Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VAI TRÒ NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRONG XÂY DỰNG TẬP THỂ HỘI ĐỒNG SỰ PHẠM NHÀ TRƯỜNG ĐOÀN KẾT CÓ TINH THẦN CỘNG ĐỒNG TRÁCH NHIỆM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.9 KB, 13 trang )

1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VAI TRÒ NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRONG XÂY DỰNG TẬP
THỂ HỘI ĐỒNG SỰ PHẠM NHÀ TRƯỜNG ĐOÀN KẾT CÓ
TINH THẦN CỘNG ĐỒNG TRÁCH NHIỆM CAO
Quảng Trạch, tháng 5 năm 2013
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VAI TRÒ NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRONG XÂY DỰNG TẬP
THỂ HỘI ĐỒNG SỰ PHẠM NHÀ TRƯỜNG ĐOÀN KẾT CÓ
TINH THẦN CỘNG ĐỒNG TRÁCH NHIỆM CAO
Họ và tên: Đoàn Lương Yên
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Quảng Trung
Quảng Trạch, tháng 5 năm 2013
3
1.PHẦN MỞ ĐẦU
Giữ vững và xây dựng một tập thể hội đồng sư phạm đoàn kết, nhất trí, có
tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao. Trong đó BGH nhà trường thực sự là trung
tâm của sự đoàn kết. Xây dựng được một tập thể hội đồng sư phạm đoàn kết, một
4
tập thể công đoàn là tổ ấm đáng tin cậy, một tập thể nữ công sống chan hòa, cởi mở
là mục đích, yêu cầu của người hiệu trưởng, là vấn đề cốt lõi để một nhà trường đi
lên, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị đề ra.
Muốn được kết quả đó vai trò của người Hiệu trưởng rất quan trọng. Người
hiệu trưởng là thủ trưởng đơn vị, chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi mặt hoạt động
của nhà trường. Hiệu trưởng có thẩm quyền cao nhất về mọi mặt hành chính và


chuyên môn. Thay mặt nhà trường giải quyết các mối quan hệ giữa nhà trường,
cộng đồng và các lực lượng xã hội.
Một kết quả đã minh chứng cho bản thân tôi trong những năm qua tập thể
nhà trường luôn luôn đoàn kết, nhất trí cao, từ đội ngũ quản lý cốt cán đến từng
giáo viên, nhân viên luôn bền bỉ phấn đấu, hăng say nhiệt tình với công việc, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất kỳ thời điểm
nào và ở đâu, mỗi thành viên của tập thể sư phạm chúng tôi đều đặt trách nhiệm, vị
trí người thầy lên trên hết. Tất cả vì chất lượng giáo dục học sinh, vì danh dự của
nhà trường để rèn luyện- phấn đấu không ngừng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.
Chính kết quả đạt được giúp cho tôi đúc rút được nhiều vài học kinh nghiệm
quý. Tôi mong muốn được mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp nhằm giúp cho
mỗi chúng ta ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong quản lý chỉ đạo nhà trường
ngày một tốt hơn.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Thực trạng nội dung cần nghiên cứu
5
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường trong năm học 2012-
2013 là 30 đồng chí. Trong đó đội ngũ giáo viên nữ chiếm 90% (27/30 đồng chí).
Đội ngũ giáo viên đa số là người địa phương của trường đóng chiếm tỉ lệ
77% đã dạy lâu năm tại trường. Đội ngũ giáo viên nữ có những đồng chí hoàn cảnh
đang gặp nhiều khó khăn như: Chồng ốm đau lâu dài, bệnh hiểm nghèo, có một số
đồng chí không có chồng, bản thân trở thành trụ cột của gia đình. Điều kiện khó
khăn của gia đình chi phối đến điều kiện công tác của bản thân.
Với đặc thù của một nhà trường mà đội ngũ lại là đa số là người địa phương.
Đội ngũ giáo viên nữ có đức tính tốt là chịu khó, cần cù, có ý thức chấp hành kỷ
luật sự phân công của lãnh đạo nhà trường. Nhưng với bản chất của nữ giới hay dễ
gây ra mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày, mầm móng gây mất đoàn kết, bè
phái, cục bộ địa phương. Từ thực trạng của đội ngũ đặt ra cho người lãnh đạo nhà
trường. Đặc biệt là người hiệu trưởng phải biết để điều khiển các mối quan hệ trong
tập thể tạo được sự đoàn kết, đồng thuận trong tập thể hội đồng sư phạm.

Trong những năm qua và trong năm học 2012-2013 đội ngũ của nhà trường
luôn giữ vững được khối đoàn kết nội bộ đồng sức đồng lòng xây dựng tập thể nhà
trường càng lớn mạnh.
Nhiều năm liền làm Hiệu trưởng ở nhà trường, bản thân tôi hơn ai hết luôn
nắm chắc lực lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, hoàn cảnh gia đình. Thấy rõ mặt mạnh,
mặt yếu, thuận lợi, khó khăn để từ đó bố trí phân công công tác hợp lý, đúng người,
đúng việc, nhằm tạo niềm tin để họ phấn đấu.
6
Hàng năm, cứ vào đầu năm học (ngay trong tháng tám) việc làm đầu tiên mà
rất quan trọng của người hiệu trưởng là làm công tác tổ chức, phân công bố trí giáo
viên chủ nhiệm lớp và các phần hành trong nhà trường từ phó hiệu trưởng đến giáo
viên và nhân viên. Nếu làm tốt việc này là điều kiện đầu tiên để tập thể sư phạm
đánh giá được năng lực của hiệu trưởng trường mình. Chính nhận thức được điều
đó, cứ vào đầu năm học tôi luôn đầu tư trí tuệ, luôn thăm dò, lắng nghe ý kiến mọi
thành viên trong nhà trường, từ đó có một phương án khá chặt chẽ trình ra ban
giám hiệu, chi bộ, cốt cán và bước cuối cùng thông qua hội đồng sư phạm nhà
trường. Với cách làm dân chủ, công khai, phù hợp. Với trí tuệ tập thể cao nên được
hội đồng sư phạm nhất trí, đồng tình ủng hộ. Giáo viên sẵn sàng, thoải mái phục
tùng sự phân công sắp xếp của hiệu trưởng. Tạo được không khí thoải mái ngay từ
đầu năm học.
- Trong quá trình quản lý điều hành của mình, cần xây dựng hình thành phát
triển nhân cách cho mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường với xã hội. Thể hiện
được tính dân chủ và tự giác sâu sắc. Thực tế chứng minh hiệu trưởng nhà trường
với việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí có tinh thần cộng đồng trách
nhiệm cao trong tập thể nhà giáo mới có chất lượng và hiệu quả giáo dục. Là yếu tố
để nhà trường hoàn thành được nhiệm vụ chính trị đề ra. Muốn làm được điều đó
đòi hỏi người hiệu trưởng phải thực hiện nhiều biện pháp đó là:
- Xây dựng được bầu không khí tâm lý có tính bền vững, sống chan hòa cởi
mở, sống có tình thương trách nhiệm trong kỷ luật lao động. Người hiệu trưởng

phải biết được cá tính của từng người để điều khiển các quan hệ trong tập thể. Đây
7
là vấn đề gay cấn và phức tạp, nó ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào thi đua của
nhà trường. Do đó nhà trường, hiệu trưởng phải là người công tâm. Trong đánh giá
đúng người đúng việc. Đánh giá phải thu thập số liệu có tính tường minh, đưa ra
tập thể trao đổi xây dựng, tìm ra điều hay, lẽ phải giúp đỡ nhau để đi đến “Nghĩa
tình trọn vẹn”.
- Xây dựng được lòng tin, tôn trọng đồng nghiệp. Sống có lòng vị tha không
nên để ý đến những điều vụn vặt trong cuộc sống, trong công tác, biết nâng niu trân
trọng đánh giá đúng mức, công bằng, đúng lúc, đúng chổ, cân bằng trong tình cảm,
có như vậy mới thực sự là tổ ấm, mới thể hiện được tình thương, tập thể hội đồng
sư phạm cần một người hiệu trưởng “Cầm cân nẩy mực” đòi hỏi người hiệu trưởng
luôn phấn đấu để làm được.
- Người hiệu trưởng làm việc theo phương châm: Dân chủ khi bàn bạc, tập
trung khi quyết định và cương quyết khi điều hành. Tôi luôn tự xây dựng cho mình
đức tính làm việc phải có tính tập thể, tính hòa đồng trong công tác trước hết người
hiệu trưởng phải tôn trọng tập thể, dựa vào tập thể, trên cơ sở đó kích thích qua tính
tự giác, tự quản, tự giáo dục rèn luyện của mỗi giáo viên, nhân viên trong nhà
trường. Chú ý lắng nghe, tiếp thu, góp ý và phê bình, phát huy quyền làm chủ cao
trong tập thể. Có như vậy mới có khả năng thuyết phục trước mỗi quyết định. Biết
tận dụng trí tuệ tập thể trước những chỉ tiêu, biện pháp thực hiện của nhà trường.
Sự thống nhất cao bắt nguồn từ BGH nhà trường. Thông qua nề nếp giao ban vào
cuối tuần của lãnh đạo và các phần hành nhằm thống nhất trong đánh giá kết quả
8
thực hiện kế hoạch của tuần và xây dựng nội dung kế hoạch của tuần tiếp nối. Một
trong nội dung thực hiện dân chủ, trong phong cách làm việc của người lãnh đạo.
Hiện nay thực hiện dân chủ hóa trường học trong mọi hoạt động đã trở thành nề
nếp của trường. Tạo nên không khí lao động sư phạm luôn sôi nổi, thoải mái, bình
đẳng, dân chủ.
- Coi trọng hiệu quả công tác của mỗi cá nhân. Trong tập thể cái gì cần thì

giúp cho giáo viên thực hiện cho bằng được để phục vụ cho dạy và học. Luôn hiểu
được đời sống tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ. Thăm hỏi khi có vui, buồn, không
chạy theo thành tích, hình thức. Luôn lấy hiệu quả công việc để đánh giá và quản lý
lao động của giáo viên. Không phô trương thành tích, tránh tình trạng nói nhiều,
làm ít làm giảm uy tín của người quản lý.
- Người quản lý phấn đấu để có cái tâm, cái trí lúc đó mới có uy tín thực sự
với tập thể sư phạm. Điều có tính quyết định để thành công trong công việc xây
dựng tập thể sư phạm sống làm việc có kỹ cương, tình thương trách nhiệm. Trước
hết người hiệu trưởng phải có đức tính đó, cụ thể: Coi trọng kỹ luật lao động, đi
sớm về trưa, nói là làm, làm việc hết mình. Phải có tình thương, giàu lòng vị tha
với đồng nghiệp, phải có lương tâm trách nhiệm với chức vụ, với trường, với địa
phương, học sinh và tập thể sư phạm, phải có uy tín thực sự với giáo viên. Điều
quyết định có thành công trong công việc xây dựng đoàn kết, không phải là sức
mạnh của quyền hành hiệu trưởng mà là sức mạnh của uy tín của nghị lực, của kinh
nghiệm sư phạm, của sự hiểu biết của người quản lý. Tất cả các phẩm chất đó tạo
9
nên được uy tín của người hiệu trưởng trước tập thể hội đồng sư phạm. Đòi hỏi
người hiệu trưởng ở nhà trường đi đầu về công tác bồi dưỡng.
- Trong năm qua với cương vị là hiệu trưởng. Bản thân đã biết phát huy, kế
thừa những gì mà tập thể hội đồng sư phạm đã có. Tiếp tục xây dựng và phát huy
truyền thống xây dựng tập thể sư phạm nhà trường thành một tập thể đoàn kết nhất
trí, bằng nổ lực của tập thể. Kết quả bước đầu đã đạt được là.
- Qua những năm thực hiện cuộc vận động “Hai không” và thực hiện cuộc
vận động “Kỹ cương – tình thương – trách nhiệm” của ngành phát động và xây
dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tất cả cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên của nhà trường từng bước hình thành, xây dựng nhân cách cho
mình. Sống mẫu mực trong công tác, trong sáng về đạo đức lối sống, chấp hành
nghiêm túc kỷ luật lao động. Xây dựng đơn vị thành một tập thể đoàn kết nhất trí.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Hằng năm đội ngũ đều được đánh
giá xếp tốt, khá tốt về ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp. Đây là vốn quý

của tập thể sư phạm trong những năm qua.
Trong quản lý chỉ đạo: Bản thân tôi luôn coi trọng công tác hàng đầu đó là
xây dựng tập thể đoàn kết, sống và làm việc có “Kỹ cương- tình thương – trách
nhiệm”. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong việc phối
kết hợp, giáo dục, uốn nắn đạo đức, tác phong cho mỗi thầy cô giáo.
- Mặc dù đời sống của cán bộ giáo viên, nhân viên còn khó khăn song tất cả
mọi người luôn có ý thức được sống và công tác trong một tập thể sư phạm có
truyền thống đoàn kết, điều quyết định là phải hiểu nhau, giúp đỡ nhau, yêu thương
10
và tôn trọng lẫn nhau mới thành công trong công tác. Yếu tố quan trọng là người
hiệu trưởng phải thực hiện được “Dân chủ khi bàn bạc, tập trung khi quyết định,
kiên quyết khi điều hành”.
3. PHẦN KẾT LUẬN
Một điều khẳng định: Để phấn đấu trở thành một tập thể tốt, tập thể lao động
xuất sắc, trường chuẩn Quốc gia, trước hết vai trò người hiệu trưởng là quyết định.
Phải thực hiện dân chủ hóa và xã hội hóa trong công tác quản lý.
Việc đổi mới công tác quản lý của nhà trường có ý nghĩa khi mọi giáo viên,
mọi bộ phận trong nhà trường đều đồng sức đồng lòng nhập cuộc. Khi họ đã thấy
mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng trong xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết là làm
việc có kỹ cương.
Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường trong những năm qua và năm học
2012-2013 đã làm được điều đó và kết quả minh chứng bằng những thành tích mà
trường có được là phần thưởng quý giá mà mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên cùng
góp sức.
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường là một tập thể luôn đoàn kết nhất trí.
Trong năm qua đồng sức đồng lòng phấn đấu vì tập thể, không có khiếu nại, khiếu
tố. Tập thể đã phát huy tốt “Dân chủ hóa trường học”. Thực hiện tốt “Kỹ cương –
tình thương – trách nhiệm”. Tập thể cán bộ giáo viên đã chấp hành tốt chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước, 100% gia đình giáo viên đều đạt gia đình nhà
giáo văn hóa. Con em giáo viên trong trường đều ngoan, học giỏi. Tập thể nhà

11
trường là một tập thể sư phạm gương mẫu, tiêu biểu trên mọi mặt của địa phương
về trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cũng như lối sống sinh hoạt.
Chất lượng giáo dục của nhà trường hàng năm đã có những chuyển biến
mạnh mẽ. Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 đang phát huy tác dụng tích cực
cho việc nâng cao chất lượng toàn diện. Nhìn chung các em học sinh ở nhà trường
đều ngoan, chăm học, thích tham gia học tập, số học sinh diện yếu kém thì đã được
hạn chế đáng kể, chất lượng diện đại trà kết quả học sinh lên lớp đợt 1: 391/398 em
đạt 98,2% đạt chỉ tiêu đề ra, học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học: 81/81
em đạt 100%. Đi đôi với việc nâng cao chất lượng diện đại trà, chất lượng mũi
nhọn cũng được chú ý đúng mức. Nhà trường luôn chăm lo việc phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá, học sinh năng khiếu chất lượng mũi học sinh
giỏi trong năm học 2012-2013 nhà trường đạt chất lượng cao trong các hội thi học
sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh: Hội thi giao lưu Olympic Tiếng Anh cấp tỉnh có 2 em
đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, hội thi viết chữ đẹp học sinh tiểu học cấp tỉnh có 2
em đạt giải 3, hội thi giao lưu toán tuổi thơ có 4 em đạt giải cấp huyện. Học sinh
giỏi cấp trường: 140 em đạt 35,2%. Học sinh tiên tiến 150 em đạt 37,7%.
- Công đoàn nhà trường là một công đoàn cơ sở vững mạnh, hoạt động có
hiệu quả trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và góp
phần tích cực trong cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho đội ngũ, tạo nên
không khí sư phạm vui tươi, lành mạnh và động lực quan trọng tạo nên những
thành tích to lớn của nhà trường.
12
- Chi bộ Đảng nhà trường liên tục nhiều năm liền được công nhận là chi bộ
trong sạch vững mạnh. Đây là hạt nhân, là yếu tố quyết định để có được những
thành tích của nhà trường.
Năm học 2012-2013 nhà trường tiếp tục phấn đấu đạt danh hiệu tập thể lao
động xuất sắc.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã làm. Tổ chức thực hiện
trong công tác quản lý chỉ đạo nhà trường đã mang lại hiệu quả thành công, tôi

mạnh dạn trình bày trao đổi cùng đồng nghiệp mục đích học hỏi đúc rút kinh
nghiệm nhằm không ngừng trau dồi năng lực quản lý chỉ đạo của người hiệu trưởng
ngày càng tốt hơn.
13

×