Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Vai trò của tổng phụ trách đội trong công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.79 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỒNG TRÔM
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
Tổng phụ trách Đội trong công tác
giáo dục Đạo đức thiếu niên nhi đồng.
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục đạo đức học sinh
Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân
Chức vụ: Giáo viên Tổng phụ trách Đội
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ Văn phòng
Giồng Trôm, ngày 18 tháng 01 năm 2011

1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Đội TNTP HCM
Tổng phụ trách Đội: TPTĐ
Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Đoàn TNCS HCM
Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp: Ban HĐNGLL

2
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định mục tiêu tổng quát của
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 là: “Phấn đấu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị-xã hội
ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên;
tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”. Để tiến hành
sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con
người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất


nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”
mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy con người được đặt
ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những
công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này. Thiết thực nhất là
trong bốn năm gần đây cả nước ta thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 7 tháng 11
năm 2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô
giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho học sinh trong một
môi trường đồng bộ nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng
giáo dục trong nhà trường, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Trong số các
lực lượng giáo dục cần đặc biệt chú ý đến tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh vì nó có vị trí rất quan trọng, Đội là thành phần hỗ trợ tích cực với
nhà trường và cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục đích giáo dục.
II. Lý do chọn đề tài:
Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là thể hiện vai trò
chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Nhiều năm nay,

3
các phong trào của Đội thực sự đã thu hút đông đảo các thế hệ thiếu nhi tham
gia và đã trở thành truyền thống của Đội như: Phong trào Người tốt việc tốt,
Công tác Trần Quốc Toản, phong trào Kế hoạch nhỏ Hoạt động đội còn là
cầu nối giữa nhà trường và xã hội, góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của
Đảng.
Những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn TNCS
HCM phong trào thiếu nhi của cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt
động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhi đồng trong nhà
trường, xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đứng trước thực tế đó đòi hỏi người giáo viên Tổng phụ trách đội phải phấn

đấu không ngừng để hoạt động Đội trở thành môi trường lành mạnh có tác dụng
giáo dục sâu rộng đến học sinh. Đặc biệt TPTĐ phải nhạy bén, thông minh, linh
hoạt tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Song, một mình giáo viên Tổng
phụ trách đội không thể làm hết được công việc này, mà TPTĐ phải biết phối
kết hợp, tranh thủ sự hỗ trợ ở mọi điều kiện, mọi lực lượng giáo dục trong nhà
trường. Phải biết tuyên truyền và thu hút, lôi cuốn các lực lượng cùng tham gia
giáo dục các em học sinh, cùng tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, văn hóa,
văn nghệ, về nguồn, nói chuyện truyền thống, …qua hoạt động đó giáo dục đạo
đức cho các em. Để đạt được mục tiêu đề ra, tôi – Người TPTĐ vốn dĩ còn rất
“non” tuổi nghề thấy không dễ chút nào khi chọn đề tài “Tổng phụ trách Đội
trong công tác giáo dục thiếu niên - nhi đồng” làm mục tiêu phấn đấu cho bản
thân nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác Đội – Sao trong năm học này, năm học:
2010 – 2011.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
-Đề tài nguyên cứu xoay quanh các hoạt động Đội – Sao nhằm giáo dục
đạo đức thiếu niên nhi đồng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
-Đối tượng nghiên cứu: thiếu niên – nhi đồng Liên đội trường Tiểu học
Thị Trấn.

4
IV. Mục đích nghiên cứu:
Hoạt động Đội có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của nhà trường bởi có
cùng mục đích, mục tiêu giáo dục – giáo dục thiếu niên nhi đồng trở thành
người mới, những công dân có ích cho xã hội, có phẩm chất:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào,
Học tập tốt, lao động tốt,
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt,
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”
Từ mục đích giáo dục trên, người viết muốn giải quyết những khó khăn

trong việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức thiếu niên nhi đồng trong công
tác Đội – Sao đồng thời nâng cao nghiệm vụ bản thân và mong được trao đổi
kinh nghiệm với bạn đồng nghiệp.
V. Điểm mới trong công tác nghiên cứu:
Lý thuyết của đề tài gắn liền với hoạt động thực tế trong công tác Đội –
Sao của Liên đội và có kết quả cụ thể.


5
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương
viễn”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng
nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra
khác biệt nhau.
Tuân Tử nói: “Nhân chi sơ tính bổn ác, lý tính hậu lai tập đắc”, nghĩa là
con người sinh ra ban đầu vốn dĩ là ác, nhưng sau này do học tập mà có lý trí,
biết cái đúng cái sai.
Mạnh Tử và Tuân Tử đều là bậc thầy của Nho giáo thời Chiến quốc, dù
có những đánh giá khác nhau về tính con người nhưng đều thống nhất rằng môi
trường và sự giáo dục sẽ làm con người thay đổi, nghĩa là giáo dục đóng vai trò
quyết định cho bản tính của con người trong tương lai.
Thật ra, đánh giá khác nhau về bản chất con người của hai ông không có
gì mâu thuẫn. Tuân Tử nhìn theo hướng tiến hóa của vạn vật, cho rằng con
người là một loài động vật trong thế giới sinh học nên theo nguồn gốc ban đầu
vốn dữ tính, muốn thành người có lý trí thì phải được giáo dục.
Mạnh Tử nhìn con người từ khía cạnh xã hội học, cho rằng con người
được sinh ra trong cộng đồng, có tình thương của cha mẹ, anh em, bè bạn nên
bản tính ban đầu lương thiện, nhưng khi tiếp xúc, học tập trong các điều kiện xã
hội khác nhau thì tính tình ắt sẽ khác nhau. Từ đó có thể thấy từ xưa đến nay,

mọi thế hệ nhân loại đều khẳng định vai trò vô cùng to lớn của giáo dục đối với
con người.
Tuy nhiên, hiện nay, việc giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học gặp
nhiều trở ngại. Phương tiện nghe nhìn ngày càng phát triển làm cho trẻ dễ dàng

6
tiếp cận và từ đó làm cho các em dễ dàng tiếp nhận những điều xấu. Bên cạnh
đó, ở gia đình và xã hội có rất nhiều điều trái ngược với các nội dung đạo đức
được dạy học trong nhà trường. Những điều trái ngược này do người lớn thực
hiện một cách thường xuyên trực tiếp trước mắt các em. Đó là các ý thức như:
giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, giúp đỡ
người già neo đơn, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, nói lời hay
lịch sự, v.v. không được cha mẹ, anh chị, những người xung quanh làm đúng
như nhà trường, thầy cô chỉ dạy. Những điều trái ngược này ảnh hưởng rất lớn
đối với trẻ. Các em có hoàn toàn tin vào những điều thầy cô dạy bảo? Hay là các
em phải làm theo cha mẹ và những người chung quanh? Và dần dần có thể thấy
hình ảnh học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ,
thương yêu bạn bè đang bị phai nhạt ở đâu đó.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi thấy TPTĐ có một vai trò quan trọng
trong việc xây dựng các mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động Đội với các hoạt
động giáo dục trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là xây dựng mối quan hệ giữa
TPTĐ với Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Hội phụ huynh… Vì vậy, tôi
đã chọn đề tài này để nghiên cứu, mạnh dạn đưa những vấn đề này cho anh chị
em đồng nghiệp tham khảo giúp đỡ tôi làm tốt hơn công việc này.
II. Thực trạng của vấn đề:
TPTĐ chưa có nhiều kinh nghiệm từ bản thân và mới thực hiện trong năm
học: 2010 – 2011 cho nên đề tài chỉ là bước nhìn chủ quan cần nhiều ý kiến
đóng góp.
Thực trạng công tác Đội của Nhà trường trong những năm gần đây chưa
dấy lên phong trào. Đó là khó khăn lớn nhất của người viết sáng kiến kinh

nghiệm.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

7
- Để thực hiện tốt vấn đề trên, việc kết hợp với các lực lượng xã hội là yếu
tố vô cùng quan trọng. Chính vì thế vào đầu năm học, Ban lãnh đạo nhà trường
tiến hành đại hội phụ huynh học sinh để nắm hiện trạng về hành vi đạo đức của
học sinh thông qua các hoạt động hằng ngày, thông qua các thông tin của cha
mẹ học sinh, của giáo viên chủ nhiệm và chính của các em với nhau. Từ đó, tôi
xây dựng một số nội dung để giáo dục đạo đức học sinh, cụ thể như sau:
 Biết xưng hô lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi, bạn bè; biết xin lỗi, cảm
ơn trong các hành vi hằng ngày.
 Có ý thức bảo vệ của công, có tác phong tốt khi đi học, đến trường cũng
như khi đi chơi…
 Có hành vi tốt về việc giúp đỡ người khác, chấp hành thực hiện an toàn
giao thông cũng như các nội qui ở trường, ở nơi công cộng…
 Xây dựng tình yêu thương đối với mọi người trong gia đình, đối với bà
con hàng xóm, tổ dân phố, với thầy cô, bạn bè ở trường…
 Có ý thức tham gia các cuộc vận động, các phong trào do nhà trường, địa
phương tổ chức để nâng cao tính tập thể…
 Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tìm hiểu các tiểu sử các vị anh
hùng từ đó có tình cảm, thái độ kính trọng các gương anh hùng đã hi sinh vì đất
nước, quê hương.
Từ những nội dung trên, tôi tiến hành thực hiện với những hình thức sau:
1. Xây dựng một chương trình hoạt động cho cả năm học, giao ước thi đua
cho từng chi đội, thành lập sổ người tốt việc tốt, sổ theo dõi từng chi đội, kết
hợp các thành viên trong Hội đồng nhà trường theo dõi các hoạt động đã đề ra
theo từng giai đoạn để kịp thời tuyên dương những em làm tốt, nhắc nhở những
em chưa thực hiện qua các buổi chào cờ đầu tuần. Việc làm này được thực hiện
xuyên suốt cả năm học.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ điểm của tháng như: “Sân
chơi tuổi thơ” kỷ niệm ngày Hội học 15/10 với nội dung giáo dục thiếu niên nhi

8
đồng thi tìm hiểu về tiểu sử các anh hùng liệt sĩ nhỏ tuổi, tìm hiểu về an toàn
giao thông, tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu,….
+ Tổ chức hoạt động văn hóa – nghệ thuật nhằm bồi dưỡng tình yêu quê
hương đất nước, biết kính trọng thầy cô giáo, tình cảm bạn bè, yêu trường yêu
lớp.
Chẳng hạn: Trong những năm qua, TPTĐ tổ chức khá thành công Hội thi
tiếng hát Họa My, Tiếng hát Tuổi thơ, Hội thao vòng trường, hoạt động giao lưu
kết nghĩa,…
Hình thành cho các em tình cảm tốt đẹp: bồi dường lòng biết ơn với
những người đã hi sinh vì đất nước, những người đã góp phần làm nên những
trang sử vẻ vang cho Tổ quốc, làm cho các em hiểu được thiên nhiên và con
người Việt Nam, truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông. Từ đó, gợi
lên cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc, yêu Tổ quốc như:
kết hợp với xã Đoàn tổ chức cho đội viên đăng ký chăm sóc đền thờ Liệt sĩ Thị
Trấn trong năm học. Bên cạnh đó mời Cựu chiến binh nói chuyện truyền thống
về quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp- Mỹ nhân ngày 22/12
ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Về nguồn là một trong những việc làm thiết thực nhất để bồi dưỡng tình
cảm đạo đức cho học sinh theo hướng: tham quan đền thờ Nguyễn Thị Định,
đền thờ Trung trướng Đồng Văn Cống, thăm viếng di tích lịch sử Đình Bình
Hòa, đền thờ Nguyễn Đình Chiểu … kế hoạch này TPTĐ sẽ thực hiện trong
những năm tiếp theo.
- Những bài học về đạo đức cũng đã khơi dậy ở học sinh những cảm xúc
đối với những hiện thực xung quanh, thể hiện cụ thể qua các hành động trong
nhà trường như việc vận động giúp đỡ các bạn nghèo, các bạn gặp khó khăn.
Chẳng hạn: Liên đội pháp động tặng sách cũ để giúp đỡ các bạn nghèo

trong lớp thu hút nhiều đội viên – học sinh tham gia.

9
+ Bên cạnh đó, phong trào “Chiếc áo vui xuân” cho bạn nghèo là phong
trào được thực hiện trong suốt nhiệm kì và được kế thừa từ những năm học
trước. Cứ mỗi Chi đội, lớp nhi đồng đều đăng ký tặng 1 “chiếc áo vui xuân” cho
bạn nghèo.
- Trong nhà trường TPTĐ đóng một vai trò quan trọng bởi chính TPTĐ là
người gần gũi các em hơn ai hết, là người hiểu thế giới nội tâm của các em học
sinh, có điều kiện tiếp cận được nhiều đối tượng học sinh trong nhà trường:
những học sinh tiêu biểu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt…,
nên TPTĐ hiểu kỹ hơn về những tâm tư, tình cảm của các em, hiểu được cá tính
của các em, nắm bắt được những nhu cầu mà các em muốn, coi các em như
những đứa con của mình. Để từ đó biết động viên, an ủi hoặc cảm hoá, giúp đỡ
các em vượt khó và sửa chữa những lỗi lầm của mình. Người TPTĐ phải biết
thu phục nhân tâm từ chính tấm gương sáng của bản thân mình trong cuộc sống
và trong mọi công việc. Điều đó muốn khẳng định rằng: TPTĐ chẳng những ở
cương vị là người thầy, người cô mẫu mực, mà còn là người cha, người mẹ đỡ
đầu, người anh, người chị quý mến của của các em khi các em tiến bộ cũng như
khi các em mắc khuyết điểm, sai lầm, thực sự là chỗ dựa về mặt tinh thần cho
các em.
Để đạt được mục đích giáo dục, người TPTĐ phải là một nhà tổ chức và
đương nhiên phải thông thạo về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác Đội, có khả
tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích nhằm thu hút đông đảo lực lượng học
sinh tham gia để các em “Học mà chơi, chơi mà học”. Đây thực sự là sân chơi bổ
ích đối với các em học sinh trong các nhà trường.
2. Người GV - TPTĐ phải có trách nhiệm xây dựng nhiều mối quan hệ
khác nhau trong và ngoài nhà trường để giúp mình hoàn thành tốt công việc
được giao.
a) Xây dựng mối quan hệ giữa TPTĐ với Ban chỉ huy Liên chi đội:

Đây vừa là mối quan hệ đồng nghiệp vừa là mối quan hệ trên dưới, giải
quyết tốt mối quan hệ này sẽ góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng

10
STPTĐ Chuyên trách Bán chuyên trách Chuyên môn Được đ o à
tạo
16 4 12 8 GV nhạc 0
8 GV văn hoá
giáo dục nói chung và chất lượng hoạt động Đội nói riêng .Vì vậy TPTĐ phải
thực sự gần gũi chăm lo xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội có mối đoàn kết
thống nhất, hợp tác chặt chẽ nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì công việc chung, đồng thời
phải tìm ra được một đội ngũ cán bộ Liên chi đội thực sự có năng lực thúc đẩy
phong trào hoạt động Đội ngày càng phát triển. Muốn vậy TPTĐ phải thường
xuyên bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cho các em để các em tự tổ
chức các hoạt động ở chi đội mình, sau đó TPTĐ đánh giá và bổ sung những gì
còn thiếu sót để các em tự hoàn thiện mình hơn, đồng thời giáo viên TPTĐ phải
gần gũi các em, tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc của các
em để kịp thời giải quyết, tạo uy tín và niềm tin cho các em, cuối năm TPTĐ
tham mưu Ban lãnh đạo nhà trường khen thưởng danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ,
Đội viên xuất sắc, … nhằm động viên, khuyến khích các em tham gia hoạt động
tốt hơn.
b) Mối quan hệ giữa TPTĐ với các anh chị phụ trách trong nhà trường:
Người giáo viên TPTĐ phải có quan hệ mật thiết với cán bộ giáo viên
đóng vai trò là những anh chị phụ trách chi đội.
Trước hết đây là cán bộ giáo dục trực thuộc nhà trường được Ban giám
hiệu phân công chủ nhiệm lớp học và trực tiếp phụ trách công tác Đội của chi
đội trong phạm vi nhà trường. Do vậy TPTĐ phải hướng dẫn cho các anh chị
phụ trách hiểu và nắm mọi hoạt động của Đội trong nhà trường. Theo kế hoạch
chung của Liên đội kết hợp với Ban HĐNGLL, chỉ đạo và theo dõi các hoạt
động ở các chi đội, tiếp thu những ý kiến, những đề xuất của các anh chị phụ

trách để điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với đặc thù của từng chi đội.
Đồng thời phát hiện những nhân tố tích cực để bồi dưỡng làm cán bộ chi đội.
Hàng tháng nhận báo cáo nhanh của giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập
rèn luyện của đội viên để kịp thời tuyên dương dưới cờ những đội viên có thành
xuất sắc và có biện pháp giáo dục kịp thời những đội viên chậm tiến giúp các em
ngày càng hoàn thiện mình hơn.

11
Chẳng hạn: Cuối tháng giáo viên phụ trách báo cáo những học sinh đội
viên đạt nhiều điểm tốt được ghi vào phiếu “điểm tốt rút thăm” đến cuối kì 1 hày
cuối năm học TPTĐ tổng kết khen thưởng. Đây là hình thức thi đua học tập thu
hút nhiều học sinh tham gia.
+Hay những học sinh có biểu hiện tiêu cực, vi phạm đạo đức cũng được
giáo viên phụ trách báo cáo kịp thời, TPTĐ kết hợp cùng nhà trường có biện
pháp giáo dục uốn nắn để trở thành người tốt.
- Cùng với những mối quan hệ trên TPTĐ cũng cần xây dựng mối quan hệ
với Đoàn thanh niên của địa phương để nắm bắt tình hình thực tế và cùng nhau
làm tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư.
+ Trong năm TPT cùng với xã Đoàn thăm viếng những 8 em khuyết tật
trong xã nhân dịp tết Trung thu.
c) Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên tổng phụ trách đội với hội cha mẹ
học sinh:
Đây là mối quan hệ không thể thiếu được trong việc giáo dục học sinh để
tạo ra một sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa ba môi trường (nhà trường, gia
đình và xã hội) chính sự hỗ trợ tích cực, thiết thực và có hiệu quả của gia đình,
của hội cha mẹ học sinh là động lực to lớn thúc đẩy các hoạt động Đội, nâng cao
chất lượng giáo dục .
Từ mối quan hệ này TPTĐ phải tiếp cận rất gần với phụ huynh học sinh
tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và có ý kiến với nhà trường giúp đỡ những học sinh
có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, giúp các em tiến bộ và hoà đồng

với bạn bè. Bên cạnh đó TPTĐ cần phải thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác
với cộng đồng dân cư nơi trường đóng. Ở đây vai trò của hội phụ nữ, hội cựu
chiến binh, hội người cao tuổi có ý nghĩa quan trọng việc bảo vệ chăm sóc giáo
dục thiếu nhi ngoài thời gian lên lớp, giúp các em tham gia hoạt động xã hội vừa
sức với mình trên địa bàn dân cư.
d) Xây dựng mối quan hệ giữa TPTĐ với Ban lãnh đạo nhà trường

12
Cùng với những mối quan hệ trên, TPTĐ phải thiết lập được mối quan hệ
mật thiết với lãnh đạo nhà trường bởi vì: Là một thành viên trong bộ máy cán bộ
quản lý, TPTĐ cùng với chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm
hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động của tổ chức Đội, gắn các hoạt động giáo
dục trên lớp, giáo dục ngoại khoá, HĐNGLL đưa kế hoạch công tác Đội vào kế
hoạch chung của nhà trường. Chính mối quan hệ này phản ánh sự thống nhất
mục tiêu của các lực lượng giáo dục trong nhà trường
TPTĐ có trách nhiệm tham mưu cho cấp Uỷ, Ban giám hiệu để bố trí sắp
xếp những giáo viên có năng lực, nhiệt tình vừa có thể làm chủ nhiệm lớp vừa
có thể đảm nhận vai trò người phụ trách chi đội.
TPTĐ có nhiệm vụ đề xuất với nhà trường về mức đầu tư kinh phí, cơ sở
vất chất cần thiết cho các hoạt động Đội theo kế hoạch đã duyệt để tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động đội đạt được kết quả cao.
TPTĐ với tư cách là một thành viên chỉ đạo tổ chức các hoạt động Đội
trong nhà trường và là một thành viên trong hội đồng sư phạm, vì vậy rất cần sự
đồng tình ủng hộ của thành viên trong hội đồng nhà trường với công tác của
Liên đội, khơi dậy được ý thức tình nguyện, tự giác đồng thời cũng là trách
nhiệm của mỗi giáo viên trong việc chăm sóc, bảo vệ giáo dục thiếu nhi hướng
tới mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
-Trong HKI – Năm học: 2010 – 2011
971/97/ - 100% Thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ

Không có học sinh vi phạm đạo đức nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong 05 năm hoạt động Đội – Sao TPTĐ vẫn còn vướng mắc
và gặp nhiều lúng túng trong khâu phối hợp tổ chức chính vì thế kết quả giáo
dục chưa cao.

13
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm:
Trình độ và năng lực của TPTĐ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến những
mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, nếu như người TPTĐ có năng lực thực
sự cộng với sự năng động, nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm thì không những
được Hiệu trưởng ủng hộ mà còn tranh thủ được nhiều sự giúp đỡ của các mối
quan hệ xung quanh mình để tổ chức được nhiều các hoạt động giáo dục bổ ích
cho các em học sinh.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm sẽ là mục tiêu phấn đấu của bản thân trong công
tác giáo dục đạo đức thiếu niên – nhi đồng.
III. Khả năng, ứng dụng triển khai:
Đây chỉ là đề tài nhỏ của cá nhân cho nên mang tính chủ quan. Rất mong
Hội đồng nhà trường cũng như anh chị giáo viên xem xét góp ý cho hoàn chỉnh
hơn để có thể ứng dụng rộng rãi cho toàn trường.
V. Những kiến nghị, đề xuất
Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa
TPTĐ và các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh,
tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:
- Ban lãnh đạo nhà trường tìm chọn ra một TPTĐ có đủ năng lực và phẩm
chất cần thiết để lãnh đạo hoạt động Đội trong nhà trường và tạo mọi điều kiện
để họ được thường xuyên bồi dưỡng năng lực công tác Đội để họ có thể làm tốt
nhiệm vụ của mình.
Tôi hi vọng rằng với kinh nghiệm nhỏ này nó sẽ góp phần tháo gỡ những

vướng mắc cho giáo viên TPTĐ trong việc tổ chức các hoạt động Đội trong nhà
trường và góp phần nhỏ cho giáo viên tổng phụ trách Đội thúc đẩy phong trào
hoạt động Đội ngày một vững mạnh hơn.
Giồng Trôm, ngày 18 tháng 1 năm 2011
Người thực hiện

14
Nguyễn Thị Thu Vân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp tổ chức công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh
Nhà xuất bản giáo dục
Nguyễn Minh Quang (chủ biên)
Trương Ngọc Thời
Ngô Tấn Tạo
2. Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh.
3. Tìm hiểu qua sách báo
4. Tìm hiểu thực ở nhà trường

15
MỤC LỤC
Phần Mở đầu
I-Bối cảnh của đề tài: ……………………………………. trang 3
II- Lý do chọn đề tài ……………………………………… trang 3
III-Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ………………… … trang 4
IV-Mục đích nghiên cứu: …………………………………… trang 5
V-Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:………………….… trang 5
Phần Nội dung
I-Cơ sở lý luận ………………………… ………………. trang 6
II- Thực trạng của vấn đề……………………………… … trang 7
III-Các biện pháp đã tiến hành…. …….…………………… trang 7

IV-Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm….………………… trang 13
Phần Kết luận
I-Những bài học kinh nghiệm…………… …………… …. trang 14
II- Ý nghĩa của SKKN………………………………… … trang 14
III-Khả năng ứng dụng, triển khai…. ………………… … trang 14
IV-Những kiến nghị, đề xuất : ………………………… … trang 14

16
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỒNG TRÔM
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
Tổng phụ trách Đội trong công tác
giáo dục Đạo đức thiếu niên nhi đồng.
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục đạo đức học sinh
Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Vân
Chức vụ: Giáo viên Tổng phụ trách Đội
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ Văn phòng
Giồng Trôm, ngày 18 tháng 01 năm 2011

17

×