Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận phát triển cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.96 KB, 24 trang )

Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển cộng đồng là một tiến trình dài hướng tới sự phát triển kinh tế - xã
hội, môi trường của cộng đồng. Sự phát triển cộng đồng có thể đạt được bằng
nhiều con đường, trong đó có con đường bền vững nhất, văn minh nhất chính là
con đường đầu tư vào con người - những thành viên trong cộng đồng để họ có đủ
năng lực, kỹ năng quản lý vấn đề và cách giải quyết vấn đề bằng nội lực kết hợp
với sự hỗ trợ trong khuôn khổ chung của Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế.
Mục tiêu của phát triển cộng đồng trước hết là mục tiêu con người chứ không
phải là những tiến bộ về mặt vật chất mà không đi kèm với sự phát triển khả năng
của con người và định chế của xã hội thì đó là sự phát triển hời hợt, tạm bợ. Trong
đó, mục tiêu cụ thể của phát triển cộng đồng là những cải tổ/những thay đổi tức thì
mà phát triển cộng đồng phải đạt được. Mục tiêu tổng thể là những thay đổi có tính
hệ thống mà chúng ta cần đạt được trong quá trình phát triển cộng đồng. Và mục
tiêu chiến lược nhằm: Cải thiện và san bằng về mặt vật chất cũng như tinh thần của
người dân thông qua những chuyển biến, tiến bộ, phát triển xã hội; Củng cố thiết
chế xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho những chuyển biến và sự tăng trưởng;
Bảo đảm sự tối đa của người dân vào tiến trình phát triển.
Từ những cách nhìn nhận như vậy, ta có thể thấy ý nghĩa của cộng đồng được
xem xét dưới các khía cạnh sau đây:
An sinh của người dân: mọi người đều có quyền được phát triển, có công ăn
việc làm, đảm bảo cuộc sống có nhân phẩm và giá trị, được tôn trọng và bảo vệ.
Công bằng xã hội: Mọi người đều có quyền, cơ hội như nhau để thỏa mãn nhu
cầu cơ bản và giữ gìn những giá trị nhân phẩm của mình. Công bằng xã hội đòi hỏi
phân bố tài nguyên và quyền lấy quyết định trong xã hội.
Tinh thần cộng đồng và trách nhiệm xã hội: Chúng ta tin rằng con người với tư
cách là một thành tố cộng đồng và xã hội, không chỉ quan tâm đến cá nhân mình
mà còn có trách nhiệm với cộng đồng và cùng nhau giải quyết các vấn đề và nhu
cầu chung.
1


Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
Chính vì ý nghĩa đó, đồng thời vận dụng triết lý tham dự (huy động sự tham gia
của người dân trong tiến trình phát triển cộng đồng) nên khi nhận thấy thực trạng ô
nhiễm môi trường nông thôn ngày càng cấp bách và cụ thể là sự ô nhiễm môi
trường tại các xã miền núi huyện Ba Vì, em đã hình thành ý tưởng về một dự án
"Chung tay bảo vệ môi trường nông thôn miền núi huyện Ba Vì - Hà Nội" nhằm
huy động sự tham gia của người dân, của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao
nhận thức và hành động giữ gìn, bảo vệ môi trường nông thôn.
Vì còn là sinh viên, kiến thức, kinh nghiệm thực tế và cách nhìn nhận vấn đề
còn hạn chế nên trong khuôn khổ một bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cho bài tiểu luận của em được
đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Xuân Kỳ – giảng viên trực tiếp giảng dạy
bộ môn Phát triển cộng đồng, sự hướng dẫn của các anh chị khóa trên và sự đóng
góp ý kiến của các bạn; cảm ơn các thầy cô trên Trung tâm thông tin – Thư viện
của trường… đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
ĐỖ THỊ MINH

2
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Lý do lựa chọn đề tài:

Nghèo đói, bệnh tật, nước sạch, ô nhiễm môi trường đang là những vấn đề
nóng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Tầm ảnh hưởng của những vấn đề
này không chỉ trong phạm vi một thành phố, một quốc gia, một dân tộc mà là trên
phạm vi toàn thế giới, nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người thậm chí
là cả sự tồn tại hay diệt vong của toàn nhân loại.
Trong khi các ngành chức năng còn đang loay hoay tìm cách xử lý các điểm
“nóng” về ô nhiễm, thì tình trạng ô nhiễm môi trường ở không ít vùng nông thôn
đang trở nên nghiêm trọng.
Nông thôn nước ta đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển. Theo đó, phát
sinh không ít vấn đề về môi trường mà bức xúc nhất là tình trạng ô nhiễm môi
trường. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn,
nhưng đáng nói là ý thức của mọi người về cách ngăn ngừa vẫn chưa được coi
trọng.
Hiện nay, vấn đề đáng báo động tại vùng nông thôn là tình trạng chất thải sinh
hoạt. Cuộc sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng không ngừng
tăng, trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân chưa thực sự tốt, cơ
sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển nên khả năng xử lý ô
nhiễm môi trường hạn chế. Ngoài ra, nguyên nhân từ thói quen canh tác, sản xuất
và xả rác bừa bãi của người dân, đó là tình trạng sử dụng hóa chất trong nông
nghiệp như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) một cách tràn lan, không
có sự kiểm soát của ngành chức năng, các phương thức sản xuất ở nông thôn cũng
tạo ra lượng rác thải và nước thải gây ô nhiễm môi trường khá lớn, gần gũi nhất là
chất thải của phương thức chăn nuôi truyền thống gia súc, gia cầm v.v. Ngoài các
nguyên nhân trên làm cho môi trường nông thôn ô nhiễm thì nguyên nhân cơ bản
khác là nhận thức, ý thức BVMT của người dân sinh nhiều hơn đến cuộc sống mưu
sinh. Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường là thứ yếu.
Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất; việc xả nước, rác thải; sử
dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống và
3
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:

Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
sức khỏe (bể nước, cống rãnh thoát nước, hố xí ), việc tham gia công tác vệ sinh
môi cộng đồng… sẽ rất hạn chế.
Ô nhiễm môi trường nông thôn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng
đồng. Tỷ lệ mắc các bệnh lý ở một số địa phương xấp xỉ 50% dân số; đặc biệt mắc
nhiều các bệnh như ung thư, mắt hột, đường ruột, tiêu chảy
Tuy nhận thức rõ được những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường mà người dân
đã, đang và sẽ gặp phải nhưng mức độ lưu tâm và đề ra những phương án giải
quyết vấn đề này vẫn chưa được nhìn nhận một cách thích đáng. Hiện tại, nguồn
lực của Chính phủ còn có hạn, khả năng quản lý của địa phương còn hạn chế và
thiếu kinh nghiệm trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đây là những vấn đề
còn tồn tại cần phải tìm những giải pháp phù hợp.
Từ những điều đã được trực tiếp nhận thấy về vấn đề ô nhiễm môi trường tại
các xã miền núi của huyện Ba Vì – một vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều di
tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có thể coi là một trong những địa
điểm du lịch tiềm năng quan trọng của thủ đô Hà Nội mới, em thấy việc xây dựng
dự án là rất cần thiết. Sự can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm thiểu những tác động xấu
ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân ở khu vực này.
2. Các khái niệm có liên quan
2.1 Các khái niệm trong phát triển cộng đồng.
● Khái niệm Cộng đồng:
- Là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hóa
lợi ích giống nhau của các thành viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động của
những người hợp thành cộng đồng đó.
● Vấn đề cộng đồng:
- Là những khó khăn trở ngại, những rào cản trong tiến trình thực hiện nhu cầu
chính đáng, hợp pháp ở các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, quản lý, xã hội,
ngăn cản quá trình phát triển của cộng đồng.

4
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
● Phát triển cộng đồng:
- Là tiến trình giải quyết một số vấn đề, khó khăn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng,
hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất, tinh thần của người dân
thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt
chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức với nhau trong khuôn
khổ cộng đồng.
● Dự án phát triển cộng đồng:
- Là dự án hướng trực tiếp vào cộng đồng nhằm mục đích giải quyết những vấn đề
của cộng đồng, hướng tới sự giải quyết một cách toàn diện cả kinh tế, xã hội và
bảo vệ môi trường của cộng đồng thông qua việc nâng cao năng lực người dân,
tăng cường sự tham gia của người dân và phát triển các tổ chúc của người dân.
● Tác viên cộng đồng:
Những người đào tạo có kiến thức, có kỹ năng làm việc với cộng đồng một cách
chuyên nghiệp. Tác viên cộng đồng có thể là các cán sự xã hội đến làm việc ở cộng
đồng trong một thời gian, hỗ trợ cộng đồng, người dân trong việc phát triển năng
lực của mình, trong tiến trình phát triển cộng đồng sau đó đi đến những cộng đồng
yếu kém khác nhưng tác viên cộng đồng cũng có thể là những người cán bộ làm
việc vận động quần chúng, sống và làm việc lâu dài, mãi mãi với người dân địa
phương.
2.2 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì:
● Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài
của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu
hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp,
trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ

thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.
5
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
● Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống
khác.
● Các dạng ô nhiễm môi trường thường gặp:
● Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng
vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người
như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học
hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm.
● Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học
– sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
● Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự
tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí
quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của
một quốc gia nào. nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và
"sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít
làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Một hậu quả nữa của ô nhiễm
khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn.
● Ngoài ra còn có các loại ô nhiễm như: Ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn,
ô nhiễm sóng v.v
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN.

1. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
1.1 Giới thiệu chung về huyện Ba Vì.
6
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có một
phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn
Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn
và Kỳ Sơn của Hòa Bình. Phía Tây và phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ. Phía Đông Bắc
giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa,
diện tích tự nhiên là 428,0 km² , lớn nhất Thủ đô Hà Nội. Hiện tại, Huyện Ba Vì có
1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã trong đó có 7 xã miền núi, nơi sinh sống
chủ yếu của đồng bào người dân tộc thiểu số. Huyện có trên 26 vạn người, gồm 3
dân tộc chủ yếu: Kinh, Mường, Dao (trong đó, trên 2,2 vạn người thuộc dân tộc
Mường, dân tộc Dao) và một số dân tộc thiểu số khác.
1.2 Đặc điểm tình hình chung của xã miền núi của Ba Vì - Hà Nội.
Về kinh tế - xã hội: Trong những năm gần đây, cụ thể là trong năm 2008: Kinh
tế - xã hội các xã miền núi có bước tăng trưởng khá. Tổng giá trị gia tăng năm
2008 ước đạt 450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10-13%.
Trong đó nông nghiệp chiếm tỷ trọng 55%, dịch vụ, du lịch 37% công nghiệp xây
dựng 8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 7.300.000 đồng.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những thế mạnh của các xã miền núi.
Bên cạnh các Trung tâm lớn của Trung ương và Thành phố, hiện nay, trên địa bàn
đã phát triển nhiều mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ. Các trang trại chăn
nuôi lợn, trang trại chăn nuôi gà, gia cầm đã áp dụng các tiến bộ khoa học (nhà
xưởng, giống, kỹ thuật chăm sóc ) vào sản xuất, tác động tích cực vào phân công
lao động, thay đổi tập quán sản xuất cũ, lạc hậu. Thời điểm năm 2008, quý II/2009,
đàn trâu gần 5000 con, đàn bò khoảng 11.600 con (trong đó, bò sữa 1.960 con),

đàn lợn gần 40.000 con, đàn gia cầm khoảng trên 200.000 con. Chất lượng chăn
nuôi ngày được nâng lên đi đôi với việc bảo vệ môi trường, cung cấp chất đốt tự
nhiên thông qua mô hình hầm khí biogas đã đem lại lợi ích kinh tế - xã hội khá
cao.
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số làng nghề
và trung tâm chế biến như: Sản xuất, chế biến tinh bột dong, sắn (làng Minh Hồng
- Minh Quang), sản xuất chè búp khô (làng Đô Trám và một số thôn, làng của xã
7
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
Ba Trại); sản xuất và chế biến sản phẩm từ sữa bò, dê tại xã Tản Lĩnh và Trung
tâm nghiên cứu Bò - đồng cỏ Ba Vì, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm
sữa bò Ba Vì, kích thích sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Bên cạnh đó, một
số ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp như cơ khí, sửa chữa duy trì và hoạt
động ở quy mô nhỏ. Nhìn chung nhóm ngành này đã và đang trên đà phát triển,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các xã miền núi.
Những năm gần đây, giao thông miền núi đã được quan tâm đầu tư. Tổng số km
đường giao thông miền núi là 448,5 km, trong đó đường tỉnh lộ 5 tuyến với chiều
dài 43,5 km (rải nhựa được 40,2 km), huyện lộ 17 tuyến với chiều dài 83,2 km (rải
nhựa được 33 km), đường xã, thôn 322,3 km (bê tông được 43,1 km). Hầu hết
đường giao thông vào các khu du lịch được đầu tư nâng cấp. Các đường trục xã
được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và giao lưu kinh tế,
văn hóa.
100% các xã được đầu tư công trình nước sạch phục vụ đời sống nhân dân.
Cơ sở vật chất hệ thống trường lớp, trạm y tế được đầu tư. Hiện nay, số phòng
học cao tầng, kiên cố của khối Tiểu học là 88/152, khối Trung học cơ sở là 64/92,
khối mầm non là 18/132, còn lại là phòng học cấp 4 và phòng tạm. 100% các xã có
trạm y tế với 90% số trạm có bác sỹ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại các xã miền núi được Uỷ ban
nhân dân huyện, các ngành chuyên môn đánh giá cao, góp phần gìn giữ, phát huy
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
Về du lịch: Ngoài những di tích lịch sử nổi tiếng của huyện, các xã miền núi Ba
Vì tự hào là địa danh gắn liền với truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, mang đậm
nét văn hóa Việt cổ (văn hóa Việt - Mường). Đặc biệt, cụm di tích Đền Hạ - Đền
Trung - Đền Thượng thuộc quần thể di tích Tản Viên Sơn được công nhận di tích
lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Hiện nay, khu vực này còn lưu giữ một số phong
tục tập quán sinh hoạt văn hóa cộng đồng (cồng chiêng, hát ru, ném còn, Sắc Bùa
của dân tộc Mường; Múa chuông, Tết Nhảy của đồng bào dân tộc Dao). Địa hình
đồi núi đa dạng phong phú, tập trung nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một
trong những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, sinh thái - nghỉ
8
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
dưỡng và du lịch văn hóa - tâm linh. Thổ nhưỡng thuộc nền đất đỏ đá vôi, có tính
dịu mát rất thuận lợi cho việc trồng cỏ chăn nuôi và chăn thả gia súc, nhất là chăn
nuôi dê, thỏ, bò thịt, bò sữa Đó là những điểm nổi bật của Ba Vì nói chung, các
xã miền núi của huyện nói riêng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
2.Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương.
Trên đường làng, đâu cũng thấy rác và rác
Gần một ngày “lang thang” trên các con đường, thôn xóm các xã miền núi trên
địa bàn huyện, đâu đâu tôi cũng bắt gặp túi ni-lon, chai, lọ…ở những con đường
trôi nổi trên các con mương, rãnh nước nhỏ. Những đống rác thải chồng chất vô tận
hai bên đường làng, từ cổng làng đến các ngõ xóm bốc mùi hôi hám nồng nặc,
những vũng ao, hồ đen ngòm. Những hôm trời nắng ráo, ai đó có “sáng kiến” đốt
rác, khói khét lẹt bốc lên nghẹt thở, những hôm gió to, khói mù tràn khắp đường
làng, ngõ xóm. Chị Hiền (người dân thôn Chí Phú - xã Sơn Đà) cho biết “Người

dân ở đây rất mệt mỏi vì ngày nào cũng phải hứng chịu thứ mùi hôi thối đến ghê
người bốc lên từ đống rác này, đặc biệt mỗi khi gió từ ngoài đồng thổi vào. Thùng
rác đã có nhưng người dân lại vứt rác bừa bãi khắp nơi, một số gia đình ở gần
sông, hồ hoặc các mương nước thì vứt rác xuống đó, không hề quan tâm đến việc
bảo vệ môi trường”.
Con đường giao thông quan trọng nối giữa hai xã Sơn Đà - Cẩm Lĩnh là tuyến
đường quan trọng trong mạng lưới giao thông của huyện Ba Vì phục vụ, phát triển
9
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
kinh tế xã hội và du lịch của vùng có tổng chiều dài 23km, trong đó có 14 km đầu
tuyến đã được bê tông nhựa đã có tình trạng hư hỏng gây khó khăn cho các phương
tiện giao thông, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương.
Tình trạng đốt rơm rạ và thân, lá ngô trong mùa thu hoạch đang trở nên phổ
biến, không chỉ lãng phí mà còn làm ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ
gây mất an toàn đối với người và phương tiện tham gia giao thông, vì khói bụi che
khuất tầm nhìn.
Thân cây ngô xếp lên bờ ruộng chờ khô để đốt.
Vào ngày mùa người dân phơi rơm rạ ở các nẻo đường, trời mưa rơm không
được phơi khô nên bốc mùi hôi rất khó chịu. Lại có rất nhiều bãi phân trâu, phân
bò giữa đường nên đường đi lại rất bẩn. Hai bên đường là cống rãnh nước thải màu
đen ngòm, tất cả mọi nhà đều thải nước sinh hoạt ra đường cống rãnh này. Khi trời
nắng nóng mùi cống rãnh bốc lên và khi trời mưa thì nước cống tràn ra ngoài
đường đi khi nước rút trên đường còn lại đủ thứ rác thải.
Mặt khác do địa bàn dân cư thưa thớt nên người dân đổ rác không đúng nơi đã
10
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:

Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
quy định có nhiều đốn rác to ở ngay gần nơi sinh sống của người dân. Nguyên
nhân chính của vệ sinh thôn xóm là ở ý thức của người dân chưa cao.
3. Các giải pháp đã thực hiện với vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương.
Nhận thức được tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng
ở các xã miền núi huyện Ba Vì. Đảng bộ và chính quyền đại phương cũng đã thực
hiện nhiều giải pháp để khắc phục tình hình này.
Địa phương đã tổ chức các buổi họp nhằm tuyên truyền cho người dân ý thức
về bảo vệ môi trường. Chỉ ra những tác hại nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm nhằm
nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của họ.
Ủy ban nhân dân các xã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức thực hiện các
hoạt động vì môi trường như: Chương trình mùa hè xanh, Dọn vệ sinh đường làng
ngõ xóm, dọn vệ sinh ao hồ tập thể v.v. Tuy nhiên, các hoạt động vẫn chưa được
thực hiện một cách triệt để, mới chỉ tạo được thành các phong trào mang tính đứt
quãng, và ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người dân về vấn đề này chưa
cao.
Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cũng quy định cho các địa
phương việc quy hoạch khu tập trung và xử lý rác thải. Tuy nhiên, tình trạng người
dân xả rác không đúng nơi quy định vẫn còn tồn tại. Ý thức bảo vệ và giữ gìn môi
trường sống của người dân vẫn chưa được cao.
Các địa phương cũng đã xây dựng quy chế nộp phạt, quy định mức phạt tài
chính cụ thể với các hộ sản xuất xả ra môi trường lượng chất thải độc hại quá mức
cho phép, tuy nhiên việc thực hiện vẫn chưa được rõ ràng, cụ thể. Chưa có quy
định được cơ quan nào sẽ đứng ra thu tiền phạt này, đồng thời cũng chưa biết thu
theo phương pháp nào, nhận biết cá nhân, gia đình nào vi phạm quy định này cho
cụ thể.
Từ những hoạt động trên cho thấy, nhận thức về vấn đề ô nhiễm môi trường
của các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương đã có, nhưng cách

thức thực hiện việc giải quyết vấn đề này vẫn còn hạn chế. Tính chuyên môn trong
việc giải quyết ô nhiễm môi trường chưa có, vì vậy mà ý thức của người dân về
11
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
vấn đề ô nhiễm môi trường chưa cao. Họ mới chỉ tham gia như đó là một cong việc
chung của xã hội chứ chưa nhận ra đó chính là vấn đề của bản thân và của gia đình
mình. Chính vì những hạn chế đó, nên thiết nghĩ, một dự án phát triển cộng đồng
cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây sẽ đạt được nhiều kết quả
tích cực.
4. Những cản trở, thuận lợi trong việc ứng dụng mô hình phát triển cộng đồng
vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các xã miền núi huyện Ba Vì.
● Những thuận lợi:
- Càng những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường càng trầm trọng gây
ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và môi trường sinh hoạt của người dân. Hơn ai
hết, người dân nơi đây rất mong muốn tình trạng này nhanh chóng được cải thiện
để họ được sống trong bầu không khí trong lành. Do đó, dự án phát triển cộng
đồng đưa vào sẽ được nhân dân nhiệt tình ủng hộ.
- Cộng đồng xác định được vấn đề ưu tiên trước mắt là vấn đề ô nhiễm môi
trường.
- Trong quá trình thực hiện hoạt động đã vận động được nhiều nguồn lực bên
trong và bên ngoài: Quỹ Vì môi trường, sự đóng góp của chính quyền xã và huyện,
các cơ quan tổ chức hoạt động trong địa bàn, sự đóng góp ủng hộ sức người sức
của tại đại phương, Ngân sách Nhà nước ủng hộ một phần.
● Những cản trở:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì quá trình ứng dụng hoạt động phát triển
cộng đồng vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở thôn Chí Phú cũng gặp
nhiều khó khăn, cản trở như:

- Nhiều người dân không ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống của chính
họ và gia đình họ. nhiều người thiếu kiến thức về ô nhiễm môi trường và không
hiểu biết về những gì họ làm có ảnh hưởng hay tác động như thế nào đối với môi
trường sống.
- Vì cuộc sống, vì muốn thoát khỏi đói nghèo, có tiền để trang trải cho cuộc
12
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
sống, sinh hoạt và học hành mà họ phải thực hiện những hành động có tác động
đến môi trường.
- Do nhân dân quen với cách làm từ trên xuống, quen chấp hành mệnh lệnh,
có thói quen an phận, chỉ biết nghe và làm theo, có tâm lý dựa dẫm, phụ thuộc,
chưa có thói quen trong việc bàn bạc, đưa ra ý kiến, tham gia giải quyết và kiểm tra
các vấn đề trong phát triển cộng đồng.
- Do dân sợ quyền lực, sợ bị trù dập, sợ bị thất bại và sợ chịu trách nhiệm với
công việc họ tham gia.
- Do tâm lý rụt rè, thiếu tự tin về khả năng tư duy làm việc độc lập. Chưa ý
thức được quyền dân chủ, quyền làm chủ và quyền được tham gia, quyết định
trong các dự án phát triển cộng đồng.
- Phát triển cộng đồng nói riêng, công tác xã hội nói chung chưa được công
nhận là một nghề chính thức, chưa được thừa nhận về mặt chuyên môn, nên khó
khăn trong việc xin phép hoạt động, cùng hợp tác hoạt động tại cộng đồng, chính
quyền địa phương còn e dè trong tieps nhận, hợp tác.
- Nhiều tổ chức chưa có sự phối hợp chặt chẽ, nhiều hoạt đọng trùng lặp,
người dân tham gia họp bàn đóng góp ý kiến nhiều mà quyền lợi được hưởng lại
hạn chế, từ đó không thu hút được sự tham gia của người dân.
- Phương thức làm việc chạy theo thành tích, chỉ tiêu dẫn đến các dự án mang
nặng tính hình thức, phô trương nhưng không thật sụ hiệu quả.

- Thiếu cán bộ chuyên môn, chuyên trách, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, làm
việc theo nhiệm vụ trên giao, không tập trung đến hiệu quả công việc.
13
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
III - VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VỚI VÀO
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG.
1. Những yêu cầu cần thiết đối với mỗi tác viên cộng đồng.
Mỗi nghề nghiệp đều có những đòi hỏi riêng như là đạo đức nghề nghiệp, kiến
thức nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp hay rộng hơn là
thái độ nghề nghiệp chính là cách ta cảm nhân ứng xử và hoạt động theo những
theo những chuẩn mực nhất định. Những chuẩn mực nhất định đó không chỉ xuất
phát từ yêu cầu bên ngoài mà xuất phát cả từ "cái tâm" của bản thân người đó.
Kiến thức nghề nghiệp là những tri thức chuyên môn mà nghề nghiệp đó cần để
hành động. Kỹ năng chuyên môn là kỹ năng biến kiến thức chuyên môn thành hoạt
động thực tế hướng tới đối tượng với một chuản mực đạo đức cần thiết. Có 3 yếu
tố: đạo đức nghề nghiệp, kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp đều quan
trọng đối với mỗi nghề. Tuy nhiên, thái độ nghề nghiệp là cái gố. Kiến thức và kỹ
năng sẽ được rèn luyện trong quá trình học tập, rèn luyện, thậm chí trong quá trình
công tác nếu có thái độ đúng đắn.
● Về thái độ
- Thái độ của cá nhân hay của một tổ chúc hoạt động trong lĩnh vực phát triển
cộng đồng cần có là:
- Tôn trọng mỗi cá nhân, mỗi nhóm và cộng đồng
- Nhận thức cao đối với trách nhiệm và sự cam kết cống hiến của mình.
- Thấu cảm.Có cái nhìn cởi mở với mọi biện pháp thay thế, với mọi cơ hội
mới và mọi đề xuất mới.
- Kiên trì, nhẫn nại và chịu đựng.

- Sang kiến, sáng tạo và có linh cảm tốt.
- Mong muốn được tham gia mà không nhất thiết đòi hỏi là lãnh đạo.
14
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
- Tin tưởng vào người khác.
- Tự tin.
● Về kiến thức
Những kiến thức tối thiểu cần thiết đòi hỏi người tác viêc cộng đồng cần có là:
- Hiểu biết về cộng đồng: yếu tố tác động đến sự hội nhập cộng đồng, vấn đề
cộng đồng
- Kiến thức về phát triển tổ chức trên cơ sở lý luận về nhóm, năng động nhóm,
lãnh đạo nhóm
- Kiến thức phối hợp liên ngành: tìm hiểu đối tác, thương lượng, hợp tác, phối
hợp
- Kiến thức cách giải quyết vấn đề và tiến trình ra quyết định.
- Kiến thức chung về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
- Kiến thức về tập huấn và xây dựng các chương trình tập huấn.
Về kỹ năng.
- Kỹ năng giao tiếp, tham mưu, trợ giúp và xây dựng tổ chức.
- Kỹ năng nghiên cứu, lập kế hoạch và đánh giá.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột.
- Kỹ năng quản lý.
- Kỹ năng thiết kế và xây dựng tổ chức.
2. Vai trò của tác viên cộng đồng trong hoạt động giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường tại các xã miền núi huyện Ba Vì.
Phát triển cộng đồng là tiến trình giải quyết vấn đề khó khăn mà cọn đồng đó
gặp phải thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia của người dân

ở cộng đồng đó.
Thực tế đã có rất nhiều chương trình, dự án ở đấy để cải thiện vấn đề này nhưng
kết quả vấn chưa được như mong muốn bởi vì nó chưa thực sự thu hút được người
dân tham gia. Có thể nói, người dân chỉ xem nó như một chương trình, dự án mang
15
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
tính cộng đồng, xã hội không liên quan đến bản thân gia đình mình theo kiểu "cha
chung không ai khóc", không kích thích được tinh thần trách nhiệm ở mọi người từ
đó dẫn đến hiệu quả không cao. Mô hình phát triển cộng đồng sẽ khắc phục được
những nhược điểm ở trên vì tham gia mô hình này người dân sẽ tự mình giải quyết
vấn đề của cộng đồng mình. Đồng thời sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm của
mọi người đối với hoạt động phát triển cộng đồng.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì vai trò của tác viên cộng đồng là vô cùng
quan trọng xuyên suốt trong toàn bộ tiến trình từ lúc khởi xướng đến khi hoàn
thành dự án.
Thứ nhất, tác viên cộng đồng sẽ giữu vai trò là người tổ chức, lập kế hoach
hành động. Tác viên cộng đồng là người đứng ra tổ chức các buổi họp dân, lập kế
hoạch hành động xuất phát từ nhu cầu của chính họ. Kế hoạch phải cụ thể, khả thi.
Thứ hai, tác viên cộng đồng có vai trò là người giáo dục, huấn luyện, tập huấn,
nâng cao năng lực cho người dân.
Để làm được điều này, tác viên cộng đồng cần phải biết phát hiện nhu cầu đào
tạo của người dân. Tổ chức các lớp huấn luyện, giáo dục phù hợp với từng loiaj đối
tượng khác nhau bằng cách áp dụng nhiều phương pháp giáo dục. Mục đích của
giáo dục, huấn luyện là người dấn có thể đi đến tự quyết định.
Thứ ba, tác viên cộng đồng đóng vai trò là cầu nối giữa nhân dân địa phương
với cá cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện dự án. Tác viên cộng đồng lấy
ý kiến người dân hay ý kiến của đại diện nhóm người dân trong làng. Tác viên

cộng đồng có thể thu thập ý kiến bằng phương pháp họp dân, sau đó tổng hợp các
ý kiến đóng góp của bà con xem nguyện vọng nào chiếm đa số từ đó cân đối các
nhu cầu, điều phối, xem xét xem có thể đáp ứng nhu cầu nào.
Thứ tư, tác viên cộng đồng đóng vai trò là người nghiên cứu. Cần có các kỹ
năng thu thập, phân tích các dữ liệu về cộng đồng. Điều quan trọng là tạo điều kiện
cho người dân tham gia ngay từ lúc đầu nghiên cứu.
Thứ năm, tác viên cộng đồng đóng vai trò là người biện hộ. Tác viên cộng đồng
với vai trò là người đại diện cho tiếng nói của nhóm/ cộng đồng đề đạt tới các cơ
quan, các cấp thẩm quyền những vấn đề bức xúc của các nhóm/ cộng đồng và kêu
gọi người khác hưởng ứng nhằm tạo ra một chuyển biến về nhận thức, hoặc sự hỗ
16
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
trợ tích cực hơn cho các đối tượng thiệt thòi. Thực hiện vai trò biện hộ, thay mặt bà
con nói lên mong muốn, nguyện vọng của họ. Trình bày các hoạt động cụ thể như
thời gian thực hiện, kinh phí, cơ sở nhân lực vật lực từ đó xin kinh phí hỗ trợ từ
cấp trên.
Thứ sáu, tác viên cộng đồng đóng vai trò là người vận động, tuyên truyền
Tuyên truyền để bà con hiểu được dự án này là đáp ứng nhu cầu của họ, làm cho
chính họ và gia đình họ.
Các vai trò này luôn được kết hợp với nhau, lồng ghép với nhau trong mọi hoạt
động của người tác viên cộng đồng. Để thực hiện được dự án tại cộng đồng đạt kết
quả và có thể làm tốt các vai trò nêu trên, điều tất yếu là NVXH phải có đủ các
kiến thức, kỹ năng về cộng đồng và phát triển cộng đồng và điều quan trọng nhất
vẫn là thái độ, đạo đức nghề nghiệp.
3. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
- Mục đích,mục tiêu của dự án.
+ Môi trường ngày càng trong sạch, ý thức bảo vệ môi trường của người dân

ngày càng được nâng cao.
+ Môi trường được cải thiện, giảm thiểu bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho nhân
dân, làm co nếp sống của nhân dân lành mạnh, văn minh hơn.
+ Ảnh hưởng của dụ án tới các địa phương khác, khiến các địa phương khác
thay đổi cách nhìn nhận về ô nhiễm môi trường và cải tổ phương pháp làm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
- Địa điểm tiến hành dự án: 7 xã miền núi huyện Ba Vì - Hà Nội.
- Thời gian thực hiện dự án: từ 1/7/2010 – 27/7/2010
- Đối tượng hưởng lợi (trực tiếp và gián tiếp) của dự án:
+ Đầu tiên là nhân dân trong các xã miền núi huyện Ba Vì, những người mà
trong suốt những năm qua đã phải chịu những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường.
+ Các tổ chức, hội ngày càng ưoợc người dân ủng hộ vì họ quan tâm, chăm lo
đến đời sống nhân dân
+ Dân làng yêu thương nhau hơn, gắn bó với nhau hơn, cùng bảo vệ môi
17
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
trường

Bảng Kế Hoạch
STT Hình thức hoạt
động
Mục tiêu Thời gian,
địa điểm
thực hiện
Kinh phí
thực hiện
Người

thực hiện
Kết quả mong
đợi
1. Gặp gỡ và
trình bày dự án
tới các nhà
chức trách và
các tổ chức,
đoàn thể tại
chính quyền
dịa phương.
Gặp gỡ, lãnh
đạo của Ủy ban
nhân dân
huyện, 1 đại
diện Ủy ban
nhân dân 7 xã
miền núi và ít
nhất là đại
diện 80% các
tổ chức đoàn
thể trong các
xã để trình bày
dự án
2 ngày
(1/7/2010 và
ngày
3/7/2010),
trong đó
ngày đầu

gặp gỡ làm
quen và gửi
giấy mời
- Tại:
UBND
huyện.
1.200.000
đồng
Tác viên
cộng
đồng.
- Các nhà chức
trách và các cơ
quan chính
quyền ủng hộ
cả về vật chât
lẫn tinh thần.
2. Tuyên truyền
về vấn đề vệ
sinh môi
trường thông
qua nhiều hình
thức, đặc biệt
là qua hệ thống
80% các thôn
trong xã có hệ
thống loa phát
thanh. Hệ
thống loa phát
thanh tuyên

truyền về vấn
2 tuần chuẩn
bị hệ thống
loa phát
thanh cho
các thôn
chưa có.từ
ngày
20 triệu
đồng cho
việc mua
mới micro,
sửa loa, và
chuẩn bị
các tài liệu
- Ban văn
hóa
truyền
thông của
các thôn.
- Nhóm
tác viên
Cung cấp các
thông tin cần
thiết nhằm từng
bước nâng cao
nhận thức về
vần đề giữ gìn
vệ sinh môi
18

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
loa phát thanh
của các thôn.
.
đề ô nhiễm môi
trường (tính
cấp bách của ô
nhiễm môi
trường, hưởng
của nó đến đời
sống người
dân, những mô
hình, phương
thức giải quyết
tiêu biểu của
vấn đề này ở
các dịa phương
khác v.v.)
5/7/2010
đến19/7/201
0
Hoạt động
tuyên truyền
diễn ra
thường
xuyên trong
suốt thời

gian tiến
hành dự án.
tuyên
truyền.
cộng
đồng.
trường tới
người dân.
3. - Họp dân (họp
đại diện hộ gia
đình của các
xã) giới thiệu
về dự án “
Chúng tay bảo
vệ môi trường
nông thôn
miền núi huyện
Ba Vì - Hà
Nội”
- Lấy ý kiến
của bà con về
kế hoạch thực
hiện thông qua
bản dự án chi
tiết.
100% người
dân đi họp ủng
hộ việc thực
hiện dự án.
2 ngày cho 7

xã 20/7 và
21/7/2010
-Tại:Nhà
văn hóa
hoặc Hội
trường của
mỗi xã
1 triệu
đồng cho
việc chuẩn
bị và tiền
bồi dưỡng
đi lại cho
người dân.
Nhóm tác
viên cộng
đồng.
- Kế hoạch
thực hiện được
bà con ủng hộ
và đồng ý triển
khai.
- Bầu được 8
người vào Ban
quản lý dự án
trong đó có đại
diện người dân
của các xã, đại
diện huyện và
tác viên cộng

đồng.
19
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
- Bầu ra Ban
quản lý dự án
4. Huy động sức
dân, tận dụng
nguồn nhân vật
lực sẵn có
trong cộng
đồng trong các
hoạt động dọn
vệ sinh, san lấp
mặt bằng trong
những tụ điểm
rác công cộng:
trên đường
làng, ngõ xóm,
ao hồ nhiều rác
bẩn trong các
thôn. Huy động
người dân tự
lực trong việc
xây dựng các
hầm, hố biogas
tại gia đình.
80% các hộ gia

đình huy động
nguồn nhân
lực, vật lực cho
hoạt động dọn
sinh trong các
khu vực công
cộng, những tụ
điểm ô nhiễm
môi trường
nghiêm trọng.
4 ngày: từ
ngày 21/7
đến 25/7.
Thời gian
được chia
phù hợp với
nguồn nhân
lực người
dân để dảm
bảo thời
gian sản
xuất bình
thường của
các hộ gia
đình.
29 triệu
đồng cho
việc xây
dựng các
hố phân

loại rác và
các thùng
rác công
cộng
- Tác
viên cộng
đồng
- Đoàn
thanh
niên và
các tổ
chức
Phường,
Hội trong
các xã,
các thôn.
- Người
dân trong
cộng
đồng.
- Huy động
được sự tham
gia tích cực của
người dân, của
các tổ chức xã
hội trong thôn
xã.
- Góp phần giữ
gìn cảnh quan
môi trường

xanh sạch đẹp
5. Họp dân, tổng
kết lại kết quả
thực hiện dự
án, kê khai các
khoản kinh phí
dã sử dụng, lấy
ý kiến nhận xét
100% người
dân đồng tình
với việc cần
tiếp tục nâng
cao nhận thức
về bảo vệ môi
trường.
2 ngày 26/7

27/7/2010
800 nghìn
đồng
Tác viên
cộng
đồng
Người
dân trong
các xã.
Tăng cường
hơn nữa nhận
thức của người
dân về vấn đề ô

nhiêmx môi
trường.
Tăng cường sự
20
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
của người dân
về những mặt
đạt được và
những mặt hạn
chế của dự án,
củng cố và
tăng cường
tính tự giác của
người dân
trong việc bảo
vệ môi trường
nói chung và
bảo vệ kết quả
của dự án nói
riêng.
Đại diện
các cơ
quan
đoàn thể
và chính
quyền địa
phương.

tham gia của
các cơ quan
đoàn thể trong
việc huy động
người dân tham
gia bảo vệ môi
trường, đặc biệt
là các tổ chức
Đoàn thanh
niên và Đội
thiếu niên
trong các thôn,
xóm.
KẾT LUẬN
Hiện nay, toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đang phải đối mặt
với những hiểm họa lớn do ô nhiễm môi trường gây ra. Vấn đề ô nhiễm môi trường
ngày càng được rất nhiều sự quan tâm của nhiều quốc gia, dân tộc, hình thành nên
nhiều tổ chức vì môi trường trên thế giới. Những điểm “nóng” về ô nhiễm môi
trường được quan tâm giải quyết, nhưng bên cạnh đó, ít ai nhận thấy ô nhiễm môi
trường nông thôn gần gũi nhất cũng lại là hiểm họa rất nghiêm trọng và khó
lường.Tại các chợ, trung tâm đô thị, rác thải sinh hoạt đều được thu gom, tập trung
21
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
về bãi rác để xử lý. Điều đó, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch -
đẹp, mà còn có mục tiêu quan trọng hơn là tăng cường bảo vệ sức khỏe cho cộng
đồng. Trong khi đó tại vùng nông thôn, hầu hết người dân chưa thật sự quan tâm
về vệ sinh môi trường. Rác thải sinh hoạt, bọc ni lông và vô số loại rác thải hữu cơ

của người dân , thậm chí là xác con vật chết chủ yếu là vứt ra đường, vào bụi rậm,
xuống ao hồ, rãnh mương… gây ô nhiễm nguồn nước.
Ba Vì là một trong những địa điểm du lịch tiềm năng của thủ đô Hà Nội mới,
do những thói quen đã thành nếp của những người dân nông thôn miền núi nên vấn
đề ô nhiễm môi trường ở đây đã và đang trở thành vấn đề đáng lo ngại, không chỉ
đối với sức khoer cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan của vùng miền, của
các tuyến đường đang thu hút khách du lịch lại qua.
Dự án phát triển cộng đồng “Chung tay bảo vệ môi trường nông thôn miền núi
huyện Ba Vì - Hà Nội” sẽ khắc phục được những nhược điểm mà các hoạt động
bảo vệ môi trường ở nơi đây đã thực hiện. Người dân sẽ được thực sự tham gia vào
giải quyết vấn đề của chính họ, liên quan mật thiết đến cuộc sống của họ, đặc biệt
là người dân sẽ nhận thức được một cách sâu sắc hơn vấn đề này và tự lực, tự chịu
trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường ngay cả khi dự án kết thúc.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cho bài tiểu luận
em được đầy đủ hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Phát triển cộng đồng – TS. Nguyễn Kim Liên. Nxb. Lao động – Xã hội.
Báo Hà Nội mới Online:
Trang web Con người và thiên nhiên:
Trang Web của Bộ tài nguyên và Môi trường Việt Nam:
22
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
Trang Web Sinh quyển - giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên:
Trang Web của Hội Nông dân Việt Nam:
Báo điện tử Việt Nam Net:

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Lý do lựa chọn đề tài:
2. Các khái niệm có liên quan
2.1 Các khái niệm trong phát triển cộng đồng.
2.2 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường.
23
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2
Tiểu luận Phát triển cộng đồng Giảng viên: Trần
Xuân Kỳ
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
1.1 Giới thiệu chung về huyện Ba Vì.
1.2 Đặc điểm tình hình chung của xã miền núi của Ba Vì - Hà Nội.
2.Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương.
3. Các giải pháp đã thực hiện với vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương.
4. Những cản trở, thuận lợi trong việc ứng dụng mô hình phát triển cộng
đồng vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các xã miền núi
huyện Ba Vì.
III - VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VỚI VÀO
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG.
1. Những yêu cầu cần thiết đối với mỗi tác viên cộng đồng.
2. Vai trò của tác viên cộng đồng trong hoạt động giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường tại các xã miền núi huyện Ba Vì.
3. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
24

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Minh Lớp:
Đ4CT2

×