Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

166 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nguồn nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.33 KB, 19 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ VÀ CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.Phân bổ nguồn nhân lực.
1.1.1.Khái niệm nguồn nhân lực.
“Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con
người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai. Nguồn
nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa
phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó”.
Khi nói đến nguồn nhân lực, người ta bàn đến trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng
với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh
trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động. Sự phân
loại nguồn nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động (công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ) đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay, nhưng khi chuyển
sang nền kinh tế tri thức phân loại lao động theo tiếp cận công việc nghề
nghiệp của người lao động sẽ phù hợp hơn. Lực lượng lao động được chia ra
lao động thông tin và lao đọng phi thông tin. Lao động thông tin lại được
chia ra 2 loại: lao động tri thức và lao động dữ liệu. Lao động dữ liệu (thư
ký, kỹ thuật viên...) làm việc chủ yếu với thông tin đã được mã hoá, trong
khi đó lao động tri thức phải đương đầu với việc sản sinh ra ý tưởng hay
chuẩn bị cho việc mã hoá thông tin. Lao động quản lý nằm giữa hai loại hình
này. Lao động phi thông tin được chia ra lao động sản xuất hàng hoá và lao
động cung cấp dịch vụ. Lao động phi thông tin dễ dàng được mã hoá và thay
thế bằng kỹ thuật, công nghệ. Như vậy, có thể phân loại lực lượng lao động
ra 5 loại: lao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung
cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi loại lao động này có những
1
đóng góp khác nhau vào việc tạo ra sản phẩm. Nồng độ tri thức, trí tuệ cao
hay thấp trong sản phẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào đóng góp của lực
lượng lao động trí thức, quản lý và phần nào của lao động dữ liệu ở nước ta,
tỷ lệ lao động phi thông tin còn rất cao trong cơ cấu lực lượng lao động, do
đó hàng hoá có tỷ lệ trí tuệ thấp. Muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị


trường quốc tế, cần tăng nhanh tỷ lệ trí tuệ trong hàng hoá trong thời gian
tới.
1.1.2.Phân bổ nguồn nhân lực
Phân bố nguồn nhân lực là sự hình thành và phân phối các nguồn
nhân lực vào các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế
theo những quan hệ tỷ lệ nhất định nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao
các nguồn nhân lực.
1.1.3.Bản chất của quá trình phân bổ nhân lực
Thực chất của quá trình phân bổ nguồn nhân lực là sự đổi mới tình
trạng phân công lao động xã hội lạc hậu sang tình trạng phân công lao động
xã hội tiến bộ hơn.
1.2.NGÀNH KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.2.1.Nông nghiệp
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp lâu đời,gắn liền với nền văn
minh lúa nước. Chính vì thế,khu vưc này thu hút một số lương lớn lao đọng
của cả nước(khoảng 90%). Trước đây, với kỹ thuật thô sơ lạc hậu cộng với
phương pháp canh tác nặng về truyền thống nên sự phát triển của nông
nghiệp Việt Nam còn hết sức hạn chế. Ngày nay,chủ trương công nghiệp
hoá,hiện đại hoá nông nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của nông nghiệp nước
nhà. Những máy móc hiện đại,những loại giống mới đã được sử dụng trong
nông nghiệp. Điều đó làm cho nông sản tăng cả về số lượng và chất lượng.
2
Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu một số loại nông sản
như:lúa,cao su,cà phê,hạt điều…
Tuy nhiên,nông nghiệp nước ta còn một số mặt hạn chế: năng suất,
chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản phẩm còn thấp. Việc
nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
còn chậm…
1.2.2.Công nghiêp và xây dựng:
Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO ngành công nghiệp Việt

Nam đã có bộ mặt mới. Nhiều công nghệ hiên đại được áp dụng, đặc biệt là
ngành công nghệ thông tin có sự phát triển mạnh mẽ.
1.2.3 Dịch vụ
Với nhiều danh lam thắng cảnh Việt Nam trở thành điểm đến yêu
thích của nhiều du khách trên thế giới. Có nhiều danh lam thắng cảnh được
xếp vào kỳ quan thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng,
Phổ cổ Hội An,… Song bên cạnh đó ngành dịch vụ Việt Nam còn tồn tại
nhiều mặt hạn chế như: chất lượng dịch vụ kém, sự cạnh tranh không lành
mạnh của các công ty du lịch, văn hóa của địa phương du lịch chưa cao.
Điều đó làm cho lượng du khách trở lại Việt Nam rất ít.
1.3. Các vùng kinh tế của Việt Nam
1.3.1. Đồng bằng sông Hồng, còn gọi là Đồng bằng Bắc Bộ, là vùng
đồng bằng châu thổ của sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Đồng bằng sông
Hồng là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là
Vùng Đông Bắc và Vùng Tây Bắc).
Đây là vùng đất màu mỡ, được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ
thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, là các sông nhánh cận Bắc và
cận Nam của sông Hồng và một hệ thống sông ngòi phức tạp chảy ra vịnh
Bắc Bộ qua trên 10 cửa sông .
3
Vùng đất có điều kiện thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Nó được
nhiều nhà sử học coi là nơi hình thành và phát triển của dân tộc Việt, một
nôi văn hóa quan trọng của người Việt.
 Dân cư
Mật độ dân cư ở đồng bằng châu thổ sông Hồng cao nhất Việt Nam
(1.179 người/km²). Tổng dân số của vùng là 17.649.700 người (2003)
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung
đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây
Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng
kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).

• Không gian địa lý: Không gian địa lý của vùng Tây Bắc
hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng đây là
vùng phía Nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho
rằng đây là vùng phía Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
• Đặc điểm địa hình: Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều
khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông
Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn cao đến 1500 m, dài tới 180 km,
rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên 3000 m.
1.3.2. Vùng Tây Bắc
Có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức sông Hồng).
Thượng nguồn của sông Mã cũng ở trên vùng đất Tây Bắc.
Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh là các bồn địa ở Tây Bắc. Còn Tà
Phình, Mộc Châu, Nà Sản là các cao nguyên ở đây.
Các sắc tộc và Văn hóa
4
Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi
tiếng với điệu múa xòe. Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra,
còn khoảng 20 dân tộc khác
1.3.3.Vùng Đông Bắc
Là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt
Nam. Gọi là Đông Bắc để phân biệt với vùng Tây Bắc, còn thực chất nó ở
vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc. Vùng Đông
Bắc là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng
Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
Đặc điểm địa lý
Ranh giới địa lý phía tây của vùng Đông Bắc còn chưa rõ ràng. Chủ
yếu do chưa có sự nhất trí giữa các nhà địa lý học Việt Nam về ranh giới
giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc nên là sông Hồng, hay nên là dãy núi
Hoàng Liên Sơn. Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi
đường biên giới Việt-Trung. Phía đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ. Phía nam

tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng.
Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc
núi đất. Phía đông thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về
hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn,
Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ Long
nổi tiếng.
Phía Tây Bắc cao hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá cao như Tây
Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti, cao nguyên đá Đồng Văn. Phía Tây Nam thấp có
dãy núi Tam Đảo sát vùng đồng bằng.
Vùng Đông Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là
sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng),
5
sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình),
sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng, v.v...
Vùng biển Đông Bắc có nhiều đảo lớn nhỏ, chiếm gần 2/3 số lượng đảo biển
của Việt Nam (kể cả quần đảo Hòang Sa và Trường Sa).
1.3.4. Bắc Trung Bộ
Là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam dãy núi
Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ (BTB) là một trong 8
vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội.
Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn được giao thực hiện trong 2 năm 1994-
1995 với sự tham gia của gần 30 cơ quan, Viện Nghiên cứu ở Trung ương và
6 tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ cùng nhiều chuyên gia.
Các tỉnh thành khu vực Bắc Trung Bộ:
Diện tích, dân số các tỉnh miền Bắc Trung Bộ
STT Tỉnh
Diện tích
(km²)
Dân số (triệu người)
{2004}

Mật độ
(người/km²)
1 Thanh Hóa 11.106 3,52 317
2 Nghệ An 16.487 3,003.200 180
3 Hà Tĩnh 6.055,6 1,286.700 312
4 Quảng Bình 8.051,8 0,831.600 103
5 Quảng Trị 4.745,7 0,616.600 130
6
Thừa Thiên-
Huế
5.053,99 1,134.480 224,50
1.3.5. Nam Trung Bộ
Vùng này là vùng duyên hải có bờ biển dài đây chính là lợi thế giúp
vùng phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Bên cạnh đó
ngành du lịch sinh thái và du lịch biển cũng có cơ hội phát triển đóng góp
vào GDP của toàn vùng.
Vùng kinh tế Nam Trung Bộ đã tận dụng được những lợi thế của mình
và xu hướng phát triển toàn diện tạo nên sức sống mới của vùng kinh tế.
6
1.3.6. Vùng Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên ở Việt Nam là vùng cao nguyên bao gồm 5 tỉnh,
xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam.
Thời Việt Nam Cộng hòa, nơi đây được gọi là Cao nguyên Trung phần. Hiện
nay đôi khi được gọi là Cao nguyên Trung Bộ. Trước đó, thời Bảo Đại làm
Quốc trưởng, vùng đất này còn được hưởng quy chế riêng là vùng Hoàng
triều Cương thổ.
 Dân cư

Năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc,
trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm 69,7% dân số).
Năm 1993 dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó
đồng bào dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm
2004 dân số Tây Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng
bào dân tộc thiểu số là 1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số)
[2]
. Riêng tỉnh
Đắc Lắc, từ 350.000 người (1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4
năm tăng 485%
[3]
. Kết quả này, một phần do gia tăng dân số tự nhiên và
phần lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây nguyên theo 2 luồng di dân kế
hoạch và di dân tự do. Người dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê
hương của họ. Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển
và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới gần một
nghìn héc-ta rừng tiếp tục bị phá ) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và
thường xuyên dẫn đến xung đột. Hiện nay, ước lượng dân số Tây Nguyên
vào khoảng 5,5 đến 6 triệu người.
7

×