Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Chỉ dẫn thi công nâng cấp hệ thống thủy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 70 trang )

Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
THÀNH PHẦN HỒ SƠ
TIỂU DỰ ÁN : NÂNG CẤP HỆ HTTL HỒ BẢN CHÀNH, HUYỆN LỘC BÌNH
HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN
Giai đoạn: Thiết kế BVTC - TDT
TẬP 1 : BÁO CÁO TÓM TẮT
TẬP 2 : BÁO CÁO CHÍNH
TẬP 3 : CÁC BÁO CÁO CHUYÊN NGHÀNH
Quyển 3.1 : Báo cáo khảo sát địa hình.
Quyển 3.2 : Báo cáo địa chất công trình.
Quyển 3.3 : Phụ lục tính toán thủy công
TẬP 4 : CÁC TẬP BẢN VẼ
Quyển 4.1 : Các bản vẽ kênh và công trình trên kênh
Quyển 4.2 : Các bản vẽ đường Quản lí vận hành
TẬP 5 : DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TẬP 6 : CHỈ DẪN KĨ THUẬT THI CÔNG
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 1
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT
Ti u d án: Nâng c p h th ng th y l i h B n Ch nh huy n L cể ự ấ ệ ố ủ ợ ồ ả à ệ ộ
Bình 2 1
1.1. GI I THI U CHUNGỚ Ệ 1
1.1.1. Nhi m v công trìnhệ ụ 1
1.1.2. Quy mô công trình 1
Ti u d án: Nâng c p h th ng th y l i h B n Ch nh huy n L cể ự ấ ệ ố ủ ợ ồ ả à ệ ộ
Bình 6 1
1.1.3. Quy nh áp d ngđị ụ 3
1.2. NH NG C N C V C S L P CH D N THI CÔNGỮ Ă Ứ À Ơ Ở Ậ Ỉ Ẫ 3


1.2.1. Các v n b n, quy nh liên quan n thi t kă ả đị đế ế ế 4
1.2.2. Các tiêu chu n, quy ph m áp d ngẩ ạ ụ 5
2.1. C I M T NHIÊNĐẶ ĐỂ Ự 8
2.1.1. a hìnhĐị 8
2.1.2. a ch t v a ch t th y v nĐị ấ àđị ấ ủ ă 8
Ti u d án: Nâng c p h th ng th y l i h B n Ch nh huy n L cể ự ấ ệ ố ủ ợ ồ ả à ệ ộ
Bình 11 8
2.1.3. Khí h u, khí t ng v th y v nậ ượ à ủ ă 9
2.2. C I M KINH T , X H I V C S H T NGĐẶ ĐỂ Ế Ã Ộ À Ơ Ở Ạ Ầ 10
2.2.1. c i m kinh t , xã h iĐặ để ế ộ 10
2.2.2. c i m c s h t ngĐặ để ơ ở ạ ầ 10
2.2.3. Giao thông v thông tin liên l cà ạ 10
2.3. C I M V I U KI N THI CÔNG CÔNG TRÌNHĐẶ ĐỂ ÀĐỀ Ệ 11
3.1. D N DÒNG THI CÔNGẪ 11
3.2. KHAI TH C V T LI U X Y D NG T I CHÁ Ậ Ệ Â Ự Ạ Ỗ 11
3.2.1. V t li u tậ ệ đấ 11
3.2.2. V t li u cát, s iậ ệ ỏ 11
3.2.3. V t li u khácậ ệ 11
3.3. YÊU C U K THU T THI CÔNG KÊNHẦ Ỹ Ậ 11
3.3.1. Yêu c u chungầ 11
3.3.2. Công tác chu n b thi côngẩ ị 11
Ti u d án: Nâng c p h th ng th y l i h B n Ch nh huy n L cể ự ấ ệ ố ủ ợ ồ ả à ệ ộ
Bình 67 11
3.4. CÔNG T C THI CÔNG KÊNH V CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH.Á À 12
3.4.1. Công tác o t.đà đấ 12
3.4.2. Công tác p t.đắ đấ 14
3.4.3. Thi công mái kênh v áo kênh.à 17
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 2
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo

3.4.4. An to n lao ng v b o v môi tr ng trong thi công kênh v công trình à độ à ả ệ ườ à
trên kênh 17
3.4.5. o c ki m tra v nghi m thuĐ đạ ể à ệ 18
3.5. CÔNG T C THI CÔNG X Y L T KÊNH V C C CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH.Á Â Á À Á . .20
3.5.1. Yêu c u chungầ 20
3.5.2. V t li uậ ệ 20
3.5.3. Th c hi nự ệ 25
3.6. CÔNG T C THI CÔNG BÊ TÔNG KÊNH V C C CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH.Á À Á . 27
3.6.1.C p pha v giáoố àđà 27
3.6.2. C t thépố 31
3.6.3. S n xu t h n h p bê tôngả ấ ỗ ợ 40
3.6.4. , san v m bê tôngĐổ àđầ 50
3.6.5. Bê tông úc s nđ ẵ 55
3.6.6. B o v v b o d ng bê tôngả ệ à ả ưỡ 56
3.6.7. Ki m tra v nghi m thuể à ệ 57
3.6.8. An to n lao ng trong thi công bê tôngà độ 62
3.7. CÔNG T C THI CÔNG KH CÁ Á 63
3.7.1. Công tác l m ngà đườ 63
3.7.2. Công tác l m kh p n i kênh v công trình trên kênh.à ớ ố à 63
4.1. AN TO N LAO NGÀ ĐỘ 64
4.2. PHÒNG CH NG CH Y NỐ Á Ổ 65
4.3. B O V MÔI TR NGẢ Ệ ƯỜ 65
4.3.1. Môi tr ng r ng u ngu nườ ừ đầ ồ 65
4.3.2. Môi tr ng n cườ ướ 65
4.3.3. Môi tr ng không khíườ 65
4.3.4. Môi tr ng ti ng nườ ế ồ 66
4.3.5. Môi tr ng kinh t - xã h iườ ế ộ 66

Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 3
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.

Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
CHƯƠNG 1
TỔNG QUÁT
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.1. Nhiệm vụ công trình
Hệ thống thuỷ lợi Bản Chành huyện Lộc Bình có vị trí quan trọng trong việc
phát triển nông nghiệp của 02 xã Lợi Bác và Đông Quan của huyện Lộc Bình
với 755 hộ, trong đó nhân dân chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng sẽ được
hưởng lợi trực tiếp từ dự án. Ngoài ra còn có hàng trăm người của các vùng lân
cận sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc bình ổn giá cả lương thực trong vùng,
gia tăng sản suất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cải thiện
thu nhập từ nông sản và giảm tổn thương do các yếu tố bên ngoài như mưa, lũ,
hạn hán và xói mòn. Khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên đất và nước
khu vực, tăng năng suất trên một ha gieo trồng và giao thông đi lại.
Theo quyết định phê duyệt số 782/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 của Chủ tịch
UBND tỉnh Lạng Sơn thì tiểu dự án : Nâng cấp, sửa chữa hệ thống thủy lợi hồ
Bản Chành có nhiệm vụ :
+ Xây dựng đồng bộ hệ thống kênh chính và kênh nhánh lấy nước từ hồ Bản
Chành bảo đảm tưới cho 212 ha đất canh tác nông nghiệp.
+ Cải thiện môi trường sinh thái đảm bảo xanh sạch đẹp
+ Xây dựng đường quản lý vận hành kết hợp giao thông đi lại cho nhân dân
trong vùng Tiểu dự án và các vùng lân cận.
+ Một số công trình trên kênh sau khi xây dựng, sẽ làm nhiệm vụ chống xói
mòn đất sản xuất trong mùa mưa, đảm bảo chống hạn cho cây trồng trong mùa
nắng nóng.
+ Tận dụng nguồn nước để đưa vào nuôi trồng Thuỷ sản (Tôm, cá )
1.1.2. Quy mô công trình
a. Kênh và công trình trên kênh
Hình thức kênh hở, được xây dựng với mặt cắt ngang hình chữ nhật. Kết cấu
bằng bê tông đổ tại chỗ M200, tường kênh dày từ (12-15)cm, dọc theo chiều dài

tuyến cứ 10 m có 1 khớp nối bao tải nhựa đường
Bản đáy kênh bằng bê tông M200 dày từ (12-15)cm, phía dưới được lót bạt xác
rắn.
Bờ kênh đắp đất đồi đầm chặt đạt γ >= 1,50 T/m
3
, bề rộng bờ kênh Bk = (0,8-
1,0)m, khối lượng đất đào kênh được đắp vào bờ kênh.
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 1
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Vin Thy in v nng lng tỏi to
Cỏc cu mỏng trờn kờnh lm bng BTCT M200, vi mt ct ngang hỡnh ch
nht, thnh cu mỏng dy 15 cm, 1 nhp cu mỏng di 11.75m, khp ni l PVC
KN 92. Tr cu mỏng lm bng tr kộp cú tit din 2x25x25cm. Cu mỏng cú
tm np bng BTCT M200 dy 12cm thun tin cho vic i li qun lớ vn
hnh sau ny.
Cỏc cng iu tit trờn kờnh chớnh, cng ly nc u kờnh, cng qua ng
c xõy dng vi kt cu BT hoc BTCT M200. Cng iu tit trờn kờnh
chớnh, cng ly nc u kờnh cú ca van bng BTCT M200 iu tit lu
lng nc ly vo kờnh dựng mỏy úng m V1.
Cng ly nc dựng ng nha PVC cú ng kớnh D90.
b. Tuyn ng Qun lý vn hnh
Nõng cp 2,176 Km ng giao thụng t tnh l 237 vo u mi ca cụng trỡnh
thu li Bn Chnh, thit k theo tiờu chun ng giao thụng nụng thụn loi A,
i theo tuyn ng c
+ B rng nn ng Bnn = 5m.
+ B rng mt ng Bmt = 3.5m.
+ B rng l ng: Bl = 2x0.75m.
+Rónh thoỏt nc hai bờn ng mt ct hỡnh thang kớch thc
(BxH)=(0.4x0.4),m =1
+ Eyc=80Mpa

Kt cu mt ng gm cỏc lp t trờn xung:
+ Lỏng nha 2 lp 3.0kg/m
2
.
+ Ti nha dớnh bỏm 1 kg/m
2
.
+ Cp phi ỏ dm loi 1 dy 14cm.
+ Cp phi ỏ dm loi 2 dy 16cm.
+ Nn t lu lốn K>=0.95
Đất đắp K>=0.95
Vét hữu cơ dày 20cm
1
:
1
.
5
Đánh cấp B=1.0m
Mặt cắt đại diện đ ờng quản lý
500
75 350/2
5
%
3
%
350/2
3
%
5
%

75
1
:
1
1
:
1
40
40
40
120
Đào rãnh
Tiu d ỏn: Nõng cp h thng thy li h Bn Chnh huyn Lc Bỡnh 2
Tp 6: Bỏo cỏo ch dn thi cụng.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
Công trình trên tuyến: Làm mới 06 cống bản B=0,75m, 01 cống bản B=1,0m,
01 cống tròn ĐK=1,0m, 01 cống tròn ĐK=1,5m, 01 cống bản B=2,0m giữ
nguyên.
Các thông số thiết kế kỹ thuật được áp dụng như sau:
+ Tần suất thiết kế cống P = 4%.
+ Tải trọng thiết kế công trình : H13 - X60
Đường bờ kênh kết hợp làm đường QLVH : Bờ kênh đắp đất đồi đầm chặt đạt γ
>= 1,50T/m
3
, bề rộng bờ kênh Bk = (0,8-1,0)m, khối lượng đất đào kênh được
đắp vào bờ kênh.
1.1.3. Quy định áp dụng
Trước khi thi công, nhà thầu xây lát (NTXL) phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế
được duyệt, điều kiện thi công thực tế của công trình để lập thiết kế biện pháp
thi công, quy trình thi công cụ thể và tiến độ thi công cho từng hạng mục, trình

chủ đầu tư (CĐT) xét duyệt.
Trong khi thi công, NTXL phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thiết kế đề ra
trong hồ sơ thiết kế và các quy định trong Chỉ dẫn thi công này. Nếu phát hiện
thấy những vấn đề có nguy hại đến sự an toàn hoặc giảm hiệu ích của công trình
hoặc đồ án thiết kế có những chỗ không phù hợp với điều kiện thực tế của công
trình, NTXL phải cùng tư vấn giám sát (TVGS) kiến nghị với CĐT để có biện
pháp xử lý. Trong thời gian chờ ý kiến của CĐT, NTXL phải có những biện
pháp phòng ngừa kịp thời không để xảy ra các tình huống gây bất lợi đến an
toàn và chất lượng công trình.
NTXL phải căn cứ vào điều kiện thực tế của công trình, các yêu cầu về chất
lượng để chọn các máy móc và thiết bị thi công thích hợp sao cho đảm bảo chất
lượng và tiến độ xây dựng đồng thời phải tổ chức quản lý chất lượng trong tất
cả các khâu của sản xuất, tuân thủ đúng Luật xây dựng và quy định chi tiết thi
hành, các tiêu chuẩn quy trình quy phạm, văn bản pháp luật hiện hành có liên
quan của Nhà nước và của ngành.
Trong mọi hoàn cảnh và trong mọi trường hợp, NTXL luôn luôn là người duy
nhất tự chịu trách nhiệm về an toàn lao động trong xây lắp cho dù vấn đề này có
hay không được nêu ra trong thiết kế hoặc chỉ dẫn của tư vấn thiết kế (TVTK).
Chỉ dẫn thi công này có thể được điều chỉnh hay bổ sung trong quá trình thi
công. Mọi vấn đề chưa được đề cập hoặc chưa tương thích trong Chỉ dẫn thi
công này phải được NTXL trình CĐT và TVGS để thoả thuận và không được
phép áp dụng khi chưa được thoả thuận.
1.2. NHỮNG CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ LẬP CHỈ DẪN THI CÔNG
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 3
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
1.2.1. Các văn bản, quy định liên quan đến thiết kế
- Căn cứ Quyết định số 1029/QĐ-BNN-KH ngày 19/5/2011 của bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể dự
án: Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc vốn

vay ADB, khoản vay 2682-2683 VIE(SF).
- Căn cứ Quyết định số 2881/QĐ-BNN-KH ngày 13/11/2012 của bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch
tổng thể dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững nông thôn các tỉnh miền núi
phía Bắc”.
- Căn cứ Quyết định số 782/QĐ - UBND ngày 10/6/2013 của Chủ tịch UBND
tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt tiểu dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản
Chành huyện Lộc Bình thuộc dự án Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững nông thôn
các tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh Lạng Sơn.
- Căn cứ Quyết định số 541/QĐ - SNN ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Giám
đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về việc phê duyệt kết chỉ định thầu
gói thầu tư vấn khảo sát thiết kến BVTC - TDT tiểu dự án Nâng cấp hệ thống
thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình thuộc dự án Phát triển cơ sở hạ tầng bền
vững nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh Lạng Sơn.
- Căn cứ Hợp đồng số số 43/2013/HĐTV - TKTC ngày 03/10/2013 giữa Viện
Thủy điện và năng lượng tái tạo với Ban quản lý dự án Phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía bắc tỉnh Lạng Sơn về việc “Tư vấn
thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình tiểu dự án nâng cấp hệ thống thủy
lợi hồ Bản Chành, huyện Lộc Bình”.
- Căn cứ Luật Tài nguyên và môi trường
- Căn cứ vào Luật Xây dựng số 16/2003 QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2009 của Chính phủ về việc
sửa đổi một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của
Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP;
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi,

bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 4
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
- Các luật và nghị định khác có liên quan.
1.2.2. Các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng
- QCVN 04 – 02 : 2010/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Về Thành
phần, nội dung hồ sơ Thiết kế kĩ thuật và thiết kế bản vẽ thi công Công trình
thủy lợi.
- QCVN 04 – 05 : 2011/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công trình
thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế.
- TCVN 4118: 2012 - Hệ thống tưới tiêu yêu cầu thiết
- TCVN 4253: 2012 - Nền các công trình thủy công yêu cầu thiết kế
- TCVN 8299:2009 - Công trình thủy lợi. Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế cửa
van, khe van bằng thép
- TCVN 8301:2009 - Công trình thủy lợi. Máy đóng mở kiểu vít. Yêu cầu thiết
kế, kỹ thuật trong chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu
- TCVN 8304:2009 - Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi
- TCVN 8217:2009 - Đất xây dựng công trình thủy lợi. Phân loại
- TCVN 8218:2009 - Bê tông thủy công. Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 8219:2009- Hỗn hợp bê tông thủy công và bê tông thủy công. Phương
pháp thử
- TCVN 8223:2009- Công trình thủy lợi. Các quy định chủ yếu về đo địa hình,
xác định tim kênh và công trình trên kênh
- TCVN 8224:2009 - Công trình thủy lợi. Các quy định chủ yếu về lưới khống
chế mặt bằng địa hình
- TCVN 8225:2009 - Công trình thủy lợi. Các quy định chủ yếu về lưới khống

chế cao độ địa hình
- TCVN 8226:2009 - Công trình thủy lợi. Các quy định chủ yếu về khảo sát
mặt cắt và bình đồ địa hình các tỷ lệ từ 1/200 đến 1/5000
- TCVN 8412:2010 - Công trình thủy lợi – Hướng dẫn lập quy trình vận hành
- TCVN 8422:2010 - Công trình thuỷ lợi – Thiết kế tầng lọc ngược công trình
thuỷ công.
- TCVN 2737 – 1995 : Tải trọng và tác động
- TCVN 9150 : 2012: Công trình thủy lợi – Cầu máng vỏ mỏng xi măng lưới
thép – Hướng dẫn tính toán thiết kế kết cấu
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 5
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
- 22 TCN 210 – 92 : Đường Giao thông nông thôn – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4453 : 1998, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm
thi công và nghiệm thu;
- TCVN 8228 : 2009: Hỗn hơp Bê tông thủy công- Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 6260:2009, Xi măng pooclăng hỗn hợp. Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 2682:2009, Xi măng pooclăng. Yêu cầu kỹ thuật.
- QCVN 02:2008/BCT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản,
vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp
- TCVN 5308 – 91. Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
- Thông tư 22/2010/TT-BXD ngày 3/12/2010 của Bộ xây dựng quy định về an
toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
- TCXDVN 239: 2006“Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên
kết cấu công trình”
- TCVN 3105-1993. Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và
bảo dưỡng mẫu thử
- Các Quy định chủ yếu về thiết kế, vật liệu, thi công và vận hành công trình
khác.
Ngoài các tiêu chuẩn và quy định nêu trên, trong trường hợp cần thiết NTXL có

thể thực hiện các biện pháp bổ sung để đảm bảo an toàn lao động trong xây lắp
và phù hợp với thiết bị, công nghệ thi công thực tế áp dụng cho công trình.
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 6
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
CHƯƠNG 2
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
ĐẾN THI CÔNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.1.1. Địa hình
Tiểu dự án thuộc huyện Lộc Bình nằm cách thành phố Lạng Sơn 24 km về phía
đông có ranh giới: Phía Bắc huyện Lộc Bình giáp huyện Cao Lộc, phía Nam
giáp huyện Đình Lập và tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Chi Lăng và phía
Đông giáp với Trung Quốc.
Lộc Bình có 29 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn Na Dương, Lộc Bình và 27
xã: Ái Quốc, Xuân Dương, Hữu Lân, Nam Quan, Minh Phát, Đông Quan, Hiệp
Hạ, Xuân Tịnh, Như Khuê, Nhượng Bạn, Quan Bản, Lục Thôn, Vân Mộng,
Bằng Khánh, Xuân Lễ, Xuân Mãn, Đồng Bục, Hữu Khánh, Mẫu Sơn, Yên
Khoái, Tú Mịch, Tú Đoạn, Khuất Xá, Tam Gia, Tĩnh Bắc, Sàn Viên và Lợi Bác.
Toạ độ địa lý vùng Tiểu dự án vào khoảng.
21
o
51’ 68” Vĩ độ Bắc; 106
o
52’ 32” Kinh độ Đông
Vùng Tiểu dự án có những dãy núi cao, đồi bát úp xen giữa những dải đất bằng
bị chia cắt mạnh. Cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn với độ cao 1.541m so với mực
nước biển. Địa hình Lộc Bình thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Các dãy
núi, đồi hai bên sông Kỳ Cùng thấp dần về lòng sông tạo ra những vùng đất
bằng, đồi thoải, độ cao trung bình từ 150 - 350m.

Kênh và các công trình trên kênh chạy ven các sường núi có độ dốc lớn, suối
ngắn, khả năng gây lũ lớn nên rất bất lợi về mặt an toàn công trình.
2.1.2. Địa chất và địa chất thủy văn
Địa tầng địa chất khu vực : theo Bản đồ địa chất tỷ lệ 1 : 200 000, tờ Lạng Sơn
(F-48-XXIII) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xuất bản năm 2000 thì khu
vực dự án thuộc vùng đá sét than, bột kết, cát kết Neogen-Hệ tầng Na Dương.
Thành phần thạch học của hệ tầng chủ yếu gồm: sét than, bột kết, cát kết. Các
đá phần lớn có màu xám đen, xám nâu. Chúng có cấu tạo phân lớp. Các thành
tạo địa chất hiện đại (Q) gồm tàn sườn tích (edQ) phân bố trên các sườn đồi núi
với chiều dày từ vài m đến trên 5m. Pha tích (pQ) trên các cánh đồng trước núi
dày đến trên 10m. Bồi lũ tích (aQ) trên các lòng sông suối, thềm, bãi bồi dày từ
vài m đến trên 5m.
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 8
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
Cấu tạo địa chất : trong phạm vi khu vực dự án thuộc tờ Lạng Sơn (F-48-XXIII)
tỷ lệ 1:200000 hình thành nhiều đứt gãy kiến tạo. Trong đó, đứt gãy hướng Tây
Bắc – Đông Nam chiếm chủ yếu. Đứt gãy Cao Bằng-Tiên Yên là đứt gãy lớn
(bậc 1) chạy qua khu vực gần dọc theo Quốc lộ 4B, cách khu vực dự án gần
nhất khoảng 5km về phía đông bắc.
Thông số động đất áp dụng cho dự án : Tteo QCVN 02 : 2009/BXD do Viện
Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi
trường trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành thì khu vực dự án Nâng cấp hệ thống
thủy lợi Hồ Bản Chành thuộc địa danh huyện Lộc Bình, có đỉnh gia tốc nền
tham chiếu trên nền loại A (chu kỳ lặp lại 500 năm) lấy theo Thị Trấn Lộc Bình:
agR = 0,7904 m/s
2
, tương ứng động đất cấp VII (Thang MSK-64).
2.1.3. Khí hậu, khí tượng và thủy văn
- Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu miền Bắc Việt Nam, Khí hậu
phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự
phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh
trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch
đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng : Nhiệt độ không khí trung bình năm
khoảng 15-23
0
C. Vùng núi vừa và cao 500 m trở lên, nhiệt độ trung bình năm <
21
0
C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 - 1600mm. Độ ẩm tuơng đối
trung bình năm 80 - 85%. Luợng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời.
Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ. Huớng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn
vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa
Lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ
gió nói chung không lớn, trung bình đạt từ 0,8 - 2 m/s song phân hoá không đều
giữa các vùng trong tỉnh.
- Đặc điểm thuỷ văn:
Mùa mưa thường xuất hiện từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 9 với tổng lượng
chiếm (60÷70)% cả năm, còn các tháng mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10 lượng
mưa nhỏ chỉ chiếm (20÷30)%. Dòng chảy mùa cạn xuất hiện từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau. Lượng nước mùa cạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ là thời kỳ khô hạn
cây trồng cần nước nhất.
Tình hình hệ thống sông ngòi: Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trung
bình đến khá dày, qua địa phận có các sông chính là: Sông Kỳ Cùng. Bắt nguồn
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 9
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, chảy về lưu vực sông
Tây Giang Trung Quốc.Độ dài : 243 km. Diện tích lưu vực: 6660 km

2

2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
2.2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Lộc Bình là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Sán Chỉ, Dao,
Hoa…
Người Nùng ở huyện Lộc Bình thường làm nhà trình tường, kèo nhà được đặt
trực tiếp lên tường nhà, nhà đất thường nhỏ hơn nhà sàn và có sân, hiên. Nhà
thường chỉ có 2 mái và lợp ngói âm dương hoặc ngói và dựng ở những khu đất
cao, lưng chừng đồi. Người Nùng sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và ngô,
người Nùng trồng lúa nước ở các vùng khe dọc kết hợp với lúa nương trên các
sườn đồi. Ngoài ra, họ còn trồng cây ăn quả như quýt, hồng ngoài nghề nông,
người Nùng còn có nghề thủ công như dệt vải, làm mộc, đan lát và nghề rèn,
nghề gốm…Người Nùng thường mặc y phục nhuộm chàm, ít hoạ tiết trang trí.
Xã Lợi Bác và Đông Quan có tổng số người hưởng lợi là 2.726 người, chủ yếu
là dân tộc thiểu số 2.699 người, chiếm 99%. Theo số liệu của Sở Lao Động
Thương Binh Xã hội, có 821 người nghèo, chiếm 30,1%. Do đặc thù địa hình
miền núi, dân dân trong khu vực sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và làm
nương rẫy, trình độ canh tác còn thấp, chưa ấp dụng các tiến bộ khoa học, các
công nghệ tiên tiến vào sản xuất, dẫn đến thu nhập bình quân trên đầu người còn
ở mức thấp. Xuất phát từ những hạn chế nêu trên nên kinh tế còn nhiều khó
khăn, đời sống văn hoá-xã hội còn nhiều hạn chế, việc đầu tư cho các cơ sở hạ
tầng đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi là hết sức cần thiết và cấp bách để nâng cao
mức sống của người dân trong vùng.
2.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Các cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện, thông tin liên
lạc, đường điện, đường giao thông trong vùng dự án đã có tương đối đầy đủ.
2.2.3. Giao thông và thông tin liên lạc
Hệ thống đường giao thông khu vực dự án khá thuận lợi:
+ Đường đến công trình hiện tại đã có đường quốc lộ 1A tới thành phố Lạng

Sơn, quốc lộ 4B tới Na Dương và đường tỉnh lộ 237 nối tới vùng xây dựng công
trình.
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 10
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
+ Khu vực xây dựng công trình cách trung tâm huyện Lộc Bình 11 km, hiện tại
từ Quốc lộ 4B vào công trình theo đường tỉnh lộ 237 là 3 km. Hệ thống đường
liên huyện xã trong khu vực khá phát triển.
Hệ thống đường trong khu vực đã có sẵn, các loại vật liệu và thiết bị cần vận
chuyển có trọng lượng không lớn có thể tháo lắp được nên trong quá trình thi
công khá thuận lợi.
2.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Hệ thống kênh có địa chất kênh tương đối tốt, kết cấu công trình đơn giản dễ thi
công, phân bố trên diện rộng. Các công trình trên kênh nằm rải rác dọc tuyến
kênh nên việc thi công có nhiều thuận lợi. Với các điều kiện trên, có thể thi
công theo phương pháp thi công đồng thời từng lô thầu theo phương pháp cuốn
chiếu từ đầu kênh đến cuối kênh. Trong hệ thống kênh có thể thi công nhiều
công trình trên kênh, nhiều đoạn kênh cùng thời điểm để đẩy nhanh tiến độ thi
công. Tuy nhiên, do các tuyến kênh trải dài trên diện rộng nên việc bố trí mặt
bằng thi công, quản lý theo dõi giám sát công trình bị phân tán và gặp khó
khăn. Trong từng đoạn kênh nhà thầu cần tổ chức thi công thật khoa học và hợp
lý sao cho có thể tận dụng đất đào để đắp trực tiếp nhiều nhất hạn chế thấp nhất
việc phải vận chuyển đất đào ra bãi trữ rồi lại xúc vận chuyển về đắp, nhất là
đối với những đoạn kênh hộp để giảm giá thành công trình và giảm khối lượng
đền bù giải phóng mặt bằng bãi trữ.
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 11
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
CHƯƠNG 3
CHỈ DẪN BIỆN PHÁP THI CÔNG

3.1. DẪN DÒNG THI CÔNG
Do đặc thù của công trình các tuyến kênh đi bám theo sườn núi nên không cần
phương án dẫn dòng thi công.
3.2. KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CHỖ
Do khối lượng đào đắp kênh và bê tông lớn nên vấn đề quy hoạch và khai thác
vật liệu rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công và giá thành công
trình.
3.2.1. Vật liệu đất
Khối lượng đất đào kênh lớn nên cần tận dụng tối đa khối lượng đất đào kênh có
chất lượng tốt đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để đắp lại.
3.2.2. Vật liệu cát, sỏi
Cát sử dụng cho công trình được mua tại các đại lý trong địa bàn tỉnh hoặc các
nhà cung cấp vật tư được vận chuyển về công trường
3.2.3. Vật liệu khác
Sắt thép xi măng và một số vật liệu phụ khác dự kiến được mua tại các thị trấn
huyện hoặc từ thành phố Lạng Sơn
3.3. YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG KÊNH
3.3.1. Yêu cầu chung
Công tác thi công kênh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo đúng đồ án thiết kế, sử dụng đất tiết kiệm.
- Có biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công và các quy định về bảo vệ môi
trường.
- Đơn vị thi công phải chuẩn bị đủ nhân lực, vật tư, thiết bị, kinh phí để đảm bảo
chất lượng, đúng tiến độ thi công theo hồ sơ mời thầu và hợp đồng đã ký kết.
3.3.2. Công tác chuẩn bị thi công
3.3.2.1. Chuẩn bị mặt bằng, lán trại
Trước khi tiến hành thi công, Chủ đầu tư phải giao mặt bằng đã được giải phóng
đền bù cho đơn vị thi công. Đơn vị thi công phải bảo vệ mặt bằng và chuẩn bị
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 11
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.

Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
đầy đủ mặt bằng và lán trại phục vụ thi công, đảm bảo đầy đủ theo yêu cầu và
biện pháp thi công đã lựa chọn.
3.3.2.2. Nguyên vật liệu, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí
Đơn vị thi công phải chuẩn bị đầy đủ, đúng chất lượng và chủng loại nguyên vật
liệu, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để phục vụ kịp tiến độ thi công.
3.3.2.3. Công tác xử lý nền, khu vực tiếp giáp kênh và công trình phụ trợ
Đơn vị thi công phải chuẩn bị đầy đủ phục vụ cho việc thi công, bao gồm:
a. Tiêu nước:
Trước khi thi công kênh phải có biện pháp tiêu nước mưa, nước mạch có ảnh
hưởng tới thi công kênh. Đối với từng trường hợp, có thể sử dụng một trong các
biện pháp sau:
- Kênh qua vùng đất cao: đào, đắp các bờ ngăn nước tạm thời, làm rãnh thoát
nước. Khoảng cách từ vị trí rãnh thoát nước đến mép kênh, kích thước rãnh
thoát nước và khoảng cách giữa các rãnh cần tính toán cụ thể đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật và kinh tế.
- Kênh qua vùng đất trũng và đồng nước không chảy sang các vùng khác: nên
đắp từng khoảnh, vùng cách ly nước mưa từ khu vực khác đến. Quy mô khoảnh
vùng cần xác định thông qua so sánh, lựa chọn trên cơ sở kỹ thuật và kinh tế.
b. Xử lý nền kênh và lớp tiếp giáp giữa kênh với đất nền:
Xử lý lớp tiếp giáp giữa kênh với đất nền hoặc kênh cũ: Trước khi thi công phải
tiến hành bóc hết lớp đất mầu, đất hữu cơ, đất lẫn rễ, cỏ cây v.v theo thiết kế
quy định.
3.4. CÔNG TÁC THI CÔNG KÊNH VÀ CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH.
3.4.1. Công tác đào đất.
3.4.1.1. Phân cấp đất đào.
Căn cứ theo định mức dự toán xây dựng công trình ban hành theo văn bản số
1776/BXD-VP (Bảng phân cấp đất dùng cho công tác đào và vận chuyển) và tài
liệu khảo sát địa chất, cấp đất đào được phân như sau:
Bảng: Phân cấp đất

TT Các lớp đất Cấp đất
1 Bồi tích đáy kênh trạng thái chảy
2 1b, 1c,2a Đất cấp 2
3 2, Đất cấp 3
4 1d,3,4, Đất cấp 4
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 12
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
3.4.1.2. Trữ và thải đất.
Lớp đất bồi tích đáy kênh ở trạng thái chảy có các chỉ tiêu cơ lý không đảm bảo
các yêu cầu dùng để đắp lại của thiết kế nên khi đào kênh cần chuyển hết ra bãi
thải, các lớp còn lại cần phải có thí nghiệm tại hiện trường trước khi đắp để làm
cơ sở cho việc đánh giá chất lượng đất đắp. Đất đào phải được vận chuyển ra
các bãi thải hoặc bãi trữ riêng biệt tuyệt đối không được thải vào khu vực đất
nông nghiệp và các loại đất trồng khác.
Trong trường hợp trữ đất lên trên bãi thải, sau khi đã đổ thải đến cao trình thiết
kế phải lu lèn nhẵn hoàn thiện tạo mặt bằng có độ dốc thoát nước, làm sạch bề
mặt bãi thải xong mới được trữ.
Tại các bãi thải và bãi trữ, đất phải được đổ dần từ dưới lên trên tạo thành mặt
bằng bãi và nâng dần cao độ mặt bãi. Tại bãi thải và bãi trữ phải bố trí máy ủi
để san đất đá ở bãi. Không được đổ đất vào bãi theo hình thức đổ từ trên xuống
dưới. Không được trữ lẫn các loại đất; đổ đất vào bãi trữ hoặc đất cần được tận
dụng ra bãi thải.
3.4.1.3. Công tác đào kênh.
Khi thi công đào kênh phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Đào đất đúng đồ án thiết kế, tránh gây sạt lở. Tuỳ theo biện pháp tổ chức thi
công đã được phê duyệt mà bố trí thi công đào kênh hoặc kết hợp đào và đắp
kênh theo trình tự làm đến đâu gọn đến đó. Đất thải phải đổ đúng nơi quy định.
- Nên thi công từ đầu kênh đến cuối kênh, kênh cấp dưới nên thi công từ cống
lấy nước. Cần dự phòng mặt cắt đào kênh có tính đến tu sửa, bạt sửa mái, gia cố

lớp áo hoàn chỉnh mặt cắt kênh thiết kế được thuận lợi, không được đắp bù.
Trường hợp phải đắp bù để bảo đảm mặt cắt kênh thì phải xử lý tiếp giáp bằng
biện pháp đánh cấp theo hướng dẫn trong đồ án thiết kế.
- Việc đào kênh cần chia thành từng đoạn, thi công các đoạn phải đảm bảo chất
lượng. Làm xong từng đoạn, phải phá bờ ngăn theo đúng mặt cắt thiết kế, đảm
bảo thông nước, không gây cản trở dòng chẩy.
- Khi đào kênh qua vùng đất yếu, dễ lún sụt và vùng đất có hang hốc, công trình
ngầm hoặc công trình quan trọng thì phải xử lý và có biện pháp thi công hợp lý
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nếu phát hiện sai sót trong đồ án thiết kế thì phải báo cho chủ đầu tư biết để
xử lý kịp thời.
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 13
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
- Trường hợp kênh đi qua mái dốc, sườn núi: đất đào nên đổ về phía thấp để quá
trình khai thác đất không bị mưa xói chảy lấp kênh.
- Khi độ dốc sườn đồi lớn hơn 0,1 thì nền bờ phải đánh cấp cao 0,3 đến 1m,
chiều rộng tuỳ theo mái đồi, nếu mái đồi quá dốc thì phải làm tường chắn. Làm
rãnh thoát nước mưa ở phía trên dốc, rãnh nên chạy theo đường đồng mức với
độ dốc dọc từ 0,001 đến 0,003. Kích thước của rãnh phải đảm bảo thoát được
lượng mưa lớn nhất trong rãnh hướng nước. Tuỳ tình hình cụ thể, đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật và kinh tế mà bố trí cho rãnh vượt qua kênh hoặc chuyển dòng
nước sang phía khác.
- Trước khi đào kênh bằng cơ giới, tuyến kênh cần được san tương đối phẳng
theo độ dốc đáy kênh thiết kế để làm đường thi công tạm.
3.4.1.4. Công tác đào móng các công trình trên kênh.
- Các công trình trên kênh đều là công trình nhỏ, thời gian thi công ngắn, công
tác đào móng được thi công vào các tháng mùa khô. Riêng cống qua đường, cầu
thô sơ trước khi đào móng phải làm đường tránh để đảm bảo giao thông trong
quá trình thi công.

- Biện pháp đào móng: đào bằng cơ giới kết hợp thủ công tùy theo từng đoạn
kênh. Đào bằng máy đào 0,8m3, vận chuyển ra bãi thải bằng ô tô 5 tấn, các lớp
đất có các chỉ tiêu cơ lý không đảm bảo các yêu cầu dùng để đắp lại của thiết kế
nên khi đào kênh cần chuyển hết ra bãi thải, các lớp còn lại được trữ quanh hố
móng trong phạm vi 30m dùng để đắp lại. Khi đào móng các công trình trên
kênh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đào đúng kích thước và cao trình hố móng theo biện pháp thi công đã được
duyệt, đất đào được đổ đúng nơi quy định.
+ Sau khi đào móng đến cao trình thiết kế xung quanh hố móng cần làm rãnh
tiêu nước lộ thiên để tiêu nước mưa, nước thấm và nước thi công để đảm bảo hố
móng hoàn toàn khô ráo trước khi đổ bê tông. Nếu phát hiện có sai sót trong hồ
sơ thiết kế phải báo cho chủ đầu tư và tư vấn thiết kế biết để xử lý kịp thời.
3.4.2. Công tác đắp đất.
3.4.2.1. Công tác đắp kênh.
- Công tác đắp đất bao gồm các công việc: Đào, xúc, vận chuyển, đổ, san, vằm,
tưới , đầm. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của thi công, công cụ, thiết bị sử dụng mà
phối hợp các công việc trên với nhau.
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 14
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
Phải tận dụng đất đào đảm bảo chất lượng (đã nêu ở trên) để đắp kênh, không
được lấy đất tạo thành thùng đào ờ hai bên bờ kênh, khu vực lấy đất phải theo
chỉ dẫn của đồ án thiết kế. Công tác đắp đất cần tuân theo các quy định sau:
+ Thí nghiệm kiểm tra độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp cần bù nước, nếu độ ẩm cao thì
cần phơi đất sau khi rải (tại vị trí đắp).
+ Đất nền bờ kênh khi đắp phải được xử lý để có độ ẩm gần với độ ẩm đầm nén
tốt nhất sau đó đánh xờm tạo tiếp giáp tốt rồi mới bắt đầu đắp lớp đất đầu tiên.
+ Trước khi đắp lớp đất tiếp theo, phải đánh xờm lớp trước. Nếu sử dụng đầm
chân dê thì không phải đánh xờm (trừ chỗ người hoặc xe đi nhẵn).
+ Chỗ tiếp giáp giữa hai đoạn phải bạt đất ở phần kênh đã đắp tới lớp đất đã

đầm chặt với độ xoải m ≥ 2, đánh xờm rồi mới được tiếp tục đắp đất mới vào.
Trước khi đắp phải làm cho độ ẩm mái cũ trong phạm vi khống chế.
+ Đất bạt ở mái cũ ra phải vằm nhỏ, xử lý để có độ ẩm gần như nhau mới được
sử dụng để đắp lại. Phần đắp áp trúc vào kênh cũ phải làm theo quy định của
thiết kế.
+ Khi đắp kênh cần chia ra từng đoạn để lần lượt tiến hành công tác đánh xờm,
đổ, san, vằm, đầm. Diện tích mỗi đoạn, số lượng thiết bị dụng cụ, nhân lực phải
tính toán sao cho công việc được liên tục, tránh chồng chéo.
+ Thi công bằng cơ giới, thì tuỳ theo năng lực thiết bị mà bố trí chiều dài mỗi
đoạn nên từ 100 đến 300m.
+ Đất đưa lên đắp kênh sau khi đổ xong phải san phẳng thành từng lớp. Nếu
đầm thủ công, chiều dầy lớp đất chưa đầm khống chế từ 15 đến 20 cm. Đối với
đầm cơ giới, trước khi quyết định chiều dày lớp đổ đất thì cần thí nghiệm ở hiện
trường để rút ra chiều dày hợp lý và các chỉ tiêu khác như áp suất đầm, tốc độ
máy chạy, độ ẩm thích hợp và độ ẩm khống chế, số lần đầm.
+ Đất sau khi san thành lớp, nếu đầm bằng thủ công cần được vằm nhỏ thành
những viên có đường kính ≤ 5cm; Kích thước lớn nhất của các viên đất phải qua
thí nghiệm ở hiện trường để xác định, việc tiến hành thí nghiệm như sau: rải
một lớp đất có lẫn các viên lớn và tiến hành đầm, sau đó đào lên bửa ra xem các
viên đất lớn có bị vỡ ra và tạo thành một khối đồng nhất với đất chung quanh
không. Thí nghiệm nhiều lần với các đường kính viên đất khác nhau, đến khi
với đường kính viên đất lớn nhất mà kết quả đạt được các yêu cầu thiết kế thì
chọn đó là đường kính lớn nhất cần phải vằm nhỏ.
Nếu đầm bằng cơ giới thì đất không cần phải vằm nhỏ.
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 15
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
+ Lúc đổ đất mà gặp trời mưa thì phải ngừng lại, khơi rãnh thoát nước đi, tránh
không cho người và cơ giới đi lại nhiều sinh ra bùn.
Khi tạnh mưa phải đợi cho lớp đất trên mặt bốc hơi, đạt độ ẩm khống chế hoặc

phải bóc hết lớp đất quá ướt đi rồi đánh xờm để đắp lớp đất mới và đầm lại cả
lớp đất đã đầm và chưa đầm đạt độ chặt và dung trọng quy định của thiết kế.
+ Với thời tiết khô hanh, nếu lượng ngậm nước của lớp đất đã được đầm chặt
bốc hơi quá nhiều thì trước khi đắp thêm lớp khác phải tưới thêm nước cho đủ
độ ẩm thích hợp. Nếu thi công gián đoạn, lớp đất cũ bị nứt nẻ nhiều thì phải bóc
hết những chỗ nứt nẻ rồi mới được tiếp tục đắp lớp đất khác lên.
+ Nếu sử dụng đầm tay, nên dùng đầm có trọng lượng từ 20 đến 30 kg. Không
được dùng loại đầm có trọng lượng dưới 5 kg, ở những chố tiếp giáp giữa đất và
bê tông hoặc khối xây, nên sử dụng gốc tre già hoặc những thanh gỗ tròn chắc
có đường kính khoảng 10 cm để đầm.
+ Đầm thủ công phải đầm theo kiểu xỉa tiền, các vết đầm phải chồng lên nhau
1/3 chiều rộng của quả đầm. Nếu đầm bằng cơ giới thì vết đầm sau phải đầm lên
vết đầm trước từ 10 đến 15 cm.
+ Phân đoạn đầm, cần đảm bảo vết đầm ở dải đất giáp giới hai đoạn kề nhau
phải chồng lên nhau ít nhất là 50cm.
+ Phương pháp đầm thủ công: Đầu tiên đầm sơ một lần khắp diện tích phải đầm
cho mặt đất bằng phẳng, sau đó dàn thành hàng, đầm dần từng hàng rồi tiến lên
cho tới khi xong.
+ Chọn loại máy đầm: Khi sử dụng đầm máy cần dựa vào tính chất của đất mà
chọn máy đầm cho thích hợp. Đất có tính dính nên dùng đầu máy bánh xích,
đầm chân dê, đầm bánh hơi, đất ít dính nên dùng đầm lăn mặt nhẫn, đầm bánh
hơi, đầm chấn động.
3.4.2.2. Công tác đắp các công trình trên kênh.
Công tác đắp các công trình trên kênh chủ yếu là đắp lại phần mang công trình
và chỉ được tiến hành sau khi bê tông và đá xây đủ cường độ thiết kế. Biện pháp
đắp đất bằng cơ giới kết hợp thủ công. Riêng phần mang công trình đắp bằng
đầm cóc. Đất đắp được lấy ở bãi trữ khi đào móng. Ủi san thành từng lớp đầm,
có chiều dày 20cm. Khi đắp phải đắp lên đều cả 2 bên mang công trình, tránh
đắp bên cao bên thấp. Phần đất đắp từ cao trình trên đỉnh cống 0,5m trở xuống
được đầm bằng đầm cóc, phần còn lại được đầm bằng máy đầm.

Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 16
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
3.4.3. Thi công mái kênh và áo kênh.
Khi đào kênh bằng cơ giới phải chừa chiều dày dự trữ so với thiết kế tối thiểu là
15 cm để sau này sửa mái. Khi đắp kênh bằng thủ công, cơ giới phải đắp dày
hơn so với thiết kế tối thiểu là 15 cm để sau này tu chỉnh bằng thủ công. Không
được dùng gầu xúc để xoa mái kênh.
Đối với những đoạn kênh cần gia cố lòng kênh, mái bờ kênh cần phải theo các
quy định dưới đây:
- Gia cố bằng trồng cỏ thì các vầng cỏ phải xếp bằng phẳng đúng độ dốc mái
theo quy định của thiết kế, nếu không quy định thì vầng cỏ có đường kính quy
đổi ít nhất là 20cm, khoảng cách từ mép vầng cỏ này đến vầng cỏ khác lớn nhất
là 20cm.
- Gia cố bằng đá xây, lát thì chất lượng đá, kích thước các viên đá, kỹ thuật lát
đá, xây đá theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Việc thi công lớp lọc phải tuân theo các quy định tương ứng
3.4.4. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong thi công kênh và công trình
trên kênh.
Công tác đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường là yêu cầu bắt buộc
trong tất cả các công đoạn của quá trình thi công kênh, bao gồm các nội dung
sau:
- Trước khi thi công, mỗi công trường phải xây dựng nội quy an toàn lao động,
bảo vệ môi trường phù hợp với địa bàn thi công và phải phổ biến cho toàn thể
các đơn vị, cá nhân có liên quan đến công trường.
Công tác thi công kênh, cần chú ý:
+ Không được đào đất bằng thủ công theo kiểu hàm ếch.
+ Khi máy xúc đang làm việc không được để người đi lại trong vùng hoạt động
của máy.
+ Lúc máy ủi, máy đầm, máy san đang làm việc không để người làm việc, đi lại

trong phạm vi máy làm việc.
+ Khoảng cách từ máy đào đến mép hố đào phải được quy định trước khi thi
công để an toàn cho người và máy, tránh mái đất bị trượt làm đổ máy.
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 17
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
- Công trường phải có người phụ trách an toàn lao động, bảo vệ môi trường.
Người phụ trách an toàn lao động phải kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp nếu
thấy vi phạm nội quy an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Trong trường hợp
đặc biệt khẩn cấp thì có quyền tạm thời đình chỉ thi công và phải báo cáo ngay
với cấp có thẩm quyền.
3.4.5. Đo đạc kiểm tra và nghiệm thu
3.4.5.1. Đo đạc.
- Công tác đào đất sẽ được đo đạc và thanh toán bằng mét khối (m3). Khối
lượng để thanh toán phải được xác định từ các giới hạn cho trên các bản vẽ, bao
gồm cả các quy định kỹ thuật và chỉ dẫn của TVGS.
- Không đo đạc và thanh toán cho những phần đào nằm ngoài giới hạn đào trừ
khi nó do TVGS chỉ dẫn hoặc do điều kiện địa chất nhưng phải được TVGS
chấp thuận. Khối lượng đào quá này sẽ được khảo sát và đo đạc tại chỗ.
3.4.5.2. Kiểm tra và nghiệm thu.
a. Yêu cầu chung
Công tác kiểm tra chất lượng và nghiệm thu sẽ phải được tiến hành theo tiêu
chuẩn TCVN 4447:2012 và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Công tác kiểm tra chất lượng công trình phải làm thường xuyên, kịp thời, tránh
tình trạng thi công kém chất lượng, không đảm bảo yêu cầu thiết kế rồi mới phát
hiện, phải phá đi làm lại.
Nội dung kiểm tra: bao gồm:
+ Bãi vật liệu lấy đất gồm: vị trí lấy đất, khối lượng, chất lượng đất ở vị trí lấy
đất
+ Vị trí bãi thải đất

+ Nền móng
+ Kích thước mặt cắt so với thiết kế
+ Mức độ đầm chặt của đất
+ Cao độ, độ dốc lòng kênh, bờ kênh.
+ Cao độ đáy móng và kích thước hố móng các công trình trên kênh.
+ Vị trí tuyến kênh và các công trình trên kênh trên mặt bằng
+ Chất lượng vật liệu sử dụng
+ Biện pháp gia cố mái
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 18
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
+ Biện pháp thoát nước
+ Chất lượng của các công trình
+ Việc thực hiện đảm bảo quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn
+ Thiết bị, nhân lực cam kết sử dụng
+ Sổ nhật ký, tài liệu thí nghiệm v.v
+ Biện pháp thi công và an toàn lao động, bảo vệ môi trường.
Các phần công trình phải tổ chức nghiệm thu được quy định sau đây:
+ Xử lí nền kênh, xử lý nền móng các công trình trên kênh.
+ Xử lí các chỗ tiếp giáp
+ Kích thước, cao độ, chất lượng đất đào, đắp: đánh giá cho từng đoạn và toàn
bộ kênh cũng như các công trình trên kênh.
+ Lớp gia cố bảo vệ mái kênh.
b. Các sai số cho phép.
- Đối với các kênh (tưới, tiêu) thi công bằng biện pháp cơ giới, thủ công kết hợp
cơ giới thì các sai số cho phép khi nghiệm thu thi công kênh được quy định như
sau:
Vị trí tim kênh: ±300 mm
Chiều rộng mặt bờ kênh: +200 mm
- 0mm

Cao trình bờ kênh: Theo yêu cầu của thiết kế.
Hệ số mái xoải: +10%
- 0%
Chiều rộng đáy kênh: + 100mm
- 0mm
Cao trình đáy kênh: + 0mm
- 50mm.
Độ dốc đáy kênh: +10%
- 10%
- Tại các mặt đất đào để đổ bê tông và gia cố đá xây, lát không được đào sót.
Các điểm đào lẹm sẽ phải được bù đắp bằng vật liệu cùng loại (bê tông , đá xây,
lát) có mác tương tự với phần bê tông, đá xây, lát tiếp xúc với nó.
- Đáy của hố móng các công trình trên kênh không được phép đào chưa đến cao
trình thiết kế và các sai số không được vượt quá các sai số cho phép sau:
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 19
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
3.4.5.3. Các sai số cho phép trong công tác đào móng:
Tại đáy và mái các khối đào đất không phải là mặt đáy của công trình bê tông
và xây lát đá.
0 ÷ 0.2m đối với các kích thước ngang.
0 ÷ -0.1m đối với cao độ.
Tại đáy và mái các khối đào đất là mặt sẽ đổ bê tông, phun bê tông hoặc xây lát
đá.
0 ÷ 0.1m đối với các kích thước ngang.
0 ÷ -0.1m đối với cao độ.
Đáy và mái rãnh thoát nước, hố ga.
0 ÷ 0.1m đối với các kích thước ngang.
0 ÷ -0.1m đối với cao độ.
3.5. CÔNG TÁC THI CÔNG XÂY LÁT KÊNH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH.

Khối lượng xây lát không nhiều, kết cấu nhỏ nên biện pháp thi công hoàn toàn
bằng thủ công. Riêng biện pháp trộn vữa nên dùng các máy trộn vữa loại nhỏ
80-150lít để đảm bảo chất lượng khối xây. Trong quá trình thi công, phải thực
hiện tiêu chuẩn hiện hành.
3.5.1. Yêu cầu chung
Đá hộc dùng để xây, lát trong công trình phải cứng rắn, đặc chắc, bền, không bị
rạn nứt, không bị hà, không dính đất và các tạp chất trên bề mặt để tăng sự dính
bám của vữa với mặt đá.
3.5.2. Vật liệu
3.5.2.1. Đá hộc
Kích thước và khối lượng
Đá hộc dùng để xây và lát trong công trình phải có kích thước tối thiểu: dày
15cm, dài 25cm, chiều rộng tối thiểu bằng 2 lần chiều dày và có khối lượng từ
20 đến 40kg. Viên đá dùng để xây mặt ngoài phải có chiều dài ít nhất 30cm,
diện tích mặt phô ra phải không nhỏ hơn 300cm2, mặt đá không được lồi lõm
quá 3cm.
Đá hộc dùng để xây, lát mái phải có chiều dài hoặc chiều rộng bằng chiều dày
thiết kế của lớp đá xây, lát.
Tính chất cơ lý
+ Cường độ tối thiểu: 85MPa.
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 20
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo
+ Khối lượng thể tích tối thiểu: 2400kg/m3.
+ Độ hút nước tối đa: 1%.
3.5.2.2. Đá dăm.
Đá dăm có thành phần hạt phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 7570-2006.
Cốt liệu lớn có thể được cung cấp dưới dạng hỗn hợp nhiều cỡ hạt hoặc các cỡ
hạt riêng biệt. Thành phần hạt của cốt liệu lớn, biểu thị bằng lượng sót tích luỹ
trên các sàng, được quy định trong Bảng.

Bảng 4 - Thành phần hạt của cốt liệu lớn
Kích
thước
lỗ sàng
mm
Lượng sót tích lũy trên sàng, % khối lượng, ứng
với kích thước hạt liệu nhỏ nhất và lớn nhất, mm
5-10 5-20 5-40 5-70 10-40 10-70 20-70
100 − − − 0 − 0 0
70 − − 0 0-10 0 0-10 0-10
40 − 0 0-10 40-70 0-10 40-70 40-70
20 0 0-10 40-70 … 40-70 … 90-100
10 0-10 40-70 … … 90-100 90-100 −
5 90-100 90-100 90-100 90-100 − − −
Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn tuỳ theo cấp bê tông không vượt quá
giá trị quy định trong Bảng.
Bảng 5 - Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn
Cấp bê tông
Hàm lượng bùn, bụi, sét, % khối
lượng, không lớn hơn
– Cao hơn B30 1,0
– Từ B15 đến B30 2,0
– Thấp hơn B15 3,0
Đá làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá nguyên khai
hoặc mác xác định thông qua giá trị độ nén dập trong xi lanh lớn hơn 2 lần cấp
cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc phún xuất, biến chất; lớn hơn
1,5 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc trầm tích.
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 21
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.
Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo

Bảng: Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên theo độ nén dập
Mác đá
dăm*
Độ nén dập trong xi lanh ở trạng thái bão hòa nước, % khối lượng
Đá trầm tích
Đá phún xuất xâm
nhập vỡ đá biến chất
Đá phún xuất phun
trào
140
120
100
80
60
40
30
20

Đến 11
Lớn hơn 11 đến 13
Lớn hơn 13 đến 15
Lớn hơn 15 đến 20
Lớn hơn 20 đến 28
Lớn hơn 28 đến 38
Lớn hơn 38 đến 54
Đến 12
Lớn hơn 12 đến 16
Lớn hơn 16 đến 20
Lớn hơn 20 đến 25
Lớn hơn 25 đến 34




Đến 9
Lớn hơn 9 đến 11
Lớn hơn 11 đến 13 Lớn
hơn 13 đến 15




* Chỉ số mác đá dăm xác định theo cường độ chịu nén, tính bằng MPa tương đương với
các giá trị 1 400; 1 200; ; 200 khi cường độ chịu nén tính bằng kG/cm2 .
3.5.2.2. Vữa xây
Yêu cầu kỹ thuật đối với vữa xây:
Vữa xây phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đạt mác thiết kế qui định với thành phần đã được tính toán.
+ Có độ dính kết với đá xây, đá lát.
+ Có độ lưu động, độ phân tầng, khả năng giữ nước và thời gian đông kết như
bảng sau:
Bảng: Các yêu cầu của vữa xây, lát đá
STT Tên chỉ tiêu
Khi trời
nắng nóng
Khi trời
lạnh
1 Độ lưu động, tính bằng cm 6 - 7 4 - 5
2
Độ phân tầng đối với hỗn hợp vữa dẻo, tính
bằng cm

3
30
3 Khả năng giữ nước, tính bằng % ≥ 63
4
Thời gian bắt đầu đông kết kể từ sau khi trộn,
tính bằng phút
≥ 25
3.5.2.3. Xi măng
Tiểu dự án: Nâng cấp hệ thống thủy lợi hồ Bản Chành huyện Lộc Bình 22
Tập 6: Báo cáo chỉ dẫn thi công.

×