Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

KỸ NĂNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐỂ TĂNG KẾT QUẢ HỌC TẬP, TÍNH THÍCH THÚ HỌC TẬP MÔN TIN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.05 KB, 13 trang )

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Đề tài: KỸ NĂNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG SOẠN THẢO
VĂN BẢN ĐỂ TĂNG KẾT QUẢ HỌC TẬP, TÍNH THÍCH THÚ
HỌC TẬP MÔN TIN HỌC
1. Hiện trạng
• Học sinh không tự đọc sách giáo khoa Tin học vì toàn những thuật ngữ
chuyên môn rất khó hiểu .
• Phải học nhiều môn trong cùng một thời điểm và Tin học là môn học
không mang tính bắt buộc thi cử dẫn đến học học sinh chỉ học qua loa
mang tính đối phó.
• Môn học mang tính khoa học hàn lâm không giống như những ứng dụng
của nó mà học sinh rất thích tìm tòi giải trí trên mạng.
• Bài tập phần soạn thảo văn bản áp dụng rất nhiều kỹ thuật định dạng
nhưng nội dung thì nhàm chán làm cho học sinh không thích thú lắm.
2. Giải pháp thay thế
• Làm ví dụ minh họa bằng flash để mô phỏng cho học sinh.
• Soạn bài học theo kiểu điền vào ô trống.
• Chia nhóm và phân nhỏ bài giảng cho từng nhóm sau đó mỗi nhóm báo
cáo một vấn đề trước lớp.
• Soạn bộ bài tập và hướng dẫn giải từng phần theo từng bước ngắn.
• Thành lập câu bộ Tin học.
• Sử dụng trò chơi ô chữ.
3. Vấn đề nghiên cứu
• Sử dụng các kỹ thuật định dạng văn bản nhưng nội dung thì được tích hợp
với các môn Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân liệu có làm cho các em thích
thú và tìm hiểu sâu các kỹ thuật định dạng văn bản hay không ?
4. Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên
• Trong thiết kế này, cả 2 nhóm đều được chọn lựa ngẫu nhiên.
• Một nhóm được chọn làm nhóm đối chứng, nhóm còn lại là nhóm thực
nghiệm.
• Cả 2 nhóm đều được học chung một chuyên đề (Microsoft Word) nhưng


nhóm đối chứng được dạy theo phương pháp bình thường (sử dụng bộ bài
tập được soạn sẳn của giáo viên trong Tổ Tinhọc) . Nhóm thực nghiệm sẽ
được dạy các kỹ thuật định dạng văn bản nhưng bài tập có nội dung tích
1
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
hợp kiến thức của các môn Văn, Sử, Địa được các em tìm và chọn lọc từ
Internet theo yêu cầu của giáo viên.
• Cả hai nhóm đều có bài kiểm tra sau tác động.
• Kết quả được đo thông qua việc so sánh chênh lệch của bài kiểm tra sau
tác động.
Nhóm Tác động Kiểm tra sau tác động
N1
Soạn thảo văn bản có sử dụng
việc dạy học tích hợp
O3
N2
Soạn thảo văn bản không có sử
dụng việc dạy học tích hợp
O4
• Hai lớp được chọn để NCKHSPƯD là lớp 11A1 và 11A6
• Lớp 11A6 có 33 học sinh trong đó Nữ: 13, Nam: 20 là lớp đối chứng.
• Lớp 11A1 có 30 học sinh trong đó Nữ: 10 , Nam: 20 là lớp thực nghiệm để
thực hiện chuyên đề.
• Chuyên đề giảng dạy: Ôn tập kỹ năng soạn thảo văn bản
1. Mục tiêu tiết dạy:
• Nhắc nhở những vấn đề các em thường gặp sai sót trong lúc làm bài tập
định dạng văn bản.
• Biết cách tìm kiếm, chọn lọc thông tin để hoàn chỉnh một bài tập tổng
hợp về định dạng văn bản có tích hợp các nội dung Văn-Sử-Địa.
2. Nội dung ôn tập:

a. Định dạng văn bản
• Định dạng đoạn: các vấn đề như khoảng cách phía trên, phí dưới
đoạn, dòng đầu tiên và canh lề đoạn.
• Chia cột: chia văn bản ra thành nhiều cột nhưng hiển thị chỉ 1 cột
• Tạo chữ rơi: tại sao không tạo được chữ rơi.
• Định dạng Tab: Cách định dạng Tab trong bảng.
• Kẻ khung và tô màu: kẻ khung nhưng in ra mà không có hiển thị
đường khung , kết hợp việc kẻ khung và tô màu.
b. Hình ảnh và WordArt: nhắc nhở các vấn đề về định dạng.
c. Bảng biểu: định dạng vị trí nội dung.
d. Autoshape: kẻ autoshape và định dạng autoshape.
2
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
3. Bài tập thực hành
Mỗi em sẽ ứng dụng các kỹ thuật soạn thảo trong Microsoft Word và kỹ
năng tìm kiếm thông tin trên Internet để hoàn thành 1 trong 3 chuyên đề sau:
• Kể tên một số danh lam thắng cảnh tại TP Đà Lạt và trình bày 1 danh
lam thắng cảnh mà Em thích nhất (Giúp các em tìm hiểu thên kiến
thức về Đà Lạt trong đợt ngoại khoá vào cuối tháng 11 do Trường tổ
chức).
• Liệt kê 5 thành phố đông dân nhất nước Mỹ và trình bày 1 TP mà Em
ấn tượng nhất trong các thành phố trên .
• Liệt kê các tác giả + tên tác phẩm tiêu biểu trong sách ngữ Văn khối
11 mà các Em đã học ở HK I và trình bày tóm tắt 1 tác giả mà Em
thích nhất.
Cuối cùng giáo viên sẽ nhận xét và đánh giá cho điểm sản phẩm của các
em ( khen sản phẩm đẹp và rút kinh nghiệm cho những sản phẩm có nhiều
sai sót )
Yêu cầu:Sản phẩm của từng học sinh phải có sử dụng các kỹ thuật định dạng văn
bản trên. Các em được quyền sáng tạo trong cách trình bày văn bản

5. Đo lường:
A. Cho làm kiểm tra
• Nhóm đối chứng : Tất cả mọi người đều làm bài kiểm tra theo đề đã
được in sẵn của giáo viên (2 đề).
• Nhóm thực nghiệm: Làm bài kiểm tra như đã nêu trong tiết dạy minh
họa .
• Các giám khảo chấm trong đợt kiểm tra :
Thầy: Nguyễn Thanh Cần P.Hiệu Trưởng
Thầy: Nguyễn Minh Vương GV Tin
Cô: Nguyễn Thị Ngọc Thúy GV Tin
Cô: Nguyễn Thị Đức GV Địa
3
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Kết quả bài kiểm tra:
Lớp đối chứng
STT
Họ và Tên Điểm
1
Nguyễn Hoàng Tú Anh
7
2
Trần Xuân Bắc
7
3
Nguyễn Thị Bích
7
4
Trần Mạnh Đạt
7
5

Nguyễn Thiên Định
9
6
Huỳnh Thị Thu Hiền
8
7
Nguyễn Trung Hiếu
7
8
Lê Đức Huy Hoàng
7
9
Nguyễn Hoàng Kha
6
10
Nguyễn Tòng Khang
8
11
Trần Thiện Khang
7
12
Nguyễn Hoàng Thái Lâm
7
13
Nguyễn Thành Long
7
14
Trần Thị Nguyệt Minh
7
15

Phạm Huế Nam
10
16
Trần Thị Bích Ngân
8
17
Ngô Thị Ngân
7
18
Trịnh Hoàng Minh Nhật
8
19
Nguyễn Yến Nhi
7
20
Nguyễn Thị Hồng Nhung
8
21
Trần Ngọc Quí
7
22
Dương Phạm Phú Quốc
7
23
Trần Cẩm Vân Quyên
9
24
Đõ Diệp Bảo Quyên
8
25

Nguyễn Minh Tâm
7
26
Nguyễn Phan Trang Thanh
7
27
Võ Lê Huyền Trân
7
28
Trần Thị Trang
7
29
Trần Vũ Huyền Trang
8
30
Nguyễn Đình Tú
7
31
Hà Ngọc Minh Tuấn
8
32
Bùi Khánh Vân
9
33
Nguyễn Thiị Hoài Thương
8
Lớp thực nghiệm
STT
Họ và Tên Điểm
1

Nguyễn Thùy Trâm Anh
8
2
Nguyễn Minh Diệm
7
3
Nguyễn Hải Đăng
8
4
Phạm Hồng Đức
7
5
Lê Thanh Khang
8
6
Phan Trọng Anh Khoa
8
7
Trần Thành Long
7
8
Võ Thành Long
7
9
Lâm Văn Mẫn
8
10
Trần Nguyễn Cường Nam
10
11

Lại Trần Hồng Ngân
8
12
Lý Bích Ngọc
8
13
Nguyễn Thị Mỹ Nhàn
8
14
Cao Vũ Thành Nhân
7
15
Vũ Minh Nhật
8
16
Hoàng Hải Nhi
8
17
Trần Nguyễn Linda Hoàng Oanh
9
18
Châu Thế Phương
8
19
Đỗ Văn Quyền
8
20
Bùi Phúc Tài
9
21

Nguyễn Dũng Tâm
8
22
Nguyễn Thanh Thảo
7
23
Hà Ngọc Minh Thiên
10
24
Nguyễn Hoài Thương
8
25
Nguyễn Huỳnh Trung Tín
8
26
Phạm Minh Triết
8
27
Trần Trung Vĩnh
8
28
Nguyễn Xuân Ý
9
29
Nguyễn Thị Hồng Yến
8
30
Lê Thị Kim Yến
8
31

Nguyễn Thùy Trâm Anh
8
4
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
5
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
B. Cho 2 câu hỏi dạng đồng ý ở lớp thực nghiệm
• Các bạn có học được nhiều kiến thức từ việc dạy học hay tích hợp
không ?
Kết quả: 30/30 đồng ý có tỷ lệ: 100%
• Các bạn có thích thú việc học soạn thảo văn bản với bài tập có nội dung
sử dụng kiến thức tích hợp?
Kết quả: 30/30 thích tỷ lệ: 100%
6. Phân tích dữ liệu
Tham số thống kê Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Mốt 8 7
Giá trị trung vị 8 7
Giá trị trung bình 8.03 7.52
Độ lệch chuẩn 0.76 0.8
Mức độ ảnh hưởng (ES) 0.62
Phép kiểm chứng t-test 0.0063
Với đầu ra p= 0.0063

< 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình
của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng. Sự khác biệt đó là có nghĩa, cụ thể là kết
quả của lớp thực nghiệm đạt điểm cao là do tác động, khả năng xảy ra ngẫu nhiên
bị loại bỏ.
Biểu đồ so sánh TBC của lớp ĐC và TN
6
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

7. Nhận xét – Kết luận
A/ Nhận xét:
Từ việc đo lường và phân tích dữ liệu sau khi kiểm tra cho thấy việc học Tin
học có tích hợp kiến thức đem lại một kết quả rất rõ là:
• Mốt của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
• Giá trị trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
• Độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm nhỏ hơn đối chứng.
• Mức độ ảnh hưởng 0.62 nghĩa là tác động mang lại có ảnh hưởng.
• Phép kiểm chứng (t-test) p=0.0063

< 0.05 cho thấy kết quả đạt được là
do tác động của việc dạy học tích hợp.
B/ Kết luận:
Về phía bản thân tôi nhận thấy học sinh thật sự làm chủ trong lĩnh vực kiến
thức mình nghiên cứu, hiểu sâu vấn đề, nhớ lâu hơn, phát huy được tính tự
học, sáng tạo trong quá trình nghiên cứu bài của giáo viên giao cho các em và
đặc biệt là các em có kỹ năng vận dụng vào đời sống hàng ngày cũng như hỗ
trợ cho các em trong các môn học khác mà các em đang ngồi trong ghế nhà
trường.
Sau thành công của chuyên đề này, Tổ Tin học sẽ cố gắng xây dựng việc
dạy học tích hợp cho các khối lớp khác để các em cũng được học tập như là
lớp thực nghiệm vừa rồi với mục đích cuối cùng là kết quả học tập của các em
luôn được nâng cao và thích thú học tập môn Tin học.
7
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Phụ lục:
A. GIÁO VIÊN THAM DỰ VÀ BIÊN BẢN
SỞ GD&ĐT TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH,THCS,THPT Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Ngô Thời Nhiệm

DANH SÁCH GIÁO VIÊN THAM DỰ CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề: KỸ NĂNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Môn: Tin học
Người Thực hiện: Bạch Nguyễn Xuân Vinh
Ngày: 24/11/2014
STT HỌ TÊN GIÁO VIÊN ĐƠN VỊ CHỮ KÝ
1 Nguyễn Thanh Cần
Trường TH,THCS,THPT
NGÔ THỜI NHIỆM
2 Nguyễn Thị Đức
3 Nguyễn Thị Ngọc Thuý
4 Nguyễn Minh Vương
5
6
CHỦ TRÌ THƯ KÝ
Nguyễn Thanh Cần Nguyễn Thị Ngọc Thuý
8
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
SỞ GD&ĐT TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH,THCS,THPT Độc Lập – Tự do – hạnh phúc
Ngô Thời Nhiệm
BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề: KỸ NĂNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Môn: Tin
Người Thực hiện: Bạch Nguyễn Xuân Vinh
Ngày: 24/11/2014
1. Thành phần tham dự:
− Thầy: Nguyễn Thanh Cần P. Hiệu trưởng
− Thầy: Bạch Nguyễn Xuân Vinh TT Tổ Tin
− Thầy: Nguyễn Minh Vương GV Tin

− Cô: Nguyễn Thị Ngọc Thuý GV Tin
− Cô: Nguyễn Thị Đức TP Tổ xã hội
2. Nội dung:
Ý kiến đóng góp của các thành viên như sau:
Thầy Nguyễn Thanh Cần:
− Dạy đúng theo yêu cầu của chỉ đạo.
− Ghi rõ tiêu đề của tiết dạy trong chuyên đề dạy học tích hợp là “Ôn tập kỹ năng
soạn thảo văn bản” có sử dụng kiến thức Địa lý, Văn học.
Cô Nguyễn Thị Đức:
− Sử dụng hiệu quả phương pháp liên môn Địa-Tin thông qua hình thức liên môn,
học sinh hứng thú trong việc học tập bộ môn Địa lý.
− Việc hướng dẫn học sinh đănh nhập, lựa chọn và lấy tư liệu, hình ảnh trên mạng
sau đó trình bày lại giúp học sinh có hứng thú hơn trong việc học môn Địa lý một bộ
môn vốn thường bị học sinh xem nhẹ và ít chú ý.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Thuý:
− Ôn tập đúng trọng tâm, bổ sung và hướng dẫn học sinh cách khắc phục các lỗi cụ
thể khi trình bày văn bản.
− Lồng ghép các kiến thức môn Địa, Văn vào trong bài tập giúp học sinh thích thú và
làm được bài tập một cách nhuần nhuyễn các thao tác đã học. Đồng thời nhớ được
kiến thức bộ môn Văn, Địa.
9
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
− Phương pháp phù hợp từng học sinh.
Thầy Nguyễn Minh Vương:
− Về nội dung nắm được các kỹ năng soạn thảo trên Microsoft Word
− Học sinh biết sử dụng công cụ tìm kiếm Google để tìm và chọn lọc thông tin
CHỦ TRÌ THƯ KÝ
Nguyễn Thanh Cần Nguyễn Thị Ngọc Thuý
B. CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC CHỌN TÍCH HỢP
1. KHỐI 6:

STT BÀI HỌC NỘI DUNG TÍCH HỢP-LỒNG GHÉP
1
Bài 11:
Tổ chức thông tin
trong máy tính
• Tìm hiểu và tạo cây thư mục các thành phố lớn của
Việt Nam.
• Tìm hiểu và tạo cây thư mục các quận, huyện của
TP. Hồ Chí Minh.
(Tích hợp môn Địa)
2
Chương IV:
LÀM QUEN VỚI
SOẠN THẢO
1) Định dạng văn bản
• Tóm tắt tiểu sử Anh hùng dân tộc Ngô Thời Nhiệm.
(Tích hợp môn Lịch sử)
2) Thêm hình ảnh minh họa
• Hình ảnh các khu du lịch Việt Nam
(Tích hợp môn Địa)
3) Trình bày cô động bằng bảng
• Thống kê tai nạn giao thông.
(Tích hợp môn Giáo dục công dân)
2. KHỐI 7 + Nghề THVP
STT BÀI HỌC NỘI DUNG TÍCH HỢP-LỒNG GHÉP
1
Học địa lí thế giới
với Earth Explorer
• Thống kê dân số TP. Hồ CHí Minh qua các năm
10

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
• Vẽ biểu đồ diện tích các nước Đông Nam Á
(Tích hợp môn Địa)
• Thống kê-vẽ biểu đồ tình hình tai nạn giao thông 2
năm gần đây
(Tích hợp môn Giáo dục công dân)
Bài 9:
Trình bày dữ liệu
bằng biểu đồ
3. KHỐI 8
STT BÀI HỌC NỘI DUNG TÍCH HỢP-LỒNG GHÉP
Bài 6:
Câu lệnh điều kiện
• Tính diện tích (hình tròn, hình thang…)
• Mô tả phương pháp giải phương trình bậc 1 trên
giấy. Sau đó thể hiện lại bằng ngôn ngữ lập trình
Pascal.
(Tích hợp môn Tóan)
4. KHỐI 9
STT BÀI HỌC NỘI DUNG TÍCH HỢP-LỒNG GHÉP
Bài 5:
Tạo trang web bằng
phần mềm
Kompozer
• Tạo trang web giới thiệu về các danh nhân văn
hóa Việt Nam.
• Tạo trang web giới thiệu về các anh hùng giải
phóng dân tộc.
(Tích hợp môn Lịch sử)
Chương III

Phần mềm trình
chiếu
• Giới thiệu các bãi biển đẹp của Việt Nam: Ninh
Chữ, Cà Ná, Mũi Né, Vũng Tàu, Mũi Nai (Hà
Tiên), Bãi Dài (Phú Quốc).
• Giới thiệu các danh lam thắng cảnh của Đồng
bằng sông Cửu Long.
(Tích hợp với môn Địa)
5. KHỐI 10 + Nghề THVP
STT BÀI HỌC NỘI DUNG TÍCH HỢP-LỒNG GHÉP
Chương III:
SOẠN THẢO VĂN
BẢN
1) Định dạng văn bản
• Trình bày một bài ca dao dân ca
(Tích hợp với môn Văn)
2) Bảng biểu
11
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
• Liệt kê tên các dân tộc thiểu số trên đất nước
Việt Nam.
• Lập danh sách các anh hùng giải phóng dân tộc
qua các thời kỳ lịch sử.
(Tích hợp với môn Lịch sử-Địa lý)
3) Chèn hình
• Giới thiệu một trong các bãi biển đẹp của Việt
Nam
(Tích hợp với môn Lịch sử-Địa lý)
4) Kiểm tra chính tả
• Soạn thảo một văn bản tiếng Anh (khoảng 200

từ) với nội dung bất kỳ. Sau đó kiểm tra lại chính
tả bằng công cụ Spelling anh Gammar…
(Tích hợp với môn Anh Văn)
5) Bài tập tổng hợp
• Giới thiệu tấm gương nghèo vượt khó.
• Văn hóa đội mũ bảo hiểm.
(Tích hợp môn Giáo dục công dân)
Chương IV:
MẠNG MÁY TÍNH
Sử dụng trình duyệt và các từ gợi ý để tìm các
thông tin trên mạng
• Toán: Các thành tựu toán học của GS.Ngô Bảo
Châu.
• Lịch sử: Tìm hiểu về các anh hùng giải phóng
dân tộc.
• Địa lý: Bản đồ Việt Nam.
• Âm nhạc: Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ
dương cầm Đăng Thái Sơn.
• Văn: Tìm hiểu tác giả Nguyễn Trãi.
• Công Dân: Tìm hiểu về việc tuyên truyền an toàn
giao thông
6. KHỐI 11
STT BÀI HỌC NỘI DUNG TÍCH HỢP-LỒNG GHÉP
Bài 9:
• Mô tả phương pháp giải phương trình bậc 2
trên giấy. Sau đó thể hiện lại bằng ngôn ngữ lập
trình Pascal.
12
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Cấu trúc rẽ nhánh

(Tích hợp môn Toán)
Bài 10:
Cấu trúc lặp
• Mô tả cách tính giai thừa, tổ hợp. Sau đó thể
hiện lại cách giải bài toán bằng ngôn ngữ lập trình
pascal
(Tích hợp môn Toán)
Bài 11 :
Kiểu mảng và biến
có chỉ số
• Tìm hiểu về sự thay đổi nhiệt độ trong ngày
sau đó sử dụng kiểu mảng trong ngôn ngữ lập
trình Pascal để tính nhiệt độ trung bình trong ngày
của một số vùng miền.
(Tích hợp môn Địa lý)
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng
viên sư phạm . Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT, 2008.
• Mạng Intrenet: ; giaovien.net …
13

×