Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

“Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu đối với thực phẩm chức năng - thuốc bổ cho trẻ em từ thị trường Mỹ tại công ty TNHH USNATURE Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.39 KB, 59 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
LỜI CẢM ƠN
Công ty TNHH USATURE Việt Nam là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối
thực phẩm chức năng trên thị trường Việt Nam. Hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp với đề
tài “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu đối với sản phẩm thực phẩm
chức năng - thuốc bổ cho trẻ em từ thị trường Mỹ của công ty TNHH USNATURE
Việt Nam”, ngoài sự cố gắng của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ
các thầy cô giáo bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế, Ban giám hiệu
trường Đại học Thương Mại và các cô chú, anh chị trong công ty TNHH USNATURE
Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn:
- Các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn
Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với môi
trường kinh doanh thực tế, vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành khóa luận
của mình trong thời gian quy định
- Công ty TNHH USNATURE Việt Nam, đặc biệt là các cô chú, anh chị trong
phòng Xuất nhập khẩu – nơi em thực tập đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho em rất nhiều trong quá trình tìm hiểu thực tế các nghiệp vụ thực hiện hợp đồng
nhập khẩu thực phẩm chức năng từ thị trường Mỹ tại quý công ty.
- Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – Thạc sĩ Phan Thu Trang
đã tận tình chỉ dẫn, sửa chữa, bổ sung, và đưa ra những lời khuyên giúp em hoàn thành
khóa luận này.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành khóa luận này nhưng do hạn chế về thời
gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm của bản thân nên sản phẩm này khó tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp, chỉ bảo từ phía thầy
cô giáo và các bạn để em có thể hoàn thiện hơn bài khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
1
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
MỤC LỤC


SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
2
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
3
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
WTO Word Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
B/L Bill of lading Vận đơn đường sắt
W/B Waybill Vận đơn đường không
C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ
EXW Ex Works Giao tại xưởng
FCA Free Carrier Giao cho người chuyên chở
FAS Free alongside-ship Giao dọc mạn tàu
FOB Free on Board Giao lên tàu
CFR Cost and freight Tiền hàng và cước
CIF Cost,insurance and freight Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước
CPT Carriage paid to Cước phí trả tới đích
CIP Carriage and Insurance paid to Cước và bảo hiểm trả tới đích
DAF Delivered at frontier Giao tại biên giới
DES Delivered ex ship Giao tại tàu
DEQ Delivered ex quay Giao tại cầu cảng
DDU Delivered duty unpaid Giao hàng chưa nộp thuế
DDP Delivered duty paid Giao hàng đã nộp thuế
D/O Delivery Order Lệnh giao hàng
L/C Letter of Credit Thư tín dụng

SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
4
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU THUỐC BỔ CHO TRẺ EM TỪ THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA
CÔNG TY TNHH USNATURE VIỆT NAM.
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Một trong những đặc trưng cơ bản của sự phát triển kinh tế thế giới hiện nay là
quá trình hội nhập mạnh mẽ kinh tế quốc tế. Không một quốc gia nào thực hiện chính
sách đóng cửa mà có thể đem lại sự phát triển cho đất nước mình. Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu thế chung đó. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam,
hoạt động thương mại quốc tế đóng vai trò là nguồn tích lũy vốn quan trọng trong giai
đoạn đầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế từ đó thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia về mặt địa lý cũng như khoảng
cách về trình độ khoa học công nghệ, giúp thông tin được truyền tải và nắm bắt một
cách nhanh chóng trên toàn cầu.
Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO mang
lại cho Việt Nam nhiều cơ hội tích cực. Ngày càng nhiều hợp đồng được ký kết với đối
tác nước ngoài, đa số là các hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng mà nước ta có lợi thế
như: nông sản, thủy sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ…và hợp đồng nhập khẩu máy
móc, thiết bị và những mặt hàng không phải lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Trong
đó, thị trường Mỹ là một thị trường nhập khẩu quan trọng. Đây là thị trường khá khó
tính, yêu cầu sự chặt chẽ, cụ thể trong từng điều khoản của hợp đồng TMQT, đòi hỏi
các doanh nghiệp Việt Nam phải có hiểu biết thấu đáo về các quy định cũng như văn
hóa, tập quán kinh doanh của Mỹ.
Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH USNATURE Việt Nam,
em nhận thấy công ty chủ yếu nhập khẩu các loại sản phẩm thực phẩm chức năng từ thị
trường Mỹ. Do là một công ty thương mại toàn phần, không trải qua sản xuất sản phẩm
nên khâu quan trọng nhất của doanh nghiệp là kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Bên cạnh những thành công và thuận lợi mà Công ty TNHH USNATURE Việt Nam
đạt được trong công tác tổ chức thực hiện hợp đồng, công ty vẫn phải đối mặt với
nhiều khó khăn và tồn tại (như việc sai sót trong một số khâu của quy trình thực hiện
hợp đồng, những tình huống phát sinh do sự biến động của thị trường, biến động tỷ giá
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
hối đoái…) cần giải quyết để hoạt động nhập khẩu ngày càng hoàn thiện và có hiệu
quả hơn. Do vậy, vấn đề đặt ra với công ty TNHH USNATURE Việt Nam nói chung
và ban lãnh đạo công ty nói riêng là phải hoàn thiện và quản trị quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu một cách có hiệu quả, để việc thực hiện hợp đồng diễn ra suôn sẻ, đáp
ứng tốt yêu cầu của đối tác và khách hàng, nâng cao uy tín và lợi nhuận của công ty.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đề tài “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu đối với thực phẩm
chức năng - thuốc bổ cho trẻ em từ thị trường Mỹ tại công ty TNHH USNATURE
Việt Nam” tập trung nghiên cứu đi sâu vào quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và
công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty TNHH
USNATURE Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu công ty đạt được, đề tài cũng phản
ánh những tồn tại trong công tác quản trị quy trình nhập khẩu của công ty, từ đó đưa ra
nguyên nhân của những tồn tại đó. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục
tồn tại và đưa ra các kiến nghị với công ty, với Nhà nước và các cơ quan bộ ngành có
liên quan nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu tại công ty.
Trước đây, đã có không ít luận văn viết về đề tài này như:
- Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị, vật tư cho ngành công nghiệp
khai khoáng từ thị trường Nhật Bản tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không –
Airimex – sinh viên Hoàng Thị Quỳnh Oanh – K41E4 thực hiện.
- Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc
của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Tocontap Hanoi – sinh viên Ngô Thị
Thu Hường – K42E2 thực hiện.

- Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị xây dựng từ thị trường Nhật
Bản của công ty cơ khí xây dựng – sinh viên Lê Phương Ly – K43E3 thực hiện.
- Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị xây dựng từ thị trường Nhật
Bản của Tổng công ty cơ khí xây dựng – sinh viên Lê Phương Ly – K43E3 thực hiện.
Các đề tài trên về cơ bản đã góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về hợp đồng
nhập khẩu cũng như quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu; đưa ra một số
định hướng phát triển cho hoạt động xuất nhập khẩu tại các công ty; các đề xuất, kiến
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
nghị đối với các công ty mà đề tài nghiên cứu cũng như đối với các cơ quan Nhà nước
để quản trị tốt quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Tuy nhiên, mỗi luận văn nghiên cứu một đối tượng khác nhau, phạm vi khác nhau
tạo nên sự khác biệt cho mỗi nghiên cứu. Bên cạnh đó qua quá tình thực tập, căn cứ
vào thực trạng của công ty em thấy đây là một đề tài phù hợp, kết hợp với việc trước
đây chưa từng có một luận văn nào nghiên cứu về đề tài này tại công ty TNHH
USNATURE Việt Nam tạo nên tính mới trong đề tài này.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu
- Khảo sát, tìm hiểu thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
tại công ty TNHH USNATURE Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đối với công ty cũng như các cơ quan, ban
ngành có liên quan để hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và tăng
cường công tác quản trị quy trình nhập khẩu các loại thực phẩm chức năng, và đặc biệt
là sản phẩm thuốc bổ cho trẻ em từ thị trường Mỹ của công ty TNHH USNATURE
Việt Nam.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu của
công ty TNHH USNATURE Việt Nam

- Mặt hàng: Thuốc bổ cho trẻ em
- Thị trường: Mỹ
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
1.5.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Nguồn thu thập số liệu nội bộ: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh các năm, các văn bản và quyết định của công ty, sổ lưu hợp đồng, bản
kế hoạch và mục tiêu phương hướng phát triển công ty…
- Nguồn thu thập số liệu ngoại vi: các luận văn, chuyên đề khóa trước, các tạp chí
và sách báo chuyên ngành thương mại quốc tế, internet, website của công ty, các cơ
quan ban ngành…
1.5.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn: Trong quá trình đến công ty thực tập
em đã tiến hành quan sát công việc của từng nhân viên, đặc biệt là những nhân viên
trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tác nghiệp thương mại quốc tế; sau đó em đã ghi lại cụ
thể những công việc, phương pháp xử lý của họ khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Bên cạnh đó em còn tiến hành xem xét các hợp đồng nhập khẩu thực phẩm chức năng,
cụ thể hơn là sản phẩm thuốc bổ cho trẻ em của công ty. Từ những hợp đồng đơn thuần
và các giấy tờ chứng từ liên quan khác ở dạng nguyên bản để tập hợp ra một số thông
tin phục vụ cho việc phân tích sau này như: các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng,
các chứng từ cần có để tiến hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu…
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Để tìm hiểu một cách cụ thể hơn công tác
quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, em đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp
các cán bộ của phòng xuất nhập khẩu, phòng kế toán nhằm mục đích nghiên cứu sâu
hơn đề tài, thu thập và bổ sung them những thông tin cụ thể và cũng giúp em hiểu sâu
sắc hơn về các nghiệp vụ và các vấn đề phát sinh.
1.5.2 Phương pháp phân tích xử lý số liệu

1.5.2.1 Phương pháp phân tích xử lý số liệu thứ cấp
Việc phân tích, xử lý dữ liệu thứ cấp được thực hiện bằng phương pháp so sánh,
phân tích, thống kê, tổng hợp, sử dụng phần mềm Excel để lập bảng biểu so sánh để
thấy sự thay đổi rồi đưa ra nhận xét, đánh giá của cá nhân
1.5.2.2 Phương pháp phân tích xử lý số liệu sơ cấp
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
Mọi thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn hay quan sát thực tiễn sẽ được
tổng hợp, thống kê thành bảng, sơ đồ, sau đó tiến hành phân tích
1.6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu; mục lục; danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ; danh mục từ viết
tắt; kết luận; các tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận bao gồm bốn chương như
sau:
Chương 1: Tổng quan về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuốc
bổ cho trẻ em từ thị trường Mỹ của công ty TNHH USNATURE Việt Nam.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Chương 3: Phân tích thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
thuốc bổ cho trẻ em từ thị trường Mỹ của công ty TNHH USNATURE Việt Nam.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất với vấn đề quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu thuốc bổ cho trẻ em từ thị trường Mỹ của công ty TNHH
USNATURE Việt Nam.
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm quản trị
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản trị, song em xin được đề cập

tới khái niệm của James Stoner và Stephen Robbin: “Quản trị là tiến trình hoạch định,
tổ chức lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử
dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm mục tiêu đã đề ra.”
2.1.2 Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế (còn gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương
hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu) là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh
doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên mua (bên nhập khẩu) có
nghĩa vụ nhận quyền sở hữu một tài sản nhất định gọi là hàng hóa do một bên khác gọi
là bên bán (hay bên xuất khẩu) cung cấp và thanh toán tiền hàng cho bên bán.
(Nguồn: Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế - PGS Nguyễn Văn Luyện)
2.1.3 Khái niệm về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế là tự nguyện thực hiện các điều mà các
bên đã thỏa thuận và cam kết có nghĩa là thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên.
Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là quá trình lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện và giám sát điều hành các hoạt động trong quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Nó đảm bảo các công
việc, các tác nghiệp được diễn ra theo đúng quy định, đúng thời hạn và đạt hiệu quả
công việc cao nhất. Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm:
- Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu
- Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
- Giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
2.2 Một số lý thuyết về quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.2.1 Khái quát về hợp đồng nhập khẩu
2.2.1.1 Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu
Do có sự tham gia của các yếu tố nước ngoài nên hợp đồng nhập khẩu có các
đặc điểm khác biệt so với hợp đồng mua bán trong nước. Đó là:

Về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên – người
bán và người mua có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau.
Về đối tượng của hợp đồng: Hàng hóa hoặc dịch vụ động sản, phải là hàng hóa
không thuộc danh mục cấm nhập khẩu của Nhà nước, nếu hàng hóa thuộc diện quản lý
bằng hạn ngạch thì phải có quota.
Về đồng tiền thanh toán: Các bên có thể chọn đồng tiền thanh toán là ngoại tệ của
nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc một nước thứ ba.
Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký
kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là bằng tiếng Anh.
Về cơ quan giải quyết tranh chấp: Tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.
Về luật điều chỉnh hợp đồng: Các bên có quyền tự do thỏa thuận chọn nguồn luật
áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều
ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ
(tiền lệ xét xử)
2.2.1.2 Vai trò của hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh thương mại quốc tế. Nó xác
nhận những nội dung giao dịch mà các bên thỏa thuận và cam kết thực hiện các nội
dung đó; xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện giao
dịch thương mại.
Do đó, hợp đồng thương mại quốc tế chính là cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ
của mình, đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện nghĩa vụ của họ. Hợp đồng còn là cơ
sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lý quan trọng để
khiếu nại khi một trong các bên không thực hiện một phần hay toàn bộ phần nghĩa vụ
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
của mình như đã thỏa thuận tỏng hợp đồng. Hợp đồng càng quy định chi tiết, rõ rang,
dễ hiểu, càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp.
2.2.1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu

Luật Thương mại Việt Nam 2005, Bộ luật dân sự 2005 và Nghị định 12 “Quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các
hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” quy định
hợp đồng TMQT có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý
- Hàng hóa phải là những hàng hóa được phép xuất nhập khẩu
- Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc
các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản
- Hợp đồng nhập khẩu phải có các nội dung chủ yếu của một hợp đồng mua bán hàng
hóa
2.2.1.4 Nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu
Cấu trúc của một hợp đồng nhập khẩu gồm hai phần chính, đó là: Phần trình bày
chung và phần nội dung chính của hợp đồng.
Phần trình bày chung bao gồm các nội dung:
- Số hiệu của hợp đồng (contract No…)
- Địa điểm và ngày tháng kí kết hợp đồng
- Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng
- Các định nghĩa dùng trong hợp đồng
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng
Nội dung chính của hợp đồng trình bày các điều khoản mà các bên cam kết thực
hiện. Một hợp đồng có thể có các điều khoản khác nhau tùy theo thỏa thuận giữa các
bên, tùy vào hàng hóa giao dịch… Nhưng thông thường một hợp đồng thương mại
quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu nói riêng bao gồm các điều khoản sau:
- Điều khoản tên hàng (Commodity)
- Điều khoản chất lượng (Quality)
- Điều khoản số lượng (Quantity)
- Điều khoản giá cả (Price)
- Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu (Packing and marking)
- Điều khoản về thanh toán (Payment)
- Điều khoản giao hàng (Delivery/ Shipment)

- Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure acts of god)
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
- Điều khoản khiếu nại (Claim)
- Điều khoản bảo hành (Warranty)
- Điều khoản về phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)
- Điều khoản trọng tài (Arbitration)
Trên đây là những điều khoản cơ bản nhất của một hợp đồng nhập khẩu (hợp
đồng TMQT). Tuy nhiên, trong thực tế tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, từng hợp
đồng nhất định mà có thể them một số điều khoản khác như: điều khoản bảo hiểm, điều
khoản vận tải, điều khoản cấm vận chuyển bán và các điều khoản khác…
2.2.2 Nội dung quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.2.2.1 Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực,
quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đây là chức năng đầu tiên
của nhà quản trị doanh nghiệp. Bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành
các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp.
Thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một quá trình phức tạp, có liên quan đến nhiều
bộ phận chức năng của doanh nghiệp, dễ xảy ra sai sót và rủi ro ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi ký kết được hợp đồng nhập khẩu, các nhân
viên kinh doanh XNK cần tiến hành công việc đầu tiên đó là lập kế hoạch thực hiện
hợp đồng nhập khẩu bao gồm các công việc cần làm, thời điểm tiến hành, kết thúc,
trình tự, cách thức thực hiện, phân bố nguồn lực cho các công việc. Thông thường kế
hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm: kế hoạch thuê phương tiện vận tải, kế
hoạch mua bảo hiểm cho hàng hóa, kế hoạch làm thủ tục hải quan, kế hoạch nhận hàng
và kiểm tra hàng nhập khẩu, kế hoạch thanh toán…
Kế hoạch sau khi được lập ra sẽ được trình lên cấp lãnh đạo để xem xét, bổ sung
và phê duyệt trước khi đi vào thực hiện.
2.2.2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng

a. Xin giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý nhập
khẩu do Bộ Thương mại cấp. Xin giấy phép nhập khẩu là tiền đề quan trọng về mặt
pháp lý để tiến hành các khâu khác trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
Bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy phép kinh doanh, bản sao hợp đồng ngoại đã ký kết với đối tác, đơn
xin cấp giấy phép nhập khẩu, phiếu hạn ngạch (nếu là mặt hàng thuộc diện quản lý
bằng hạn ngạch), hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu là trường hợp NK ủy thác), các
giấy tờ khác có liên quan. Hồ sơ sẽ được gửi cho Bộ quản lý trực tiếp để xem xét và
cấp giấy phép nhập khẩu.
b. Mở L/C
Nếu hai bên ký kết hợp đồng thỏa thuận chọn phương thức thanh toán là phương
thức thư tín dụng chứng từ (L/C) thì nhà nhập khẩu phải tiến hành mở L/C tại ngân
hàng. Trước khi mở L/C, người nhập khẩu phải có biện pháp giám sát, kiếm tra để biết
rằng người xuất khẩu sẽ chắc chắn có hàng để giao theo hợp đồng.
Bộ hồ sơ xin mở L/C gửi cho ngân hàng thường bao gồm các chứng từ: Đơn xin
mở L/C; hợp đồng nhập khẩu hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng;
hợp đồng ủy thác (nếu NK ủy thác); giấy phép nhập khẩu hoặc quota (nếu có); một số
chứng từ khác theo yêu cầu của mỗi ngân hàng. Ngoài ra cần có thêm hai ủy nhiệm
chi, một là để ký quỹ theo quy định mở L/C, một là để trả phí mở L/C cho ngân hàng
mở L/C. Số tiền ký quỹ ít hay nhiều phụ thuộc vào tổng giá trị hợp đồng, mối quan hệ,
uy tín và độ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng mở L/C.
Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng mở L/C, người nhập
khẩu phải kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ hợp lệ thì trả tiền cho ngân hàng và nhận
chứng từ để đi nhận hàng.
c. Thuê phương tiện vận tải
Thuê phương tiện vận tải có ý nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệp của quy

trình thực hiện hợp đồng. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, sự an toàn của
hàng hóa, dễ xảy ra rủi ro và có liên quan đến nhiều nội dung khác trong quá trình thực
hiện hợp đồng.
Các căn cứ để thuê phương tiện vận tải bao gồm:
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng: Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là
CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP (theo Incoterm 2010) thì người xuất khẩu phải
tiến hành thuê phương tiện vận tải. Còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA,
FAS, FOB thì người nhập khẩu thuê phương tiện vận tải.
- Ngoài ra còn căn cứ vào khối lượng hàng hóa, đặc điểm hàng hóa, điều kiện vận tải và
các điều kiện khác trong hợp đồng như: Quy định mức tải trọng tối đa của phương tiện,
mức bốc dỡ, thưởng phát bốc dỡ…
Người nhập khẩu cần phải hiểu, nắm vững và có kinh nghiệm trong nghiệp vụ
thuê các loại phương tiện vận tải.
Có nhiều loại phương tiện vận tải dùng trong thương mại quốc tế, tuy nhiên hiện
tại vận tải đường biển chiếm hơn 90% tổng khối lượng hàng hóa được chuyên chở
trong thương mại quốc tế. Có ba hình thức thuê tàu phổ biến là: thuê tàu chợ, thuê tàu
chuyến và thuê tàu định hạn.
Việc thuê phương tiện vận tải đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về
tình hình thị trường và tinh thông các điều kiện thuê phương tiện vận tải. Vì vậy trong
nhiều trường hợp, người nhập khẩu thường ủy thác việc thuê phương tiện vận tải cho
công ty vận tải.
d. Mua bảo hiểm hàng hóa
Trong kinh doanh TMQT, hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa, trong những
điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong quá
trình vận chuyển. Vì vậy, người kinh doanh TMQT thường mua bảo hiểm cho hàng
hóa để giảm bớt rủi ro.
Trong thương mại quốc tế, ba điều kiện bảo hiểm thường được áp dụng là:

- Điều kiện bảo hiểm A: Bảo hiểm mọi rủi ro
- Điều kiện bảo hiểm B: Bảo hiểm có tổn thất riêng
- Điều kiện bảo hiểm C: Bảo hiểm miễn tổn thất riêng
Căn cứ mua bảo hiểm cho hàng hóa:
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng thương mại quốc tế
- Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển
- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển
Nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa:
Nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa cần tiến hành theo các bước sau:
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
Bước 1: Xác định nhu cầu bảo hiểm: Bao gồm giá trị bảo hiểm và điều kiện bảo
hiểm.
Bước 2: Xác định loại hình bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage
policy) hoặc hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy).
Bước 3: Lựa chọn công ty bảo hiểm
Bước 4: Đàm phán và ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm, nhận
đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
e. Làm thủ tục hải quan
Mọi hàng hóa khi đi qua cửa khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Đây là một
trong những công cụ giúp Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và tránh gian
lận thương mại. Quy trình làm thủ tục hải quan bao gồm ba bước cụ thể sau:
Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan
Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Bước 2: Xuất trình hàng hóa
Hàng hóa nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho hải quan kiểm tra
thực tế hàng hóa, đối chiếu giữa tờ khai hải quan của chủ hàng với hàng hóa thực tế về
tất cả các thông tin trên tờ khai hải quan. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về

việc mở, đóng gói các kiện hàng.
Bước 3: Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan
f. Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa
* Nhận hàng nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu có thể được nhận từ tàu biển, nhận hàng chuyên chở bằng
container, nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt, nhận hàng chuyên chở bằng đường
bộ, nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không. Tuy nhiên nhận hàng từ tàu biển là
hình thức phổ biến trong TMQT.
Quy trình nhận hàng từ tàu biển như sau: Chuẩn bị chứng từ để nhận hàng → kí
hợp đồng ủy thác cho cơ quan ga cảng giao nhận hàng → xác nhận với các cơ quan ga
cảng về hàng hóa và kế hoạch tiếp nhận hàng → cung cấp tài liệu cần thiết cho việc
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
giao nhận hàng hóa (vận đơn, lệnh giao hàng…) → tiến hành nhận hàng (người NK
cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ) → thanh toán chi phí cho cơ quan ga cảng
* Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
Theo quy định của Nhà nước, hàng NK khi về qua cửa khẩu cần phải kiểm tra kỹ
càng, mỗi cơ quan tùy theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó.
Kiểm tra hàng NK có mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người mua và là cơ sở
để khiếu nại sau này (nếu có). Tùy từng loại hàng hóa khác nhau mà việc kiểm tra sẽ
được tiến hành ở các nội dung khác nhau.
Việc kiểm tra hàng hóa gồm các bước sau:
- Khi nhận hàng từ phương tiện vận tải, cơ quan giao thông (ga, cảng) phải kiểm tra
niêm phong, cặp chì trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải.
- Nếu hàng hóa có tổn thất hoặc xếp đặt không theo lô, theo vận đơn thì cơ quan giao
thông mời công ty giám định lập biên bản giám định.
- Nếu hàng chuyên chở bằng đường biển mà thiếu hụt, mất mát phải lập biên bản kế toán
nhận hàng với tàu (ROROC – Report on receipt of cargo); nếu bị đổ vỡ phải lập biên
bản hàng đổ vỡ, hư hỏng (COR – Cargo outturn report).

- Người NK phải lập Thư dự kháng (Letter of reservation) nếu nghi ngờ hoặc thực sự
thấy hàng có tổn thất, sau đó phải yêu cầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định
(Survey report) nếu tổn thất xảy ra bởi những rủi ro đã được mua bảo hiểm. Trong
những trường hợp khác phải yêu cầu công ty giám định tiến hành kiểm tra hàng hóa và
lập chứng thư giám định (Inspection Certificate) để có cơ sở pháp lý, đồng thời thông
báo ngay cho bên bán biết.
- Các cơ quan kiểm dịch phải thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch nếu hàng NK là động thực
vật.
g. Thanh toán
Việc thanh toán trong thương mại quôc tế được thực hiện thông qua nhiều hình
thức khác nhau như thanh toán bằng L/C, thanh toán bằng phương thức chuyển tiền,
thanh toán bằng phương thức nhờ thu, thanh toán bằng phương thức chứng từ trả tiền.
Song phương thức phổ biến nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam thường hay áp dụng
là Thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ (L/C):
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
Sau khi ngân hàng mở L/C cho người hưởng lợi là bên xuất khẩu, người nhập
khẩu kiểm tra L/C. Nếu L/C hợp lệ thì ngân hàng mở L/C gửi L/C gốc cho ngân hàng
đại lý ở nước ngoài để ngân hàng này thông báo cho người xuất khẩu biết L/C đã được
mở. Nếu người xuất khẩu chấp nhận L/C, họ sẽ tiến hành giao hàng đồng thời gửi bộ
chứng từ hàng hóa cho ngân hàng mở L/C. Trong quá trình kiểm tra L/C, nếu các bên
thấy bất kỳ một sai sót nào của L/C đều phải thông báo cho ngân hàng mở L/C để sửa
chữa cho phù hợp. Nhận được bộ chứng từ hàng hóa, ngân hàng mở L/C và nhà NK
cùng kiểm tra bộ chứng từ. Nếu chứng từ hợp lệ, người NK trả tiền cho ngân hàng và
lấy chứng từ đi nhận hàng.
h. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Khi thực hiện hợp đồng NK, nếu người NK phát hiện thấy hàng NK bị tổn thất,
đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay. Đối tượng khiếu nại có thể
là người bán, có thể là người vận tải, công ty bảo hiểm.

Ngoài ra, người NK cũng có thể bị người XK khiếu nại nếu: không thanh toán
hoặc thanh toán chậm; không chỉ định phương tiện vận tải đến nhận hàng hoặc chậm;
đơn phương hủy bỏ hợp đồng,…
Khi nhận được hồ sơ khiếu nại, bên bị khiếu nại cần nghiêm túc, nhanh chóng tìm
ra các biện pháp để giải quyết khiếu nại. Nếu việc khiếu nại không được giải quyết
thỏa đáng, hai bên có thể kiện nhau tại cơ quan Trọng tài (nếu như có thỏa thuân Trọng
tài) hoặc tại Toàn án.
2.2.2.3 Giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu
a. Giám sát thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Phạm vi của giám sát là giám sát cả nội dung và thời gian tiến hành công việc,
giám sát cả công việc của mình và công việc của đối tác trong quá trình thực hiện hợp
đồng.
Mục đích của giám sát là để các công việc thực hiện hợp đồng của cả hai bên xảy
ra theo đúng nội dung và thời gian, hạn chế được rủi ro tranh chấp.
• Nội dung giám sát hợp đồng:
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
Giám sát hợp đồng là thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng ở các nội
dung sau:
- Khối lượng hàng hóa: Các chủng loại hàng nhập khẩu, số lượng từng loại hàng hóa,
phạm vi lựa chọn về số lượng.
- Chất lượng hàng hóa: Sự tuân thủ về chất lượng, thời gian, địa điểm giám định chất
lượng, chỉ định cơ quan giám định.
- Bao bì hàng hóa: Loại và chất lượng bao bì, người cung cấp bao bì, thời gian và địa
điểm cung cấp bao bì.
- Chỉ định tàu, cảng: Đặc điểm của tàu, thời gian cập cảng để nhận hàng, địa điểm đến
nhận hàng, đặc điểm của tuyến đường vận chuyển.
- Mua bảo hiểm: Giám sát thời gian mua bảo hiểm, mức bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, địa
điểm mua bảo hiểm, hình thức mua bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Lịch giao hàng: Lịch trình giao hàng, thời hạn giao hàng, số lần gioa hàng, thông báo
giao hàng, các điều kiện về cảng, thời điểm dự tính tàu đến nơi…
- Các chứng từ cần thiết để xuất trình hải quan và các thủ tục khác: Thời điểm xuất trình
chứng từ, khai và nộp hồ sơ hải quan…
- Giá cả hàng hóa: Thời điểm và địa điểm đàm phán nếu là giá để ngỏ, thông tin và dữ
liệu cần thiết để đàm phán lại giá.
- Thanh toán: Theo dõi tiến độ thanh toán, các chứng từ cần trong thanh toán, tời hạn
thanh toán, hình thức thanh toán…
- Bảo hành: Thời gian bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung và phạm vi trách nhiệm
bảo hành, số lượng và khuyết tật bảo hành.
- Khiếu nại: Thời gian khiếu nại, đơn khiếu nại, chứng từ cần lập khi khiếu nại, giải
quyết khiếu nại.
• Các phương pháp giám sát hợp đồng:
Để tiến hành giám sát hợp đồng người ta sử dụng một loạt các phương pháp như:
Hồ sơ theo dõi hợp đồng, phiếu giám sát hợp đồng, phiếu chỉ số giám sát hợp đồng và
các phương pháp sử dụng máy điện toán, máy vi tính.
b. Điều hành quá trình thực hiện hợp đồng
Điều hành hợp đồng phải tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Sự thay đổi về quy định chất lượng hàng hóa trong hợp đồng.
- Cách giải quyết khi hàng giao không phù hợp với quy định trong hợp đồng.
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
- Tùy chọn số lượng: Đề cập đến sự giải quyết trong việc tăng giảm số lượng hàng hóa
mua bán quy định trong hợp đồng và mức giá áp dụng đối với hàng hóa tăng giảm đó.
- Lịch giao hàng: Có thể người mua hoặc người bán muốn thay đổi lịch giao hàng đã quy
định trong hợp đồng vì nhiều lý do: Chưa chuẩn bị kịp hàng để giao, sự ùn tắc ở cảng
bốc hoặc dỡ hàng, trục trặc trong vấn đề thuê phương tiện vận tải hoặc các thủ tục cho
hàng hóa…
- Điều chỉnh giá: Sự xem xét về giá hợp đồng có thể phát sinh do điều kiện giá để mở

- Các điều khoản thanh toán: Việc thi hành các điều khoản thanh toán trong các hợp
đồng giá cố định và thanh toán một lần là tương đối đơn giản. Tuy nhiên, việc thực
hiện thanh toán nhiều lần thì điều hành hợp đồng phải đảm bảo điều kiện để thanh toán
được thực hiện đúng thời hạn.
- Hợp đồng vận tải: Ký kết hợp đồng vận tải, thời gian vận chuyển và đặc biệt chú ý các
phát sinh khi bốc dỡ hàng.
- Hợp đồng bảo hiểm: Điều hành hợp đồng phải thực hiện các công việc đó là thông báo
các thủ tục, khiếu nại công ty bảo hiểm khi hàng hóa bị tổn thất.
- Giải quyết các khiếu nại và tranh chấp: Khi các tình huống trong quá trình thực hiện
hợp đồng phát sinh, các nhà quản lý phải nhận dạng được các tình huống và các thông
tin, dữ liệu cần thiết. Từ đó, căn cứ vào tình hình thực tế tiến hành phân tích, đưa ra các
phương án có thể có và lựa chọn các phương án tối ưu nhất để giải quyết các tình
huống.
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THUỐC BỔ CHO TRẺ EM TỪ THỊ TRƯỜNG MỸ
CỦA CÔNG TY TNHH USNATURE VIỆT NAM
3.1 Giới thiệu về công ty TNHH USNATURE Việt Nam
Công ty TNHH USNATURE Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động
theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Công ty TNHH USNATURE VIỆT NAM thành lập ngày 28/09/2010 theo giấy
phép kinh doanh số 0104932381 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Tên giao dịch: USNATURE CO., LTD
Mã số thuế: 0104932381
Địa chỉ trụ sở: số 37, ngõ 173/63/17 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận
Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.6681.9192

Website: />Mục tiêu chiến lược của công ty là trở thành nhà phân phối thực phẩm chức năng
hàng đầu trên thị trường Việt Nam, trở thành một đơn vị vững mạnh, có vai trò dẫn
đường, chi phối kinh doanh, có khả năng điều chỉnh thị trường, tác động đến các yếu tố
cơ bản của thị trường như giá cả, sản lượng…với slogan “USNature Việt Nam – Nhà
nhập khẩu thực phẩm chức năng hàng đầu -Trợ thủ đắc lực cho sức khoẻ mọi người!”
công ty đang nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đó.
Lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của công ty TNHH USNATURE Việt Nam là nhập
khẩu và phân phối các loại thực phẩm chức năng. Trong những năm qua, công ty tự
hào là nhà phân phối chuyên nghiệp các loại thực phẩm chức năng từ thiên nhiên.
Công ty đã và đang có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước cùng với hệ thống cửa
hàng trực tuyến hỗ trợ khách hàng có nhu cầu 24/7.
Hiện nay, công ty có quy mô khoảng 35 nhân viên, là những người giàu năng lực
và kinh nghiệm. Tất cả nhân lực của công ty đều có trình độ cao đẳng trở lên. Công ty
luôn coi nhân lực là nguồn tài nguyên lớn nhất của mình, do vậy các chính sách từ
tuyển dụng, bố trí, đào tạo hay đãi ngộ đều hết sức được quan tâm. Cùng với việc mở
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
rộng quy mô con số nhân lực giàu chuyên môn và kinh nghiệm cũng đang không
ngừng tăng lên.
Cùng với nguồn nhân lực đạt chất lượng, công ty cũng cần có nguồn tài chính ổn
định để đảm bảo hoat động kinh doanh của mình. Nguồn tài chính của công ty hình
thành từ hai nguồn là nguồn vốn tự có và vốn đi vay. Vốn điều lệ của công ty là
5.800.000.000 VNĐ. Trong đó vốn cố định là 2.500.000.000 VNĐ, vốn lưu động là
1.500.000.000 VNĐ, nguồn vốn huy động là 1.000.000.000 VNĐ, và các khoản vốn
khác là 800.000.000 VNĐ và được bổ sung qua các năm từ phần lợi nhuận của công ty.
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014
(Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tốc độ tăng trưởng
(%)
2013/2012 2014/2013
Tổng tài sản 6.212.325.432 7.652.214.738 8.549.154.211 - -
Tổng nợ 890.712.365 972.316.720 1.311.656.115 - -
Doanh thu 7.352.221.310 8.142.782.461 10.167.265.92 10,7 24,86
Lợi nhuận
sau thuế
779.457.530 932.112.472 1.254.541.535 19,58 34,60
(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty TNHH USNATURE Việt Nam)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy năm 2012 doanh thu
của công ty đạt 7.352.221.310 VNĐ và lợi nhuận sau thuế đạt 779.457.530 VNĐ. Sang
đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế tăng lên 152.654.922 VNĐ, đạt 932.112.472 VNĐ,
tương đương 19,58%. Tuy nền kinh tế trong nước năm 2012 gặp nhiều khó khăn nhưng
lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng, điều này chứng tỏ khả năng quản lý của công
ty khá tốt và sản phẩm của công ty vẫn nhận được sự đón nhận của thị trường. Đến
năm 2014, lợi nhuận sau thuế của công ty là 1.254.541.535 VNĐ, tăng 322.429.063
VNĐ, tương đương 34,60% so với năm 2013. Có thể nói đây là một con số tăng trưởng
đáng nể. Có được sự phát triển như vậy là nhờ vào sự nỗ lực, đoàn kết của toàn bộ
công ty cũng như nhờ vào sự tín nhiệm của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty.
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
3.2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của công ty
Thành lập từ năm 2010, công ty TNHH USNATURE Việt Nam chuyên về hoạt
động nhập khẩu và phân phối các loại thực phẩm chức năng. Sản phẩm của công ty
được nhập khẩu từ các nước như Mỹ, Nhật, Anh, Hà Lan… đồng thời công ty cũng là
nhà phân phối độc quyền của tập đoàn NBTY, Hoa Kỳ cho các dòng sản phẩm Good
‘N Natural tại Việt Nam; là nhà phân phối chính thức của các thương hiệu nổi tiếng

trên thế giới như USATIV, FLEXTIV, PRETIV, VISIONCARE…
3.2.2.1 Tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty
Kim ngạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 2012-2014 theo mặt hàng được thể
hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.2: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty GĐ 2012-2014
(Đơn vị: Triệu VNĐ)
Mặt hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Thuốc bổ dành
cho trẻ em
779,62 18 1.281,4
1
23 1.886,1
4
30
Thuốc bổ cho
phụ nữ
649,68 15 1.002,8
4
18 1.257,4
3
20

Thuốc bổ theo
chủ đề
866,25 20 1.281,4
1
23 1.446,0
4
23
Mỹ phẩm 649,68 15 557,14 10 943,07 15
Sữa nhập khẩu 649,68 15 557,14 10 628,71 10
Mặt hàng khác 736,31 17 891,42 16 125,74 2
Tổng kim ngạch 4.331,23 100 5.571,3
5
100 6.287,1
4
100
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu hàng năm – phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH
USNATURE VN)
Qua bảng trên ta có thế đánh giá sự biến động trong kim ngạch nhập khẩu từng
loại hàng hóa của công ty qua các năm. Cụ thể là:
• Mặt hàng thuốc bổ dành cho trẻ em
Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của
công ty, liên tục tăng từ 18% năm 2012 đến gần 30% tổng kim ngạch nhập khẩu năm
2014 và dự báo sẽ tăng hơn nữa trong năm 2015. Đồng thời trong thời gian thực tập tại
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
công ty phát hiện trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm này của
công ty còn nhiều thiếu sót. Đó cũng chính là lý do tôi chọn sản phẩm này để phân tích
trong bài luận văn của mình. Trong nhóm thuốc bổ cho trẻ em bao gồm các sản phẩm
như: Gummy bears, các loại khoáng chất thiết yếu, sản phẩm bổ mắt và não, sản phẩm

hỗ trợ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa… Sở dĩ loại sản phẩm này chiếm một lượng lớn trong
tổng kim ngạch nhập khẩu và liên tục tăng là bởi vì nhu cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em
đang rất cao. Đời sống càng cao, các bậc cha mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp
nhất cho con cái của họ. không những thế, trong thời đại hiện nay, thời gian mà họ ở
bên con cái của mình không nhiều .Các loại thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất
và tăng cường sức đề kháng cho trẻ là một lựa chon hàng đầu.
• Với các mặt hàng khác
Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm chức năng của công
ty đều tăng dần qua các năm. Mặt hàng thuốc bổ cho phụ nữ tăng từ 15% năm 2012
đến 18% năm 2013 và tăng 2% năm 2014, đạt 20% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Mặt hàng thuốc bổ theo chủ đề có ít biến động hơn các sản phẩm khác, từ năm 2012
đến 2013tăng từ 20% đến 23% và vẫn giữ nguyên con số này đến 2014. Mặt hàng mỹ
phẩm có nhiều biến động, kim ngạch nhập khẩu giảm từ 15% năm 2012 xuống còn
10% vào năm 2013 nhưng lại tiếp tục tăng lên mức 15% năm 2014. Với mặt hàng sữa
nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu không cao do trong những năm vừa qua xảy ra một
số vụ phát hiện sữa nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn, làm cho người tiêu dùng trở nên
thận trọng. Vì thế họ chú trọng tiêu dùng sản phẩm của các hãng sữa nổi tiếng trong
nước (TH True milk, Vinamilk…) và nước ngoài (Abbott, Dumex, Nestle…); vì vậy
công ty không chú trọng nhập khẩu mặt hàng này nữa.
3.2.2.2 Tình hình nhập khẩu theo thị trường của công ty
Công ty USNATURE nhập khẩu sản phẩm từ các thị trường như: Mỹ, châu Âu,
châu Á và một số thị trường khác. Kim ngạch nhập khẩu thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.3: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của công ty GĐ 2012-2014
(Đơn vị: Triệu VNĐ)
Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271
24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thu Trang
Thị
Trường

Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Giá trị Tỷ
trọng
(%)
Giá trị Tỷ trọng
(%)
Châu Âu 1.299,3
7
30 1.949,9
7
35 2.577,7
3
41
Mỹ 866,25 20 1.364,9
8
24,5 1.917,5
8
30,5
Châu Á 1.082,8
0
25 1.086,4
1
19,5 1.446,0
4
23
Thị trường khác 1.082,8
0
25 1.169.9

8
21 345,79 5,5
Tổng kim ngạch 4.331,2
3
100 5.571,3
5
100 6.287,1
4
100
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu hàng năm – phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH
USNATURE VN)
Qua bảng trên, ta có thể rút ra nhận xét thị trường châu Âu là thị trường nhập
khẩu lớn nhất của công ty, tại châu Âu, sản phẩm của công ty chủ yếu nhập của các
nước Hà Lan, Anh, Đức… tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này liên tục tăng lên (từ 30%
năm 2012 đến 41% năm 2014) do thị trường này có nhiều nhà cung cấp thực phẩm chức
năng uy tín và có thương hiệu hàng đầu trên thế giới như GNC (UK), Holland and Barret,
EsterC, USATIV, FLEXTIV…
Mỹ cũng là thị trường nhập khẩu quan trọng của công ty và đang dần trở thành
thị trường chủ chốt của công ty. Năm 2012, tỷ trọng nhập khẩu là 20%, đến năm 2013
con số này là 24,5% và đến năm 2014 tăng lên là 28,5%. Với thị trường này, công ty
nhập khẩu các sản phẩm Nature’s Bounty, Good ‘N Natural, Puritan Pride đặc biệt,
công ty đã trở thành nhà phân phối độc quyền của tập đoàn NBTY (Hoa Kỳ) cho các
dòng sản phẩm Good ‘N Natural tại Việt Nam.
Ngoài hai thị trường chủ đạo là châu Âu và Mỹ, công ty cũng chú trọng đến các
bạn hàng từ các thị trường khác từ châu Á và một số khu vực khác.
3.3 Phân tích thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
thuốc bổ cho trẻ em của công ty TNHH USNATURE Việt Nam
Theo điều tra tại công ty TNHH USNATURE Việt Nam, 100% ý kiến đều cho rằng
công tác quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuốc bổ cho trẻ em từ Mỹ là cần thiết.
SVTH: Trần Thị Ánh Ngọc – K47E5 MSV: 11D130271

25

×