Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

đồ án kỹ thuật hàng không phương tiện tiến công đường không nói chung và máy bay nói riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.76 KB, 16 trang )

Phần I. MỤC ĐÍCH
I. Khái quát về phương tiện tiến công đường không nói chung và máy
bay nói riêng
1. Khái niệm về phương tiện tiến công đường không
Phương tiện tiến công đường không là các loại vũ khí và trang thiết bị dùng để
tiến công từ trên không vào các mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không của
đối phương
2. Lịch sử phát triển các phương tiện tiến công đường không
Các phương tiện tiến công được hình thành và phát triển từ khá sớm, ngay
từ năm 1812 khinh khí cầu có người điều khiển do Lepikha chế tạo, đã được
dùng để ném bom vào quân Pháp ở ngoại ô Matxcova. Trong chiến tranh thế giới
lần thứ nhất, những chiếc máy bay mang bom cỡ nhỏ hoặc được lắp những khẩu
súng máy, từ trên cao ném bom hoặc xả đạn xuống đã trở thành một nỗi kinh
hoàng cho đối phương ở dưới mặt đất.
Đến đại chiến thế giới lần thứ hai bên cạnh máy bay tham chiến còn xuất
hiện tên lửa và bom hạt nhân. Sau hai cuộc đại chiến cùng với sự phát triển như
vũ bão của khoa học kĩ thuật , các PTTCĐK cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ
mà dấu mốc là cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam
Mỹ đã sử dụng nhiều loại PTTCĐK hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ mà đáng kể
nhất là siêu pháo đài bay B-52. Sau này có hàng loạt các PTTCĐK khác ra đời .
II. Tìm hiểu về máy bay quân sự:
Chiếc máy bay đầu tiên ra đời được ghi nhận là nhờ công lao của anh em
nhà Wright (Wilbur Wright và Orville Wright ) vào ngày 17 tháng 12 năm 1903.
Từ thời điểm ban đầu lúc mới ra đời người ta đã rất nhanh chóng nghĩ ra lấy nó
là một phương tiên chiến tranh hiệu quả bởi vì trước đó vào năm 1812 người ta
1
cũng đã dùng một phương tiện bay là khinh khí cầu để ném bom và là nỗi khiếp
sợ cho mọi đối phương. Từ đó cho đến nay máy bay và đặc biệt là máy bay quân
sự đã được nghiên cứu chế tạo theo nhiều công nghệ khác nhau và áp dụng vô
vàn các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến nhất để không những làm nhiệm vụ ném bom
cơ bản mà còn làm nhiều nhiệm vụ khác để phục vụ các chiến thuật chiến đấu


mới. Tuy hiện nay máy bay quân sự với rất nhiều các dạng khác nhau nhưng cơ
bản vẫn được phân chia ra các dạng sau:
• Máy bay tiêm kích
• Máy bay cường kích
• Máy bay ném bom
• Máy bay tiếp nhiên liệu
• Máy bay huấn luyện
• Máy bay vận tải
• Máy bay trinh sát hay giám sát có và không có người lái
• Máy bay vũ trụ
Với ưu điểm cơ động, phạm vi hoạt động gần như không giới hạn các PTTCĐK
hiện nay đã thể hiện được vị trí độc tôn của mình trong các cuộc chiến tranh .Vì
vậy việc tìm hiểu các PTTCĐK là vô cùng cần thiết, bất kỳ một quốc gia nào
trên thế giới cũng ưu tiên phát triển các PTTCĐK . Trong các loại PTTCĐK thì
máy bay là phương tiện quan trọng bậc nhất vì nó không những có khả năng tiến
công vượt trội mà còn là một phương tiện đa năng phục vụ mọi chiến thuật
phương thức chiến đấu khác nhau như ném bom, đánh phá chiến thuật,vận
tải,trinh sát,… Vậy nên tìm hiểu về vai trò của máy bay trong TCĐK trong
Chiến tranh công nghệ cao là một ưu tiên hàng đầu
2
Phần II.NỘI DUNG
I, Vai trò của phương tiện tiến công đường không
Có lẽ khi nói đến phương tiện tiến công đường không thì chắc hẳn ai cũng
thấy được một phần nào vai trò quan trọng của nó. Tuy nhiên để hiểu rõ hết tầm
quan trọng của nó thì chúng ta phải đi sâu vào tìm hiểu với những phân tích và
dẫn chứng chặt chẽ.
Có thể nói các phương tiện tiến công đường không nói chung và máy bay
quân sự nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong chiến tranh, đặc biệt trong
giai đoạn mở màn cuộc chiến. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới diễn biến và kết cục
của chiến tranh.

Theo quan điểm của Mỹ và các nước phương Tây thì: Các phương tiện
tiến công đường không giữ vai trò quyết định để đạt được các mục tiêu của chiến
tranh
II, Vai trò của máy bay trong tiến công đường không trong chiến tranh công
nghệ cao
Ước mơ được như chim bay lên bầu trời đã ấp ủ trong lòng nhân loại ở mọi
dân tộc, tôn giáo kể từ khi con người biết ước mơ. Nhưng trong hàng nghìn năm
đối với con người ước mơ đó chỉ dừng lại ở ước mơ xa: có một vài người có các
thí nghiệm bay nhưng tất nhiên đều thất bại và không gây được tiếng vang nào
Máy bay đã trải qua nhiều cải tiến lớn và đã trở thành PTTCĐK chủ yếu với
những tính năng ưu việt nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật mới
nhât. Các loại máy bay siêu âm (vượt vận tốc âm thanh), tàng hình(với hệ thống
rađa) và những máy bay thông minh mới nhất hiện nay sẽ là những vũ khí
vô cùng quan trọng

3
1, Nguyên lý hoạt động và điều khiển
Máy bay sở dĩ bay đươc là do lực nâng khí động lực học đã thắng trọng lực, là
kết quả của sự chênh lệch áp suất không khí tại mặt trên và mặt dưới của vật thể
(cánh máy bay) khi dòng khí chuyển động chạy bao bọc qua vật thể.
Đối với những loại máy bay có cánh cố định, do sự hoạt động của động cơ, sẽ
đẩy máy bay về phía trước, dòng khí bao chạy ngược lại sẽ tạo ra sự chênh lệch
áp suất tạo lực nâng máy bay. Các khí cụ bay hình thuôn, không đối xứng người
ta hay gọi là hình dạng khí động lực học.
Các cơ cấu điều khiển bay của máy bay để thực hiện các chuyển động bay:
cất cánh, hạ cánh; vòng trái, phải; nghiêng cánh; nâng, hạ độ cao khi bay
bằnhướng mũi bay lên trên, xuống dưới. Để thực hiện điều kg; hiển bay có các
cơ cấu cánh là: cánh nâng chính , cánh đuôi ngang, bánh lái độ cao, đuôi đứng
Cánh đuôi đứng, Cánh tà, cánh liệng, các cánh tà lưng, phang khí động.Nguyên
tắc điều khiển bay đơn giản theo lực nâng khí động học và mô men cơ học

2, Tính năng Máy bay và vũ khí trang bị
a, Tính năng
Tốc độ - đây là tính năng quan trọng nhất. Trong suốt quá trình phát âm
thanh tới 2-3 lần. Điển hình là chiếc SR-71 có vận tốc gấp 3.2 lần vận tốc âm
thanh. Giữ vị trí trong một thời gian dài về tốc độ của máy bay(năm 1976) triển
của máy bay, cuộc chạy đua về tốc độ không ngừng diễn ra. Vì máy bay có tốc
độ nhanh nhất thể hiện sự vượt lên về khoa học công nghệ. Chứng tỏ sự làm chủ
không trung. Tuy nghiên việc làm cho máy bay bay nhanh hơn không phải là
việc đơn giản : Tăng lực đẩy động cơ và giảm lực cản không khí. Việc ra đời của
động cơ phản lực đã đánh dấu những loại máy bay siêu âm với vận tốc vượt Âm
thanh tới 2-3 lần. Điển hình là chiếc SR-71 có vận tốc gấp 3,2 lần vận tốc âm
thanh. Giữ vị trí độc tôn trong một thời gian dài về tốc độ của máy bay( năm
1976)
4


SR-71 Chiếc máy bay còn được biết tên Habu (tên một loài rắn)
Vận tốc tối đa của SR-71 có thể gấp 3,2 lần vận tốc âm thanh
Bay cao: Tính năng quan trọng thứ hai.
Việc tấn công đối phương từ trên cao là một trong những lợi thế, vì từ trên
cao có thể dễ dàng tiêu diệt đối phương, lao xuống công kích, hoặc khi gặp nguy
hiểm có thể thoát được
Các loại máy bay ném bom khi bay cao, ngoài tầm bắn của các pháo phòng
không có thể đi “du ngoạn” một cách an toàn mà vẫn hoàn thành được nhiệm vụ
được giao
Bay thấp: Việc bay thấp sẽ làm cho tránh được sự phát hiện của các hệ thống
rađa và các loại hỏa lực dày đặc ,và tên lửa hạng nặng. Và khi bay ở tầm thấp
việc sử dụng các súng máy hạng nhẹ có hiệu quả
b, Vũ khí trang thiết bị
Tùy vào đặc điểm và nhiệm vụ của máy bay mà được trang bị các loại vũ

khí khác nhau. Ban đầu máy bay được trang bị những khẩu súng máy, các loại
5
bom , sau đó là pháo cao xạ, các loại tên lửa của máy bay như không đối không,
không đối đất, không đối hải. Đây là những vũ khí mạnh và có khả năng tiêu diệt
đối phương một cách chính xác. Ngoài ra còn có những trang thiết bị rađa giúp
máy bay có thể định vị , dò đường , tìm mục tiêu ,ném bom đối phương.
3, Nhiệm vụ trong chiến tranh công nghệ cao
Máy bay do được trang bị những vũ khí trang thiết bị hiện đại như trên nên
có những khả năng ưu việt tiêu diệt đối phương, các loại máy bay quân sự có
khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền, trên không ,trên biển , khả năng
trinh sát , vận tải…. Trong tác chiến mặt đất, máy bay có khả năng yểm trợ từ
trên không, chia cắt chiến trường và tấn công các mục tiêu chiến lược
Ta phân loại các máy bay theo tính năng công dụng và tìm hiểu nhiệm vụ
của một số loại để làm sáng tỏ khả năng quan trọng chúng trong chiến tranh
CNC
a, Máy bay ném bom
Máy bay nem bom này điển hình B-52, Tu-160, B-2… Đây là các loại
máy bay lớn có khả năng bay cao với tầm cao ngoài tầm của pháo phòng không.
có khả năng mang bom với số lượng lớn.
Trong chiến tranh Việt Nam , Mỹ đã sử dụng chiếc B52 –pháo đài bay với tầm
bay cao từ 10-12km, mang tới 50 tấn bom. Chúng đã sử dụng tới 663 lần bay
trong vòng 12 ngày (18-29/12/72) nhằm ném bom đưa Miền Bắc Việt Nam vào
“thời kì đồ đá”. Nhưng với sự chiến đấu ngoan cường anh dũng của quân và dân
ta, nhưng chiếc pháo đài bay bất khả xâm phạm trở thành con ma không đầu.
6


B-2 Spirit, do Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa
nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình trang bị bom thông thường và bom
hạt nhân. Chiếc máy bay ném bom này là một mốc quan trọng trong chương

trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Hoa Kỳ.
B-2 có tính linh hoạt vốn có của những máy bay ném bom có người lái. Khả
năng bị nhận dạng thấp, hay các tính năng tàng hình, cho phép nó thâm nhập qua
những hàng rào bảo vệ tinh vi nhất
Do khả năng “tàng hình” , nên B-2 có khả năng đột kích sâu vào trong hệ
thống phòng không đối phương, tiến công đối phương một cách chính xác.
Bom được mang theo sẽ đánh vào những mục tiêu xác định và chính xác để hoàn
7
thành nhiệm vụ. Ngoài ra khi được trang bị những tên lửa thế hệ mới nhất, việc
tiêu diệt mục tiêu càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Có thể thấy được sự
linh hoạt và sức mạnh của B-2. Tuy vậy đây là loại máy bay khá đắt tiền!
TU-160: được giới quân sự phương Tây mệnh danh là "chiếc dùi cui"
Tu-160 có 2 khoang chứa vũ khí khổng lồ có thể mang các loại tên lửa hành
trình chiến lược, tên lửa có hướng dẫn tầm ngắn, bom hạt nhân, bom thông
thường, địa lôi và thuỷ lôi, với tổng trọng lượng tối đa 40 tấn. Có thể sử dụng
các đòn “phẫu thuật”, đánh nhỏ , đánh chớp nhoáng,nhằm cảnh báo hoặc thể
hiện sức mạnh trừng phạt đối phương , chiếm ưu thế ngay từ ban đầu trên chiến
trường, khả năng hoạt động ở trong mọi thời tiết, cũng như tiếp dầu trên không,
cơ động … đạt được những mục đích.
8
Ngoài các loại trên , một số loại điển hình máy bay ném bom như

B-1B

B-29

9
Mirage IV(Pháp)- Máy bay ném bom tầm trung
b, Máy bay tiêm kích và cường kích chiến thuật
Các loại máy bay tiêm kích có khả năng cơ động rất cao nên chiến thuật rất

đa dạng, nhanh nhạy, có thể chiến đấu tác hợp, tạo thành đội hình chiến đấu
hoàn chình , đột kích, tiêu diệt đối phương trên không trong những cuộc đấu.
Thí dụ: Đội hình bậc thang, hình bình hành, đội hình chữ A, công kích các
mục tiêu nhỏ nhờ máy bay tiêm kích. Ngoài ra các hệ thống rada hiện đại tinh
vi giúp đánh trúng mục tiêu dễ dàng.

Điển hình của loại máy bay này là Su- 47. Trong những trận đánh trên
không, thế hệ mới nhất của Su – 47 tạo ra ưu thế trong những lần đối đầu tay
đôi bởi tính năng cơ động khó máy bay nào có thể sánh kịp. Ngoài ra còn yểm
trợ tốt cho các lực lượng đi cùng.

Mig21
Mig 21 là loại máy bay được phi công Việt Nam lái nhiều nhất trong chiến
10
tranh chống Mỹ, chính nhờ loại máy bay này mà phi công đã tiêu diệt nhiều máy
bay của giặc Mỹ ,tạo nên những trận thằng vang dội. Các loại khác như:
F111,Su17,MirageF1,F16…
Loại máy bay tiêm-cường kích tiêu biểu là:F/A -18A, F111…

Như vậy với ưu điểm về nhiều mặt của mình thì vai trò của máy bay trong tiến
công đường không trong chiến tranh công nghệ cao là hết sức to lớn. Có thể nói
rằng trong các phương tiện tiến công đường không hiện tại thì máy bay giữ vai
trò quan trọng hơn cả
Phần III.KẾT LUẬN
I, Xu hướng trang bị và phát triển của máy bay trong tương lai
Từ khi bắt đầu thì cuộc chạy đua về tốc độ của máy bay đã hết sức nóng
bỏng. Tuy nhiên với tình hình hiện nay khi các công nghệ chế tạo tên lửa và
các loại pháo súng phòng không đã rất phát triển đạt được độ chính xác rất
cao, một số loại tên lửa còn có khả năng tự động truy đuổi và tiêu diệt thì vấn
đề tốc độ không còn là vấn đề nóng bỏng nữa. Vì vậy xu hướng trang bị và

phát triển máy bay trong tương lai đang đi theo các hướng sau:
• Kỹ thuật bố cục khí động học và động cơ
11

• Kỹ thuật xử lý thông tin, điện tử viễn thông và tự động hóa
12
• Kỹ thuật công nghệ vật liệu phức hợp và công nghệ tàng hình

II, Nhiệm vụ trong tình hình mới
Tình hình kinh tế và quân sự hiện nay trên thế giới diễn ra ngày càng phức
tạp ,tình hình chính trị và quân sự toàn cầu đang có những biến động lớn .Đó là
sự hùng mạnh cả về kinh tế và quân sự của các nước tư bản chủ nghĩa mà đứng
đầu là Mỹ ,trên thế giới chỉ còn lại bốn nước XHCN là Trung Quốc ,Việt
Nam , Cu-Ba và Bắc Triều Tiên.Với việc các nước TBCN chiếm ưu thế thì thế
giới không còn ở thế đa cực như khi Liên Xô
và hệ thống các nước XHCN
Đông Âu chưa tan rã , mà đã chuyển thành thế đơn cực mà đứng đầu là Mỹ
. Trong tình hình đó thì Mỹ và các nước đồng minh của mình vẫn không từ
13
bỏ ý định làm bá chủ toàn cầu ,không ngừng tăng cường về quân sự của
mình bằng việc mở rộng khối NATO , nắm giữ các chức vụ quan trọng
trong Liên Hợp Quốc, tăng cường sản xuất các loại vũ khí chiến tranh hiện
đại. Đặc biệt với ưu thế tuyệt đối về kinh tế, quân sự Mỹ đã không ngần
ngại tấn công các nước như Irắc(1991), Nam Tư(1999), ápPakistan(2000),
Irắc(2003) nhằm phục vụ lợi ích kinh tế cũng như chính trị của mình.
Qua các cuộc chiến tranh trên ta cũng thấy phương tiện chiến đấu của
Mỹ đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại hoá cao. Nhưng qua đó ta cũng
thấy rằng các phương tiện tiến công có hiện đại đến đâu cũng bộc lộ các
điểm yếu mang tính bản chất của chúng nếu biết khôn khéo khai thác các
điểm yếu chúng thì chúng ta có thể tìm ra những cách đánh thích hợp – thực

tế chiến tranh Việt Nam đã chứng tỏ điều đó ( chúng ta với vũ khí thô sơ hơn
vẫn có thể đánh thắng đượ c vũ khí hiện đại của Mỹ, do ta biết kết hợp sức
mạnh của nhiều yếu tố, tìm ra điểm yếu của chúng ).
Nhân dân ta đang sống trong hoà bình, độc lập tự do, nền độc lập mà
ông cha ta đã phải đổ không biết bao nhiêu xương máu để bảo vệ nó – Nhân
dân ta không muốn chiến tranh – Nhưng chúng ta cũng phải cảnh giác trước
mọi âm mưu diễn biến hoà bình của địch.
Trong quá khứ các cuộc chiến tranh bảo vệ đấu nước của dân tộc, vai
trò của sinh viên các trường đại học khoa học công nghệ là khá quan trọng.
Sinh viên trường Đại học Bách Khoa luôn đi đầu, đóng góp nhiều sáng kiến,
nhiều công trình nghiên cứu và cả con người cho đất nước trong chiến tranh
và trong thời bình. Sinh viên trường Đại học Bách Khoa thế hệ sau cần phải
biết tôn trọng và ghi nhớ công lao ấy, phải phấn đấu học tập, nghiên cứu,
sáng tạo để xứng đáng và phát huy truyền thống vẻ vang của trường. Cho dù
được sống, học tập trong thời kỳ đất nước hoà bình song cần phải luôn đề
cao cảnh giác với nguy cơ diễn biến hoà bình, âm mưu thâm độc của bọn
14
phản động và các thế lực thù địch; phải tiếp tục trau dồi kiến thức về quân
sự, chính trị, khoa học để sẵn sàng đối phó khi có chiến tranh.
Cá nhân em,là sinh viên của Điện-Bộ môn Điều Khiển Tự Động -Đại Học
Bách Khoa Hà Nội - một trong những lĩnh vực khoa học ứng dụng nhiều trong
quân sự, càng ý thức hơn về vai trò của mình. Được học tập trong môi trường
thuận lợi,với những thầy cô giỏi, nhiệt huyết, những sinh viên ham học, đây thực
sự là nơi lý tưởng để em phát huy được khả năng của bản thân.Để thiết thực góp
phần xây dựng một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh đáp ứng đầy đủ các đòi
hỏi của thời đại cần, tham gia tích cực vào các khoá huấn luyện , luôn trau rồi
kiến thức, nâng cao trình độ về kỹ thuật –đặc biệt là trong lĩnh vực điều khiển
hiện đại -và lý luận thời đại, thấm nhuần đường nối chính sách của Đảng và Bác
Hồ đã đề ra, luôn luôn có ý thức học hỏi, vận dụng có sáng tạo các thành tựu
khoa học tiên tiến trên thế giới, nhận thức được vai trò của mình trong cộng

đồng, sẵn sàng đi bất kì đâu , nhận bất kì nhiệm vụ nào khi Tổ Quốc cần. Luôn
nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy trí thông minh vốn có của người Việt Nam
để góp một phần nhỏ bé của mình giúp đất nước ngày càng khẳng định vị thế
trên trường quốc tế./.

15
Tài Liệu Tham Khảo
1. Bài giảng giáo dục Quốc Phòng-Tập III Đại học Bách Khoa HN ,1998
2. // Từ điển trực tuyến
3. />4. o
5. //Báo quân đội nhân dân VN
6. />phai-khong_402.html // Tìm hiểu về máy bay
7. Và một số tư liệu khác
16

×