Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Luận văn thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho cụm công nghiệp Tân Hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 141 trang )

i


LỜI CẢM ƠN

Khi luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành, đó là lúc đánh dấu kết thúc quá trình
trên giảng đường đại học của tôi. Quãng thời gian được ngồi trên ghế giảng đường, được
học tập, nghiên cứu và vui chơi bên bạn bè có lẽ không chỉ là quãng đời đẹp nhất của
riêng tôi mà còn là của tất cả những ai đã từng là sinh viên. Để hoàn thành tốt khóa học
này cũng như hoàn thành tốt luận văn này ngoài nổ lực của bản thân sự giúp đỡ tận tình
của gia đình, thầy cô và bạn bè là nguồn động lực không nhỏ giúp tôi vượt qua những lúc
khó khăn nhất.
Tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Phạm Khương Duy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ,
dạy dỗ cho tôi nhiều điều trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình hoàn thành luận
văn này.
Tôi cũng muốn gởi lời cám ơn rất nhiều đến các thầy, cô trong khoa môi trường đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại khoa.
Bên cạnh đó, cảm ơn các bạn cùng khóa 2008 những người đã bên cạnh tôi trong
suốt thời gian theo học tại trường. Các bạn đã giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong
quá trình hoàn thành luận văn này. Hi vọng tình bạn giữa chúng ta sẽ luôn còn mãi.
Và cuối cùng, xin dành lời cảm ơn cho gia đình và những người thân của tôi,
những người luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.


Tp Hồ Chí Minh, 02 tháng 01 năm 2013.
Phạm Anh Việt



ii


Nhận xét của giáo viên hƣớng dẫn

















iii

Nhận xét của giáo viên phản biện










iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi
MỞ ĐẦU xii
1. Tính cấp thiết của đề tài xii
2. Nhiệm vụ của luận văn xiii
3. Mục tiêu nghiên cứu xiii
4. Các phương pháp nghiên cứu xiii
5. Nội dung luận văn xiii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN HỘI 1
1.1 Vị trí địa lý 1
1.2 Điều kiện tự nhiên 4
1.2.1 Địa hình 4
1.2.2 Khí hậu 4
1.2.3 Địa chất công trình và địa chất thủy văn: 4
1.2.4 Cảnh quan thiên nhiên 5
1.3 Ngành nghề kinh doanh - định hướng phát triển 5
1.4 Hiện trạng nguồn nước 6
1.4.1 Nguồn nước mặt 6
1.4.2 Nguồn nước ngầm 6
1.5 Lựa chọn nguồn nước 6
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƢỚC CẤP VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ 8
2.1 Tầm quan trọng của nước cấp 8
2.2 Nguồn nước cấp 8
2.2.1 Nguồn nước mặt 8

2.2.2 Nguồn nước ngầm 9
2.3 Các chỉ tiêu trong nước cấp 11
2.3.1 Các chỉ tiêu vật lý 11
v

2.3.1.1 Nhiệt độ nước (
0
C,
0
K) 11
2.3.1.2 Độ màu (Pt – Co) 11
2.3.1.3 Mùi vị 11
2.3.1.4 Độ đục (NTU) 11
2.3.1.5 Hàm lượng chất rắn trong nước 11
2.2.2 Các chỉ tiêu hóa học 12
2.2.2.1 Hàm lượng ôxi hòa tan (DO) 12
2.2.2.2 Độ pH 12
2.2.2.3 Độ kiềm của nước 12
2.2.2.4 Độ cứng của nước 12
2.2.2.5 Các hợp chất chứa Nitơ 13
2.2.2.6 Các hợp chất Photpho 13
2.2.2.7 Các hợp chất Sắt, Mangan 14
2.2.2.8 Các chất khí hoà tan 14
2.2.2.9 Clorua (Cl
-
) 14
2.2.2.10 Sunfat (SO
4
2-
) 14

2.2.2.11 Các kim loại nặng có tính độc cao 15
2.3.3 Các chỉ tiêu vi sinh 15
2.3.3.1 Vi trùng gây bệnh 15
2.3.2.2 Các loại rong tảo 16
2.4 Các tiêu chuẩn nước cấp 16
2.4.1 Tiêu chuẩn nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt 16
2.4.2 Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt 19
2.4.3 Chất lượng nước cấp cho sản xuất 21
2.5 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước cấp 23
2.5.1 Xử lý nước cấp bằng phương pháp cơ học 23
2.5.1.1 Hồ chứa và lắng sơ bộ 23
2.5.1.2 Song chắn và lưới chắn 24
2.5.1.3 Bể lắng cát 24
2.5.1.4 Lắng 24
2.5.1.5 Lọc 25
2.5.2 Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý 26
vi

2.5.2.1 Làm thoáng 26
2.5.2.2 Clo hóa sơ bộ 27
2.5.2.3 Keo tụ - Tạo bông 27
2.5.2.4 Khử trùng nước 29
2.5.2.5 Ổn định nước 30
2.6 Dây chuyền công nghệ xử lý nước 30
2.6.1 Phân loại 30
2.6.2 Một số sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt 32
2.6.3 Một số sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt tại thực tế 34
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC CẤP CHO CCN TÂN HỘI 38
3.1 Cơ sở lựa chọn 38
3.2 Chất lượng nguồn nước thô 38

3.3 Đề xuất quy trình công nghệ xử lý phù hợp 39
3.4 So sánh ưu điểm và nhược điểm của 2 phương án trên 40
3.5 Thuyết minh công nghệ lưa chọn thiết kế 42
CHƢƠNG 4. TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 43
4.1 Công trình thu và trạm bơm cấp I 43
4
4
.
.
1
1
.
.
1
1
L
L
ư
ư


i
i


c
c
h
h



n
n


r
r
á
á
c
c 44
4
4
.
.
1
1
.
.
2
2
S
S
o
o
n
n
g
g



c
c
h
h


n
n


r
r
á
á
c
c 44
4
4
.
.
1
1
.
.
3
3
N
N
g

g
ă
ă
n
n


l
l


n
n
g
g


c
c
á
á
t
t


(
(
n
n
g

g
ă
ă
n
n


t
t
h
h
u
u
)
) 45
4.1.4 Ngăn hút – Ngăn bơm 45
4.1.5 Tính toán đường kính ống hút và ống đẩy 47
4.1.6 Trạm bơm cấp 1 48
4.2 Lượng hóa chất cần dùng 49
4.2.1 Chất keo tụ 49
4.2.2 Chất kiềm hóa 51
4.3
C
C
ô
ô
n
n
g
g



t
t
r
r
ì
ì
n
n
h
h


c
c
h
h
u
u


n
n


b
b





d
d
u
u
n
n
g
g


d
d


c
c
h
h


p
p
h
h
è
è
n
n 52

4.3.1 Bể hòa trộn phèn 53
4.3.2 Bể tiêu thụ phèn 54
4.4
C
C
ô
ô
n
n
g
g


t
t
r
r
ì
ì
n
n
h
h


c
c
h
h
u

u


n
n


b
b




d
d
u
u
n
n
g
g


d
d


c
c
h

h


v
v
ô
ô
i
i 56
4.4.1 Bể hòa trộn vôi (Theo điều 6.19 TCXDVN 33:2006): 56
4.4.2 Bể tiêu thụ vôi 57
vii

4.5 Bể trộn cơ khí 60
4.5.1 Nhiệm vụ 60
4.5.2 Tính toán 60
4.6 Bể phản ứng cơ khí 62
4.6.1 Nhiệm vụ 62
4.6.2 Tính toán 62
4.7 Bể lắng ly tâm 66
4.7.1 Nguyên tắc làm việc 66
4.7.2 Tính toán 66
4.8 Bể chứa trung gian 72
4.9 Bồn lọc áp lực 72
4.9.1 Nguyên tắc hoạt động 72
4.9.2 Cấu tạo của bồn lọc 73
4.9.3 Tính toán bồn lọc cát áp lực 73
4.10 Lọc than hoạt tính 87
4.10.1 Nhiệm vụ 87
4.10.2 Cấu tạo của bồn lọc 87

4.10.3 Tính toán bồn lọc than hoạt tính 88
4.11 Bể chứa nước sạch 100
4.12 Tính toán khử trùng 101
4.13 Thiết kế bể thu cặn và sân phơi bùn 103
4.12.1 Bể thu cặn 103
4.12.2 Sân phơi bùn 104
4.14 Hồ chứa nước thô 107
4.15 Tính toán chọn thiết bị 108
CHƢƠNG 5: KHÁI TOÁN CHI PHÍ 122
5.1 Dự toán chi phí xây dựng cơ bản 122
5.2 Dự toán chi phí vận hành hệ thống 124
5.3 Dự toán chi phí cho 1 m
3
nước cấp 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
PHỤ LỤC 127
viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ định hướng kết nối với CCN 2 và 3 2
Hình 1.2 Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng 3
Hình 2.1 Sơ đồ cấp nước trực tiếp sau khi khử trùng 32
Hình 2.2 Sơ đồ xử lý nước bằng lọc chậm. 32
Hình 2.3 Sơ đồ lọc trực tiếp 32
Hình 2.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước nguồn có hàm lượng cặn  2500 mg/l. 33
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước nguồn có hàm lượng cặn > 2500 mg/l. 33
Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước nguồn đạt loại B 33
Hình 2.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước nguồn đạt loại C 34

Hình 2.9 Công nghệ xử lý nước mặt của nhà máy nước Cầu Đỏ Đà Nẵng 36
Hình 2.10 Công nghệ xử lý nước mặt của nhà máy nước Sóc Trăng 37
Hình 3.1 Sơ đồ khối công nghệ phương án 1 39
Hình 3.2 Sơ đồ khối công nghệ phương án 2 40
Hình 4.1 Sơ đồ cấu tạo công trình thu và trạm bơm cấp I 43
Hình 4.2 Độ giãn nở của vật liệu lọc ứng với vận tốc rửa ngược 90
ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Đặc tính nguồn nước mặt 6
Bảng 1.2 Đặc tính nguồn nước ngầm 7
Bảng 2.1 Những điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt 10
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về chất lượng nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT 16
Bảng 2.3 Đặc tính nước sau xử lý 20
Bảng 2.4 Chất lượng nước cấp cho làm nguội 22
Bảng 2.5 Chất lượng nước cấp cho nồi hơi 22
Bảng 4.1 Liều lượng phèn để xử lý nước đục 50
Bảng 4.2 Các thông số thiết kế của bể hòa trộn phèn 54
Bảng 4.3 Các thông số thiết kế của bể tiêu thụ phèn 56
Bảng 4.4 Các thông số thiết kế của bể hòa trộn vôi 57
Bảng 4.5 Các thông số thiết kế của bể tiêu thụ vôi 58
Bảng 4.6 Các thông số thiết kế bể trộn cơ khí 62
Bảng 4.7 Các thông số thiết kế bể phản ứng cơ khí 66
Bảng 4.8 Các thông số thiết kế bể lắng 72
Bảng 4.9 Các thông số thiết kế bể lắng 72
Bảng 4.10 Cỡ hạt và chiều dày của lớp đỡ 75
Bảng 4.11 Đặc trưng của lớp vật liệu lọc. 75
Bảng 4.12 Độ nở tương đối của vật liệu lọc. 76
Bảng 4.13 Thể tích cặn chiếm chỗ trong các lỗ trống 76

Bảng 4.14 Đặc tính của lớp vật liệu lọc. 77
Bảng 4.15 Độ ẩm cặn có trong nước 77
Bảng 4.16 Các thông số về chân đỡ 87
Bảng 4.17 Các thông số thiết kế bồn lọc 87
Bảng 4.18 Thông số than NORIT GAC 830 88
Bảng 4.19 Các thông số về chân đỡ 100
Bảng 4.20 Các thông số thiết kế bồn lọc 100
Bảng 4.21 Các thông số xây dựng bể chứa . 101 Hình 4.3 Đồ thị tra tổn thất áp lực qua vật liệu lọc
Norit GAC 830 (nguồn catalogue Norit GAC 840) 111
x

Bảng 5.1 Dự toán chi phí phần xây dựng (giá tiền x 10
6
) 122
Bảng 5.2 Bảng dự toán chi phí phần thiết bị (giá tiền x 10
6
) 123
xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KCX Khu chế xuất
CCN Cụm công nghiệp
KCN Khu công nghiệp
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
BYT Bộ y tế
DTM Đánh giá tác động môi trường
COD Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học
BOD Biochemical oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh hóa
TSS Tổng hàm lượng cặn lơ lửng

SS Cặn lơ lửng
DS Chất rắn hòa tan
DO Hàm lượng oxy hòa tan
BTCT Bê tông cốt thép
VND Việt Nam đồng
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Mở đầu
xii

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt Nam. Phía Tây và Tây Bắc giáp với
Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam
giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Tây Ninh là một trong 15 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương đã tự cân đối được
ngân sách và thực hiện nghĩa vụ với Trung ương. Phương hướng phát triển của Tây Ninh
trong thời gian tới gắn liền với phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, một trong những vùng kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước .
Phấn đấu đến 2010, tỷ trọng trong GDP của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp -
công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 28 - 32 - 40; GDP bình quân đầu người 1.000 USD,
phấn đấu đến năm 2020 Tây Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển bền vững.
Để thực hiện mục tiêu trên trong thời gian qua tỉnh Tây Ninh tập trung phát triển
xây dựng các Khu Công nghiệp, các Khu Chế Xuất, các Cụm Công Nghiệp trên địa bàn
toàn tỉnh nhằm kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào. Các Khu công
nghiệp hiện đang tập trung nhiều tại các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu… như KCN Trảng
Bàng, KCN Trâm Vàng, KCN Dịch vụ Bourbon An Hòa… Có 1 KCX là KCX Linh
Trung 3 (Trảng Bàng) và các Cụm Công Nghiệp chủ yếu ở huyện Tân Châu,Tân Biên thị
xã Tây Ninh…như CCN Cơ Khí, CCN Suối Cạn, CCN Tân Phú…Trong đó CCN Tân
Hội (Tân Châu) là một cụm công nghiệp của tỉnh được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn

2010 ÷ 2020. Hiện CCN đang khẩn trương tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đáp
ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Trong đó nguồn nước cung cấp cho CCN để phục vụ sản
xuất và sinh hoạt của doanh nghiệp là vấn đề hết sức cấp thiết đòi hỏi phải nhanh chóng
giải quyết để sớm đưa CCN đi vào hoạt động nhằm góp phần giải quyết việc làm cho
người dân và thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh.
Chính nhu cầu cấp thiết trên, đề tài: “ Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho CCN
Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh với công suất 3000 m
3
/ngày.đêm” được thực
hiện vì lí do đó.
Mở đầu
xiii

2. Nhiệm vụ của luận văn
Thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho CCN Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây
Ninh với công suất: 3000 m
3
/ngày.đêm
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng cấp nước và số liệu nguồn nước khu vực để lựa chọn nguồn
nước cung cấp
- Tính toán thiết kế xây dựng nhà máy xử lý nước cấp cho CCN Tân Hội, huyện
Tân Châu, tỉnh Tây Ninh với công suất: 3000 m
3
/ngày.đêm.
- Đảm bảo nguồn nước cung cấp cho CCN khi đi vào vào hoạt động.
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực nghiệm: Điều tra số liệu ghi chép sẵn có về vị trí địa
lí, địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực. Về chất lượng nguồn nước,
tình hình cấp nước và sử dụng nước của người dân. Bên cạnh đo, kết hợp với việc hỏi

thăm trực tiếp người dân.
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu: Các kết quả phân tích sẽ thống kê lại dưới
dạng bảng và điều chỉnh hợp lí.
- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả phân tích với QCVN 02:2009/BYT từ đó
xác định chỉ tiêu cần phải xử lí.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Thu thập các kiến thức từ các tài liệu sau đó rút
ra phương án xử lí hiệu quả nhất.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo, thu thập các ý kiến từ các chuyên gia, thầy
cô.
- Phương pháp tính toán lựa chọn: Từ quá trình phân tích ta lựa chọn vị trí xây
dựng nhà máy, lựa chọn hệ thống nước ngầm cho phù hợp.
5. Nội dung luận văn
 Thu thập số liệu phục vụ cho việc thiết kế.
 Xác định nhu cầu dùng nước.
 Phân tích số liệu để tính toán thiết kế.
 Đề xuất công nghệ xử lý.
Mở đầu
xiv

 Tính toán các công trình đơn vị.
 Khái toán giá thành xử lý.
 Kết luận và kiến nghị
 Thực hiện các bản vẽ kĩ thuật.
Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội
Trang 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỤM CÔNG
NGHIỆP TÂN HỘI
1.1 Vị trí địa lý
Cụm công nghiệp Tân Hội được tọa lạc trên vùng đất thuộc địa bàn xã Tân Hội

cách trung tâm huyện Tân Châu khoảng 13 km về phía Bắc, cách Thị xã Tây Ninh khoảng
44 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 km cách cửa khẩu Quốc tế Xa mát
khoảng 20 km và cách cửa khẩu Quốc gia Kà Tum khoảng 15 km.
Là một vị trí địa lý hết sức thuận lợi về mặt quan hệ giao thương với các nước
trong khu vực thuộc hành lang kinh tế Campuchia - Thái Lan và Myanmar, trục lộ 785,
784 nối liền với đường xuyên Á là hệ thống giao thông hoàn chỉnh rất thích hợp cho việc
phát triển các ngành dịch vụ, thương mại cũng như sản xuất.
Khu đất quy hoạch có diện tích 49,19 ha. Ranh đất nghiên cứu thuộc xã Tân Hội,
huyện Tân Châu, nằm ở phía bắc Tỉnh lộ 785, có ranh giới hạn là đường đất bao quanh 3
mặt trong, mặt trước giáp với đường nhựa:
- Phía Đông Bắc : giáp đất nông nghiệp.
- Phía Tây Bắc : giáp nhà máy mì Nước Trong.
- Phía Tây Nam : giáp với đường nhựa.
- Phía Đông Nam : giáp đất nông nghiệp.
Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội
Trang 2

Hình 1.1 Bản đồ định hƣớng kết nối với CCN 2 và 3
Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội
Trang 3

Hình 1.2 Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng

Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội
Trang 4

1.2 Điều kiện tự nhiên
1.2.1 Địa hình
 Địa hình khu đất dự án tương đối bằng phẳng.
 Cao độ cao nhất: 38,09 m

 Cao độ thấp nhất: 35,03 m
 Địa hình thoải dần theo hướng từ Đông Bắc tới Tây Nam.
1.2.2 Khí hậu
Tân Châu có khí hậu đặc trưng của vùng khí hậu Nam Bộ: không có mùa đông
lạnh, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Huyện Tân Châu cũng như toàn tỉnh Tây Ninh nằm
sâu trong lục địa, có địa hình cao núp sau dãy Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của bão và
những yếu tố thuận lợi khác là những điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện nông
nghiệp, công nghiệp và xây dựng.
 Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình khoảng 27,4°C, biên độ dao động thấp
(3,9°C).
 Độ ẩm tương đối: ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 ÷ 80%.
 Gió: tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hòa trong năm, Tây Ninh chịu ảnh hưởng của
2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc
vào mùa khô.
 Bão: Tây Ninh không bị các thiên tai như bão, lụt.
 Nắng: lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ
nắng. Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định.
 Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 ÷ 2.200 mm. Mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
1.2.3 Địa chất công trình và địa chất thủy văn
Thủy văn: gần khu đất quy hoạch về hướng Nam có suối Nước Trong.
Địa chất: khu vực đất có nền đất tốt. Khu vực này khá thuận lợi cho việc xây dựng
công trình hạ tầng kỹ thuật và các nhà máy công nghiệp.


Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội
Trang 5

1.2.4 Cảnh quan thiên nhiên
Cảnh quan thiên nhiên trong khu vực thiết kế quy hoạch còn khá trong lành, xanh

mát, chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp (mía, mì, cao su) nên không gian xanh chiếm
đa số. Chỉ có một vài hộ dân sinh sống đơn lẻ nên môi trường ít bị tác động của con
người.
1.3 Ngành nghề kinh doanh - định hƣớng phát triển
Ðịnh hướng phát triển Cụm công nghiệp Tân Hội bước đầu đầu tư xây dựng dự án
với diện tích 150 ha. Giai đoạn tiếp theo sẽ mở rộng lên 200 ha.
Mục tiêu của Cụm công nghiệp Tân Hội kêu gọi đầu tư theo 3 nhóm ngành công
nghiệp chính, trong đó bao gồm nhiều ngành khác nhau như:
 Công nghiệp chế biến
- Công nghiệp chế biến thực phẩm (trừ chế biến tinh bột mì).
- Công nghiệp chế biến nông sản, hải sản.
- Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc.
 Công nghiệp nhẹ
- Công nghiệp cơ khí chính xác, chế tạo máy, sửa chữa máy móc thiết bị phụ
tùng, dụng cụ lắp ráp.
- Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, phụ tùng, điện công nghiệp gia
dụng.
- Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể dục thể thao, trang trí nội thất, văn
phòng.
- Công nghiệp sản xuất bao bì, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn (trừ sản xuất
gạch nung).
- Cán đúc kim loại màu quy mô nhỏ.
 Công nghiệp kỹ thuật cao
- Công nghiệp điện tử, phương tiện thông tin, phương tiện thông tin viễn
thông.
- Công nghiệp dược phẩm, thiết bị y tế.
Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội
Trang 6

- Và các ngành công nghiệp khác (trừ các ngành dệt, nhuộm, thuộc da).

1.4 Hiện trạng nguồn nƣớc
1.4.1 Nguồn nƣớc mặt
Chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn Tỉnh, với chiều dài của toàn
bộ hệ thống 617 km, trung bình 0,11 km/km
2
và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài
Gòn và sông Vàm Cỏ Đông (chiều dài 220 km, trong đó có 151 km chảy trong địa phận
Tây Ninh); hồ Dầu Tiếng có diện tích 27.000 ha, dung tích 1,45 tỷ m
3
và 1.053 tuyến
kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ
tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt tiêu dùng
và cho sản xuất công nghiệp; hệ thống suối, kênh, rạch đã tạo ra một mạng lưới thủy văn
phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km
2
và 2.500 ha đầm lầy nằm rải
rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông; đồng thời với tổng diện tích ao, hồ lớn có
khả năng khai thác, nuôi trồng thủy sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng
thủy sản khoảng 490 ha.
1.4.2 Nguồn nƣớc ngầm
Khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn Tỉnh, với tổng lưu lượng nước
ngầm có thể khai thác được 50 ÷ 100 ngàn m
3
/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác
nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
1.5 Lựa chọn nguồn nƣớc
Ta có đặc tính của các nguồn nước đầu vào được xác định dựa theo DTM được phê
duyệt gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:
Bảng 1.1 Đặc tính nguồn nƣớc mặt
TT

Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Giá trị
1
Độ đục
NTU
154
2
Độ màu
TCU
60
3
Độ cứng
mg/l
16
4
Hàm lượng Fe
mg/l
2
Chương 1: Tổng quan về CCN Tân Hội
Trang 7

5
Hàm lượng Nitơ
mg/l
5,6
6
Hàm lượng Photpho
mg/l

0,07
7
COD
mg/l
13
8
BOD
mg/l
5
9
Hàm lượng Amoni
mg/l
0,93
10
CN
-

mg/l
<
11
Hàm lượng cặn
mg/l
210

Bảng 1.2 Đặc tính nguồn nƣớc ngầm
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Giá trị

1
Độ đục
NTU
28,4
2
Độ màu
TCU
8
3
Độ cứng
mg/l
8
4
As
mg/l
<
5
Fe
mg/l
11,1
6
Mn
mg/l
0,055
7
Cd
mg/l
<
8
COD

mg/l
13
9
CN
-

mg/l
<
10
Hàm lượng Amoni
mg/l
<

Với các đặc tính như thế, ta thấy nguồn nước mặt ở đây tương đối sạch, không bị ô
nhiễm nặng, chỉ có độ đục và độ màu là chính. Ngoài ra, nguồn nước mặt ở đây tương đối
dồi dào, có nhiều sông kênh rạch nhỏ đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước cho CCN đi vào
hoạt động. Vì thế ta chọn nguồn nước mặt để xử lý.
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
Trang 8

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƢỚC CẤP VÀ
CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ
2.1 Tầm quan trọng của nƣớc cấp
Nước là nhu cầu cần thiết của mọi sinh vật sống trên trái đất, không có nước cuộc
sống trên trái đất không thể tồn tại. Nhu cầu dùng nước rất lớn. Vấn đề xử lí nước và cung
cấp nước sạch, chống ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh hoạt và nước
thải sản xuất là vấn đề cần quan tâm hàng đầu.
Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng về tiêu chuẩn nước cấp. Trong đó, các
chỉ tiêu cao thấp khác nhau nhưng nhìn chung các chỉ tiêu phải đảm bảo an toàVn vệ sinh
về số lượng vi sinh có trong nước, không có các chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe

con người, các chỉ tiêu về pH, độ cứng, độ đục, độ màu, hàm lượng kim loại hòa tan, mùi
vị…
Các nguồn nước trong tự nhiên ít khi đảm bảo được hết các tiêu chuẩn chung về
nước cấp. Do đó, tính chất có sẵn của nguồn nước hay bị ô nhiễm nên tùy thuộc vào từng
chất lượng nước và yêu cầu về chất lượng nước cấp mà cần phải có quá trình xử lí cho
thích hợp, đảm bảo cung cấp nước có chất lượng nước tốt và ổn định chất lượng nước cho
từng nhu cầu sử dụng.
2.2 Nguồn nƣớc cấp
2.2.1 Nguồn nƣớc mặt
Nguồn nước mặt là nguồn nước tự nhiên gần gũi vối con người nhất và cũng chính
vì vậy mà nguồn nước mặt cũng dễ ô nhiễm do điều kiện môi trường, do các hoạt động
của con người khi khai thác và sử dụng nguồn nước. Nước mặt chủ yếu là nước sông và
nước hồ.
Chất lượng nước sông phụ thuộc vào nơi có mât độ dân số cao, công nghiệp phát
triển mà công tác quản lí các dòng thải không được chú trọng thì nước sông bị ô nhiễm
bởi các chất độc hại, các chất hữu cơ ô nhiễm.
Chất lượng nước hồ phụ thuộc vào thời gian lưu, điều kiện thời tiết và chất lượng
nguồn nước chảy vào hồ cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Ngoài ra còn
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
Trang 9

phụ thuộc vào thời tiết khu vực, nơi thiếu ánh sáng mặt trời, điều kiện lưu thông kém và
chất thải hữu cơ nhiều. Nước sông và nước hồ đều không đảm bảo chất lượng nước cấp.
Nước mặt là nguồn nước tự nhiên mà con người thường sử dụng nhất nhưng cũng
dễ bị ô nhiễm nhất.
Tổ chức y tế Thế Giới đưa ra một số nguồn ô nhiễm chính trong nước mặt như sau:
- Nước nhiễm bẩn do vi trùng, virut và các chất hữu cơ gây bệnh.
- Nước nhiễm bẩn do các chất hữu cơ phân hủy từ động thực vật và các chất thải
trong nông nghiệp.
- Nguồn nước nhiễm bẩn do chất thải công nghiệp, chất thải rắn có chứa các chất

độc hại của các cơ sở công nghiệp như phenol, xianua, crôm, cađimi, chì, kẽm…
- Nguồn nước nhiễm bẩn do các chất tẩy rửa tổng hợp trong sinh hoạt và trong
công nghiệp.
- Nguồn nước nhiễm bẩn do chất phóng xạ, các hóa chất bảo vệ thực vật, các hóa
chất hữu cơ tổng hợp trong công nghiệp chất dẻo, vải sợi, các hóa chất vô cơ dùng làm
phân bón, nguồn nước thải từ các nhà may nhiệt điện tất cả đều gây ảnh hưởng đến chất
lượng nguồn nước mặt.
Tóm lại, ngoài các yếu tố địa hình, thời tiết là các yếu tố khách quan gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước bề mặt, chúng ta còn phải xét đến một yếu tố khác chủ quan
hơn đó là tác động của con người trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình gây ô nhiễm nước
bề mặt.
2.2.2 Nguồn nƣớc ngầm
Nước ngầm ít chịu ảnh hưởng yếu tố tác động của con người hơn nước mặt. Chất
lượng nước ngầm tốt hơn chất lượng nước mặt. Thành phần đáng quan tâm trong nước
ngầm là các tạp chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, điều kiện địa tầng, thời
tiết, các quá trình phong hóa, sinh hóa trong khu vực.
Mặt dù vậy, nước ngầm cũng có thể nhiễm bẩn do tác động của con người. Các chất
thải của con người và động vật, các chất thải hóa học, các chất thải sinh hoạt, cũng như
việc sử dụng phân bón hóa học… Tất cả các chất thải đó theo thời gian sẽ ngấm dần vào
nguồn nước, tích tụ dần và dẫn đến làm hư hỏng nguồn nước ngầm.
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
Trang 10

Bảng 2.1 Những điểm khác nhau giữa nƣớc ngầm và nƣớc mặt
Đặc tính
Nƣớc mặt
Nƣớc ngầm
Nhiệt độ
Thay đổi theo mùa
Tương đối ổn định

Độ đục
Thường cao và thay đổi theo mùa
Thấp hay hầu như không có
Chất khoáng hoà tan
Thay đổi theo chất lương đất, lượng
mưa
Ít thay đổi, cao hơn nước mặt ở
cùng một vùng
Fe và Mn hoá trị II (ở
trạng thái hoà tan)
Rất thấp, trừ dưới đáy hồ
Thường xuyên có
Khí CO
2
hoà tan

Thường rất thấp hay gần bằng không
Thường xuất hiện ở nồng độ cao
NH
4
+

Xuất hiện có các nguồn nước nhiễm
bẩn
Thường có
SiO
2

Thường có nồng độ trung bình thấp
Thường có ở nồng độ cao

Nitrat
Thường thấp
Thường có ở nồng độ cao do
phân hóa học
Các vi sinh vật
Vi trùng (nhiều loại gây bệnh) virut
các loại tảo
Các vi khuẩn do sắt gây ra
thường xuất hiện.

Bản chất địa chất có ảnh hưởng lớn đến thành phần hóa học của nước ngầm. Nước
luôn tiếp xúc với đất trong trạng thái bị giữ lại hay lưu thông trong đất. Nó tạo nên sự cân
bằng giữa nước và đất.
Tại những khu vực được bảo vệ tốt, ít có nguồn thải gây ô nhiễm, nước ngầm nói
chung được đảm bảo bề mặt vệ sinh và có chất lượng khá ổn định.
Người ta chia nước ngầm làm 2 loại khác nhau:
- Nước ngầm hiếu khí (có ôxy): Thông thường loại này có chất lượng tốt, có
trường hợp không cần xử lí mà có thể cấp trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Nước ngầm yếm khí (không có ôxy): Trong quá trình nước thấm qua các tầng
đất, đá, ôxy bị tiêu thụ. Lượng ôxy hòa tan bị tiêu thụ hết, các chất hòa tan như Fe
2+
, Mn
2+

sẽ tạo thành.
Chương 2: Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý
Trang 11

2.3 Các chỉ tiêu trong nƣớc cấp
2.3.1 Các chỉ tiêu vật lý

2.3.1.1 Nhiệt độ nƣớc (
0
C,
0
K)
Nhiệt độ của nguồn nước là đại lượng phụ thuộc và điều kiện môi trường và khí
hậu. Đây là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình xử lí nước.
2.3.1.2 Độ màu (Pt – Co)
Độ màu của nước thiên nhiên để thể hiện sự tồn tại các hợp chất humic (mùn) và
các chất bẩn trong nước tạo nên.
Độ màu của nước cấp được xác định bằng cách so màu bằng mắt thường hay bằng
máy so màu quang học với thang màu tiêu chuẩn. Đơn vị đo màu là Pt – Co.
2.3.1.3 Mùi vị
Một số chất khí và chất hòa tan trong nước có mùi. Nước thiên nhiên thường có
mùi đất, mùi tanh đặc trưng hóa học như ammoniac, mùi Clophenol. Nước có thể không
vị hoặc có vị mặn chát tùy theo hàm lượng các muối khoáng hòa tan.
2.3.1.4 Độ đục (NTU)
Độ đục của nước đặc trưng cho các tạp chất phân tán dạng hữu cơ hay vô cơ không
hòa tan hay keo có nguồn gốc khác nhau. Nguyên nhân gây ra mặt nước bị đục là sự tồn
tại của các loại bùn, acid silic, hydroxit sắt, hydroxit nhôm, các loại keo hữu cơ, vi sinh
vật, và phù du thực vật trong đó.
Độ đục thường đo bằng máy so màu quang học dựa trên cơ sở thay đổi cường độ
ánh sáng khi đi qua lớp nước mẫu. Đơn vị của độ đục xác định theo phương pháp này là
NTU. 1 NTU tương ứng với 0,58 mg foocmazin trong 1 lít nước.
2.3.1.5 Hàm lƣợng chất rắn trong nƣớc
Hàm lượng chất rắn trong nước bao gồm có chất rắn vô cơ (các muối hòa tan, chất
rắn không tan như huyền phù, đất cát…), các chất rắn hữu cơ (các vi sinh vật, vi khuẩn,
động vật nguyên sinh, chất thải sinh hoạt, công nghiệp). Trong xử lí nước, về hàm lượng
chất rắn có các khái niệm sau:
- Tổng hàm lượng cặn lơ lửng TSS (total suppended solid).

- Cặn lơ lửng SS (Suppended Solid).
- Chất rắn hòa tan DS ( Dissolved Solid ): DS = TDS – SS.

×