Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.49 KB, 3 trang )
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
( Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề )
I. TRẮC NGHIỆM: ( 4điểm)
Đọc đoạn văn, khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 5)
… “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn- chúng có
một tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới
đâu, vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngã thân cây, lay động lá cành
theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào
bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một
đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở
dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy
cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngã tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc
cháy rừng rực ”.
Câu 1: Đoạn văn trên kết hợp phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự + miêu tả C. Tự sự + thuyết minh
B. Tự sự + biểu cảm D. Tự sự + miêu tả + biểu cảm
Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng với nội dung đoạn trích?
A. Bằng đôi mắt của người nghệ sĩ, hai cây phong đã được miêu tả hết sức sống động, có tiếng
nói, có tâm hồn như con người.
B. Dưới con mắt của lũ trẻ, hai cây phong được miêu tả khác hẳn hai cây loại cây khác.
C. Hai cây phong đã chứng kiến những kỷ niệm ngọt ngào trong thời thơ ấu của người hoạ sĩ.
D. Nỗi nhớ hai cây phong tha thiết của người nghệ sĩ lúc xa quê.
Câu 3: Nhận xét nào đúng về văn bản Hai cây phong?
A. Đó là bài ca về thiên nhiên, cây cỏ
B. Đó là bài ca về tình yêu quê hương, đất nước.
C. Đó là bài ca về tình thầy trò, về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hy
vọng cho những người học trò nhỏ của mình.
D. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 4: Đoạn văn trên có mấy lần tác giả sử dụng biện pháp so sánh?
A. 2 lần B. 3 lần C. 4 lần D. 5 lần