Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

571 Phát triển nguồn nhân lực & giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.98 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ VÀ NGUỒN
NHÂN LỰC..............................................................................................5
I. Lịch sử ra đời kinh tế thế giới.......................................................................................................5
1. Giai đoạn kinh tế sức lao động..............................................................................................5
2. Giai đoạn kinh tế tài nguyên..................................................................................................5
3. Giai đoạn kinh tế tri thức.......................................................................................................6
II. Sự ra đời của lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất................................................................7
III. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................................8
IV. Ý nghĩa của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................................................10
CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VI ỆT NAM......................11
I. Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010.....................................11
1. Định hướng phát triển các ngành và các vùng kinh tế.....................................................11
1.1 Định hướng phát triển các ngành.............................................................................11
1.2 Định hướng phát triển các vùng...............................................................................15
2. Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý cũng như sử dụng lao động trong nền kinh tế..............................16
2.1 Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu............................16
2.2 Tạo lập dồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước..................................................................................................................17
2.3 Đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính - tiền tệ...................................17
2.4 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.....................................................17
3. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ nhằm cải thiện trình độ và
năng lực cho nguồn nhân lực.............................................................................................18
3.1 Giáo dục và đào tạo..................................................................................................18
3.2 Khoa học và công nghệ............................................................................................19
II. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực..............................................................20
1. Đặc điểm về nguồn nhân lực ở Việt Nam...........................................................................20
1.1 Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và tăng trưởng nhanh....................................20


1
1.2 Tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật, chuyên môn vẫn còn thấp chủ yếu là lao
động thủ công...........................................................................................................21
1.3 Cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Nam còn bất hợp lý..............................................23
1.4 Các đặc điểm khác....................................................................................................24
2. Quan điểm của đảng ta về chiến lược con người...............................................................25
3. Vai trò cùa nguồn lực con người trong quá trình phát triển...........................................27
3.1 Nguồn nhân lực - mục tiêu và động lực cảu sự phát triển........................................27
3.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước..........................................................................................................................28
III. Nhà nước đối với giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực của đất nước.............30
IV. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước với sự phát triển của nguồn
nhân lực.............................................................................................................32
1. Những văn bản quy phạm pháp luật về nguồn nhân lực.................................................32
2. Những chính sách của nhà nước dành cho nguồn nhân lực.............................................34
2.1 Chính sách bảo vệ và tăng cường thể lực nguồn nhân lực.......................................35
2.2 Chính sách phát triển giáo dục và kỹ năng của nguồn nhân lực..............................35
2.2.1 Chính sách phát triển giáo dục cơ sở.......................................................35
2.2.2 Chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực.........................................36
2.3 Chính sách thu hút và sử dụng lao động..................................................................36
2.3.1 Nhóm chính sách vĩ mô về việc làm..........................................................37
2.3.2 Nhóm chính sách điều tiết quan hệ và điều kiện lao động........................38
2.3.3 Chính sách thị trường lao động................................................................38
2.4 Chính sách đặc thù...................................................................................................39
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM................................................41
1. Các giải pháp liên quan đến cung lao động.......................................................................41
2. Mở rộng quy mô và chất lượng cầu lao động....................................................................42
3. Hoàn thiện chính sách và thể chế thị trường lao động.....................................................43
KẾT LUẬN....................................................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................46
2
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới hiện nay đang ở trong một thời kỳ lịch sử có nhiều chuyển biến hết sức
mới mẻ, mau lẹ, đột biến cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Trước hết
cần nhấn mạnh đến nhân tố quyết định đến sự phát triển của thế giới hiện nay là những
thành tựu vĩ đại do cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghệ đưa lại với sự bùng nổ của
tin học, sự phát triển của công nghệ sinh học, của công nghệ vật liệu mới những bước
tiến khổng lồ của lực lượng sản xuất. Từ đó hình thành những quá trình sản xuất hiện
đại, điều khiển từ xa trong đó lao động cơ bắp của con người chỉ là một phần nhỏ mà
lao động trí óc, lao động điều khiển lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên
của cải vật chất. Đặc biệt tạo nên năng suất và sản phẩm rất nhiều lần so với nền kinh tế
trước đó và giá trị tinh thần cần thiết cho xã hội. Lực lượng sản xuất được xã hội hóa
cao với xu thế quốc tế hóa, thị trường thế giới ngày càng mở rộng và hòa nhập hơn, các
quốc gia cùng nhau phát triển giải quyết những vấn đề mang tính quốc tế. Nguồn nhân
lực là một nguồn lực đặc biệt và vô cùng quan trọn, là một nguồn lực vô tận. Nguồn
nhân lực vừa là đối tượng vừa là chủ thể tác động lên mọi hoạt động trong xã hội.
Bước vào thế kỷ XXI, khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như
vũ bão, cùng với vấn đề hòa bình, toàn cầu hóa, bảo vệ môi trường… ở một diện rộng,
khắp nơi trên thế giới đang nổi lên vấn đề con người, trí tuệ con người và nguồn lực con
người. Con người đang là trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cảu
nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ngày 07/11/2006 sau 11 năm đàm phán khó khăn,
Việt Nam dã chính thức trở thành thành vien của WTO, sự kiện trọng đại này đã mở ra
cho chúng ta thêm nhiều cơ hội và thách thức mới, và nguồn nhân lực chính là yếu tố
hang đầu để quyết định thành công cho đất nước ta trên một sân chơi đầy khó khăn.
Để phù hợp với đặc điểm phát triển của thời kỳ lịch sử đặc biệt này Đảng và Nhà
nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị
trường có tác động rất to lớn; làm tăng trưởng kinh tế nhanh và nâng cao dời sống, thúc
3
đẩy cách mạng khoa học và công nghệ, cải tiến quản lý kinh tế. Đẩy mạnh CNH - HĐH

hướng tới nền kinh tế tri thức thế kỷ XXI. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực tương xứng
với yêu cầu đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước đang là vấn đề trung tâm, là khâu đột phá
và phải đi trước một bước như Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định:
“Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh,
bền vững, con người là nguồn nhân lực, là yếu tố quyết định sự phát triển trong thời kỳ
CNH – HĐH đất nước”.
4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ
VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI KINH TẾ THẾ GIỚI.
Có thể nói sự khác nhau cơ bản giữa con người và con vật là sự sang tạo mà động
lực đầu tiên của nó là tri thức. Nhờ có tri thức mà con người có thể sang tạo ra mọi của
cải vật chất. Một trong những điều quan trọng nhất mà con người tìm ra đấy là kinh tế.
Sự phát triển kinh tế có thể chia làm 3 giai đoạn.
1. Giai đoạn kinh tế sức lao động.
Giai đoạn kinh tế sức lao động bắt đầu từ giai đoạn đầu của nền văn minh nhân
loại kéo dài đến thế kỷ XIX, hiện nay vẫn còn nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới
đang ở giai đoạn này. Kinh tế sức lao động hoạt động với thể chế tập trung. Thời kỳ này
khoa học kỹ thuật chực phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào sức lao động nên hiệu
quả kinh tế thấp.
Bản chất của nền kinh tế sức lao động là phát triển dựa vào chiếm hữu và phân
phối tài nguyên. Con người chủ yếu dựa vào các công cụ nguyên thủy, phổ thông như:
cày, cuốc, dao… Phát triển sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, chính vì những điều kiện
như vậy mà năng suất lao động thời kỳ này rất thấp của cải tạo ra không đủ đáp ứng nhu
cầu xã hội, đời sống nhân dân vất vả, khổ cực, văn hóa - giáo dục kém phát triển.
Nhưng dù sao thì đây cũng là thời kỳ sơ khai của nền kinh tế, tất cả các quốc gia các
nền kinh tế trên thế giới đều phải trải qua giai đoạn này.
2. Giai đoạn kinh tế tài nguyên.
Do đã bắt đầu tìm kiếm và ứng dụng khoa học công nghệ nên khả năng khai thác
của con người mạnh lên, tài nguyên trở nên thâm hụt làm xuất hiện nhiều cuộc tranh

giành, cướp bóc tài nguyên và đó chính là nguyên nhân chủ yếu làm nổ ra các cuộc
chiến tranh giữa các nước. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần I kết thúc và từ thế
5
kỷ XIX đến nay thế giới đã có nhiều bước tiến trong lĩnh vực này như: máy kéo, máy
bay… bắt đầu thay thế các dụng cụ giai đoạn đầu làm cho năng suất lao động tăng lên
rõ rệt. Các loại tài nguyên hiếm như sắt, dầu mỏ… bắt đầu thiếu hụt và khống chế nền
kinh tế. Trong giai đoạn này năng suất lao động đã cao nhưng đời sống chưa được cải
thiện. Đã có sự phân công xã hội rõ ràng, sâu sắc và quan trọng nhất là nghành sản xuất
trực tiếp đã có được sự hỗ trợ từ các nghành khác làm nhiệm vụ trao đổi như thương
mại, nó tách rời khỏi lao động sản xuất. Bắt đầu từ thay đổi nhỏ lẻ và sau đó được phát
triển lên với các hình thức ngày càng phong phú đa dạng và trở thành nhu cầu tất yếu.
Thị trường không chỉ là nơi trao đổi mà còn có tác dụng trong việc phát triển kinh tế,
tăng cường giao lưu giữa các quốc gia.
Giai đoạn này lao động đã bắt đầu được cải thiện, giáo dục phát triển trí tuệ con
người đã có sự lưu chuyển và bắt đầu phát huy tác dụng nó sẽ là đòn bẩy để phát triển
mọi nguồn nhân lực.
3. Giai đoạn kinh tế tri thức.
Giai đoạn kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển kinh tế dựa trên chiếm hữu và
phân phối tài nguyên trí lực. Như Mác đã nói: " Khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng
sản xuất thứ nhất ". Đặc điểm của giai đoạn này là con người đã hướng tri thức phát
triển kinh tế, được coi là tri thức chung khai thác, sử dụng, quảng bá tri thức để ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Dựa trên sự phát triển cao độ của khoa học kỹ thuật làm tăng
năng suất lao động, thỏa mãn nhu cầu của con người đảm bảo cho sự cân bằng môi
trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững các ngành kinh tế. Xu hướng toàn cầu
hóa nền kinh tế thế giới đang là cầu nối cho toàn nhân loại đi lên một xã hội ưu việt
hơn. Đây là sự hợp tác hòa bình cùng có lợi. Nhờ khoa học kỹ thuật cao nên làm cho
năng suất lao động cao và sản phẩm sản xuất nhiều nên đã làm cho quan hệ kinh tế bớt
căng thẳng hơn, xu thế hòa bình, hợp tác hữu nghị phát triển. Tri thức chung của nhân
loại có điều kiện phát triển trong giai đoạn này, kết quả nghiên cứu khoa học cũng trở
thành hang hóa, khai thác tài nguyên thiên nhiên phát triển nhanh và tài nguyên thiên

nhiên trở thành thứ yếu.
6
Đây chính là giai đoạn mà nguồn nhân lực được nâng cao về chất chứ không
riêng về mặt lượng. Đây cũng là lúc mà chúng ta cần phải quan tâm tới sự phát triển
nguồn nhân lực.
Qua ba giai đoạn phát triển của nền kinh tế chúng ta cũng có thể thấy được sự
phát triển của con người và quan trọng nhất là nguồn nhân lực, tri thức con người luôn
phát triển tìm tòi phát hiện ra nhiều điều mới lạ làm cho năng suất lao động ngày một
tăng lên và đời sống con người ngày càng được cải thiện.
II. SỰ RA ĐỜI CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT - QUAN HỆ SẢN
XUẤT.
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã
hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản than con người. Ba
quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó sản xuất
vật chất là quan trọng nhất, là cơ sở tồn tại xã hội.
Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định và nó
đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trong sản xuất, con
người một mặt là quan hệ với tự nhiên tức lực lượng sản xuất, một mặt là quan hệ giữa
con người với người tức là quan hệ sản xuất. Phương thức sản xuất chính là sự thống
nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá
trình sản xuất. Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá
trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ
năng lao động, thói quen lao động của họ và tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao
động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất trước hết
là công cụ lao động kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất
hang đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động. Ngày nay, khoa học đã phát
triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất,
trong đời sống và trở thành lực lượng lao động sản xuất trực tiếp. Sự xâm nhập ngày
7

càng sâu của khoa học kỹ thuật trở thành một yếu tố không thể thiếu được của sản xuất
làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển nhảy vọt.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan
hệ sản xuất gồm 3 mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ
chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. Quan hệ sản
xuất không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà nó hình thành một cách
khách quan trong quá trình sản xuất.
III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
- Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả mọi cá nhân tham gia bất cứ
hoạt động nào với bất cứ vai trò nào trong tổ chức. Con người được xem là nguồn lực
căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền
vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức.
- Nguồn nhân lực xã hội : Có rất nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực
xã hội nhưng ta có thể hiểu nguồn nhân lực xã hội là dân số trong độ tuổi lao động.
- Lực lượng lao động : Theo quan niệm của Tổ chức Quốc tế về Lao động ( ILO )
thì lực lượng lao động là dân số trong độ tuổi lao động thực tế có việc làm và những
người thất nghiệp. Vì vậy ta có thể hiểu lực lượng lao động bằng công thức tổng quát
sau:
- Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật
ngăn cấm.
- Người có việc làm là người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận bằng
tiền hay bằng hiện vật hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính tự tạo việc làm vì lợi
ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận tiền công hay hiện vật, kể cả những người tạm
nghỉ việc trong tuần lễ điều tra nhưng sẽ tiếp tục trở lại làm việc sau thời gian tạm nghỉ.
8
Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp
- Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động
muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành.
- Nguồn nhân lực doanh nghiệp: là lực lượng lao động của tổng doanh nghiệp, là
số người có trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả lương. Có rất nhiều

cách phân loại nguồn nhân lực doanh nghiệp khác nhau:
+ Theo cơ cấu: nguồn nhân lực doanh nghiệp chia làm hai loại là viên chức quản
lý và công nhân.
+ Theo thời gian làm việc: nguồn nhân lực doanh nghiệp được chia thành ba loại
là lao động hợp đồng dài hạn, lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động thời vụ.
9
Sơ đồ cấu trúc lực lượng lao động
Lực lượng lao động
Có việc làm Thất nghiệp
Đủ việc
làm
Thiếu
việc làm
Thất
nghiệp
dài hạn
Thất
nghiệp
ngắn hạn
Nguồn : Giáo trình quản lý nguồn nhân lực ( tr 64 )
IV. Ý NGHĨA CỦA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC.
- Đối với doanh nghiệp: đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể
thích ứng và theo sát kịp thời sự tiến hóa và phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ
đảm bảo cho doanh nghiệp một lực lượng lao động giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục
tiêu của nó. Nền kinh tế mở cửa làm cho các doanh nghiệp muốn tồn tại phải thay đổi
cách tư duy và hoạt động. Việc đào tạo, bồi dưỡng, cải thiện kiến thức nghề nghiệp và
kỹ năng của nguồn nhân lực giúp cho mọi người phấn khởi vì được phát triển, có điều
kiện nhận thức tốt hơn mục tiêu của doanh nghiệp ( như giảm chi phí, nâng cao năng
suất lao động… ) cải thiện mối quan hệ, tạo không khí tốt, giảm căng thẳng.

- Đối với người lao động: luôn phải nâng cao trình dộ chuyên môn để không bị
tụt hậu trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Người lao động tự tin
hơn, làm việc hiệu quả hơn thích ứng với kỹ thuật mới.
- Đối với nền kinh tế: Việc đào tạo và đào tạo lại tránh được tình trạng thất
nghiệp do cơ cấu. Nhờ có giáo dục – đào tạo mà người dân nói chung, lao động nói
riêng có them các kiến thức mới, tăng sự hiểu biết pháp luật, đẩy mạnh phát triển, hợp
tác trong xã hội cũng như trong đoàn thể làm xã hội tốt đẹp hơn, các doanh nghiệp có vị
trí hấp dẫn hơn trong lao động và cuộc sống của từng người ngày càng có ý nghĩa.
Ngày nay các nhà quản lý giỏi không chỉ dừng lại ở chương trình đào tạo có tính
chất đối phó mà họ cần nhạy bén, nhìn xa trông rộng trong nhiều năm tới để chuẩn bị
cho tương lai.
10
CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ
DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VI ỆT NAM
I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN 2001 - 2010.
1. Định hướng phát triển các ngành và các vùng kinh tế.
1.1 Định hướng phát triển các ngành.
a. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền
nông nghiệp hang hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của
từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều
lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình dộ khoa học công nghệ, về thu nhập,
năng suất lao dộng, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị
trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
- Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu
thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực trong
mọi tình huống.

Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công
nghiệp như cà phê, cao su, hạt điêu, hạt tiêu… hình thành các vùng rau, hoa, quả có giá
trị cao gắn với việc phát triển các cơ sở bảo quản chế biến.
11
Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm, mở rộng
phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm, tăng tỉ trọng chăn nuôi trong
nông nghiệp.
Phát huy lợi thế về thủy sản tạo thành một nghành kinh tế mũi nhọn vươn lên
hàng đầu trong khu vực. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa
bờ, ổn định khai thác gần bờ, nâng cao năng lực bảo quản đáp ứng nhu cầu trong khu
vực và trên thế giới.
Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn
thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài có chính sách đảm bảo cho người trồng
rừng. Ngăn chặn nạn đốt phá rừng.
- Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ
sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu
hoạch, bảo quản, chế biến, vận hành và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
- Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hình thành các khu tập
trung công nghiệp ở nông thôn, cá làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất
khẩu. Có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát triển
nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Giá trị gia tăng nông nghiệp ( kể cả thủy sản và lâm nghiệp ) tăng bình quân hàng
năm 4%-4,5%. Đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn.
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16%-17%; tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp tăng lên khoảng 25%. Thủy sản đạt 3 - 3,5 triệu tấn ( trong đó 1/3 là sản phẩm
nuôi trồng ). Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành chương trình trồng 5 triệu ha
rừng. Kim nghạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 9 - 10 tỷ USD, trong đó thủy sản
khoảng 3,5 tỷ USD.
b. Công nghiệp, xây dựng.
- Phát triển công nghiệp.

12
Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như: chế biến nông, lâm, thủy
sản, hải sản, may mặc, giày da, hàng cơ khí và hàng tiêu dùng…
Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế
tạo, phân bón, vật liệu xây dựng… phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ, thị trường.
Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghiệp thông
tin, điện tử viễn thông, tự động hóa. Chú trọng công nghiệp sản xuất phần mềm tin học
để theo kịp trình độ của các nước trên thế giới bởi chúng ta đang sống trong một thời
đại của công nghệ thông tin.
Phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết, kết hợp với công nghiệp dân
dụng. Phát triển nhành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu
xây dựng trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài. Áp
dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng và hiệu lực quy hoạch, năng lực thiết kế
xây dựng.
Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp ( kể cả xây dựng ) bình quân
trong 10 năm tới đạt khoảng 10%-15,5%. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng
chiếm 40%-41% GDP và sử dụng 23%-24% lao động. Giá trị xuất khẩu công nghiệp
chiếm 70%-75% tổng kinh nghạch xuất khẩu. Bảo đảm cung cấp đủ và an toàn năng
lượng ( điện, dầu khí, than, … ); đáp ứng nhu cầu về thép xây dựng, phân lân, một phần
phân đạm; cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hóa trong sản
xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60%-70%; công nghiệp điện tử - thông tin trở thành
ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu, công nghiệp hàng tiêu dùng đáp
ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu.
c. Kết cấu hạ tầng.
Phát triển năng lượng đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã
hội, đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia. Phát triển mạng lưới thông tin hiện đại và
13
đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống xã hội,
đặc biệt là hệ thống lãnh đạo, quản lý và dịch vụ tài chính, thương mại, giáo dục, y tế.

Nâng cấp, xây dựng các tuyết quốc lộ khác, chú trọng tuyến biên giới, các tuyến
vành đai và tuyến đường nối các trung tâm phát triển, các cầu vượt sông. Phát triển,
nâng cấp hệ thống giao thông trên từng vùng kể cả giao thông nông thôn đảm bảo thông
suốt quanh năm. Nâng cấp hệ thống đường sắt hiện có, mở các tuyến mới đến các trung
tâm kinh tế. Hoàn thiện hệ thống cảng biển quốc gia và mạng lưới các cảng địa phương
theo quy hoạch.
d. Các ngành dịch vụ.
Phát triển mạnh thương mại, nâng cấp năng lực và chất lượng hoạt động để mở
rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Hình thành các trung tâm thương mại
lớn, các chợ nông thôn, nhất là miền núi đảm bảo cung cấp sản phẩm thiết yếu cho vùng
sâu, vùng xa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản. Tìm kiếm thị trường
mở rộng thị phần và khách hàng cho các sản phẩm của Việt nam.
Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên đáp ứng
nhu cầu du lịch trong nước và phát triển du lich quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du
lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng
điểm.
Mở rộng các dịch vụ tài chính - tiền tệ như: tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng
khoán… sử dụng các công nghệ hiện đại, áp dụng các quy chuẩn quốc tế. Từng bước
hình thành các trung tâm tài chính lớn trong khu vực.
Phát triển mạnh các dịch vụ kỹ thuật, tư vấn đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản
xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia
tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7%-8% và đến năm 2010 chiếm 42%-43%
GDP, 26%-27% tổng số lao động.
14
1.2 Định hướng phát triển các vùng.
- Các vùng đều phát huy lợi thế để phát triển tạo nên thế mạnh của mình theo cơ
chế kinh tế mở, gắn với thị trường trong và ngoài nước. Thống nhất quy hoạch phát
triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố… tạo sự lien kết về mọi mặt. Nâng
cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

của vùng và khu vực. Gắn chặt phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ, cải thiện môi
trường và an ninh quốc phòng.
a. Khu vực đô thị.
Phát huy vai trò trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa trên từng vùng và địa
phương. Quy hoạch mạng lưới dô thị với một số ít thành phố lớn, nhiều thành phố vừa
và hệ thống dô thị nhỏ phân bố hợp lý trên các vùng. Hoàn thiện quy hoạch giao thông
lâu dài, hợp lý. Cung cấp đủ nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xóa nhà tạm bợ,
đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa.
b. Khu vực nông thôn đồng bằng.
Phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, cây rau, quả… ứng
dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng, chế biến và bảo quản, hoàn thành điện khí
hóa và thực hiện cơ giới hóa nông thôn. Chuyển nhiều lao dộng sang khu vực công
nghiệp và dịch vụ. Phát triển mạnh các làng nghề các khu chế biến…
c. Khu vực nông thôn trung du miền núi.
Phát triển mạnh các cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến.
Bảo vệ và phát triển vốn rừng, hoàn thành định canh định cư. Phát triển kinh tế trang
trại, giảm bớt khoảng cách phát triển chênh lệch giữa nông thôn và dồng bằng. Có chính
sách đặc biệt phát triển vùng sâu, vùng xa, biên giới.
d. Khu vực biển và hải đảo.
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế hải đảo, tăng cường đầu tư cơ bản cho các
kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác, chế biển thủy sản,
15
đóng tàu, vận tải biển… Phát triển tổ hợp kinh tế biển và ven biển, các khu vực cửa
biển, hải cảng để phát triển CNH - HĐH. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ
an ninh biển.
2. Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý cũng như sử dụng lao động trong nền kinh tế.
2.1 Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu.
Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để

Nhà Nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tập trung đầu tư cho xây dựng kết
cấu kinh tế. Phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành sản xuất và dịch vụ
quan trọng. Từng bước thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không cần nắm
giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động thúc
đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Phát triển kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác đa dạng. Phát triển hợp tác xã
kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên nghành để sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo
điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh phù hợp với quá trình CNH - HĐH.
Kinh tế cá thể và tiểu chủ ở nông thôn và thành thị được Nhà Nước tạo điều kiện đẻ
phát triển. Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy
mô trong từng ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm; khuyến khích
hợp tác với nhau và với doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình
thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước
ngày càng phát triển đa dạng. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của nền
kinh tế Việt Nam, được khuyến khích phát triển, hướng mạnh và sản xuất, kinh doanh
hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, hàng hóa có công nghệ cao.
Chính việc đa dạng hóa hình thức sở hữu đã làm cho thị trường lao động ngày
càng phát triển, người lao dộng có thêm nhiều cơ hội hơn nữa trong tìm việc làm cũng
như tăng thu nhập nâng cao đời sống.
16
2.2 Tạo lập dồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước.
Hình thành đồng bộ và phát triển, hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với xây
dựng khuôn khổ pháp lý. Phát triển thị trường vốn và tiền tệ, nhất là thị trường vốn
trung hạn và dài hạn. Phát triển thị trường lao động; người lao dộng được tìm và tạo
việc làm ở mọi nơi trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu lao dộng trong nước với sự tahm
gia của các thành phần kinh tế. Nhà Nước tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động
khách quan của thị trường, tạo điều kiện phát huy mặt tích cực đồng thời hạn chế những
mặt tiêu cực. Đơn giản hóa thủ tục hành chính; công khai hóa và thực hiện đúng trách
nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong quan hệ với doanh nghiệp và với

nhân dân.
2.3 Đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính - tiền tệ.
Tạo lập môi trường tài chính lành mạnh, thông thoáng nhằm giải phóng và phát
triển các nguồn lực tài chính và tiềm năng sản xuất của các daonh nghiệp, các tầng lớp
dân cư.
Đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ trong
toàn bộ nền kinh tế. Tiếp tục cải thiện hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và
các cam kết quốc tế. Bổ sung, hoàn thiện, đơn giản hóa các sắc thuế, từng bước áp dụng
hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác
nhau, doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài. Tiếp tục cơ cấu lại
doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ lệ tích lũy cho đầu tư phát triển, thực hiện cải cách
tiền lương đi liền với tinh giảm biên chế bộ máy và cải cách thủ tục hành chính. Đổi
mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách nhà nước, đảm bảo
tính thông nhất của hệ thống tài chính quốc gia.
2.4 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Tiếp tục mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ
độn hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm
17
thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương. Việ tổ chức thành
công hội nghị cấp cao APEC ở Hà Nội đã đưa Việt Nam lên một tầng cao mới về thế và
lực, đã được các quốc gia khen ngời về sự phát triển không ngừng của Việt Nam. Ngày
7/11/2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức WTO đã mở ra cho chúng ta nhiều
cơ hội cũng như thách thức mới, thị trường rộng mở hơn, thu hút được nhiều nhà đầu tư
hơn… nhưng bên cạnh đó chúng ta phải chấp nhận một cuộc cạnh tranh gay gắt hơn.
Đẩy mạnh các dịch vụ thu ngoại tệ: du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải, thu hút
kiểu hối… Chủ động và tích cực xâm nhập vào thị trường quốc tế, các trung tâm kinh tế
thế giới; duy trì và mở rộng trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội thị
trường mới. Từng bước hiện đại hóa phương thức kinh doanh phù hợp hơn với xu thế
của thương mại thế giới. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các chính sách
đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc trực tiếp thu hút vốn đầu tư nước

ngoài. Giảm mạnh và tiến tới xóa bỏ sự phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài. Cải tiến thủ tục hành chính để đơn giản hóa hoạt động đầu tư; khuyến
khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư nước ngoài và có chính sách hỗ trợ công dân Việt Nam kinh doanh
hợp pháp ở nước ngoài.
3. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ nhằm cải thiện
trình độ và năng lực cho nguồn nhân lực.
3.1 Giáo dục và đào tạo.
Để đáp ứng yêu cầu về con người và con người và nguồn nhân lực là nhân tố
quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH, cần tạo sự chuyển biến cơ
bản, toàn diện về giáo dục đào tạo.
Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân
tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, long nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật… Đào tạo lớp
lao dộng có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết
thực, quan tâm tới cái mới. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và
18

×