đến chiều dài , khối lượng , chu kì xoắn của gen :
a) Các công thức cần nhớ :
- Mỗi cặp Nucleotit có độ dài => Chiều dài gen là
- Mỗi Nucleotit có khối lượng là 300(dv.C) => Khối lượng của gen là
- Cứ 10 cặp Nucleotit tạo thành 1 vòng xoắn => Chu kì xoắn (số vòng xoắn) của gen :
b) Các bài tập ví dụ :
Bài tập 8 : Cho 1 gen có số Nucleotit là N. Lập biểu thức liên hệ giữa chiều dài và khối
lượng gen, giữa khối lượng và chu kì xoắn và giữa chiều dài và chu kì xoắn của gen.
5
Giải : - Có => (1)
- => (2)
- => (3)
Từ (1) (2) (3) => <=> (4)
<=> (5)
<=> (6)
Bài tập 9 : Một gen có 80 vòng xoắn. Tính chiều dài và khối lượng của gen đó ?
Tóm tắt đề bài : ;
Giải : - Áp dụng công thức : =>
- Vậy chiều dài gen là :
- Khối lượng gen :
Cách 2 : Dùng công thức (5) và (6) ở bài tập 7 là có thể ra luôn. Tuy nhiên nếu trí
nhớ của bạn không tốt thì cũng không nên nhớ mấy công thức đó mà chỉ cần tuần tự
giải như trên là ổn rồi :D
Bài tập 10 : Mạch đơn thứ nhất của một gen có chiều dài . Hiệu số giữa số
Guanin trên gen với 1 loại Nucleotit nào đó bằng 10% số Nucleotit của gen. Tính số
lượng từng loại Nucleotit của gen ?

Tóm tắt đề bài : - (chiều dài mạch đơn thứ nhất thực
chất là chiều dài gen)
- Hiệu số giữa số Guanin với 1 loại Nucleotit nào đó : Ta có thể hiểu
là G-A, vì hiệu số giữa G và X là 0 (vô lí) . Còn hiệu số giữa G và T thì chính là hiệu
giữa G và A. Vậy :

Giải : - =>
=> => Giải hệ :
<=>
c) Bài tập tự luyện :
Bài tập 11 : Một gen dài có số Nucleotit loại Xitozin là 150.
1) Tính khối lượng và số vòng xoắn của gen ?
2) Xác định số lượng và tỉ lệ mỗi loại Nucleotit ?
3) Trên mạch thứ nhất của gen có số Timin là 450 và số Guanin là 30. Tính số
Nucleotit từng loại mỗi mạch ?
4) Dạng toán liên quan đến các loại liên kết hoá học trong gen :
a) Các công thức cần nhớ :
- Liên kết hoá trị là liên kết giữa đường và Axit Photphoric, là liên kết nối giữa các
Nucleotit với nhau.
+ Trên 1 mạch . Số Nucleotit là => Số liên kết hoá trị trên 1 mạch :
+ Tổng số liên kết hoá trị nối giữa các Nucleotit trong cùng một mạch là :
+ Trong cả phân tử , tổng số liên kết hoá trị là :
6
- A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđro ,G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô. Vậy số
liên kết Hidro là :
b) Các bài tập ví dụ :
Bài tập 12 : Một gen có 5998 liên kết hoá trị và 4050 liên kết Hidro. Tính số lượng từng
loại Nucleotit trên gen ?
Tóm tắt đề bài : số liên kết hoá trị :
số liên kết Hidro : =>

Giải : =>
- Giải hệ : =>
c) Bài tập tự luyện :
Bài tập 13 : Số liên kết Hidro giữa 2 mạch đơn của phân tử ADN là . Phân tử ADN
này có số cặp Nucleotit G-X nhiều gấp 2 lần số cặp A-T.
1) Tính số lượng từng loại Nucleotit của phân tử ADN ?
2) Tính khối lượng , chiều dài , số vòng xoắn và số liên kết hoá trị của phân tử ADN ?
Bài tập 14 : Mạch đơn thứ nhất của gen dài và có tỉ lệ
Adenin:Timin:Guanin:Xitozin là 15%:30%:30%:25% .
1) Tính tỉ lệ A:T:G:X của mạch thứ hai ? Tỉ lệ từng loại Nucleotit trên gen đó ?
2) Tính số liên kết Hidro và liên kết hoá trị của gen đó ?

B.) SỰ TỰ NHÂN ĐÔI ADN ( TỰ SAO , SAO CHÉP , TÁI BẢN ) :
I) Lý thuyết chung :
- ADN có khả năng tự nhân đôi để tạo thành 2 phân tử ADN con giống hệt nhau và
giống phân tử mẹ. ADN được sao chép theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo
toàn và theo cơ chế nửa gián đoạn (một mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch kia
được tổng hợp gián đoạn.
- Ở sinh vật nhân sơ E.Coli : Khi bắt đầu sao chép, phân tử ADN tách ra tạo
thành hai mạch đơn trong đó một mạch có đầu 3'-OH còn mạch kia có đầu 5'-P. Enzim
ADN polimeraza chỉ có thể bổ sung Nucleotit vào nhóm 3'_OH , do vậy khi sao chép,
một mạch mới dựa vào mạch khuôn có đầu 3'_OH thì được hình thành liên tục. Mạch
thứ hai được hình thành từng đoạn theo hướng ngược lại, sau đó các đoạn này được nối
lại với nhau nhờ enzim nối. Các đoạn này được gọi là đoạn Okazaki.
- Ở sinh vật nhân chuẩn : Tế bào của sinh vật nhân chuẩn có nhiều phân tử ADN
là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polinucleotit được sao chép ngược chiều nhau. Sự sao
chép của ADN bắt đầu từ một điểm trên ADN. ADN tháo xoắn hình thành các vòng sao
chép. Sự sao chép ADN diễn ra ở nhiều vòng sao chép và trên nhiều phân tử ADN.
II) Một số dạng toán thường gặp :
1) Số Nucleotit và từng loại Nucleotit được tạo thành :

a) Các công thức cần nhớ :
- Sau k đợt tự nhân đôi ADN thì số phân tử ADN con là :
- Tổng số Nucleotit của các phân tử ADN con :
- Tổng số mỗi loại Nucleotit của các phân tử ADN con : ; ;
;
- Số phân tử ADN con mà cả hai mạch đều mới: (Vì trong số các phân tử ADN con
tồn tại 2 mạch ban đầu).
- Số liên kết Hidro hình thành :
- Số liên kết hóa trị được hình thành :
7
- Nói chung mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ quá trình tự nhân đôi đều giống phân
tử ADN ban đầu , từ thành phần từng loại Nucleotit cho đến khối lượng , chiều dài , số
vòng xoắn , các liên kết hoá học
b) Các bài tập ví dụ :
Bài tập 15 : Một gen tự sao liên tiếp tạo ra các gen con có tổng số mạch đơn gấp 16 lần
số mạch đơn ban đầu của gen. Hãy xác định số lần tự nhân đôi của gen ?
Giải : - Tổng số mạch đơn gấp 16 lần số mạch đơn ban đầu => Gen này tự nhân đôi
liên tiếp tạo ra 16 gen con.
- Theo công thức : Sau k lần tự nhân đôi thì số gen con là :
=> => . Vậy gen tự nhân đôi 4 lần.
Bài tập 16 : Một gen có 120 chu kì xoắn và có 3100 liên kết Hidro. Gen này tự nhân đôi
tạo thành 2 gen con. Tính số lượng từng loại Nucleotit sau khi gen này tự nhân đôi.
Tóm tắt đề bài : ; ;
Giải : - Số Nucleotit của gen ban đầu là : =>
- Sau khi gen tự nhân đôi , tổng số Nucleotit và số liên kết Hidro được hình
thành lần lượt là : 4800 và 6200.
- Ta có hệ : => với A' , T' , G' , X' là các
loại Nucleotit sau khi gen tự nhân đôi.
Cách 2 : Ta có thể tính số lượng từng loại Nucleotit của gen ban đầu trước rồi từ
đó ra số lượng từng loại Nucleotit sau khi gen tự nhân đôi.

c) Bài tập tự luyện :
Bài tập 17 : Một gen dài sau những lần tự nhân đôi liên tiếp tạo ra một số gen
con. Trong đó số gen con mà cả hai mạch đơn đều mới là 6 . Tính số liên kết hoá trị
được hình thành ?
Bài tập 18 : Một gen tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành được 3800 liên kết
Hidro. Trong số các liên kết đó, liên kết Hidro của các cặp G-X nhiều hơn liên kết của
các cặp A-T là 1000.
a) Tính chiều dài của gen ban đầu ?
b) Gen ban đầu tự nhân đôi liên tiếp 3 đợt. Tính số lượng từng loại Nucleotit sau đó ?
2) Dạng toán về nguyên liệu môi trường cần cung cấp cho quá trình tự nhân đôi:
a) Các công thức cần nhớ :
- Số Nucleotit môi trường cần cung cấp = Số Nucleotit của các phân tử ADN con - Số
Nucleotit ban đầu
Vậy số Nucleotit môi trường nội bào cần cung cấp là :
- Tương tự số lượng từng loại Nucleotit môi trường cần cung cấp là :
- Số liên kết Hidro bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi :
b) Các bài tập ví dụ :
Bài tập 19 : Trên một mạch của gen có 10% Timin và 30% adenin. Hãy cho biết tỉ lệ
từng loại Nucleotit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi là bao nhiêu?
Tóm tắt đề bài : ;
Giải : -Ta có :
- Mà : =>
8
- Trong quá trình tự nhân đôi, tỉ lệ từng loại Nucleotit môi trường cung cấp
bằng tỉ lệ từng loại Nucleotit của gen ban đầu.
=> Tỉ lệ Adenin:Timin:Guanin:Xitozin môi trường cần cung cấp :
20%:20%:30%:30%
Bài tập 20 : Một gen tự nhân đôi 3 lần . Tổng số liên kết Hidro trong các gen con là
23712 . Gen có tỉ lệ . Tính số lượng từng loại Nucleotit môi trường nội bào cung
cấp ?

Tóm tắt đề bài : ; ; ;
Giải : - Số liên kết Hidro trong gen ban đầu là : =>
- Ta có hệ : =>
=> Số lượng từng loại Nucleotit môi trường cung cấp :

Bài tập 21 : Một gen nhân đôi một số lần đã sử dụng 5796 Nucleotit tự do, trong đó có
1449 Guanin. Biết chiều dài của gen bằng .
- Xác định số lần tự nhân đôi của gen ?
- Tính số liên kết Hidro của gen nói trên ?
Tóm tắt đề bài : ; ; ;
Giải : - Số Nucleotit của gen : =>
- Có : => =>
=> Vậy gen tự nhân đôi 2 lần.
- Tỉ lệ của Guanin cung cấp so với số Nucleotit môi trường cung cấp chính là tỉ
lệ của Guanin trên gen.
=> . Mà
=> Số guanin trong 1 gen : =>
- Số liên kết Hidro :
c) Bài tập tự luyện :
Bài tập 22 : Một gen có số Nucleotit loại Adenin là 200 và chiếm 20% tổng số Nucleotit
của gen. Khi gen tự sao 3 lần thì số Nucleotit loại Guanin môi trường cần cung cấp là
bao nhiêu ?
Bài tập 23 : Một gen có 15% Guanin nhân đôi 2 lần và đã nhận của môi trường 1260
Adenin.
Khối lượng của gen nói trên bằng bao nhiêu ?
Bài tập 24 : Một gen nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 10500 Nucleotit,
trong đó riêng loại Adenin nhận của môi trường 1575 . Tỉ lệ phần trăm từng loại
Nucleotit của gen là bao nhiêu?
Bài tập 25 : Một gen khi tự nhân đôi thành 2 gen con đã lấy từ môi trường 525 Timin.
Tổng số Nucleotit của 2 gen con là 3000.

a) Tìm số Nucleotit mỗi loại cần dùng cho quá trình tự nhân đôi ?
b) Nếu trải qua 3 lần tự sao thì môi trường cần cung cấp bao nhiêu Nucleotit mỗi loại ?
Trong số gen con tạo thành có bao nhiêu gen con mà cả 2 mạch đều mới ?
9
c) Số liên kết Hidro bị phá vỡ ? Số liên kết hóa trị hình thành ?
Công thức "nấu" một bài toán lai thường gặp
1. Sơ chế:
Nguyên liệu đầu vào là các số liệu mà phép lai cho, có thể ở dạng số liệu chính xác (305,
41 ), tỉ lệ (9:6, ), phần trăm (45%, 5% ) Nhưng xử lý cái gì? Bạn phải xét xem có
bao nhiêu tính trạng đang được đề cập đến trong bài, có thể 1, 2, 3 thường gặp nhất là
2. Và cũng như khi xử lý các nguyên liệu nấu ăn, bạn phải xử lý từng thứ một, tức là
từng tính trạng một. Với những tính trạng riêng rẽ này, bạn phải suy được:
- Tính trạng do 1 hay 2 gen quy định và xác định kiểu gen tương ứng của cơ thể lai: tùy
vào số tổ hợp ở đời con của từng phép lai và tính trội lặn hoàn toàn hay không hoàn
toàn ở thế hệ lai:
+ Phép lai hai cá thể dị hợp (thường là cho F1 giao phối với nhau) cho số tổ hợp không
quá 4 thì thường do 1 gen quy định; số tổ hợp hơn 4 nhưng không quá 16 thường do 2
gen quy định
+ Phép lai phân tích F1: nếu cho số tổ hợp không quá 4 nhưng không phải 1:1, lúc này
lại do 2 gen quy định
+ Lai với 1 cá thể bất kì: số tổ hợp tối đa khi lai hai cá thể dị hợp với nhau, từ đó có thể
loại trừ các khả năng không đúng. VD khi lai hai cá thể bất kì về tính trạng A mà cho
con tới 8 tổ hợp thì chắc chắn tính trạng do 2 gen quy định, trong đó 1 cá thể dị hợp cả
2 gen, 1 cá thể dị hợp 1 gen (thường là dị hợp và đồng hợp lặn gen còn lại)
- Gen này có gây chết không: Dấu hiệu của kiểu này là số tổ hợp ở đời con không chẵn,
có thể là 3, 7, thay vì 4, 8 Đây là 1 dấu hiệu ít gặp nhưng vẫn phải nghĩ đến.
- Sự di truyền của tính trạng có liên quan đến giới tính hay gen trong tế bào chất hay
không?
+ Nếu phép lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau thì tính trạng hoặc chịu ảnh hưởng
của gen tế bào chất, hoặc chịu ảnh hưởng của giới tính. Thông thường, nếu do gen

trong tế bào chất thì ở đời con không có sự phân ly theo giới tính, sự khác nhau duy
nhất là từ vai trò của bố mẹ đời đầu. Khi sự phân ly có khác nhau ở hai giới, cần đặt giả
thuyết là gen nằm trên NST giới tính (vùng tương đồng hoặc không tương đồng), gen
phụ thuộc giới tính hoặc chịu ảnh hưởng của giới tính Nghĩa là có sự tham gia của
NST giới tính!
+ Nếu không có phép lai thuận nghịch, sự phân ly tính trạng có khác nhau ở hai giới thì
chắc chắn có liên quan đến giới tính. Nếu tính trạng do 2 gen quy định thì có thể 1
trong 2 gen đó nằm trên NST giới tính
2. Chế biến - phối hợp:
Khi xử lý xong nguyên liệu, cái nào ra cái nấy, tức là sự di truyền của từng tính trạng là
thông suốt, việc cần làm là phối hợp để tìm ra mối quan hệ giữa chúng với nhau.
- Đầu tiên là nhân thử các tính trạng, xem mối quan hệ giữa chúng là gì. VD: hai tính
trạng (1) có tỉ lệ 3:1 và (2) có tỉ lệ 1:1. Nếu là phân ly độc lập thì tỉ lệ hai tính trạng phải
là 3:3:1:1 Nếu không phải, phải nghĩ đến việc các gen này có sự di truyền liên kết với
nhau.
- Nếu là liên kết hoàn toàn, sẽ có hiện tượng cặp tính trạng luôn đi với nhau, và số tổ
hợp ở đời con (của 2 tính trạng) luôn rất hạn chế (ý nghĩa của liên kết hoàn toàn là
giảm số biến dị tổ hợp, giúp các nhóm gen luôn di truyền với nhau). Nhưng nếu chúng
cho ra nhiều loại tổ hợp nhưng tỉ lệ không giống phân ly độc lập thì nguyên nhân là do
xảy ra hoán vị gen.
10
- Hoán vị gen đơn giản nhất là 1 gen quy định 1 tính trạng, khi đó, ta thường lưu ý đến
tỉ lệ hai tính trạng lặn. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 25% thì sẽ là liên kết đồng, tức là dạng
, còn nếu nhỏ hơn 25% thì thường là liên kết đối, tức là dạng . Xác định được
điều này giúp chúng ta xác định tỉ lệ hoán vị gen dễ dàng hơn.
- Hoán vị gen phức tạp hơn đó là 1 gen quy định 1 tính trạng nhưng tính trạng còn lại
do hai gen quy định, tương tác với nhau theo 1 cách nào đó (mà ta đã biết nhờ khâu sơ
chế phía trên!). Khi đó, cách "nhanh" nhất và cũng là đúng nhất đó là ngồi thử!
Thường cũng chỉ phưc tạp đến độ vừa có di truyền độc lập, vừa có hoán vị gen. Còn
khó hơn, 1 là ít gặp, 2 là thường ở mức HSG, ít liên quan đến thi tốt nghiệp và đại học.

- Cũng cần lưu ý đến tần số hoán vị gen khác nhau ở hai giới. Điều này ít gặp ở các loài
thông thường, chỉ cần lưu ý khi đề bài nói đến. Nhưng có 1 loài mà ta cần thận trọng
(giống nấm độc, cần thận trọng!) đó là ruồi giấm. Khi nhắc đến loài này trong bài mà
lại có sự hoán vị gen, phải định hướng trong đầu là hoán vị chỉ xảy ra ở con cái (cái này
có nêu trong sgk nên khả năng động đến là rất cao).
3. Nếm và nêm gia vị.
Đây là 1 khâu rất thú vị khi thưởng thức thành quả! Tên gọi thông thường của khâu
này là quy ước gen và lập sơ đồ lai (thường việc quy ước gen phải bắt đầu từ trên đối
với bài toán rắc rối). Theo đúng những gì đã làm, viết sơ đồ lai. Có thể bạn chỉ suy luận
được đến vậy, còn có nhiều khả năng xảy ra. Khi đó bạn cần làm ra nháp trước, để xem
khả năng nào đúng thì mới viết vào bài làm, còn lại có thể loại đi. Khâu này cần khả
năng tốc kí.
Nhưng nếu khi nếm thấy không vừa miệng, tức là không giống với những gì đề ra. Khi
này phải thống kê lại từ đầu xem mình thiếu sót những gì, khâu nào, tính toán lại cẩn
thận. Đặc biệt đừng cuống rồi đổ hết nồi thức ăn đi nhé!
4. Bí quyết cho món ăn nhanh và ăn tiệc.
- Ăn nhanh được hiểu là thi trắc nghiệm. Khi đó, bài không khó, thường chỉ dừng lại ở
nửa bước thứ hai là hoàn thiện. Quy luật di truyền chi phối không phức tạp, thường chỉ
động đến 2 quy luật là nhiều. Có 1 bài toán dạng cho hai con kiểu gen xác định, VD
AABbCcdd x AabbCCDd và xác định sự phân ly ở đời con. Quy luật ở đây là phân ly
độc lập của các tính trạng, chỉ cần xét sự phân ly riêng rẽ và nhân chúng lại với nhau là
xong.
1 mẹo nhỏ đó là nếu liên kết đối, dạng x và ở ruồi giấm (hoán vị gen chỉ xảy ra ở
1 giới là giới cái) thì dù tần số hoán vị gen là bao nhiêu đi nữa, sự phân ly ở đời con
luôn là 1A-bb: 2A-B-: 1aaB- (không tin thử lại coi!)
- Ăn tiệc, nghĩa là thi tự luận (dù không nhiều). Theo kinh nghiệm bản thân thì việc tìm
ra quy luật di truyền chi phối quan trọng hơn rất nhiều so với việc viết đúng sơ đồ lai
(nhưng đừng bỏ bước này đi nhé) Do vậy đừng quá lo việc viết sơ đồ lai. Hãy trình bày
cẩn thận rõ ràng những bước tìm ra quy luật di truyền để người chấm dễ nhận ra (và
không để ý những phần sai sót quá mức), cuối cùng viết sơ đồ lai coi như tổng kết.



*CÁCH TÍNH TẦN SỐ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ALEN:
11
1) Nếu đề bài đã cho biết rõ tỉ lệ kiểu gen (lúc này ta không cần chú ý là quần thể có cân
bằng hay không )
xAA : yAa : zaa
-Tần số tương đối của alen A = x+
- Tần số tương đối của alen a = z +
* Ví dụ : cho quần thể với các tỉ lệ kiểu gen như sau 40% AA : 20% Aa : 40%aa
suy ra tần số tương đối của các alen như sau
-Tần số tương đối của alen A=0.4 + =0.5
-Tần số tương đối của alen a=0.4 + =0.5
2)Đề bài cho biết tỉ lệ kiểu hình lặn (lúc này quần thể phải cân bằng mới có thể giải
được).
Quần thể cân bằng ta có tỉ lệ kiểu gen như sau
AA : 2(pq)Aa : aa và p + q =1
-Biết tỉ lệ kiểu hình lặn suy ra q
- Suy ra p=1 - q
- Vậy tần số tương đối của alen A = p
tần số tương đối của alen a = q
* Ví dụ : quần thể cân bằng có tất cả 400 cây trong đó cây quả chua là 100 cây .Biết
tính trạng quả chua là lặn so với tính trạng quả ngọt hãy tìm tần số tương đối của mỗi
alen.
A : quy định tính trạng quả ngọt
a : chua
Cây quả chua có kiểu gen đồng hợp lặn aa chiếm 25% =0.25
Suy ra tần số tương đối của alen a=0.5
tần số tương đối của alen A=1-0.5=0.5
TÌM TỈ LỆ KIỂU GEN VÀ TỈ LỆ KIỂU HÌNH CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ

(QUA NHIỀU THẾ HỆ TỰ THỤ PHẤN)
Đối với dạng bài tập này ta chỉ cần tìm tỉ lệ kiểu gen sau đó sẽ nhanh chóng suy ra tỉ lệ
kiểu hình (dựa vào tỉ lệ kiểu gen) vì vậy chúng ta chỉ tìm hiểu phương pháp tìm tỉ lệ
kiểu gen .
1) Nếu đề bài chỉ yêu cầu kiểu gen dị hợp (quần thể ban đầu chỉ có kiểu gen dị hợp )-
đây là trường hợp đơn giản nhất.
Quần thể ban đầu có kiểu gen Aa tự thụ phấn qua n thế hệ ta có tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa
ở thể hệ thứ n là
Tỉ lệ của AA =aa =
*Ví dụ :tìm tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn
Lúc đó tỉ lệ kiểu gen Aa= =12.5%
2)Nếu quần thể ban đầu có kiểu gen phứt tạp hơn và đề bài yêu cầu tìm tỉ lệ của các
kiểu gen sau n thế hệ tự thụ:
Quần thể ban đầu có tỉ lệ như sau xAA : yAa : zaa
Nếu cho tự thụ phấn qua n thế hệ ta sẽ có tỉ lệ như sau
- Tỉ lệ của Aa = y
- Tỉ lệ của AA = x + (1- )
12
- Tỉ lệ của aa = z + (1- )
*Ví dụ : trong quần thể có tỉ lệ các kiểu gen là 0.6 AA : 0.3 Aa : 0.1aa hãy tìm tỉ
lệ kiểu gen qua 3 lần tự thụ phấn
-tỉ lệ kiểu gen Aa = 0.3 x =3.75%
-tỉ lệ kiểu gen aa = 0.1+ 0.15 x (1- )=23.125%
-tỉ lệ kiểu gen AA=0.6 + 0.15 x ( 1- ) =73.125%
Phương pháp giải bài tập di truyền quần thể
Tác giả: hoaculi đưa lên lúc: 21:02:56 Ngày 02-02-2008
Phương pháp giải bài tập di truyền quần thể
(Những công thức cơ bản)
* Cấu trúc quần thể nội phối( tự thụ phấn, giao phối cận huyết ) sau n thế hệ:
- Về mặt tỉ lệ: Nếu P: 100% Aa thì Fn cho tỉ lệ kiểu gen là:

AA : Aa : aa
- Về mặt số lượng: Nếu P: 1 Aa thì Fn cho:
AA : Aa : aa
* Nếu cấu trúc quần thể có dạng: x AA : y Aa : z aa ( x+y+z = 1) thì :
+ Tần số alen A: p =
+ Tần số alen a: q =
* Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi xảy ra ngẫu phối( giao phối ngẫu nhiên) và cấu
trúc quần thể khi ở trạng thái cân bằng là:
: : ( p + q = 1)

Tần số alen quần thể
Với một quần thể bất kì với thành phần kiểu gen:
AA ; Aa ; aa.
Tổng số cá thể của quần thể là n.
Khi đó, gọi f(A), f(a) lần lượt là tần số alen A,a; f(AA), f(Aa), f(aa) lần lượt là tần số
kiểu gen AA, Aa, aa tính theo công thức:
Tần số kiểu gen bằng tỉ lệ một kiểu gen trên tổng số kiểu gen có thể có trong quần thể.
Ta có:
f(A) = = + = f(AA) + f(Aa) = p(A)
Tương tự, f(a) = f(aa) + f(Aa) = q(a)
* Khi đề bài cho một quần thể và hỏi quần thể đó có cân bằng không, thì việc của bạn
không phải là xem p+q có bằng 1 hay không, mà sau khi tính được p(A) và q(a) thì bạn
phải xem f(AA) có bằng hay không; f(Aa) có bằng 2pq hay không và f(aa) có bằng
hay không. Nếu bằng thì quần thể cân bằng và ngược lại.
* Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể:
- Nếu 1 quần thể không cân bằng thì sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, quần thể sẽ
có thành phần kiểu gen: (AA) + 2pq(Aa) + (aa)
- Nếu quần thể tiếp tục giao phối ngẫu nhiên thì các thế hệ kế tiếp không những tần số
alen không đổi mà tần số các kiểu gen cũng được duy trì ổn định. Đó được gọi là trạng
thái cân bằng của quần thể.

13
- Quy luật Hacdi-Vanberg cũng áp dụng cho gen trên NST giới tính. Tuy nhiên khác
với gen trên NST thường, trạng thái cân bằng di truyền của quần thể không được thiết
lập ngay sau một thế hệ. Vì NST Y không mang gen, ta có:
f( Y) = p(A); f( Y) = q(a)
Tần số các kiểu gen ở phần các cá thể cái:
(AA) + 2pq(Aa) + (aa)
Bài 17
Cho chuột đực lông xám giao phối với chuột cái lông vàng ở nhận được tỉ lệ phân
tính 3 lông vàng:3lông xám:1 lông kem:1 lông đen. Chuột bố mẹ có kiểu gen:
Chọn một đáp án dưới đây
A. AaBb x AAbb B. AABb x AaBb
C. AaBb x Aabb D. AaBb x AaBB
-Từ đề bài => tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ
9:3:3:1 Các gen phân li độc lập, F1 cho tỉ lệ 3:3:1:1 = (3:1)x(1:1) nên nếu gọi 2 cặp gen
chi phối tính trạng màu lông là A,a,B,b thì sơ đồ lai cho từng cặp gen phải là Aa x Aa
và Bb x bb => chọn C
-C2: F1 có 8 tổ hợp, vậy đây là phép lai giữa một cá thể dị hợp cả hai gen AaBb
(đáp án nào cũng có) và một cá thể khác dị hợp một gen->loại A. Không cần thực hiện
phép lai, ta thấy đề bài không quy ước gen nên B và D có vai trò như nhau (khi thay
A/a bằng B/b ta có B thành D), Vậy đáp án đúng chỉ có thể là C.
Nếu ngồi viết sơ đồ lai, ta có:
P: AaBb x Aabb
F1:
Ab ab
AB AABb AaBb
Ab AAbb Aabb
aB AaBb aaBb
ab Aabb aabb
Tổng hợp lại: 3A-B-; 3A-bb; 1aaB-; 1aabb. Thỏa mãn đkiện đề bài. C đúng

Các phương pháp lai giống
Các phương pháp lai giống
1. Lai cùng dòng( tự̣ thụ̣ phấn, giao phối cận huyết):
a.Hiện tượng thóai hóa giống:
-Khi tự thụ phấn, giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì sức sống đời sau giảm dần,
sinh trưởng, phát triển chậm, bộc lộ nhiều tính trạng xấu.
b.Nguyên nhân:
-Khi tự thụ phấn, giao phối cận huyết liên tục thì tỉ lệ dị hợp ngày càng giảm, tỉ lệ đồng
14
hợp ngày càng tăng, các gen lặn có hại có cơ hội được biểu hiên.
c.Vai trò của lai cùng dòng:
- Duy trì và củng cố các đặc tính tốt của giống.
- Tạo ra các dòng thuần chủng. Dòng thuần là cơ sở cho các phép lai giống.
- Tạo nên các dạng đồng hợp tử. Trong dạng đồng hợp tử̉, tính trạng tốt hay xấu đều
được biểu hiên. Nhờ đó, con người vừa kiểm tra được kiểu hình, vừa đánh giá được
thành phần kiểu gen.
2. Tạo giống bằng biến dị tổ hợp:
- Cho giao phấn giữa hai giống khác nhau để tạo ra biến dị tổ hợp. Sau đó, cho tự thụ
phấn / lai gần để tạo dòng thuần chủng. Dòng thuần chủng mang đặc tính phù hợp sẽ
được chọn để làm giống.
3. Lai khác dòng - Ưu thế lai:
a.Ưu thế lai:
- Khi lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thì các con lai ở đời F1 có sức
sống cao, sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, đó là ưu thế lai.
- Ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. Đáng chú ý, ưu thế lai biểu
hiện rõ nhất khi lai khác dòng.
b. Nguyên nhân: ( cơ sở di truyền học của ưu thế lai)
- Hiện nay, tồn tại 3 giả thuyết giải thích về hiện tượng này:
+ Giả thuyết về trạng thái dị hợp:
P AABBDD x aabbdd

F1 AaBbDd
trong F1, các gen lặn có hại không được biểu hiện vì bị gen trội lấn át.
+ Giả thuyết cộng gộp của các gen trội có lợi:
P AABBdd x aabbDD
F1 AaBbDd
trong F1 có 3 gen trội có lợi, còn bố hay mẹ chỉ có 1 đến 2 gen trội có lợi.
+ Giả thuyết siêu trội:
P AA x aa
F1 Aa
AA < Aa > aa
trong F1 có sự tương tác giữa hai alen khác nhau của cùng một lô cut. Do đó có ưu thế
lai.
4. Lai kinh tế - lai cải tiến :
- Lai kinh tế: là phép lai giữa hai giống thuần chủng khác nhau, con lai F1 có ưu thế lai.
Con lai F1 được dùng làm thương phẩm, không dùng làm giống.
- Lai cải tiến: là phép lai giữa một giống tốt( thường là giống ngoại) lai liên tiếp nhiều
đời với con nái địa phương nhằm cải tiến giống nái địa phương.
-Trong phép lai cải tiến, bước đầu tạo trạng thái dị hợp nhằm tạo ưu thế lai. Về sau, tạo
trạng thái đồng hợp tử nhằm củng cố đặc tính tốt của giống.
5.Lai khác thứ:
- Khi lai hai thứ thuần chủng khác nhau, con người có thể tạo ra ưu thế lai, đồng thời
có thể tạo nên giống mới.
- Chú ý: Khi lai 2 thứ khác nhau có thể tạo ra giống mới.
Lai 2 giống khác nhau chỉ tạo ra giống lai -> dùng làm thương phẩm.
6. Lai xa:
15
- Là phép lai giữa hai dạng thuộc các loài( hoặc chi, họ) khác nhau.
a.Những khó khăn khi lai xa:
- Ở thực vật, hạt phấn không nảy mầm trên bầu nhụy của hoa khác loài, hoặc nảy mầm
nhưng kích thước ống phấn không phù hợp dẫn đến không thể thụ tinh.

- Ở động vật, do cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, tập tính sinh sản khác nhau mà
chúng không giao phối với nhau.
- Khó khăn lớn nhất là về mặt di truyền ở nhiều mức độ:
+ Hai loài khác nhau, có bộ NST khác nhau nên không thể kết hợp được với nhau
trong thụ tinh ,
+ Hoặc thụ tinh thì hợp tử không sống,
+ Hoặc sống thì bất thụ.
b.Biện pháp khắc phục bất thụ do lai xa:
- Dùng biện pháp đa bội hóa làm cho trong tế bào có chứa các cặp NST tương đồng, tạo
thuận lợi cho quá trình giảm phân hình thành giao tử nên thể tứ bội hữu thụ.
- Cơ thể chứa 2 bộ NST của hai loài khác nhau được gọi là thể song nhị bội.
c.Ứng dụng của lai xa:
- Lai xa kết hợp đa bội hóa tạo ra nhiều giống mới có giá trị: lúa mì, khoai tây đa bội
cho năng suất cao.
7.Lai tế bào sinh dưỡng:
- Khi nuôi tế bào của 2 loài khác nhau trong một môi trường, người ta nhận thấy có sự
kết hợp ngẫu nhiên giữa hai loại tế bào tạo tế bào lai.
- Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích tế bào lai có thể phát triển thành cơ thể mới.
- Tế bào động vật cũng có sự kết hợp này nhưng không sống.
- Để tăng tỉ lệ kết hợp, người ta dùng 1 trong 3 cách xúc tác sau:
+ Virus Xende
+ Polietilen glicol
+ Xung điện
16

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×