Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Giải pháp nâng cao hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại NH TMCP Bản Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.17 KB, 89 trang )

TRƯỜ
NG
CHƯƠNG




KHÓ
CHUYÊN NG

GIẢ
I PHÁP
THANH TOÁ
NGÂN H



SVT

MSS

Ngàn

GVH

Thành



G Đ
ẠI HỌC MỞ TP. HỒ


CHÍ MINH
NG TR
ÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆ
T
HÓA LU
ẬN TỐT NGHIỆP
GÀNH TÀI CHÍNH

NGÂN HÀ

P NÂNG CAO HO

T Đ
ÁN HÀNG NH
ẬP KH

HÀNG TMCP
BẢN VI

TH: PH
ẠM NHƯ HOA
SSV: 0854030302

gành: Tài chính
– Ngân hàng
VHD: TS. NGUY
ỄN THỊ
THÚY V

nh ph

ố Hồ Chí Minh – Năm 2012
INH

T

HÀNG


ỘNG

U TẠI

T
Y VÂN

Trang i


LỜI CẢM ƠN


Trong suốt 04 năm học tập tại chương trình Đào Tạo Đặc Biệt, trường Đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với thời gian thực tập tại Hội sở - Ngân hàng
TMCP Bản Việt, tôi đã có cơ hội tìm hiểu, tích lũy những kiến thức, những kinh
nghiệm thực tế. Khóa luận tốt nghiệp này chính là sự kết hợp giữa những bài học trên
giảng đường và kiến thức thực tế trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Bản
Việt.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Quý Thầy, Cô trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tụy truyền
đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học qua.

- Cô TS. Nguyễn Thị Thúy Vân, giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này với tất cả lòng nhiệt tình và sự tận tâm.
- Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Bản Việt và các chị phòng Thanh toán Quốc
tế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại Ngân hàng.
- Gia đình và bạn bè, các bạn sinh viên lớp TN08ĐB, những người đã luôn sát
cánh và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Sau cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh cùng Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Bản Việt lời
chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Sinh viên PHẠM NHƯ HOA








Trang iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TMCP : Thương mại cổ phần
NHTM : Ngân hàng thương mại
Viet Capital Bank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt
TrustBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Tín
Navibank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

TCKT : Tổ chức kinh tế
TCTD : Tổ chức tín dụng
TTQT : Thanh toán quốc tế
XNK : Xuất nhập khẩu
TTV : Thanh toán viên
GDV : Giao dịch viên
L/C : Letter of Credit (Thư tín dụng)
SWIFT : Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
(Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn thế giới)
D/P : Documents against payment (Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ)
D/A : Documents against acceptance (Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi
chứng từ)
NHNNVN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ĐVT : Đơn vị tính
VND : Việt Nam đồng
USD : United States Dollar (Đô la Mỹ)





Trang v


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU
QUA NHTM 4
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHTM 4
2.1.1. Khái niệm về NHTM 4
2.1.2. Chức năng của NHTM 4
2.1.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM 4
2.2. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU QUA
NHTM 6
2.2.1. Các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu qua NHTM 6
2.2.2. Hiệu quả công tác thanh toán nhập khẩu qua NHTM 9
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP
KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT 13
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT 13
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 13
3.1.2 Chức năng và định hướng phát triển 13
3.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính 14
3.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 14
3.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh (2009-2011) 15
3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI
VIET CAPITAL BANK 22
3.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu 22
3.2.2. Hiệu quả hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Viet Capital Bank
đánh giá qua các chỉ tiêu 33
3.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI VIET
CAPITAL BANK 37
3.3.1. Những mặt ưu điểm 37
3.3.2. Những mặt hạn chế 38
Trang vi


3.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động thanh toán hàng nhập
khẩu tại Viet Capital Bank 40
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG
NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT 42
4.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA VIET CAPITAL BANK 42
4.1.1. Định hướng phát triển chung của Viet Capital Bank 42
4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh
toán nhập khẩu nói riêng của Viet Capital Bank 42
4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP
KHẨU TẠI VIET CAPITAL BANK 43
4.2.1. Hoàn thiện và phát triển các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu . 43
4.2.2. Nâng cao và củng cố thương hiệu Bản Việt 44
4.2.3. Hoạt động mở rộng và thu hút khách hàng 44
4.2.4. Tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ nhập khẩu 46
4.2.5. Phát triển hệ thống các Ngân hàng đại lý 46
4.2.6. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên TTQT 46
4.2.7. Hoàn thiện và đổi mới công nghệ thanh toán 47
4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
HÀNG NHẬP KHẨU TẠI VIET CAPITAL BANK 47
4.3.1. Đối với Chính phủ 48
4.3.2. Đối với NHNNVN 48
4.3.3. Đối với Doanh nghiệp nhập khẩu 49
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 52

Trang vii



DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Viet Capital Bank 15
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn của Viet Capital Bank 16
Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn của Viet Capital Bank, TrustBank và Navibank
17
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng vốn của Viet Capital Bank 18
Bảng 3.5: Tình hình sử dụng vốn của Viet Capital Bank, TrustBank và Navibank
19
Bảng 3.6: Doanh số thực hiện TTQT tại Viet Capital Bank 20
Bảng 3.7: Doanh số thực hiện TTQT của Viet Capital Bank, TrustBank và
Navibank 21
Bảng 3.8: Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tại Viet Capital Bank 33
Bảng 3.9: Doanh số các phương thức thanh toán và tổng doanh số thanh toán hàng
nhập khẩu tại Viet Capital Bank 34
Bảng 3.10: Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tại Viet Capital Bank, TrustBank
và Navibank 34
Bảng 3.11: Doanh thu thanh toán hàng nhập khẩu tại Viet Capital Bank 35
Bảng 3.12: Doanh thu các phương thức thanh toán và tổng doanh thu thanh toán
hàng nhập khẩu tại Viet Capital Bank 36
Bảng 3.13: Doanh thu thanh toán hàng nhập khẩu tại Viet Capital Bank, TrustBank
và Navibank 36


Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh trên phạm vi rộng
như hiện nay, các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động XNK nói riêng
đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi
nước, và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Trong giai đoạn vừa qua,
kim ngạch XNK nước ta đều tăng, trong đó nhập khẩu luôn chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng kim ngạch XNK, cụ thể năm 2011 tổng kim ngạch XNK đạt mức 107 tỷ
USD, tăng 29,72% so với năm 2010, kim ngạch nhập khẩu chiếm 52,42% trong tổng
kim ngạch XNK.
Có thể nói, đối với nước ta việc tổ chức tốt hoạt động TTQT của các NHTM góp
phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền ngoại
thương nói chung. Hoạt động TTQT mang lại lợi ích to lớn đối với NHTM, ngoài phí
dịch vụ thu được, NHTM còn có thể phát triển được các mặt nghiệp vụ khác như
nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ tài trợ XNK, nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế
Nắm bắt được xu thế ấy, các NHTM trong nước nói chung và Ngân hàng Bản Việt nói
riêng đang rất chú trọng tới việc phát triển các nghiệp vụ TTQT tại đơn vị để nâng cao
thị phần và gia tăng thu nhập từ lĩnh vực dịch vụ hấp dẫn đầy tiềm năng này.
Hoạt động TTQT không chỉ đơn giản là lựa chọn một phương thức thanh toán phù
hợp hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó. Yêu cầu đặt ra là
hoạt động TTQT phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác và đạt hiệu quả
đối với cả khách hàng và NHTM. Tính đến nay, công tác TTQT đã không ngừng được
đổi mới và hoàn thiện với những phương thức thanh toán an toàn, hiệu quả cho các
chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán nhập khẩu là một nghiệp vụ quan
trọng của TTQT, thực hiện việc mở rộng thị trường, mua bán hàng hóa sang các nước
trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Vì thế, hoạt động thanh toán nhập khẩu
phải thực hiện nhanh chóng, an toàn chính xác trên phạm vi toàn thế giới.
Tuy nhiên, những năm vừa qua, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới đã ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế. Tình hình XNK trở nên khó khăn
hơn. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái không ổn định, cán cân thanh toán Việt Nam thâm
hụt, kéo theo tình hình hoạt động TTQT của ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại.
Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Bản Việt đã triển khai và thực hiện khá

tốt hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu nói riêng,
song đây vẫn là dịch vụ khá mới mẻ của Ngân hàng nên việc hoàn thiện và phát triển
dịch vụ này còn gặp không ít khó khăn, hạn chế. Một mặt do bản thân Ngân hàng chưa
Trang 2

đáp ứng được những yêu cầu ngày càng phức tạp của thực tế giao dịch và sự phát triển
của nghiệp vụ thanh toán, mặt khác do những nguyên nhân từ phía khách hàng và sự
bất cập trong quản lý vĩ mô.
Chính vì lẽ đó nên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hoạt động thanh toán
hàng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Bản Việt” với kỳ vọng đề xuất một số biện
pháp cho việc nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của Ngân
hàng trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Ngân hàng
TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) đề tài tập trung vào các vấn đề sau:
- Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP
Bản Việt qua các năm (2009 – 2011) qua phân tích các chỉ tiêu: doanh số giao
dịch và doanh thu từ hoạt động thanh toán nhập khẩu.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán
hàng nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Bản Việt.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình liên quan đến TTQT.
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thống kê mô tả, diễn dịch, quy nạp.
- Phân tích thực trạng và sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động thanh
toán hàng nhập khẩu. So sánh với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Từ đó đưa
ra nhận xét, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán hàng
nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Bản Việt.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại
Ngân hàng TMCP Bản Việt qua 3 năm: 2009, 2010, 2011.

1.5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tên viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung của khóa luận tốt nghiệp gồm 4 phần chính:
- Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận về thanh toán hàng nhập khẩu qua NHTM
- Chương 3: Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Ngân hàng
TMCP Bản Việt.
Trang 3

- Chương 4: Giải pháp nâng cao hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Ngân
hàng TMCP Bản Việt
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã cố gắng thu thập số liệu, phân tích,
nhận định và đề xuất các giải pháp nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của quý Thầy, Cô để
khóa luận tốt nghiệp này hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!























Trang 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN
HÀNG NH
ẬP KHẨU QUA NHTM
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHTM
2.1.1. Khái niệm về NHTM
Tại điểm 3, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội Khóa
XII ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2010, định nghĩa:
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục
tiêu lợi nhuận.
Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số
hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín
dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
2.1.2. Chức năng của NHTM
NHTM có ba chức năng cơ bản: chức năng trung gian tài chính, chức năng tạo tiền
và chức năng sản xuất.
Thực hiện chức năng trung gian tài chính, NHTM đóng vai trò trung gian khi thực
hiện các nghiệp vụ bao gồm nghiệp vụ cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ
kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và nhiều hoạt động môi giới khác.
Ngoài chức năng trung gian tài chính, NHTM còn có chức năng tạo tiền, tức là

chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối lượng tiền tệ phục vụ cho nhu cầu
chu chuyển và phát triển nền kinh tế.
Chức năng “sản xuất” của NHTM bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn
lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
2.1.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM
Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay, hoạt động NHTM đã có những
bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn song ngân hàng vẫn duy trì các nghiệp
vụ cơ bản sau:
 Hoạt động huy động vốn: Là nghiệp vụ cơ bản tạo tiền đề, có ý nghĩa đối với
bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Vốn được ngân hàng huy động dưới
nhiều hình thức khác nhau như huy động dưới hình thức nhận tiền gửi của
TCKT, cá nhân và các TCTD; đi vay các tổ chức tín dụng khác hay vay Ngân
hàng Nhà nước; phát hành giấy tờ có giá.
Trang 5

Thành phần nguồn vốn của NHTM bao gồm:
- Vốn tự có
- Vốn huy động
- Vốn đi vay
- Vốn khác
 Hoạt động sử dụng vốn: Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân
hàng; do đó ngân hàng cần phải nghiên cứu và đưa ra chiến lược sử dụng vốn
một cách hợp lý nhất.
 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng ngân hàng ngoài hình thức cho vay còn có các hình thức khác
như bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các nghiệp vụ cấp tín
dụng khác. Tuy nhiên, cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Theo
thống kê, nhìn chung thì khoảng 60% - 75% thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động
cho vay. Thành công hay thất bại của một ngân hàng tùy thuộc chủ yếu vào việc thực
hiện kế hoạch tín dụng xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng.

 Hoạt động đầu tư
Ngân hàng có thể chủ động tìm nơi đầu tư để thu lợi nhuận, đồng thời giúp phân
tán rủi ro bằng việc tham gia đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng
khoán hoặc góp vốn, liên doanh với các doanh nghiệp, các công ty khác.
 Hoạt động dịch vụ thanh toán: Ngân hàng “thực hiện dịch vụ thanh toán trong
nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng,
thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ. Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và
các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận”
(Luật các tổ chức tín dụng, 2010).
 Hoạt động TTQT
“Thanh toán quốc tế (International settlement) là quá trình thực hiện các khoản thu
chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới, nhằm phục vụ cho các
mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau” (TS. Trầm Thị Xuân
Hương, 2010).
Hoạt động TTQT gắn liền với việc gia tăng sử dụng đồng tiền các nước để chi trả
lẫn nhau. Các đồng tiền được sử dụng trong TTQT thường là các loại ngoại tệ mạnh có
khả năng tự do chuyển đổi như đồng USD, đồng EUR, đồng GBP, đồng JPY… trong
đó, đồng USD và EUR vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Hiện nay việc thanh toán trong TTQT được thực hiện thông qua hệ thống Hiệp hội
Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn thế giới (SWIFT). Theo thống kê, tổ chức
Trang 6

này cung cấp nền tảng thông tin liên lạc, các sản phẩm và dịch vụ để kết nối hơn
10.000 tổ chức tài chính và các tập đoàn tại hơn 210 quốc gia (04/2012).
Có thể nói, TTQT là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh tế. Thực
hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động này, NHTM đã đóng
góp rất nhiều cho khách hàng, cho nền kinh tế cũng như cho chính bản thân NHTM.
2.2. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP
KH
ẨU QUA NHTM

2.2.1. Các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu qua NHTM
 Phương thức chuyển tiền đi
 Khái niệm phương thức chuyển tiền (Remittance): “Phương thức chuyển tiền
là phương thức thanh toán, trong đó một khách hàng của ngân hàng (gọi là
người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người
thụ hưởng ở một địa điểm nhất định” (PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, 2010)
Chuyển tiền có thể thực hiện theo một trong hai hình thức: chuyển tiền trả trước
và chuyển tiền trả sau.
Các bên tham gia:
- Người chuyển tiền: là người mua, nhà nhập khẩu hay người mắc nợ.
- Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền.
- Ngân hàng đại lý: là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và có quan hệ đại
lý với ngân hàng chuyển tiền.
- Người thụ hưởng: là người bán, nhà xuất khẩu hay là chủ nợ.
 Quy trình nghiệp vụ trong phương thức chuyển tiền đi (Outward remittance):
Ngân hàng thực hiện dịch vụ chuyển tiền đi phục vụ cho khách hàng có yêu
cầu và đóng vai trò là ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank). Tóm tắt quy
trình thực hiện:








Tiếp nhận hồ sơ xin chuyển tiền
Kiểm tra hồ sơ chuyển tiền đi
Ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài
Hạch toán – lưu hồ sơ

Trang 7

 Phương thức nhờ thu nhập khẩu
 Khái niệm phương thức nhờ thu (Collection of payment): “Phương thức nhờ
thu là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng
phục vụ mình thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng
từ do nhà xuất khẩu lập ra” (PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, 2010).
Phương thức nhờ thu được tiến hành dựa trên cơ sở những quy định của “Điều lệ
thống nhất về nhờ thu” (The Uniforms Rules for Collection) do Phòng Thương
Mại Quốc Tế (ICC) ban hành và phương thức này được thực hiện dưới hai hình
thức: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ (D/P và D/A).
Các bên tham gia:
- Người ủy nhiệm thu: là nhà xuất khẩu – là bên ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu
cho ngân hàng.
- Ngân hàng thu hộ: là ngân hàng phục vụ người ủy nhiệm thu.
- Ngân hàng xuất trình: là ngân hàng xuất trình chứng từ cho người trả tiền, thường
là ngân hàng đại lý cho ngân hàng thu hộ.
- Người trả tiền: là nhà nhập khẩu – là người được xuất trình chứng từ theo đúng
chỉ thị nhờ thu.
 Quy trình nghiệp vụ trong phương thức nhờ thu hàng nhập khẩu (Inward bills
collection): Phương thức thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu là phương thức
thanh toán mà ngân hàng tham gia đóng vai trò là ngân hàng thu hộ
(Collecting bank), ngân hàng xuất trình chứng từ (Presenting bank). Tóm tắt
quy trình thực hiện:








 Phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu
 Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit):
“Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo
yêu cầu của một khách hàng cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho
Tiếp nhận – kiểm tra hồ sơ nhận từ ngân hàng nước ngoài
Thanh toán/chấp nhận thanh toán
Thông báo cho khách hàng
Lưu hồ sơ

Trang 8

người thụ hưởng, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm
vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp
với những quy định nêu ra trong thư tín dụng” (PGS. TS. Trần Hoàng Ngân,
2010).
“Thư tín dụng (Letter of Credit) là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng theo
yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền
nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với với những quy định
đã nêu trong văn bản đó” (PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, 2010).
Phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện theo bản “Quy tắc và thực hành
thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practice for
Documentary Credit) do Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC) ban hành.
Các bên tham gia:
- Người xin mở L/C: là người mua hay tổ chức nhập khẩu
- Ngân hàng mở/phát hành L/C: là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu và cung cấp
tín dụng cho nhà nhập khẩu.
- Ngân hàng thông báo L/C: là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, thông báo L/C
cho nhà xuất khẩu và là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C

- Ngoài ra còn có các ngân hàng tham gia: ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh
toán, ngân hàng thương lượng, ngân hàng chuyển nhượng.
 Quy trình nghiệp vụ trong phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu: Với
hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu thì ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng
phát hành L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu (The issuing bank). Tóm tắt
quy trình thực hiện:
Quy trình mở L/C:










Th
ẩm định hồ s
ơ m
ở L/C v
à th
ực hiện ký quỹ L/C

Ti
ếp nhận v
à ki
ểm tra hồ s
ơ xin m
ở L/C


Phát hành L/C nh
ập khẩu v
à tu ch
ỉnh L/C

Trang 9

Quy trình trong thanh toán:








2.2.2. Hiệu quả công tác thanh toán nhập khẩu qua NHTM
 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng hoạt động
thanh toán hàng nhập khẩu của ngân hàng. Doanh số tăng đồng nghĩa với việc ngày
càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và giá trị thanh toán ngày
càng lớn. Doanh số thanh toán cũng là chỉ tiêu để ngân hàng thu phí thanh toán. Ví dụ
như phí thanh toán theo L/C được áp dụng theo % số tiền thanh toán L/C. Mà mục tiêu
của ngân hàng là lợi nhuận thu được. Vì vậy, bất cứ ngân hàng nào cũng cố gắng tăng
doanh số thanh toán ngày càng cao, để từ đó thu được doanh thu từ hoạt động này càng
nhiều.
Doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu: Lợi nhuận
thu được từ hoạt động thanh toán nhập khẩu qua NHTM là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá
hiệu quả của hoạt động dịch vụ đó. Chỉ tiêu trên được tính:



- Doanh thu từ hoạt động thanh toán nhập khẩu là số phí dịch vụ thu được qua hoạt
động đó. (Nếu thu bằng USD thì chú ý: Phí dịch vụ + Chênh lệch tỷ giá)
- Chi phí cho hoạt động thanh toán nhập khẩu là chi phí mà ngân hàng phải chi để
phục vụ, phát triển hoạt động thanh toán: điện phí SWIFT, chi phí duy trì tài
khoản Nostro, duy trì SWIFT…
Thực tế chi phí này không lớn nên mức độ ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận không
đáng kể, đặc biệt khi phí thu dịch vụ lớn.
 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thanh toán
Lợi nhuận thu được
từ hoạt động thanh
toán

nh
ập khẩu

=

Doanh thu từ
hoạt động thanh
toán
nh
ập khẩu

Chi phí cho hoạt
động thanh toán
nh
ập khẩu


_

Thông báo b
ộ chứng từ đến
khách hàng

Ti
ếp nhận v
à ki
ểm tra bộ chứng từ

Thanh toán/ch
ấp nhận thanh toán/cam kết trả chậm

Ký h
ậu Bill of Lading/bảo l
ãnh cho khách hàng nh
ận h
àng

Lưu h
ồ s
ơ

Trang 10

Việc thanh toán tiền hàng giữa các đối tác luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Những rủi
ro này có thể xảy ra với bất kỳ chủ thể tham gia nào, có thể do nguyên nhân chủ quan
hoặc khách quan và khi xảy ra sẽ mang lại tổn thất cho các bên.
 Nhân tố khách quan:

- Những tác động từ môi trường kinh tế:
Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, các biến động kinh tế hay áp lực
cạnh tranh nội bộ ngành cũng ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị đồng tiền các quốc gia,
nguồn ngoại tệ, sản phẩm, dịch vụ thanh toán …từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động thanh toán nhập khẩu.
- Những tác động từ môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT chưa hoàn thiện, hệ thống pháp luật
chưa ổn định, thường xuyên sửa đổi, bổ sung, việc thay đổi chính sách trong hoạt động
nhập khẩu… sẽ làm cho các chủ thể tham gia không thực hiện được nghĩa vụ của
mình, nhiều khi gây thiệt hại cho các bên.
- Những tác động từ phía khách hàng:
Yếu tố quan trọng đầu tiên là năng lực kinh doanh của khách hàng. Nó quyết định
khả năng tài chính và uy tín của khách hàng. Nhà nhập khẩu kinh doanh có hiệu quả
thường sẽ có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng hoàn trả tiền cho ngân hàng.
Ngược lại, nhà nhập khẩu có thể mất khả năng thanh toán, bị phá sản dẫn đến không
có khả năng trả tiền cho ngân hàng bên mua trong trường hợp ký quỹ dưới 100%, và
ngân hàng bên mua vẫn phải thanh toán cho ngân hàng bên bán khi họ xuất trình bộ
chứng từ hợp lệ.
Một yếu tố không kém phần quan trọng là đạo đức, uy tín của khách hàng, uy tín
của khách hàng chính là thiện chí, sự kiên quyết thực hiện đúng các giao ước trong các
điều khoản hợp đồng. Ngân hàng có thể gặp rủi ro đạo đức khi nhà nhập khẩu cố ý
không hoàn trả tiền cho ngân hàng.
Ngoài ra, sự hiểu biết của khách hàng về trình tự thực hiện trong quy trình thanh
toán, khả năng diễn đạt đầy đủ, chính xác, rõ ràng nhu cầu của họ đối với ngân
hàng…cũng góp phần giúp quá trình thanh toán được nhanh chóng, thuận lợi.
 Nhân tố chủ quan:
- Các quy định và chính sách của ngân hàng đối với nghiệp vụ thanh toán:
Để hoạt động thanh toán có hiệu quả, quy trình thanh toán phải chi tiết, hợp lý,
chặt chẽ, được áp dụng thống nhất trong ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt
trong quá trình thực hiện. Nhìn chung, quy trình thanh toán của các ngân hàng đều

tuân thủ theo thông lệ quốc tế. Song vẫn có sự khác biệt nhất định về mức độ chặt chẽ
Trang 11

và tính hợp lý. Một quy trình trong đó các hồ sơ khách hàng hay bộ chứng từ xuất
trình phải qua quá nhiều khâu kiểm tra, kiểm soát có thể đảm bảo an toàn hơn nhưng
sẽ làm giảm tốc độ thanh toán. Ngược lại, một quy trình mà việc kiểm tra, kiểm soát sơ
sài lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, tính chặt chẽ và hợp lý là rất quan trọng trong việc
xây dựng quy trình thanh toán.
Bên cạnh đó, chính sách của ngân hàng đối với việc phát triển nghiệp vụ thanh
toán cũng tác động mạnh đến hiệu quả thanh toán nhập khẩu, cụ thể như việc đa dạng
hoá các sản phẩm, dịch vụ, nâng cao công tác Marketing hay việc thực hiện chính sách
khác nhau dành cho từng đối tượng khách hàng, từng chủng loại hàng hoá. Chẳng hạn,
đối với những khách hàng có tình hình tài chính tốt, có uy tín thì ngân hàng có thể áp
dụng những chính sách hỗ trợ như: cho vay để thanh toán L/C, ưu đãi về phí dịch
vụ…giúp khách hàng có được sự thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ.
- Thương hiệu và năng lực tài chính của ngân hàng:
Thông thường các khách hàng thường chọn những ngân hàng uy tín, năng lực tài
chính mạnh để giao dịch, đặc biệt đối với những giao dịch có giá trị thanh toán lớn.
Bởi lẽ những ngân hàng này có ưu thế về mạng lưới giao dịch, khả năng thanh toán, kỹ
thuật xử lý nghiệp vụ, khả năng đáp ứng các phương tiện thanh toán, sự đa dạng của
các sản phẩm dịch vụ… hơn so với những ngân hàng khác. Đặc biệt trong hoạt động
thanh toán XNK, nếu NHTM có uy tín sẽ được các NHTM khác chọn làm ngân hàng
đại lý. Nhờ đó, NHTM không chỉ thu thêm được các khoản phí mà còn có thể thu hút
thêm được khách hàng và tạo mối quan hệ lâu dài với các khách hàng xuất khẩu.
- Hệ thống các ngân hàng đại lý:
Việc thiết lập hệ thống ngân hàng đại lý ở nhiều nước trên thế giới sẽ thuận lợi cho
việc giao dịch, giảm rủi ro, tiết kiệm thời gian và chi phí do phải thanh toán qua nhiều
ngân hàng trung gian. Thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực
hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT. Các
NHTM thường chọn ngân hàng đại lý là những ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường

tài chính để tránh ảnh hưởng rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng này.
- Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên TTQT:
Trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất của cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả của dịch vụ thanh toán.
Hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ thanh toán phụ thuộc rất lớn vào khả năng của
nhân viên TTQT trong việc tìm hiểu tình hình hoạt động của khách hàng để đưa ra ý
kiến tư vấn, hỗ trợ khách hàng; nhanh chóng tìm ra sai sót, điểm bất hợp lệ trong
chứng từ thanh toán để sửa chữa kịp thời; phát hiện các chứng từ không hợp lý để
tránh tổn thất cho khách hàng và ngân hàng. Vì thế, nhân viên ngân hàng phải am hiểu
Trang 12

về kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán, hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng mà
mình đang phục vụ và hướng tới phục vụ, linh hoạt trong xử lý tình huống. Bên cạnh
năng lực trình độ, sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo đối với khách hàng của cán bộ, nhân
viên TTQT cũng góp phần gia tăng hình ảnh của ngân hàng và thu hút khách hàng.
- Công nghệ ngân hàng:
Một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của ngân hàng là áp dụng các thành
tựu mới của khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc sử dụng
công nghệ tiên tiến là rất cần thiết để nâng cao tốc độ thanh toán, đẩy nhanh tiến độ xử
lý công việc, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu những sai sót do các thao tác thủ công gây
ra, nhằm phục vụ khách hàng một cách có hiệu quả nhất, cung cấp cho khách hàng
dịch vụ có chất lượng tốt. Từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng giúp ngân hàng có điều
kiện phát triển hoạt động thanh toán XNK, mở rộng thị phần của ngân hàng mình.
Chẳng hạn, việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc trao đổi dữ liệu, sử dụng hệ
thống truyền tin qua mạng SWIFT đã tạo ra những bước nhảy vọt, khắc phục được
những yếu kém, chậm trễ và không an toàn của việc truyền tin qua Telex trước đây.

















Trang 13

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN HÀNG NH
ẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG TMCP B
ẢN VIỆT
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT
3.1.1. Quá trình hình thành và phát tri
ển
Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) trưởng thành từ Ngân hàng
TMCP Gia Định (GiaDinh Bank). Ngân hàng được thành lập từ năm 1992 với tên gọi
Ngân hàng TMCP Gia Định (GiaDinh Bank) theo Giấy phép Thành lập và Hoạt động
số 0025/NH-GP do NHNNVN cấp vào ngày 22/08/1992 và Giấy phép số 576/GP-UB
của Uỷ ban Nhân dân Tp.HCM với số vốn điều lệ ban đầu 5 tỷ đồng.
Ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động với xuất phát điểm là một ngân
hàng nhỏ trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới nền kinh tế. Trải qua gần 20
năm hình thành và phát triển, với lợi thế là một ngân hàng TMCP đô thị, Viet Capital

Bank đã đạt nhiều thành công. Nguồn nhân lực được đào tạo với phong cách chuyên
nghiệp, phục vụ tận tâm. Hệ thống sản phẩm đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của Quý
khách hàng. Trụ sở chính của Ngân hàng đặt tại Quận 1, ngay trung tâm tài chính của
Tp.HCM. Ngoài ra, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng từ Nam
ra Bắc, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, đặc biệt từ ngày 09/01/2012
Ngân hàng chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank).
Ngày 25/08/2011 Viet Capital Bank có vốn điều lệ chính thức là 3.000 tỷ đồng, cùng
với việc thay đổi thương hiệu đã đánh dấu sự chuyển mình và phát triển mới của một
Ngân hàng TMCP đầy tiềm năng.
3.1.2. Chức năng và định hướng phát triển
Cũng như các ngân hàng TMCP khác, Viet Capital Bank hoạt động với ba chức
năng cơ bản: chức năng trung gian tài chính, chức năng tạo tiền và chức năng sản xuất.

Viet Capital Bank đã định ra mục tiêu là cung cấp đầy đủ các sản phẩm - dịch vụ
không chỉ cho Khách hàng Cá nhân, Khách hàng Doanh nghiệp: tiền gửi thanh toán,
tiền gửi tiết kiệm, TTQT, dịch vụ chuyển tiền, tín dụng mà Viet Capital Bank còn
hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các định chế tài chính như:
dịch vụ tài khoản và thanh toán, ngân hàng điện tử, tài trợ thương mại, bao thanh toán,
và các dịch vụ về vốn ngoại tệ, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện đại.
Đến nay, Viet Capital Bank đã tham gia hệ thống SWIFT, thiết lập các quan hệ đại
lý với một số ngân hàng lớn trên 20 nước gồm 310 ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ thống
mạng lưới ngày càng phát triển trải khắp cả nước với 31 chi nhánh và điểm giao dịch,
Trang 14

và đang tiếp tục nâng lên 60 điểm trong năm 2012, với sự quan tâm đầu tư chất lượng
tốt nhất tại mỗi điểm giao dịch, thể hiện khát vọng ngày càng vươn cao của Viet
Capital Bank.
Thực hiện phương châm “Nhanh chóng – tiện lợi – an toàn”, cùng với môi
trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo, Viet
Capital Bank cam kết mang đến sự thoải mái, tiện lợi và an tâm cho Quý khách hàng

trong quá trình giao dịch. Viet Capital Bank mong muốn và tin tưởng rằng Ngân hàng
sẽ trở thành một định chế tài chính tin cậy và uy tín đối với các đối tác, khách hàng.
3.1.3. Ngành nghề kinh doanh chính
Viet Capital Bank hiện có các hoạt động kinh doanh chính sau:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; giấy tờ có giá…
- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển;
- Vay vốn các tổ chức tín dụng khác;
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
- Hợp vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành;
- Phát triển hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại hối trên cơ sở được sự cho
phép của NHNNVN;
- Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác;
- Hoạt động bao thanh toán;
3.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số cán bộ công nhân viên của Viet Capital
Bank là 637 người. Tại trụ sở chính của Viet Capital Bank có 16 phòng ban, mỗi
phòng ban thực hiện các chức năng và mảng công việc riêng, cụ thể có:
- Phòng Nhân sự
- Phòng Hành chánh – Quản trị
- Ban Xây dựng Cơ bản và Phát triển Mạng lưới
- Phòng Kế toán Tài chính
- Phòng Quản lý Tổng hợp
- Phòng Đầu tư
- Phòng Nguồn vốn
- Phòng Marketing
- Phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ
- Phòng Công nghệ Thông tin
- Trung tâm Thẻ

- Phòng Quản lý rủi ro
Trang 15

- Phòng Pháp chế
- Phòng TTQT
- Trung tâm Đào tạo
- Ban triển khai dự án Core-banking
Mỗi phòng nghiệp vụ ở Hội sở do một Trưởng phòng điều hành và có phó phòng
giúp việc. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc toàn bộ các mặt công
tác của phòng trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ được giao.
3.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh (2009-2011)
Trong thời gian qua, Viet Capital Bank đã cố gắng vươn lên nhiều mặt và đạt được
một số kết quả khả quan trên nhiều phương diện, điều này nói lên sự nỗ lực, năng lực
của Hội đồng Quản trị, Ban Điều Hành và của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn hệ
thống Viet Capital Bank, cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Viet Capital Bank
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
2010/2009
(%)
Chênh lệch
2011/2010
(%)

Tổng thu nhập 301.952

585.914

1.634.811

94,04

179,02

Tổng chi phí 229.908

510.775

1.274.771

122,16

149,58

Lợi nhuận trước thuế 72.044

75.139

360.040

4,30

379,17


Lợi nhuận sau thuế 54.627

56.538

269.933

3,50

377,44

Nguồn: Báo cáo Thường niên của Viet Capital Bank.
Qua bảng 3.1 ta nhận thấy, tổng thu nhập Viet Capital Bank qua các năm đã có sự
tăng trưởng vượt bậc từ 301.952 triệu đồng năm 2009 lên 1.634.811 triệu đồng năm
2011, cao gấp 5,41 lần, nguồn thu này không ngừng tăng qua các năm là một tín hiệu
đáng mừng đối với Ngân hàng. Bên cạnh đó, chi phí Ngân hàng cũng gia tăng qua
từng năm, cụ thể là năm 2010 tăng 122,16% so với năm 2009, năm 2011 tăng 149,58%
so với năm 2010. Thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn là nguồn thu chủ yếu của Viet
Capital Bank, và chi phí cho hoạt động huy động vốn (trả lãi tiền gửi) cũng luôn chiếm
tỷ lệ cao trong cơ cấu chi phí của Ngân hàng. Điều này cho thấy Viet Capital Bank rất
quan tâm tới công tác huy động vốn để làm cơ sở mở rộng hoạt động cho vay và đầu
tư.
Với tinh thần cầu thị, hoài bão vươn xa trong giai đoạn phát triển mới, lợi nhuận
sau thuế Viet Capital Bank cũng có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm, thể hiện hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đạt mức cao nhất 269.933 triệu đồng năm
Trang 16

2011, hứa hẹn, Viet Capital Bank sẽ tiếp tục phát triển và đạt mức lợi nhuận tốt hơn
trong quá trình phát triển của mình.
Trong giai đoạn 2009 – 2011, Viet Capital Bank đạt được những kết quả như trên
là do Ngân hàng luôn chú trọng định hướng phát triển các nghiệp vụ có lợi thế và

mang tính cạnh tranh, nâng cao uy tín của Ngân hàng trong nước và quốc tế bằng việc
xây dựng chính sách khách hàng đúng đắn, nâng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hoá công
nghệ ngân hàng, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh.
 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng của các NHTM
nhằm đảm bảo thanh khoản, đảm bảo nguồn vốn để kinh doanh và đây là mảng hoạt
động rất được chú trọng tại Viet Capital Bank.
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn của Viet Capital Bank
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn huy động 2.189.702

6.076.269

13.290.366

Tiền gửi của TCKT và dân cư 1.608.899

3.903.600

9.668.463

Tiền gửi của TCTD 580.803

2.172.669

3.621.903

Nguồn: Báo cáo Thường niên của Viet Capital Bank.
Chỉ tiêu

Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
Tổng nguồn vốn huy động 3.886.567

177,49

7.214.097

118,73

Tiền gửi của TCKT và dân cư 2.294.701

142,63

5.764.863

147,68

Tiền gửi của TCTD 1.591.866

274,08

1.449.234

66,70

Qua bảng số liệu về hoạt động huy động vốn của Viet Capital Bank ta thấy hoạt
động huy động vốn của Viet Capital Bank luôn đạt ở mức cao qua các năm. Năm 2010
tổng nguồn vốn huy động tăng 177,49% so với năm 2009, năm 2011 tổng nguồn vốn
huy động tăng 118,73% so với năm 2010. Trong cơ cấu tổng vốn huy động của Ngân

hàng, huy động vốn thị trường I (các TCKT và dân cư) chiếm tỷ trọng cao và tăng liên
tục, từ 1.608.899 triệu đồng năm 2009, lên 3.903.600 triệu đồng năm 2010 và đạt
9.668.463 triệu đồng năm 2011.
Năm 2011 – năm khó khăn của các TCTD nói chung và của Viet Capital Bank nói
riêng, Viet Capital Bank vừa tuân thủ nghiêm túc Chỉ thị 02 của Ngân hàng Nhà nước,
vừa chủ động theo sát và bắt kịp thị trường, áp dụng các chính sách lãi suất huy động
đảm bảo phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước đồng thời đảm bảo lợi ích
cao nhất cho khách hàng. Viet Capital Bank đã triển khai nhiều sản phẩm huy động
Trang 17

mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng, không ngừng cải tiến các sản phẩm và
dịch vụ hiện có song song với việc tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng,
chương trình khuyến mại với nhiều lợi ích thiết thực. Với những nỗ lực đó, Viet
Capital Bank đã đạt được kết quả về nguồn vốn huy động ngày càng lớn về cả quy mô
và tốc độ.
 So sánh với ngân hàng TMCP Đại Tín và ngân hàng TMCP Nam Việt
Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn của Viet Capital Bank, TrustBank và Navibank
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
2010/2009
(%)
Chênh lệch
2011/2010

(%)
Viet Capital Bank

2.189.702

6.076.269

13.290.366

177,49

118,73

TrustBank 6.862.808

16.251.024

18.489.975

136,80

13,78

Navibank 16.746.217

16.719.121

18.557.809

(0,16)


11,00

Nguồn: Báo cáo Tài chính của Viet Capital Bank, TrustBank và Navibank
Năm 2009 – 2011, tổng vốn huy động Viet Capital Bank và TrustBank đều có tốc
độ tăng trưởng cao; riêng Navibank tuy vốn huy động lớn hơn Viet Capital Bank và
TrustBank nhưng tốc độ tăng trưởng không đều, cụ thể năm 2010 giảm 0,16% so với
năm 2009 và năm 2011 chỉ tăng 11% so với năm 2010 là do trên cơ sở ý kiến chỉ đạo
của Hội đồng quản trị, Navibank đã quyết định tạm gác mục tiêu tăng trưởng nhanh để
tập trung cho mục tiêu củng cố hoạt động, duy trì sự ổn định, an toàn và nâng cao tính
hiệu quả lâu dài trong hoạt động kinh doanh; riêng năm 2010 do Navibank gặp một số
vướng mắc về thủ tục trong việc tăng vốn điều lệ nên trong suốt 10 tháng đầu năm
2010, Ngân hàng không thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch nên hoạt
động huy động vốn và các hoạt động khác của Navibank có phần giảm so với năm
2009.
So với Viet Capital Bank thì TrustBank luôn có nguồn vốn huy động lớn hơn.
Nhưng xét về tốc độ, vốn huy động Viet Capital Bank tăng đều và ổn định hơn. Điều
này thể hiện sự tập trung khai thác tối đa nguồn lực để duy trì và phát triển sản phẩm
truyền thống của Viet Capital Bank.


Hoạt động sử dụng vốn
Là hoạt động kinh doanh chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Viet Capital Bank, quyết
định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
Với nguồn vốn huy động ngày càng tăng trưởng, trong những năm gần đây hoạt
động đầu tư và cho vay của Viet Capital Bank đang không ngừng mở rộng.
Trang 18

Bảng 3.4: Tình hình sử dụng vốn của Viet Capital Bank
ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ cho vay 2.354.882

3.662.841

4.380.300

TCKT và dân cư 2.314.882

3.662.841

4.380.300

TCTD 40.000

0

0

Đầu tư 112.403

1.463.020

5.869.226

Chứng khoán nợ 19.250

1.368.000

5.773.915


Chứng khoán vốn 93.153

95.020

95.311

Nguồn: Báo cáo Thường niên của Viet Capital Bank.
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
Dư nợ cho vay 1.307.959

55,54

717.459

19,59

TCKT và dân cư 1.347.959

58,23

717.459

19,59

TCTD (40.000)

(100)


0

0,00

Đầu tư 1.350.617

1201,58

4.406.206

301,17

Chứng khoán nợ 1.348.750

7006,49

4.405.915

322,07

Chứng khoán vốn 1.867

2,00

291

0,31

Trong giai đoạn qua, Viet Capital Bank đã tập trung mở rộng mạng lưới hoạt

động, tận dụng các thế mạnh về lãi suất, chú trọng đến chất lượng phục vụ nên đã góp
phần đẩy nhanh dư nợ cho vay của Ngân hàng. Cụ thể, dư nợ cho vay năm 2010 tăng
1.307.959 triệu đồng tương đương với 55,54% so với năm 2009, năm 2011 tăng
19,59% tức 717.459 triệu đồng so với năm 2010. Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng
nhìn chung tăng qua các năm, chủ yếu do dư nợ cho vay thị trường I (các TCKT và
dân cư) tăng và chiếm tỷ trọng cao, cụ thể năm 2010 tăng 58,23% so với năm 2009,
năm 2011 tăng 19,59% so với năm 2010. Tuy nhiên, mức độ tăng dư nợ cũng đặt ra
nhiều thách thức cho Ngân hàng, đó là trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, nhất là
đối với cán bộ tín dụng phải nắm bắt kịp thời tình hình phát triển kinh tế xã hội, hiểu
rõ tình hình vay vốn của khách hàng trên địa bàn…Như vậy mới có thể hạn chế một
phần nào rủi ro đến mức thấp nhất. Vì khi tín dụng tăng trưởng càng nhiều thì rủi ro tín
dụng càng cao.
Vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư một cách an toàn vào các thành phần
kinh tế qua các năm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng ổn định và vững chắc. Năm 2010
con số đầu tư chứng khoán nợ đạt tới 1.368.000 triệu đồng, tăng 1.348.750 triệu đồng
(7006,49%) so với năm 2009, do đó tổng vốn đầu tư tăng cao và đạt 1.463.020 triệu
đồng; trong khi đó chứng khoán vốn chỉ tăng 2,00% so với năm 2009. So với năm
2010, năm 2011 tổng đầu tư Viet Capital Bank tăng trưởng cao, đạt 5.869.226 triệu
Trang 19

đồng, trong đó đầu tư chứng khoán vốn đạt 95.311 triệu đồng, tăng nhẹ 0,31 %; chứng
khoán vốn lại tăng mạnh 322,07% so với năm 2010.
 So sánh với ngân hàng TMCP Đại Tín và ngân hàng TMCP Nam Việt
Bảng 3.5: Tình hình sử dụng vốn của Viet Capital Bank, TrustBank và Navibank
ĐVT: triệu đồng
Dư nợ cho vay
Năm
2009
Năm
2010

Năm
2011
Chênh lệch
2010/2009
(%)
Chênh lệch
2011/2010
(%)
Viet Capital Bank

2.354.882

3.662.841

4.380.300

55,54

19,59

TrustBank 5.213.996

10.051.910

11.997.867

92,79

19,36


Navibank 9.959.607

10.766.555

12.914.682

8,10

19,95

Nguồn: Báo cáo Tài chính của Viet Capital Bank, TrustBank và Navibank
Quan sát bảng 3.5, ta nhận thấy 2009 – 2011 dư nợ cho vay của Viet Capital Bank,
TrustBank và Navibank đều tăng trưởng qua các năm. Điều này chứng tỏ các Ngân
hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tăng trưởng tín dụng và luôn có sự
điều chỉnh về chính sách tín dụng cho phù hợp với những diễn biến của thị trường,
đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng.
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay của Viet Capital Bank cao hơn so với TrustBank,
thể hiện khả năng cho vay và tìm kiếm khách hàng của Viet Capital Bank ổn định và
có hiệu quả. Trong khi đó, dư nợ cho vay của Navibank cao hơn Viet Capital Bank và
TrustBank nhưng tỷ lệ tăng trưởng chậm; điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược
phát triển của Navibank. Tuy nhiên, năm 2011 mức tăng trưởng dư nợ cho vay của các
Ngân hàng này có sự chững lại, là do việc áp dụng chung tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
20% và quy định về tỷ lệ cho vay các lĩnh vực phi sản xuất đến cuối năm phải đạt là
16% .Trong bối cảnh đó, các Ngân hàng chỉ tập trung giải ngân cho nhóm khách hàng
sản xuất kinh doanh có hiệu quả song song với việc tăng cường công tác kiểm soát
chất lượng tín dụng và thu hồi nợ phi sản xuất.
ĐVT: triệu đồng
Đầu tư
Năm
2009

Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
2010/2009
(%)
Chênh lệch
2011/2010
(%)
Viet Capital Bank 112.403

1.463.020

5.859.226

1201,58

300,49

TrustBank 711.444

3.453.685

4.435.745

385,45

28,44


Navibank 2.474.775

2.406.185

2.570.452

(2,77)

6,83

Nguồn: Báo cáo Tài chính của Viet Capital Bank, TrustBank và Navibank

×