1
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2014
BÁO CÁO
Kết quả chủ yếu Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014
Ngày 22 tháng 11 năm 2013, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã
ký Quyết định số 1253/QĐ-TCTK ban hành Phương án Điều tra dân số và
nhà ở giữa kỳ thời điểm 1 tháng 4 năm 2014. Đây là cuộc điều tra chọn mẫu
quy mô lớn được tiến hành chính giữa hai cuộc Tổng điều tra nhằm ước tính
được quy mô dân số đến cấp huyện và thu thập thông tin về tình hình sinh,
chết, di cư và các đặc trưng nhân khẩu học của dân cư đến cấp tỉnh.
Báo cáo này tập trung trình bày một số phát hiện cơ bản thu được từ kết
quả điều tra
1
bao gồm: Thông tin chung về dân số (quy mô dân số, mật độ dân
số, quy mô hộ, tốc độ đô thị hóa, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn kỹ thuật, tình hình biến động dân số (mức sinh, mức chết và
di cư)) và điều kiện ở của dân cư.
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DÂN SỐ
Trong cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, các nhân khẩu
thực tế thường trú được điều tra theo đơn vị hộ
2
. Quá trình điều tra bảo đảm
nguyên tắc cơ bản là mỗi người chỉ có một nơi thực tế thường trú. Tuy nhiên,
những nhân khẩu đặc thù sống tập trung ở một số nơi tại thời điểm điều tra và
những người thuộc lực lượng vũ trang đang sống tập trung tại các khu doanh
trại không thuộc phạm vi cuộc điều tra này. Dưới đây là một số kết quả chính
thức chủ yếu nhất của cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014.
1. Quy mô dân số
Theo kết quả suy rộng, tổng số dân của Việt Nam (chưa kể 5 huyện đảo
nhỏ: Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo) vào thời điểm
0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2014 là 90.493.352 người. Với quy mô dân số gần
90,5 triệu người, vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng các nước đông dân
trên thế giới và trong khu vực vẫn không thay đổi so với năm 2009 (thứ 13
trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á). Theo kết quả này, tỷ lệ
1
Kết quả của cuộc điều tra này đã được các chuyên gia nhân khẩu học đánh giá là đáng tin
cậy và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2
Hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ở chung và ăn chung. Họ có thể
có hoặc không có quan hệ ruột thịt, hôn nhân, nuôi dưỡng, có hoặc không có quỹ thu chi
chung.
2
tăng dân số bình quân trong 5 năm sau Tổng điều tra là 1,06%/năm. Đây là
thời kỳ có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất trong vòng 35 năm qua.
2. Mật độ dân số
Với mật độ dân số 273 người/km
2
, Việt Nam là một trong những nước
có mật độ dân số cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân số
Việt Nam đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Phi-líp-pin (307
người/km
2
) và Xing-ga-po (7.486 người/km
2
) và đứng thứ 16 trong số 51
quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực Châu Á. Nhìn chung dân cư Việt Nam
phân bố rất không đều và có những đặc điểm sau: (i) Dân cư tập trung ở hai
vùng châu thổ của hai con sông lớn, nằm ở hai đầu của đất nước, vùng Đồng
bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đất đai màu mỡ và
điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi. Ngoài ra, ở các vùng ven biển và
khu vực thủ phủ của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương mật đô dân cư ở
đây cũng tập trung dày đặc hơn ở các nơi khác; (ii) phân bố dân cư thưa thớt
dần theo hướng từ phía Đông, nơi địa hình thấp và có biển, sang phía Tây dọc
biên giới phía Tây và Bắc đất nước, nơi địa hình cao và có núi, rừng; (iii) Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có số dân đông nhất cả
nước. Mật độ dân số ở nơi này cao gấp 7 đến 13 lần mật độ dân số toàn quốc.
3. Quy mô hộ
Theo kết quả điều tra, vào ngày 1 tháng 4 năm 2014 cả nước có 24.265
nghìn hộ, tăng gấp đôi so với 25 năm trước (1/4/1989), gấp rưỡi so với 15
năm trước (1/4/1999) và gần 2 triệu hộ so với 1/4/2009. Trong thời kỳ 2009 -
2014, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm về số hộ là 1,6%/năm.
Trên phạm vi cả nước cũng như ở cả khu vực thành thị và nông thôn,
số hộ 1 người (hộ độc thân) và hộ có quy mô lớn (từ 7 người trở lên) đều
chiếm tỷ trọng thấp. Quy mô gia đình nhỏ (hộ có từ 2 đến 4 người) là hiện
tượng phổ biến ở nước ta (64,7%), nhất là ở khu vực thành thị (66,8%).
Số hộ độc thân chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang có xu thế tăng nhanh
trong 5 năm trở lại đây. Năm 2009, tỷ trọng hộ độc thân trên cả nước là 7,3%,
còn năm 2014 tăng thêm 0,8 điểm phần trăm. Xu thế này diễn ra đồng thời ở
cả khu vực thành thị, nông thôn và 6 vùng kinh tế - xã hội.
4. Tốc độ đô thị hóa
Kể từ năm 1975 đến nay, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam trải qua hai
giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn từ sau khi đất nước thống nhất đến những
năm đầu của thập niên 90, tỷ lệ dân cư đô thị của toàn bộ đất nước gần như
không tăng, hoặc chỉ tăng không đáng kể. Giai đoạn thứ hai, từ những năm
cuối của Thế kỷ 20 và đầu Thế kỷ 21, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam diễn ra
3
mạnh mẽ chưa từng có, từ mức 21,7% năm 1999 và đến nay đã đạt 33,1%
(bình quân mỗi năm tăng gần 1 điểm phần trăm trong suốt 15 năm).
5. Tình trạng hôn nhân
3
Kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014 cho thấy
có 23,9% dân số từ 15 tuổi trở lên chưa có vợ/chồng, 67,6% đang có
vợ/chồng và 8,5% là tỷ trọng người góa vợ/chồng hoặc ly hôn/ly thân.
Tỷ trọng người chưa có vợ/chồng đã giảm 2,9 điểm phần trăm so với
kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 (26,8%). Tỷ trọng người chưa
có vợ/chồng ở khu vực thành thị (26,3%) cao hơn khá nhiều so với khu vực
nông thôn (22,7%). Trung du và miền núi phía Bắc, nơi tập trung các dân tộc
Mông, Tày, Mường, đây là các dân tộc có độ tuổi kết hôn thấp nên tỷ lệ
người chưa vợ/chồng thấp nhất cả nước (19,1%). Tỷ trọng người chưa có
vợ/chồng cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (29,6%). Tỉnh có tỷ trọng người
chưa vợ/chồng thấp nhất là Sơn La, một trong những tỉnh có điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội khó khăn nhất cả nước (17,3%). Ngược lại, Thành phố
Hồ Chí Minh, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhất cả nước, có tỷ
trọng người chưa từng có vợ/chồng cao nhất (32%).
Trái với mức giảm của tỷ trọng người chưa từng có vợ/chồng, tỷ trọng
người đang có vợ/chồng tăng từ 65,3% năm 2009 lên 67,6% năm 2014. Tỷ
trọng này của khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (68,7% so với
65,4%). Kết quả điều tra cho thấy năm 2014, tỷ trọng người đang có vợ/chồng
cao nhất thuộc về Trung du và miền núi phía Bắc (72,9%), thấp nhất là Đông
Nam Bộ (62,2%). Đối với cấp tỉnh, tỷ trọng người đang có vợ/chồng cao nhất
là tỉnh Sơn La (76,4%), thấp nhất thuộc về Thành phố Hồ Chí Minh (59,7%).
Tỷ lệ người góa, ly hôn, ly thân cũng tăng lên theo xu hướng của xã hội
hiện đại (từ 7,9% năm 2009 lên 8,5% năm 2014). Tỷ trọng này giữa nam và
nữ có sự khác biệt rõ rệt (3,3% của nam so với 13,4% của nữ).
Tình trạng hôn nhân của dân số còn được phản ánh qua chỉ tiêu "Tuổi
kết hôn trung bình lần đầu". Cuộc sống càng phát triển thì con người càng có
xu hướng kết hôn muộn và kết quả điều tra cho thấy Việt Nam không phải là
trường hợp ngoại lệ. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của dân số 15 tuổi trở
lên tăng từ 24,5 tuổi năm 2009 lên 24,9 tuổi năm 2014. Tuổi kết hôn trung
bình lần đầu của nam năm 2014 tăng 0,6 tuổi so với năm 2009, song ở nhóm
nữ con số này chỉ ở mức 0,1 tuổi.
3
Câu hỏi về tình trạng hôn nhân được hỏi cho những người từ 15 tuổi trở lên. Tình trạng
hôn nhân của một người có thể được phân tổ vào một trong các nhóm sau: (i) Chưa từng có
vợ/chồng; (ii) Có vợ/chồng; (iii) Góa vợ/chồng; (iv) Ly hôn; (v) Ly thân.
4
6. Trình độ học vấn cao nhất đạt được
Việt Nam có một hệ thống giáo dục quốc dân khá hoàn chỉnh, thống
nhất và phong phú với đầy đủ các cấp học, các loại hình giáo dục và trình độ
đào tạo từ mầm non đến sau đại học, mạng lưới các trường phổ thông, dạy
nghề và đào tạo chuyên nghiệp được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc. Về
cơ bản, Việt Nam đã hoàn thành công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục bậc
tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại
sự khác biệt về trình độ học vấn giữa các vùng.
Số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết
năm 2014 đạt 94,7%, tăng 0,7 điểm % so với năm 2009. Tỷ lệ này chênh lệch
4,2% giữa khu vực thành thị và nông thôn (lần lượt là 97,5% ở thành thị và
93,3% ở nông thôn). Giữa các vùng, mức chênh lệch thậm chí còn lớn hơn:
cao nhất là mức 98,1% ở vùng Đồng bằng sông Hồng và thấp nhất là mức
89,0% ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học chỉ còn 4,4%,
giảm 0,7% so với 5 năm trước đây. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 5,5%,
cao hơn 3,3 điểm phần trăm so với ở khu vực thành thị. Trong cả nước, vùng
Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học đạt
mức thấp nhất (1,6%); còn cao nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc
(9,0%).
Trên phạm vi cả nước, tỷ trọng dân số 5 tuổi trở lên chưa học xong tiểu
học vẫn ở mức 21,5% năm 2014, giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009.
Tỷ lệ này ở các vùng rất khác nhau, cụ thể: vùng Đồng bằng sông Hồng con
số này chỉ là 14,3% nhưng Đồng bằng sông Cửu Long là 32,6%. Chênh lệch
giữa thành thị và nông thôn cũng khá rõ ràng nhưng không lớn như chênh
lệch giữa các vùng với tỷ lệ tương ứng là 17,0% và 23,9%.
Trình độ học vấn cao nhất đạt được cũng có sự chuyển dịch qua 5 năm.
Tỷ trọng dân số đạt được trình độ cao nhất là tiểu học giảm so với năm 2009
là 1,4 điểm phần trăm (26,2% năm 2014 so với 27,6% năm 2009). Ngược lại,
tỷ lệ đạt được ở các cấp học cao hơn tăng lên sau 5 năm. Tỷ trọng dân số đạt
được bằng cấp cao nhất là trung học phổ thông trở lên đạt 26,5% năm 2014 so
với 20,8% năm 2009, tăng nhanh hơn so với nhóm dân số đạt được bằng cấp
cao nhất là trung học cơ sở (25,6% năm 2014 so với 23,73% năm 2009).
5
7. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được
Trong những năm qua, việc phát triển đào tạo chuyên môn kỹ thuật
4
của Việt Nam đã có những bước cải thiện đáng kể. Kết quả điều tra cho thấy,
tỷ trọng dân số 15 tuổi trở lên có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn kỹ thuật
tăng lên sau 5 năm, tương ứng 18,0% năm 2014 so với 13,3% năm 2009, tăng
4,7 điểm phần trăm sau nửa thập kỷ. Điểm đáng chú ý là tỷ trọng này giảm ở
nhóm người có trình độ chứng chỉ sơ cấp nghề (1,8% năm 2014 so với 2,6%
năm 2009), và tăng lên ở nhóm người đạt bằng cấp có trình độ cao hơn. Tỷ lệ
người có trình độ cao nhất là đại học và trên đại học đã tăng lên gần 2 lần sau
5 năm (từ 4,4% năm 2009 lên 7,3% năm 2014). Mặc dù vậy, khoảng cách về
tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nông thôn so với ở thành thị
còn khá lớn. Với các trình độ đạt được từ cao đẳng trở xuống, tỷ trọng này ở
thành thị cao gấp gần 2 lần so với ở nông thôn. Riêng với trình độ đại học và
trên đại học, tỷ lệ này gấp đến gần 5 lần (15.1% ở thành thị so với 3,3% ở
nông thôn).
8. Mức sinh
8.1. Tổng tỷ suất sinh
Tổng tỷ suất sinh (TFR)
5
là một trong những thước đo chính phản ánh
mức sinh. TFR thường được ước lượng gián tiếp thông qua kỹ thuật Trussell
P/F với giả thiết rằng số con đã sinh trong 12 tháng trước điều tra của những
phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi có thể được khai báo thấp hơn thực tế. Sự khai sót này
thường xảy ra đối với các trường hợp đứa trẻ đã chết hoặc đã rời xa bố mẹ.
Xem xét từ số liệu của các cuộc điều tra dân số qua các năm gần đây
cho thấy TFR có xu hướng giảm từ 2,23 con/phụ nữ năm 2004 xuống còn
1,99 con/phụ nữ năm 2011 nhưng đến năm điều tra 2013, TFR đạt 2,10
con/phụ nữ. Điều này có thể giải thích bằng sự ưa thích sinh con trong 3 quý
cuối năm Rồng (Nhâm Thìn 2012) và 1 quý đầu năm Rắn (Quý Tỵ 2013).
Trong 12 tháng trước thời điểm 1/4/2014, ước tính TFR đạt 2,09 con/phụ nữ,
giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013 và duy trì xu hướng ở dưới mức sinh thay
thế đã đạt được vào năm 2006
6
. Điều này thể hiện sự thành công của Chương
trình dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nước ta trong thời gian qua. Ở khu
vực thành thị, TFR thay đổi không đáng kể xung quanh mức 1,80 con/phụ nữ.
4
Người có trình độ chuyên môn kỹ thuật là người từ 15 tuổi trở lên đạt được chứng chỉ sơ
cấp nghề, bằng trung cấp nghề/chuyên nghiệp, bằng cao đẳng nghề/chuyên nghiệp hoặc
bằng đại học trở lên.
5
Tổng tỷ suất sinh (TFR) được hiểu là số con sinh sống bình quân của một người phụ nữ
trong suốt cả cuộc đời, nếu người phụ nữ đó trong suốt thời kỳ sinh đẻ tuân theo tỷ suất
sinh đặc trưng theo tuổi như quan sát được trong thời kỳ nghiên cứu, thường là 12 tháng
trước điều tra.
6
“Mức sinh thay thế” là mức sinh mà một đoàn hệ phụ nữ trung bình có vừa đủ số con gái
để “thay thế” họ trong quá trình tái sinh sản dân số.
6
Trong những năm trước đây, ở khu vực nông thôn, TFR còn ở mức cao nên
tốc độ giảm sinh thường đạt mức cao, nhưng khi mức sinh đã xuống dưới
mức sinh thay thế thì tốc độ giảm sinh chậm dần lại.
8.2. Tỷ suất sinh thô
Tỷ suất sinh thô (CBR)
7
thường được sử dụng để tính tỷ suất tăng tự
nhiên của dân số. Giống như TFR, do có sự bỏ sót trong khai báo số con đã
sinh nên CBR thường được ước lượng gián tiếp bằng cách lấy CBR tính trực
tiếp từ số liệu cuộc điều tra nhân với hệ số điều chỉnh Trussell P/F. Kết quả
điều tra cho thấy, CBR trong 12 tháng qua trước thời điểm 1/4/2014 là 17,2
trẻ sinh sống/1000 dân. Con số này của thành thị là 16,7 trẻ sinh sống/1000
dân, thấp hơn của nông thôn (17,5 trẻ sinh sống/1000 dân).
Các số liệu điều tra cho thấy, CBR trong 12 tháng trước thời điểm
1/4/2014 cao hơn 0,2 con/phụ nữ so với CBR trong 12 tháng trước thời điểm
1/4/2013 (17,0 con/phụ nữ). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mức sinh
tăng, vì CBR là chỉ tiêu được sử dụng chủ yếu để tính tỷ lệ tăng tự nhiên của
dân số hơn là để đánh giá sự thay đổi mức sinh như TFR - chỉ tiêu cơ bản
phản ánh mức sinh. CBR không chỉ chịu tác động bởi mức sinh mà còn bởi cơ
cấu dân số theo tuổi và giới tính.
8.3. Tỷ số giới tính khi sinh
Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số trẻ em trai được sinh ra
trên 100 trẻ em gái của một thời kỳ. Tỷ số này thông thường là 104-106/100 và
nhìn chung là rất ổn định qua thời gian và không gian giữa các châu lục, quốc
gia, khu vực và chủng tộc người. Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số này
chệch khỏi mức sinh học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ ý ở
một mức độ nào đó và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe doạ
sự ổn định dân số toàn cầu. Theo kết quả điều tra, tỷ số giới tính khi sinh của
Việt Nam trong 12 tháng trước thời điểm 1/4/2014 là 112,2 trẻ trai/100 trẻ gái.
Nói cách khác, toàn quốc có 7,2 bé trai được sinh thừa ra trên tổng số 112,2 bé
trai được sinh ra. Năm 2009, kết quả Tổng điều tra cho biết tỷ số giới tính khi
sinh của Việt Nam là 110,5 (trẻ trai/100 trẻ gái) và không có sự chênh lệch
đáng kể giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, tương ứng là 110,5 và
110,6 (trẻ trai/100 trẻ gái). Tuy nhiên, theo quan sát từ kết quả điều tra dân số
và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014, tỷ số giới tính khi sinh ở nông thôn
(113,1 trẻ trai/100 trẻ gái) cao hơn đáng kể so với ở thành thị (110,1 trẻ trai/100
trẻ gái). Nếu loại trừ khoảng sai số của số liệu thì có thể khẳng định rằng, mong
muốn cũng như áp lực buộc phải sinh con trai cùng với khả năng tiếp cận các
7
Tỷ suất sinh thô (CBR) biểu thị số trẻ em sinh ra sống trong 12 tháng trước thời điểm
điều tra, tính bình quân trên 1.000 người dân có đến thời điểm điều tra. Gọi là “thô” vì tỷ
suất này tính trên toàn bộ dân số (tức là bao gồm cả những người có khả năng và không có
khả năng sinh con).
7
dịch vụ chọn lọc giới tính hiện đại của phụ nữ nông thôn trong những năm gần
đây tăng lên là lý do chính dẫn đến sự chênh lệch này.
9. Mức chết
Chết (hay tử vong) là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự
sống ở một thời điểm nào đó, sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra.
9.1. Tỷ suất chết thô
Tỷ suất chết thô (CDR) là chỉ tiêu đơn giản nhất và cũng là một trong
những chỉ tiêu cơ bản nhất, phản ánh mức độ chết của dân số. Số liệu về
người chết thu thập qua điều tra thường thấp hơn so với số liệu thực tế nên
báo cáo đã sử dụng các kỹ thuật gián tiếp để đánh giá và hiệu chỉnh số liệu về
người chết đã được khai báo. Báo cáo tiến hành đánh giá mức độ đầy đủ của
khai báo số người chết bằng cách so sánh phân bố tuổi của dân số (còn sống)
với phân bố tuổi của số người chết đã khai báo.
Kết quả điều tra cho thấy CDR của cả nước trong 12 tháng trước thời
điểm 1/4/2014 là 6,9 người chết/1000 dân, trong đó của thành thị là 6,0 người
chết/1000 dân, của nông thôn là 7,2 người chết/1000 dân. CDR của cả nước,
thành thị, nông thôn theo điều tra năm 2014 giảm nhẹ so với điều tra năm 2013.
9.2. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR)
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR)
8
có ý nghĩa quan trọng đặc
biệt vì nó cho thấy chất lượng và hiệu quả hệ thống chăm sóc sức khoẻ thai sản
cho bà mẹ và trẻ em cũng như các yếu tố khác tác động đến sức khỏe trẻ em
nói chung. Do IMR thường khá nhạy cảm với các yếu tố tác động đến sức khỏe
và có mối liên hệ khá chặt với tuổi thọ trung bình của dân số nên có thể nói,
IMR phản ánh tình trạng sức khỏe của cả dân số cũng như mức độ phát triển
của xã hội. Vì vậy, IMR là một trong những chỉ tiêu quan trọng của Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ của Thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Việc khai báo số trẻ dưới 1 tuổi bị chết thường không đầy đủ vì đây là
thông tin nhạy cảm. Mức độ khai báo sót số lượng chết của trẻ em dưới 1 tuổi
khá lớn, thậm chí cao hơn mức độ khai báo số chết của người lớn, do đối
tượng điều tra không muốn nhắc đến sự kiện này. Ngoài ra, vì sự kiện chết
của trẻ em dưới 1 tuổi thường xảy ra khá sớm, thậm chí khi vừa mới sinh ra
nên người thân thường không coi đó là một trường hợp sinh và do vậy cũng
không coi đó là một trường hợp chết. Vì vậy, tỷ suất này cũng được ước
lượng bằng các kỹ thuật gián tiếp.
8
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) là số trẻ em dưới 1 tuổi chết tính trên 1000 trẻ
sinh sống trong thời kỳ nghiên cứu, thường là 12 tháng trước điều tra.
8
Tính chung cả nước, kết quả điều tra cho thấy, IMR đạt mức 14,9 trẻ
em dưới 1 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống. Mức độ chết của trẻ em dưới 1
tuổi có sự dao động lên xuống từ năm 2004 đến 2014. Ở khu vực thành thị,
trước năm 2009, IMR dao động xung quanh con số 9,8; sau đó, IMR giảm từ
9,4 (năm 2009) xuống còn 8,7 (điều tra năm 2014). Ở khu vực nông thôn,
IMR sau khi giảm từ 20,5 (vào năm 2004) xuống còn khoảng 18,0 trong
những năm tiếp theo. Mức độ chết của trẻ dưới 1 tuổi ở nông thôn luôn cao
hơn nhiều ở thành thị chứng tỏ khoảng cách khác biệt về điều kiện sống ở
nông thôn so với thành thị vẫn còn khá lớn.
9.3. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR)
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR)
9
có ý nghĩa tương tự như
IMR. Trong khi IMR liên quan nhiều đến điều kiện thai sản của bà mẹ thì
U5MR phản ánh nhiều hơn về tình trạng dinh dưỡng và phòng chữa bệnh cho
trẻ em. Mức độ chết trẻ em dưới năm tuổi của cả nước đã giảm đáng kể (năm
1999 là 56,9 trẻ em dưới 5 tuổi chết/1000 trẻ sinh sống, giảm xuống còn 24,1
trẻ em dưới 5 tuổi chết/1000 trẻ sinh sống vào năm 2009 và đến nay năm
2014 là 22,4 trẻ em dưới 5 tuổi chết/1000 trẻ sinh sống), song sự khác biệt
giữa các vùng vẫn còn rất lớn. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi giữa khu vực
thành thị và nông thôn có sự khác biệt rõ nét, con số này của khu vực thành
thị là 13,1 trong khi đó của khu vực nông thôn là 26,9 trẻ em dưới 5 tuổi chết
trên 1000 trẻ sinh sống theo điều tra năm 2014. U5MR của hai vùng khó khăn
nhất của nước ta (Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên) vẫn còn
khá cao, tương ứng lần lượt là 33,9 và 39,5 trẻ em dưới 5 tuổi chết/1000 trẻ
sinh sống trong 12 tháng trước thời điểm điều tra.
9.4. Tuổi thọ trung bình
Tuổi thọ trung bình hay Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh hay Kỳ
vọng sống từ lúc sinh (e
0
) là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá xác suất chết
của dân số. Chỉ tiêu này cho biết số năm dự kiến sống được của cuộc đời con
người từ khi sinh ra. Chỉ tiêu này được ước lượng từ Bảng sống, bảng biểu
diễn chi tiết khuôn mẫu chết của một dân số theo độ tuổi dựa vào mức độ chết
của trẻ em dưới 1 tuổi. Theo kết quả điều tra năm 2014, tuổi thọ trung bình
của nam giới là 70,6 năm, của nữ giới là 76,0 năm. Tuổi thọ trung bình chung
của cả hai giới là 73,2 năm.
9
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) là số trẻ em dưới 5 tuổi chết tính trên 1000
trẻ sinh sống trong thời kỳ nghiên cứu, thường là 12 tháng trước điều tra.
9
10. Di cư
Di cư là sự thay đổi nơi cư trú của con người, từ đơn vị lãnh thổ này
đến đơn vị lãnh thổ khác trong một khoảng thời gian nhất định
10
. Hay nói
cách khác, di cư là sự thay đổi nơi thực tế thường trú trong một khoảng thời
gian nào đó. Trên thực tế, di cư thường có sự biến động liên tục và ít theo một
xu hướng nhất định, đặc biệt là di cư giữa các vùng.
Kết quả điều tra năm 2014 cho thấy, xu hướng di cư 5 năm trước thời
điểm điều tra có đổi nhiều so với kết quả thu được từ Tổng điều tra năm 2009.
Nếu năm 2009, cả nước có 4 vùng mang tỷ suất di cư thuần âm (xuất cư cao
hơn nhập cư) là các vùng: Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông
Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long
thì đến năm 2014, Đồng bằng sông Hồng đã ra khỏi các vùng có tỷ suất di cư
thuần âm. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ suất di cư thuần âm lớn
nhất (-29,7%o). Điểm đến của những người di cư từ vùng này là các vùng lân
cận và có kinh tế phát triển hơn.
Đông Nam Bộ là vùng có tỷ suất di cư thuần dương và khá cao, do nơi
đây tập trung các tỉnh/thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai, những tỉnh có nhiều khu công nghiệp mới, kinh tế sôi động tạo ra lực hút
kinh tế đối với người di cư đến từ các vùng khác như: Đồng bằng sông Cửu
Long (97,3% số người xuất cư có điểm đến là Đông Nam Bộ), Bắc Trung Bộ
và Duyên hải miền Trung (71,7%) và Tây Nguyên (62,9%), Đồng bằng sông
Hồng (42,3%). Độ tuổi của những người di cư đến chủ yếu từ 15 đến 34 tuổi.
Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Tây nguyên đều tỷ suất di cư thuần
dương nhưng thấp. Tây Nguyên là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú với các đồn điền cao su, cà phê, chè rộng lớn, …Đồng bằng sông
Hồng từ vùng xuất cư đã trở thành vùng nhập cư sau 5 năm. Đây là vùng tập
trung nhiều tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nhất cả nước (8/12 tỉnh)
với nền kinh tế phát triển khá năng động. Tuy nhiên, sức hút kinh tế của Đông
Nam Bộ cũng khiến người dân của hai vùng này nhập cư đến vùng Đông
Nam Bộ khá đông.
Tỷ suất di cư thuần của khu vực thành thị là 27,2%o và của khu vực
nông thôn là -13,3%o, phản ánh xu hướng di cư chủ yếu vào khu vực thành thị.
10
Trong cuộc điều tra này, có 2 mốc thời gian để xác định di cư: 1 năm trước thời điểm
điều tra và 5 năm trước thời điểm điều tra. Tương ứng, kết quả điều tra công bố số liệu về
di cư của cả 2 mốc thời gian nêu trên.
10
Về di cư, ngoài việc nghiên cứu mức độ di cư theo vùng, người ta còn
quan sát quá trình di cư theo luồng di cư
11
và theo địa giới hành chính để
nghiên cứu bản chất và sự thay đổi của di cư theo thời gian.
Kết quả điều tra cho thấy, đối với di cư ngoại tỉnh, luồng di cư từ nông
thôn ra thành thị chiếm tỷ trọng cao nhất (44,2%). Dân cư khu vực nông thôn
từ tỉnh khác chuyển đến chiếm 3,38% dân số thành thị. So với giai đoạn 2004-
2009, tỷ trọng luồng di cư từ nông thôn ra thành thị tăng lên (44,2% so với
30,5%), tỷ trọng luồng di cư từ thành thị đến thành thị giảm xuống từ 34,6%
xuống 14,9%. Điều này cho thấy sức hút kinh tế của khu vực thành thị đối với
khu vực nông thôn ngày càng lớn.
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHÀ Ở VÀ ĐIỀU KIỆN Ở
Nhằm phục vụ công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cuộc
điều tra lần này cũng thu thập thông tin về nhà ở và điều kiện ở cơ bản của
các hộ dân cư
12
. Các thông tin liên quan đến nhà ở trên phiếu điều tra bao
gồm: tình trạng hộ có hay không có nhà ở; tổng diện tích sử dụng; loại nhà mà
hộ dùng để ở; loại nhiên liệu dùng để thắp sáng, nấu ăn; nguồn nước hộ sử
dụng để ăn uống; loại hố xí hộ sử dụng và các tiện nghi sinh hoạt cơ bản của
hộ. Các thông tin này được điều tra viên kết hợp giữa quan sát và phỏng vấn
người cung cấp thông tin trực tiếp để xác định.
1. Nhà ở của hộ dân cư
Theo kết quả điề
13
(0,1%). So với kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, tỷ
trọng nhà kiên cố và bán kiên cố tăng lên đáng kể, (cho cả hai nhóm chiếm
90,3%, tăng 6,1%). Đặc biệt là nhóm loại nhà đơn sơ giảm đáng kể (giảm
4,1%) so với năm 2009.
11
Luồng di cư bao gồm 4 loại: di cư từ nông thôn đến nông thôn; di cư từ nông thôn đến
thành thị; di cư từ thành thị đến nông thôn và di cư từ thành thị đến thành thị.
12
(ăn, ngủ, sinh hoạ
;
4 m
2
.
13
Trong cuộc điều tra này, sử dụng phân loại nhà ở như sau: (i) nhà kiên cố là nhà có cả 3
thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc; (ii) nhà bán kiên cố là nhà có 2
trong 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc; (iii) nhà thiếu kiên cố là
nhà chỉ có 1 trong 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc; và (iv) nhà
đơn sơ là nhà có cả 3 thành phần cấu thành chủ yếu không được xếp vào loại bền chắc.
11
Đ
năm
. Năm 2014, tỷ trọng này ở khu vực nông
thôn là 48,9%; ở khu vực thành thị ữa
hai khu vự
g
. Năm 2014, tỷ trọng nhà bán kiên cố ở khu vực thành
thị là 54,1%; ở khu vực nông thôn là 38,4%.
95,7%). Về
20,6 m
2
, tăng so với
2009 là 3,9 m
2
/ngườ 23 m
2
19,5 m
2
, di
22,4 m
2
18,3 m
2
.
1975; 36,5% ng
58,7%)
ở của hộ dân cư
. Kết quả cho thấy:
64,0%.
.
12
, trong khi đó, cuộc điề
. Tốc độ phát triển của dịch vụ
điện thoại tăng nhanh trong 5 năm qua cùng với sự khác biệt trong nội dung
thu thập thông tin là hai trong số nhiều nguyên nhân tạo ra sự khác biệt giữ
ề tỷ lệ hộ có sử dụng điện thoại của năm 2014 so với của năm 2009.
TỔNG CỤC THỐNG KÊ