Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

THUYẾT MINH CÂU TỤC NGỮ LÁ LÀNH ĐÙM LÀ RÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.95 KB, 3 trang )

NÊU CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ CÂU TỤC NGỮ LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH
Kho tàng văn học dân gian của Việt Nam ta vốn chứa rất nhiều những câu tục
ngữ,ca dao.Đó vốn là thứ ngôn của nhân loại bởi trong ấy chứa đựng nhiều truyền
thống đạo lí tốt đẹp,đúng đắn,những lời khuyên răn dạy bảo,những bài học kinh
nghiệm mà ông cha ta đúc kết được,…Một trong những điều tốt đẹp ấy chính là
lòng yêu thương,giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người nói chung và người trong
1 nước chúng ta nói riêng.Điều đó đã được thể hiện qua câu tục ngữ “Lá lành đùm
lá rách”.Sau đây sẽ là phần giải thích ý nghĩa câu tục ngữ này
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta dùng hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo
dục cho con người mà là do câu tục ngữ này đã mượn những hình ảnh quen
thuộc,gần gũi với những sự việc bình thường trong cuộc sống để gợi lên được bài
học quý giá mà ông cha ta đã muốn truyền đạt lại cho con cháu.”Lá lành” ý chỉ
những chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên hình của chiếc lá.”Lá rách” ý chỉ
chiếc lá bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên ko còn nguyên vẹn như lúc
trước.Nếu ta thử nhìn lên một thân cây với nhìu cành cây xanh um tươi tốt làm sao
có thể biết được lá nào vẹn,lá nào rách nếu những chiếc lá lành đan xen bao trùm
che lấp 1 vài chiếc lá sâu rách ở phía sau?Cũng như chiếc bánh chưng,bánh ú dc
gói bằng nhìu lớp lá :bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong là những lớp lá nhỏ
, xấu xí,ko nguyên vẹn. Chính nhờ nhiều lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên
ngoài nên nhìn vào ta ko thấy đượcnhững chiếc lá xấu ở trong.Nhờ những chiếc lá
tốt áy mà chiếc bánh gọn gàng,nguyên vẹn và xinh xắn hơn.Tuy nhiên,câu tục ngữ
không chỉ dừng lại ở ý nghĩa ấy,nó còn có 1 ý nghĩa,đạo lí sâu xa hơn. Như nếu ta
liên tưởng từ những hình ảnh chiếc lá ấy tới con người thì lá lành sẽ tượng trưng
cho người có cuộc sống yên ổn,công việc thuận lợi,đầy đủ ấm no. Còn chiếc lá
rách là hình ảnh của người ko may mắn,gặp khó khăn hoạn nạn,sa cơ thất thế,thiếu
thốn, Nếu chiếc lá lành cònbiết đùm bọc che chở cho chiếc lá rách thì lẽ nào ta là
con người mà ko biết giúp đỡ ,yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người
sống trong xã hội,ai cũng mún có cuộc sống sung sướng đầy dủ nhưng mấy ai dc
như ý mún của mình,có người gặp những điều ko may này nối típ những đìu ko
may khác.Vì biết điều đó,ông cha ta đã dạy con cháu mình “Lá lành đùm lá
rách”,cùng là lá cũng như cùng là người,ta phải giúp đỡ nhau,đùm bọc nhau để


cùng tiến lên.Tuy nhiên,trong kho tàng tục ngữ ấy,không phải câu nào cũng hoàn
toàn đúng.Ví dụ như câu “Ăn cây nào rào cây ấy”.Câu này đúng ở chỗ ta ăn cây
nào thì phải biết chăm sóc,bảo vệ cây ấy nhưng lại sai ở chỗ ta chỉ chăm sóc,bảo vệ
cây của mình mà không chăm lo,giúp đỡ cây hàng xóm,người thân,…Thế
nhưng,câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” lại thể hiện 1 tư tưởng đạo lí hoàn toàn
đúng vì con người không sống riêng lẻ,cô đơn,một mình mà sống có người thân,có
bạn bè,có láng giềng,có cộng đồng,xã hội.Cùng gọi nhau tiếng con người,đồng bào
nên chúng ta phải nương tựa nhau,giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.”Một miếng
khi đói bằng một gói khi no” ,”Của ít lòng nhiều”chúng ta phải giúp đỡ nhau dù
chỉ 1 ít,tùy theo khả năng giúp đỡ của mình mà giúp.Bởi dù có thể đó là ko nhiều
về vật chất nhưng nếu có tấm lòng,ta sẽ giúp cho người hoạn nạn có thêm ý chí để
vươn lên,vượt qua khó khăn.”Sông có khúc người có lúc”,ai mà chẳng có lúc khó
khăn hoạn nạn,những lúc ấy ta phải giúp họ và để khi ta gặp khó khăn,họ sẽ giúp
ta. Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi dc phần nào mất mát
đau thương của kẻ gặp khó khăn.Đùm bọc,yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là 1 tình
cảm thiêng liêng quí báu, là đạo lí làm người.Sống trên 1 lãnh thổ, nói cùng thứ
tiếng, cùng 1 tổ tiên ,1 lịch sử,như vậy là anh em trong 1 nhà.Lá lành hay lá rách
cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu,sang hay hèn đều là con người,thì ta đối xử
với nhau cho ra cái đạo lý làm người.Bởi lẽ đó mà dân tộc ta trải qua biết bao gian
nan khổ sở mà vẫn đứng vững,vẫn trường tồn.Như trong lịch sử,nhờ đoàn kết mà
ta đã thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc,trăm năm bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
cai trị. Và chỉ nói riêng những năm gần đây, trên đất nước ta đã bao lần thiên nhiên
gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão,lũ lụt tàn phá miền Trung làm cho ruộng
đồng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường
học bị phá huỷ. Những khi miền Trung, gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước đã
quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Những tin tức về trận lũ vừa được
loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành đọng hưởng ứng đã
đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ
mang đến năm mười nghìn bạc vốn dành dụm từ phần tiền ăn sáng của mình để
góp phần nhỏ bé.Và cứ thế mỗi người 1 ít,mỗi nhà 1 ít,…kết quả sẽ thành ra rất to

lớn. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước ấy, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc
sống bình thường. Vì vậy,ta phải giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.Chính nhờ tinh
thần ấy mà nhân dân ta đã vượt qua bao nhiêu khó khăn như chiến tranh,thiên tai,lũ
lụt,…
Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ giúp đỡ cùng người khác.
Đạo lí sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.Qua câu tục
ngữ trên,ta đã rút ra được bài học kinh nghiệm quý giá mà ông cha ta đã truyền
đạt : phải giúp đỡ nhau,đùm bọc nhau.

×