Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm thực hành sinh học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.95 KB, 7 trang )

Lời nói đầu
Như chúng ta biết sinh học là một môn khoa học tự nhiên, việc dạy học
môn sinh học đòi hỏi chúng ta phải truyền tải các kiến thức thực tế. Dạy học sinh
học có ý nghĩa to lớn đối với tương lai của mỗi người và của toàn xã hội.
Đối với bài thực hành sinh học là một nội dung rất khó, để dạy thành
công một bài thực hành đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu các
phương pháp phù hợp, nhưng việc vận dụng phương pháp phù hợp chưa hẳn đã
thành công, một giờ dạy thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố.
Qua thực tế giảng dạy tôi xin ghi lại để các đồng nghiệp tham khảo và
đóng gớp ý kiến để dạy một tiết thực hành thành công theo mong muốn.
PHẦN MỞ ĐẦU
Bối cảnh của đề tài:
Nhiệm vụ ở trường THCS là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người
chủ tương lai của đất nước. Đây là những người chủ tương lai phải có trình độ văn
hóa, cần cù, sáng tạo để xây dựng đất nước.
Muốn như vậy cần đến vai trò quan trọng của người giáo viên. Giáo viên
phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, phải tâm huyết, nhiệt tình với
nghề nghiệp, bên cạnh đó phải biết vận dụng phương pháp phù hợp với từng đối
tượng học sinh, từng kiểu bài, từng nội dung để giúp học sinh vận dụng tốt lí thuyết
vào thực hành và thực tiển cuộc sống.
Lí do chọn đề tài:
Việc vận dụng lí thuyết vào thực tiển cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, khoa học luôn luôn mới, kiến thức sinh học
chủ yếu được hình thành bằng phương pháp quan sát, mô tả, thực hành thí nghiệm.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy đã thôi thúc tôi lựa chọn phương pháp dạy học
cho phù hợp.
Phạm vi và đối tượng của đề tài:
Thực hiện đối với các bài thực hành sinh học trong chương trình lớp 9.
Nội dung tôi trình bày được hình thành qua bài thực hành tính xác suất
xuất hiện các mặt của đồng kim loại.
Đối tượng nghiên cứu là nội dung bài thực hành tính xác suất xuất hiện


các mặt của đồng kim loại.
Đối tượng nhận thức là học sinh khối 9 của trường THCS Bình Minh.
Mục đích của đề tài:
Qua nghiên cứu tôi muốn nêu lên vấn đề là làm thế nào để một tiết dạy
thực hành đạt hiệu quả cao, giúp học sinh thoát khỏi những khó khăn vướng mắc
khi làm thực hành. Như chúng ta đã biết mục đích của giáo dục không chỉ giúp học
sinh nắm bắt tri thức mà phải hướng dẫn học sinh cách tiếp thu và vận dụng kiến
thức đó.
Vì vậy, qua nghiên cứu tôi muốn nêu ra một vài ý kiến về vấn đề dạy một
tiết thực hành sinh học như thế nào để thu được hiệu quả cao nhất. Đó là mục đích
nghiên cứu của đề tài.
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận của vấn đề:
Biểu diễn thí nghiệm là phương pháp quan trọng nhất để tổ chức học sinh
nghiên cứu, giải thích các hiện tượng sinh học.
Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất
phát cho quá trình nhận thức của học sinh.
Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực hành để đi đến thực tiễn. Vì
vậy nói là phương pháp, phương tiện duy nhất giúp hình thành ký năng, kĩ xảo
thực hành là cơ sở của tư duy kĩ thuật.
Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất các hiện tượng, các quá
trình sinh học.
Thí nghiệm do giáo viên biểu diễn là mẫu mực về thao tác là cơ sở chuẩn
kiến thức để học sinh quan sát, nhận xét và bắt chước. Dần dần, khi học sinh biết
cách và tự tiến hành được thí nghiệm đó là cơ sở đối chứng giúp học sinh hình
thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành thí nghiệm, phát hiện kiến thức.
Thí nghiệm có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của học
sinh với các mức độ khác nhau: Thông báo, tái hiện (bắt chước) tìm tòi bộ phận,
giải thích, chứng minh, nghiên cứu tìm kiến thức mới…
Tóm lại: Thí nghiệm được sử dụng đề nghiên cứu bài mới, củng cố, hoàn

thiện kiến thức, kiểm tra, đánh giá kiến thức. Đặc biệt thí nghiệm có vai trò rất
quan trọng đối với việc dạy – học một bài thực hành. Thí nghiệm có thể do giáo
viên biểu diễn, hoặc do học sinh tự tiến hành. Thí nghiệm có thể tiến hành trên lớp,
trong phòng thí nghiệm, ngoài vườn, ngoài đồng ruộng hoặc tại nhà.
Trong bài thực hành thì thí nghiệm là nguồn kiến thức vừa có vai trò xây
dựng cái mới, vừa có vai trò củng cố, hoàn thiện và kiểm chứng, chứng minh một
vấn đề đã được nhắc đến.
Bằng hệ thống câu hỏi có tính chất định hướng giáo viên đã kích thích
hứng thú, sự tìm tòi độc lập sáng tạo của học sinh.
Bằng tài liệu quan sát được từ thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặc bản
thân học sinh tự tiến hành, giúp học sinh có thể phân tích, so sánh, thiết lập mối
quan hệ nhân quả, trả lời các câu hỏi để đi tới các kết luận khái quát, phản ánh bản
chất của vấn đề hay hiện tượng sinh học.
Như vậy, với phương pháp này, học sinh ở vị trí của người nghiên cứu,
chủ động hành động giành lấy kiến thức nên sự lĩnh hội kiến thức của học sinh
được sâu sắc hơn, đầy đủ hơn.
Thực trạng vấn đề:
Từ thực tế điều kiện dân trí và kinh tế của xã hội, điều này dẫn tới học
sinh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện 1 tiết thực hành. Giáo viên
cũng gặp khó khăn trong giảng dạy. Nguyên nhân dẫn đến kết quả của các bài thực
hành chưa đạt được đến mức mong muốn là do: Thiếu đồ dùng, trang thiết bị thiết
yếu cho một số tiết thực hành, học sinh khó khăn về kinh tế nên chưa chuẩn bị tốt
các mẫu vật theo yêu cầu.
Mặt khác môn sinh học là một khoa học thực nghiệm, môn khoa học mở,
luôn luôn mới và rất trừu tượng.
Các em phải tự làm thí nghiệm để tìm kiến thức, qua phương pháp hoạt
động nhóm, học sinh phải tích cực để tìm tòi, làm thí nghiệm để đi đến kết luận,
giải quyết các vấn đề đặt ra một cách độc lập sáng tạo, làm được báo cáo thu hoạch
theo yêu cầu tránh những hạn chế trong học tập. Tuy nhiên không phải tất cả các
em đều làm được thí nghiệm, đều viết được báo cáo, không phải giáo viên nào cũng

dạy thành công các bài thực hành theo yêu cầu.
Các biện pháp giải quyết vấn đề:
Cần hướng dẫn học sinh ghi chép vào vở những hiện tượng xảy ra trong
quá trình thực hành thí nghiệm. Những tài liệu ghi chép được trong quá trình quan
sát là rất cần thiết để học sinh có các dữ kiện làm cơ sở giải thích, khái quát rút ra
những kết luận đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của bài đồng thời trả lời các câu hỏi và
bài tập đề ra.
Các câu hỏi và bài tập này phải được giáo viên nêu ra từ trước khi tiến
hành thực hành thí nghiệm và ghi lên bảng hoặc vào phiếu học tập. Yêu cầu của các
câu hỏi này phải phù hợp với chủ đề của bài học để khi tìm lời giải đáp giúp học
sinh nắm vững, hiểu sâu bản chất của hiện tượng.
Thí nghiệm phải đơn giản, vừa sức học sinh tránh những thí nghiệm quá
phức tạp, tránh những yêu cầu quá trừu tượng. Hơn nữa thời gian cho thí nghiệm
phải hợp lí để đảm bảo thu được kết quả thật sát thực tiễn.
Sau khi thực hành thí nghiệm cần tổ chức cho học sinh thảo luận theo hệ
thống câu hỏi và kết quả quan sát thu được sau khi thực hành thí nghiệm. Sau khi
thảo luận nhất thiết giáo viên phải nhận xét, đánh giá và kết luận kiến thức chuẩn
để học sinh điều chỉnh nhận thức nếu cần.
Phối hợp một cách hợp lí thực hành thí nghiệm với lời nói của giáo viên,
tuỳ theo lôgíc của sự phối hợp này mà tính chất hoạt động nhận thức của học sinh
khác nhau. Nếu ở phương pháp thực hành thí nghiệm – nghiên cứu thì thí nghiệm
là nguồn thông tin cho học sinh còn lời nói của giáo viên giữ vai trò hướng dẫn thì
trong phương pháp thực hành thí nghiệm – thông báo tái hiện, lời nói của giáo viên
là những thông tin chính xác còn thí nghiệm chỉ là để minh hoạ, chứng minh, xác
nhận thông tin.
Đối với những sự kiện, hiện tượng hay cơ chế đơn giản có thể rút ra kết
luận nhờ sự quan sát trực tiếp không cần suy luận bằng các thao tác lôgíc phức tạp
thì lời nói của giáo viên chỉ có tính chất hướng dẫn sự quan sát chứ không phải là
nguồn cung cấp thông tin dạy – học.
Các bước lôgíc khi tiến hành thực hành – thí nghiệm.

Bước 1: Đặt vấn đề.
Thông báo đề tài nghiên cứu, nêu mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu để kích
thích sự tự giác và hứng thú ban đầu của người học.
Bước 2: Phát hiện vấn đề.
Nêu mục đích cụ thể hơn, vạch rõ những thành phần cấu thành chủ đề
nghiên cứu để có sự định hướng cụ thể.
Bước 3: Đề xuất giả thiết của đề tài, dự đoán các phương án giải quyết,
vạch ra kế hoạch giải quyết.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch giải quyết.
Bước 5: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Nếu kết quả thực hiện kế hoạch không phù hợp với giả thiết khoa học đã
nêu ra thì quay lại bước 3, đề xuất giả thiết khác.
Nếu việc thực hiện kế hoạch đưa đến kết quả chính xác, xác nhận giả thiết
đúng thì chuyển sang bước 6.
Bước 6: Phát biểu kết luận.
Ví dụ: bài thực hành: tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại.
Giáo viên nêu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành, chia lớp thành các
nhóm thực hiện theo yêu cầu.
Cho mỗi nhóm hai đồng kim loại.
Sau đó tiến hành thực hành, gieo một đồng kim loại rồi tiếp gieo hai đồng
kim loại cùng một lúc, mỗi lần gieo 100 lần, rồi ghi lại kết quả thí nghiệm.
Từ kết quả gieo một đồng kim loại, liên hệ kết quả này với tỉ lệ các gieo
tử sinh ra từ con lai F
1
: Aa.
Từ kết quả gieo hai đồng kim loại, liên hệ với tỉ lệ kiểu gen ở F
2
trong lai
một cặp tính trạng, giải thích sự tương đồng.
Qua đó từ kết quả thực hành thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải tư duy để

giải thích một vấn đề có liên quan.
Kết quả:
Giáo viên và học sinh phải tận dụng triệt để 45’ trên lớp để tổ chức giảng
dạy và học tập, có như vậy mới phát huy hết vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo
viên, mới đảm bảo cho học sinh tiếp thu hết kiến thức của tiết học.
Đối với 1 tiết thực hành, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức cho
học sinh hoạt động giúp học sinh tự tìm ra kết luận và ghi nhớ được kiến thức. Học
sinh là trung tâm của mọi hoạt động, sau khi đã nhận được mục đích, yêu cầu của
tiết thực hành học sinh lập tức hoạt động nhóm để tiến hành các thí nghiệm tìm tòi
dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Qua quá trình học tập kết quả thu được có tới trên 90% số học sinh thực
hiện tốt các yêu cầu, viết được báo cáo thu hoạch, được giáo viên đánh giá, cho
điểm ghi nhận kết quả hoạt động.
PHẦN KẾT LUẬN
Để dạy một bài thực hành thành công, người giáo viên phải nắm vững các
bước thực hành, phải biết tổ chức điều khiểm học sinh học một cách chủ động.
Đề tài này của tôi gắn liền với thực tiễn công tác giảng. Nó góp phần khắc
phục những khó khăn, yếu kém của học sinh trong quá trình học tập 1 tiết thực
hành nói riêng và bộ môn sinh học nói chung.
Duyệt của hội đồng chấm SKKN Bình Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2013
Người viết


LƯU KIM TOÀN




×