Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp em xin chân thành cám ơn ban giám hiệu ,
Khoa Thương mại Quốc tế, bộ môn Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS Doãn Kế Bôn đã tận tình hướng
dẫn em trong đề tài “Quản Trị Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng
Đường Biển Tại Công Ty Tnhh Giao Nhận Vận Tải Hà Thành”.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành
(HANOTRANS)em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc cùng toàn
thể cán bộ công nhân viên công ty. Em xin chân thành cám ơn Ban giám đốc cùng
toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành
Do hạn chế về kiến thức cũng như tài liệu khóa luận tốt nghiệp không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo
từ thầy cô để khóa luận tốt nghiệp hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !
Hà Nội, tháng 4 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Luyên
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
1
1
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
2
2
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Tên viết
tắt
Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
1 AWB Airway Bill Vận đơn đường hàng không
2 B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển
3 C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ
4 CFR Cost and Freight Tiền hàng và cước phí
5 CFS Container Freight Station Trạm đóng hàng lẻ
6 CIF Cost, Insurance and Freight Giá thành, Bảo hiểm và Cước
7 CIP Carriage and Insurance Paid to Cước và bảo hiểm trả tới điểm đến
8 CY Container Yard Bãi container
9 ETA Estimated time of arrival Thời gian dự kiến đến
10 FCA Free Carrier Giao cho người vận tải
11 FCL Full container load Hàng đầy container
12 FCR Forwarder’s Cargo of Receipt Giấy chứng nhận đã nhận hàng
hóa
13 FIATA International Freight Forwarder
Association
hiệp hội Giao Nhận Kho Vận
Quốc Tế
14 FOB Free On Board Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu
nơi đi
15 HAWB House Airway Bill Vận đơn đường hàng không thứ
cấp
16 HB/L House Bill Of Lading Vận đơn thứ cấp
17 IATA Air Transport Association hiệp hội Vận Tải Hàng Không
Quốc Tế
18 ICD Inland Container Depot Cảng nội địa
19 L/C Letter of Credit Thư tín dụng
20 LCL Less than Container Load hàng xếp không đủ một container.
21 MB/L Master Bill of Lading vận đơn chủ
22 TMDV Thương mại dịch vụ
23 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
24 VCCI VietNam Chamber of Commerce
and Industry
phòng Thương Mại và Công
Nghiệp Việt Nam
25 VIFFAS Vietnam Freight Forwarders
Association
hiệp hội Giao Nhận Kho vận Việt
Nam
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
3
3
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
26 VISSABA VietNam Ship Agents And
Brokers Association
hiệp hội đại lý và môi giới hàng
hải Việt Nam
27 VN Việt Nam
28 VNĐ Việt Nam Đồng
29 XNK Xuất nhập khẩu
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
4
4
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO
NHẬN VẬN TẢI HÀ THÀNH
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết xuất khẩu luôn là một tiêu chí quan trọng phản ánh sự
phát triển của một nền kinh tế. Việt Nam hiện nay luôn khuyến khích các doanh
nghiệp trong nước sản xuất và xuất khẩu tạo ra nhiều nguồn lợi cho đất nước. Tuy
nhiên để xuất khẩu trong nước phát triển ngoài việc phải phát triển về sản xuất
chúng ta cũng cần sự hỗ trợ đắc lực của các công ty giao nhận. Chính vì những nhu
cầu này mà các công ty giao nhận của Việt Nam ngày càng phát triển rộng cả về
quy mô và chất lượng, cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ về giao nhận quốc tế. Tuy
nhiên ngành giao nhận hàng hóa bằng đường biển của các công ty Việt Nam còn
non trẻ và nhiều công ty còn thiếu chuyên nghiệp so với trình độ phát triển của các
công ty giao nhận trên thế giới, làm sao để các công ty có thể cung cấp được những
dịch vụ có chất lượng thỏa mãn sự phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa luôn là câu
hỏi quan trọng đối với mỗi công ty giao nhận quốc tế.
Trong các hình thức giao nhận, hình thức giao nhận bằng đường biển vẫn phát
triển nhất ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân của sự phát triển dịch vụ giao nhận
bằng đường biển ở Việt Nam như nước ta có chiều dài đường biển lớn,vận tải
đường biển có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, chi phí không cao và quãng
đường vận chuyển dài… là những ưu điểm mà nhiều phương thức vận chuyển khác
khó có thể có được. Vận chuyển đường biển thậm chí làm thay đổi cơ cấu hàng hóa
và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. Chính vì vậy trong quá trình thực tập
và tìm hiểu tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Chuyển Hà Thành (HANOTRANS)
em đã nghiên cứu về công tác quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường
biển tại công ty. Nhận thấy đây là một chủ đề rất cấp thiết bởi trong tình hình hiện
nay, công việc quan trọng nhất của công ty giao nhận nói chung và công ty TNHH
Giao Nhận Vận Tải Hà Thành nói riêng việc nâng cao chất lượng cho công tác giao
nhận bằng đường biển cũng như là công tác quản lý quá trình giao nhận hàng hóa,
đó là yêu cầu cần thiết trước sự gia tăng về nhu cầu xuất khẩu và việc các công ty
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
giao nhận trong và ngoài nước đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành
này. Việc kiểm soát, quản lý quátrình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển sẽ giúp
qua trình giao nhận được thuận lợi, hoàn chỉnh và ngày càng nâng cao chất lượng,
tìm ra yếu điểm. Do đó không chỉ quan trọng có tác dụng thu hút các khách hàng là
các nhà xuất khẩu trong nước mà còn từ đó có thể lôi kéo các khách hàng là các nhà
nhập khẩu khi công ty thực hiện tốt quá trình giao hàng cho họ.
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu và đề tài em cũng đã tham khảo những đề tài trước
có liên quan tới vấn đề nghiên cứu của mình như:
Đề tài: Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
tại công ty cổ phần giao nhận quốc tế Bến Hải – Phạm Thị Trang – 2013.
Đề tài: Quản trị quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công
ty cổ phần Châu Giang – Nguyễn Thị Hoài Thanh – 2009.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Về lý luận:
Làm rõ các vấn đề cơ sở xoay quanh công tác giao nhận hàng hóa và quản trị
quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
- Về thực tiễn
Nghiên cứu và làm rõ thực trạng quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất
khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành. Và đề
xuất một số giải pháp kiến nghị cho công tác quản trị quy trình giao nhận hàng hóa
xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Đề tài nghiên cứu về hoạt động “Thực trạng quản trị quy trình giao nhận hàng
hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành”.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: nghiên cứu tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành
- Về thời gian: phân tích những dữ liệu trong giai đoạn 2012-2014
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua quá trình thực tập tại
công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành để phục vụ nghiên cứu của mình em
có tiến hành nghiên cứu và thu thập dữ liệu thứ cấp qua báo cáo tài chính, báo cáo
kết quả kinh doanh cũng như các tài liệu về thủ tục trong quá trình hoạt động của
công TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:Qua quá trình thực tập tại công ty để
nghiên cứu và làm rõ hơn trong thực tiễn của công ty, song song với việc nghiên
cứu các dữ liệu thứ cấp em cũng tiến hành một số hình thức thu thập dữ liệu sơ cấp
thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn nhân viên tại công ty nhằm làm
rõ hơn thực trạng của công ty trong thực tiễn, thông qua đó có cái nhìn tổng quan
hơn về quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công
ty.Từ đó giúp cho đề tài đi sát với thực tiễn hơn.
1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài sau khi thu thập số liệu, nhằm làm rõ
mối tương quan giữa các số liệu em tiến hành phương pháp tổng hợp, phân tích so
sánh giữa các số liệu. Ngoài ra trong bài viết cũng sử dụng bảng biểu thống kê. Qua
đó có những phân tích đánh giá chính xác hơn.
1.7. Kết cấu của khóa luận
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Khóa luận gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng đường biển của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành
Chương 2: Cơ sở lý luận của quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng đường biển của doanh nghiệp
Chương 3: Phân tích thực trạng quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng
đường biển tại công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất với vấn đề quản trị quy trình giao
nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà
Thành.
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Khái quát chung về giao nhận bằng đường biển
2.1.1. Định nghĩa chung về quản trị quy trình giao nhận
- Khái niệm giao nhận:
Giao nhận là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ gửi hàng đến nơi nhận hàng,
trong đó người giao nhận (freight forwarder) ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng,
đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ. Theo
quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa
như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc
xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có
liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm,
thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.
- Khái niệm người giao nhận: là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự ủy
thác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các
dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận
- Khái niệm quản trị giao nhận hàng hóa quốc tế: là một hoạt động có chức năng
quản trị chung nhằm điều tiết dòng vận chuyển của hàng hóa từ nơi giao hàng hóa
đến nơi nhận hàng hóa thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức giao nhận ,
giám sát và điều hành quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế
2.1.2. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận.
2.1.2.1. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận.
- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
- Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông
báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của
khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng
không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
2.1.2.2. Trách nhiệm của người giao nhận
- khi là đại lý của chủ hàng
Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.
+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
+ Chở hàng đến sai nơi quy định
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận
+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
+ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên.
- Khi là người chuyên chở ( principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu
độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên
chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như
thể là hành vi và thiếu sót của mình. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền
theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.
2.1.3. Các phương thức giao nhận hàng xuất khẩu
2.1.3.1. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận ,người giao nhận sau đó tiến
hành giao hàng cho cảng hay giao hàng trực tiếp cho tàu
-Giao hàng cho cảng :
+Giao danh mục hàng hóa xuất khẩu và đăng kí với phòng điều độ để bố trí
phương án xếp dỡ .Liên hệ với phòng thương vụ để kí kết hợp đồng lưu kho, bốc
xếp hàng hóa với cảng .
+Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng, giao hàng vào kho.
- Giao hàng cho tàu
+Người giao nhận làm thủ tục thông quan hàng hóa, báo cho cảng ngày giờ
tàu đến, chấp nhận thông báo sẵn sàng. Trên cơ sở danh mục hàng hóa xuất nhập
khẩu lập sơ đồ xếp hàng.
+Cùng cảng tổ chức vận chuyển hàng ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số
máng xếp hàng. Công nhân cảng sẽ tiến hành bốc hàng lên tàu dưới sự giám sát của
đại diện hải quan, người giao nhận, nhân viên kiểm đếm của cảng và của tàu.
-Sau khi giao nhận lấy biên lai thuyền phó, bản tổng kết xếp hàng lên tàu đổi
lấy B/L.
-Bộ chứng từ gồm:
+Vận đơn đường biển
+Hóa đơn thương mại
+Bản kê chi tiết hàng hóa
+Sơ đồ xếp hàng
+Giấy chứng nhận xuất xứ
+Tờ khai hải quan
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
2.1.3.2. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không
-Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm thư chỉ dẫn gửi hàng để
người giao nhận giao cho hãng vận chuyển và lập vận đơn.
- Người giao nhận cấp FCR cho người xuất khẩu
- Người giao nhận sẽ cấp CWR cho người xuất khẩu nếu hàng được lưu taị
kho trước khi gửi cho hãng hàng không.
- Trên cơ sở ủy thác của người xuất khẩu, người giao nhận tiến hành tập hợp
các chứng từ sau đây thành 3 bộ chứng từ gốc, một bộ để chuẩn bị giao hàng cho
hãng hàng không gồm:
+Vận đơn hàng không AWB
+Hóa đơn thương mại
+Giấy phép xuất nhập khẩu
+Bản kê chi tiết hàng hóa
+Giấy chứng nhận xuất xứ
+Tờ khai hải quan
Sau khi làm xong thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chi
phí, người giao nhận sẽ gửi bộ chứng từ gốc thứ 2 kèm theo hàng hóa. Bộ chứng từ
thứ 3 và thông báo chi phí dịch vụ được giao cho người xuất khẩu
2.1.3.3. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt
- Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận, người giao nhận tổ chức
giao hàng lên tàu. Đối với gửi hàng lẻ, có số lượng và khối lượng không đủ để xếp
nguyên toa, đường sắt sẽ chịu trách nhiệm nhận hàng, cân đo và xếp dỡ hàng, niêm
phong toa xe. Đối với hàng nguyên toa, người giao nhận sẽ tự tiến hành bốc dỡ, gia
cố hàng vào toa và niêm phong toa.
- Người giao nhận có trách nhiệm lập vận đơn đường sắt RB và giao lại một
bản sao RB cho người xuất khẩu. Mỗi toa hàng có một RB riêng.
- Người giao nhận tiến hành lập bộ chứng từ kèm hàng gồm:
+Bản gốc của RB
+Giấy theo hàng được gửi kèm hàng hóa và được đường sắt lưu lại
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
+Hóa đơn thương mại
+Bản kê chi tiết hàng hóa
+Tờ khai hải quan
2.1.3.4. Giao hàng xuất khẩu bằng container
+ Gửi hàng nguyên container ( FCL/FCL)
Người giao nhận sẽ thuê vỏ container rỗng, đóng hàng vào container theo
đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình chuyên
chở.Mời hải quan làm thủ tục kiểm hóa, niêm phong kẹp chì từng container. Vận
chuyển container đã đóng hàng từ kho của mình tới CY để giao cho người chuyên
chở, lấy biên lai nhận container của tàu để đổi lấy vận đơn.
+ Gửi hàng lẻ bằng container (LCL/LCL)
Áp dụng khi người gửi có khối lượng hàng hóa nhỏ, không đủ xếp đầy một
container. Người giao nhận sẽ tập hợp những lô hàng nhỏ lẻ của nhiều chủ hàng
thành lô hàng hỗn hợp, đóng vào container và giao cho người chuyên chở tại CFS.
Người giao nhận sẽ ký phát vận đơn gom hàng (HB/L đối với đường biển, HAWB
đối với hàng không) cho người gửi hàng lẻ. Người chuyên chở sau khi nhận hàng
cấp vận đơn chủ (MB/L đối với đường biển, MAWB đối với hàng không) cho
người giao nhận .
+ Gửi hàng bằng container kết hợp (FCL/LCL- LCL/FCL)
Là phương pháp kết hợp giữa hai phương pháp trên FCL /LCL là một chủ
hàng đóng hàng gửi cho nhiều người nhận vào chung một container, LCL/FCL
nghĩa là nhiều chủ hàng gửi chung hàng hóa trong một container tới một người nhận
2.1.4. Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng.
2.1.4.1. Cơ sở pháp lý:
Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm
pháp luật quốc tế, Việt nam
- Các Công ước về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán
hàng hoá
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận
tải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK
2.3.4.2. Nguyên tắc:
- Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ
sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.
- Ðối với những hàng hoá không lưu kho tại cảng thì có thể do các chủ hàng
hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu). Trong
trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp
với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi
phí có liên quan.
- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện.
Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với
cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
- Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tầu, cảng nhận
hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.
- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình
những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách
liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.
- Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm.
2.1.5. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá XNK
2.1.5.1. Nhiệm vụ của cảng
- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng
- Giao hàng xuất khẩu cho tầu và nhận hàng nhập khẩu từ tầu nếu được uỷ thác
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
- Kết toán với tầu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết
khác để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng.
- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ
hàng xuất nhập khẩu.
- Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng
- Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá
trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ.
- Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường
nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.
2.1.5.2. Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu
- Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng
- Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá không qua cảng
hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá XNK với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng
- Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tầu
- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại
các bên có liên quan
- Thanh toán các chi phí cho cảng.
2.1.5.3. Nhiệm vụ của hải quan
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan đối với tầu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu
- Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn
lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt
nam qua cảng biển.
2.1.5.4. Nhiệm vụ của người vận chuyển
- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng
- Tạo điều kiện để các bên liên quan bốc dỡ hàng an toàn.
- Tiến hành xếp dỡ, bảo quản và giao nhận hàng hóa nếu không ủy thác cho cảng.
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình xếp dỡ để có cơ sở pháp lý khiếu
nại các bên liên quan khi cần.
- Thanh toán các chi phí theo hợp đồng đã ký với cảng
2.2. Quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
đối với doanh nghiệp
2.2.1 Lập kế hoạch giao nhận hàng hóa quốc tế
Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển là một tập hợp các nghiệp vụ
mang tính phức tạp nên người xuất khẩu thường thuê người giao nhận thay mặt họ
thực hiện quy trình này. Người kinh doanh dịch vụ giao nhận cũng giống bất cứ nhà
kinh doanh nào khác, đều mong muốn được thu lợi nhuận cao nhất đồng thời thỏa
mãn được nhu cầu của khách hàng. Muốn vậy, trước hết nhà quản trị phải xây dựng
được một kế hoạch giao hàng hiệu quả, hoàn thành tốt các yêu cầu được ủy thác
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
bằng cách tận dụng tối đa nguồn lực của doanh nghiệp một cách hữu hiệu hoen, sẵn
sang đối phó với những thay đổi của môi trường qua đó thu được kết quả tốt nhất.
2.2.1.1. Căn cứ lập kế hoạch
+ Đặc điểm các lô hàng giao
Tính chất lô hàng: hàng có giá trị cao hay thấp, kiên cố hay dễ hỏng, hàng hóa
thong thường hay đặc biệt, nhạy cảm, hàng rời hay hàng đóng container,….
Số lượng, khối lượng.
Thời hạn, địa điểm giao hàng.
+ Địa điểm nhận hàng gửi
Tại kho của người gửi.
Tại kho của người giao nhận.
Tại cảng.
+ Phương thức giao – vận chuyển hàng hóa
Giao – vận chuyển thẳng: hàng hóa không phải lưu tại kho, bãi của cảng mà
có thể giao trực tiếp cho tàu.
Giao – vận chuyển qua kho: hàng hóa phải lưu tại kho, bãi của cảng.
Giao – vận chuyển hàng hóa bằng container.
+ Phương tiện vận tải
Tàu của doanh nghiệp
Tàu thuê
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
+ Vai trò của các bên có liên quan
Người xuất khẩu, người chuyên chở, hải quan, cảng biển, các tổ chức, cơ
quan, ban ngành có liên quan
2.2.1.2. Nội dung kế hoạch giao nhận hàng hóa xuất khẩu:
+ Theo dõi hàng hóa suốt quá trình giao nhận
Kiểm tra kỹ lưỡng hàng hóa được ủy thác và đảm bảo tình trạng của hàng hóa
khi nhận phù hợp với miêu tả hàng hóa trọng hợp đồng ngoại thương để tránh
những rắc rối có thể gặp khi làm thủ tục hải quan, gây chậm trễ, phiền hà. Nếu
hàng hóa đóng gói thì phải kiểm tra số lượng, khối lượng, chủng loại , tình trạng
hàng hóa dựa theo parking list và hóa đơn thương mại do khách hàng cấp
Đảm bảo trong quá trình vận chuyển, lưu kho, xếp dỡ, hàng hóa không bị mất
mát, hư hỏng. Thực hiện trách nhiệm của người giao nhận trong việc theo dõi quá
trình giao hàng lên tàu và tình trạng của hàng hóa nhằm đảm bảo hạn chế tối đa
khiếu nại phát sinh.
+ Liên hệ với các bên có liên quan
- Người xuất khẩu: Tiến hành kí hợp đồng giao hàng xuất khẩu bằng đường
biển với người ủy thác. Thông báo thường xuyên về tình trạng hàng hóa trong quá
trình giao nhận. Cung cấp các chứng từ cần thiết để thanh toán. Giải quyết khiếu nại
nếu có.
- Cảng biển: Kí hợp đồng thuê kho bãi, xếp dỡ, vận chuyển với cảng, thông
báo ngày giờ tàu vào cảng
- Hải quan: Khai báo và nộp tờ khai hải quan theo mẫu cùng với chứng từ cần
thiết để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hàng hóa. Kiểm tra hàng hóa thực tế,
kiểm hóa, nộp lệ phí hải quan và lấy tờ khai đã được đóng dấu
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
- Hãng tàu: Theo dõi cước giá vận tải, tìm giá cước tối ưu, liên hệ lưu khoang,
lưu cước, ngày tàu cập cảng. Liên hệ với tàu để lập cargo plan, giao cho hang tàu bộ
chứng từ phù hợp với tình trạng hàng hóa, xếp hàng lên tàu, nhận MR để đổi lấy
B/L.
Đối với xuất khẩu bằng container, trường hợp giao hàng nguyên container,
đăng ký thuê vỏ container rỗng và tiến hành đóng hàng, giao lại cho tàu tại CY.
Trường hợp giao hàng lẻ, tập kết hàng hóa tại CFS, đóng hàng vào container và
giao cho tàu tại đây.
+ Phân bổ nguồn lực: bao gồm phân bổ nguồn lực nhân lực và ngân sách. Xác
định các nhóm nhiệm vụ để phân công nhân sự, xác lập các nguồn vốn và chi tiêu
để phân bổ cho phù hợp.
+ Công cụ hoạch định: các phần mềm trợ giúp: Microsoft office Project
Professional 2007, phần mềm quản lý giao nhận vận tải, phần mềm quản lý vận tải
container.
2.2.2 Tổ chức giao nhận hàng hóa quốc tế
Chuẩn bị cho quá trình giao nhận hàng hóa
• Chuẩn bị thông tin
• Lựa chon người giao nhận
Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu
Yêu cầu
• Chuẩn bị hàng đúng như hợp đồng hoặc L/C quy định
• Tổ chức giao hàng cho người vận tải
nhanh chóng (Quickly –Q)
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
chính xác (Accurately –A)
kinh tế ( Econimic – E) giảm đến mức thấp nhất những tổn thất của hàng hóa.
• Lập bộ chứng từ thanh toán phải:
Đầy đủ ( Sufficiency – S)
Hợp lệ ( Lawful/Legal –L) và
Đúng thời gian ( Exactly/Intime –E)
• Chuyển giao nhanh cho ngân hàng để thu hồi tiền hàng.
Bước 1: Chuẩn bị hàng đW giao cho người vận chuyWn
Chuẩn bị khối lượng hàng cụ thể:
1) Tên hàng: Phải phù hợp với hợp đồng hoặc L/C
2) Số lượng: Kiểm tra số dung sai, đơn vị tính (trọng lượng), hàng thay thế…
3) Chất lượng: Cần dựa theo quy cách tiêu chuẩn ( specification), hoặc thay
mẫu ( sample) để kiểm tra và phải được cấp các loại giấy chứng nhận về chất lượng
( certificate of quality), kiểm dịch thực vật, đông vật
4) Bao bì: Yêu cầu đảm bảo đúng quy cách:
- Bảo vệ (Protection)
- Bảo quản được hàng ( Preservation);
- Trình bày đẹp (Presentation)
5) Ký mã hiệu:
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
Phải đảm bảo đứng yêu cầu của hợp đồng, rõ ràng, chính xác, không phai…
thuận tiện cho việc vận chuyển, xếp dỡ và giao nhận an toàn cho hàng hóa.
Chuẩn bị các chứng từ hàng hóa
Thông thường một bộ chứng từ hàng xuất khẩu bao gồm:
- Export Licence
- Commercail and/or Consular Invoice
- Packing List
- Export Declaration
- Sale of Contract/ Purchase and/or L/C
- Certificate of Origin (C/O)
- Certificate oof Quality
- Certificate of Weight
- Certificate of Measurement
- Certificate of Phytosanitary and/or Veterinary
Bước 2: Giao hàng cho người vận tải
Làm thủ tục cho hàng hóa được thông quan
Giao hàng cho người vận tải
Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho bãi cảng
Giao hàng xuất khẩu tại cảng
- Chủ hàng ký hợp đồng lưu kho, bảo quản hàng hóa với cảng
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
- Trước khi giao hàng phải giao cho cảng các giấy tờ
+ Cargo List (bảng liệt kê hàng hóa)
+ Export License (giấy phép xuất khẩu, nếu có)
+ Shipping Order (Lệnh xếp hàng)
+ Shipping Note (Thông báo xếp hàng do hãng tàu cấp)
- Giao hàng vào kho cảng, nhận phiếu nhập kho
Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu
- Chủ hàng phải hoàn tất cả thủ tục như: kiểm nghiệm, kiểm dịch ( nếu có), hải quan
- Báo ETA (Estimated Time of Arrival – thờ gian đến dự kiến) cho cảng, chấp
nhận NOR (Notice of Readiness - Thông báo sẵn sàng bốc dỡ) (nếu là tàu chuyến)
- Giao Cargo plan / Stowage plan – sơ đồ xếp hàng cho cảng
- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu: Khi giao xong một lô hoặc toàn tàu, phải
lấy Biên lai thuyền phó – “ Clean Mate’s Receipt” để trên cơ sở đó lập B/L
• Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container
FCL/FCL
- Người gửi hàng điền vào Booking Note rồi giao cho đại diện hang tàu xin
chữ ký cùng với bản danh mục hàng xuất khẩu (cargolist)
- Hãng tàu ký Booking Note, và cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn
- Người gửi hàng đưa container rỗng về kho của mình, đóng hàng vào, kiểm
nghiệm, kiểm dịch ( nếu có), làm thủ tục Hải quan và niêm phong kẹp chì
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
- Giao hàng cho tàu tại CY quy định, trước khi hết thời gian quy định (closing
time) của từng chuyến tàu và lấy clean mate’s receipt để lập B/L
- Hàng được xếp lên tàu, người gửi hàng mang
Mate’s Receipt đổi lấy B/L (nếu xuất theo FOB, CIF, CFR)
LCL/LCL
- Chủ hàng hoặc người được ủy thác(ngừoi giao nhận) gửi Booking Note cho
hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về
hàng xuất khẩu. Sau khi Booking Note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với
hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng
- Người gửi hàng mang hàng đến giao cho người
vận tải tại CFS quy định, và lấy HB/L (House B/L)
- Các chủ hàng mời đại diện hải quan để kiểm tra, kiểm hóa và giám sát việc
đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải
quan niêm phong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc
container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn.
- Người chuyên chở xêp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến
Bước 3: Lập bộ chứng tj để thanh toán
- Sau khi giao hàng xong mỗi lô hàng cho tàu, người giao nhận phải lấy “
mate’s receipt) do thuyền phó cấp
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu bán CIF hoặc CIP.
- Căn cứ vào Hợp đồng hoặc L/C, Mate’s Receipt
=> để lập bộ vận đơn và yêu cầu thuyền trưởng hoặc đại lý của tàu ký
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
=> Lập thành một bộ chứng từ phù hợp để thanh toán
- Sau khi giao hàng, thông báo cho người mua kịp bảo hiểm cho hàng hóa, nếu
bán hàng theo các điều kiện FOB, FCA, CFR….
Bước 4: Quyết toán
- Thanh toán các chi phí liên quan đến quá trình giao nhận như: chi phí bảo
quản, lưu kho, bốc xếp, vận chuyển….
- Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dỡ (nếu có).
- Theo dõi kết quả nhận hàng của người mua, giải quyết khiếu nại (nếu có)
2.2.3 Giám sát và điều hành quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế
a. Nội dung giám sát
Là việc kiểm tra giám sát tình hình thực hiện giao hàng của công ty để đảm
bảo tránh sự chậm trễ hoặc sai sót trong toàn quy trình giao hàng.Kiểm tra , giám
sát ở các nội dung :
+ Khối lượng hàng hóa: chủng loại ,số lượng của từng chủng loại .
+ Chất lượng hàng hóa: Sự tuân thủ về chất lượng, đắc điểm ,nơi cung cấp bao bì.
+Chỉ định tàu cảng: Đặc điểm của tàu, thời gian đến cảng, bốc hàng,đặc điểm
của tuyến vận chuyển.
+Lịch giao hàng: lịch trình giao hàng, số lần giao, thông báo giao hàng, thời
điểm dự tính tàu đến nơi.
+Các chứng từ cần thiết để xuất trình hải quan và các thủ tục khác.
+ Cước phí: thông tin và dữ liệu cần thiết để đàm phán cước phí.
+Thanh toán tiền cước: tiến độ thanh toán ,hạn cuối cùng của từng lần thanh
toán, chứng từ cho mỗi lần thanh toán.
- Các phương pháp giám sát quy trình:
+ Hồ sơ theo dõi
+Phiếu giám sát
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn
b. Nội dung điều hành.
Là việc đề ra và thực hiện những quy định của những vấn đề không tính trước
phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện giao hàng. Điều hành quá trình giao
hàng phải tập trung giải quyết các vấn đề sau:
+ Chất lượng: giải quyết sự thay đổi chất lượng hàng hóa so với quy định
trong hợp đồng giao hàng.
+Tùy chọn số lượng: Đề cập đến việc giải quyết việc tăng giảm số lượng hàng hóa
quy định trong hợp đồng và mức giá cước áp dụng đối với số lượng tăng giảm đó.
+Lịch giao hàng: Phải đổi lịch giao hàng do nảy sinh vấn đề không mong
muốn trong việc thuê phương tiện vận tải, hải quan , thanh toán
+Hợp đồng vận tải: Khi ký hợp đồng vận tải phải lưu ý những vấn đề phát
sinh trong khi bốc hàng lên phương tiện vận tải, lên tàu và dỡ hàng ra khỏi tàu .
+Hợp đồng bảo hiểm (nếu có) Thông báo, thực hiện các thủ tục khiếu nại công
ty bảo hiểm khi hàng hóa bị tổn thất.
+Khiếu nại và tranh chấp: Vì với vai trò là bên thứ ba giữa người bán và người
mua nên công ty có nghĩa vụ tham gia khi khách hàng cần trong việc giải quyết
tranh chấp. Khi đó công ty cần thu thập thông tin dữ liệu cần thiết cho khách hàng,
cùng khách hàng giải quyết.
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO
NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀ THÀNH
3.1. Giới thiệu về công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Hà Thành
Công ty TNHH Giao Nhận Vận chuyển Hà Thành được thành lập 20 tháng 09
năm 2004 theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam, là thành viên của VCCI, VIFFAS,
VISSBA, FIATA, IATA. Công ty thuộc sự sở hữu của công ty Cổ Phần Giao Nhận
Vận Tải Ngoại Thương với đại diện pháp luật là ông Tăng Anh Quốc. Công ty có
vốn điều lệ là 6 tỷ đồng, với mục tiêu là trở thành nhà cung cấp dịch vụ giao nhận
thành công nhất cả nước, đưa ngành logistic Việt Nam Ngày càng phát triển. Trong
SVTH: Nguyễn Thị Luyên – K47E5 MSV: 11D130265
25