Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

589 Chính sách đào tạo & phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.16 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi nguồn
nhân lực ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng để đáp ứng được nhu
cầu phát triển của đất nước, tạo điều kiện để đất nước phát triển nhanh và bền vững . Để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải tiến hành đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
chủ yếu là thông qua giáo dục. Vì vậy để thực hiện có hiệu quả quá trình đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực cần phải có những chính sách cụ thể để hướng dẫn thực hiện. quá
trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả.
Vì vậy em thực hiện đề tài: “Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam” nhằm có những hiểu biết về các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực và tình hình thực hiện các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam hiện nay. Vấn đề chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có một phạm vi


rất rộng, do đó trong thời gian nghiên cứu em chỉ tập trung vào các chính sách đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục bậc đại học và cao đẳng và đề tài
nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Trần Thị Thu đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành đề tài này!
1
I. Khái niệm và các thành phần của chính sách quản lý nguồn
nhân lực
1.1 Các khái niệm cơ bản.
1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là một trong ba yếu tố của quá trình sản

xuất, cung cấp sức lao động cho xã hội tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nguồn nhân
lực được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau nên có những khái niệm khác nhau.
Tiếp cận dựa trên khả năng lao động của con người: Nguồn nhân lực bao gồm tất
cả những người có cơ thể phát triển bình thường có khả năng lao động.
Tiếp cận dựa vào khả năng lao động và giới hạn tuổi lao động: Nguồn nhân lực
bao gồm tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động không kể đến
trạng thái có việc làm hay không có việc làm.
Tiếp cận theo cách hiểu của các nhà kinh tế: Nguồn nhân lực là tổng thể những
tiềm năng của con người của một quốc gia có trong một thời kỳ nhất định. Tiềm năng
đó bao gồm tổng hòa năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách của con người đáp ứng một
cơ cấu do nền kinh tế - xã hội đòi hỏi ( về số lượng, chất lượng và cơ cấu).
Như vậy nguồn nhân lực bao gồm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất là tất cả những

người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Bộ phận thứ hai là những người
ngoài độ tuổi lao động, có khả năng lao động và có nhu cầu tham gia lao động.
Khi nghiên cứu về nguồn nhân lực không chỉ xem xét về mặt số lượng mà phải
xem xét cả về mặt chất lượng nguồn nhân lực bao gồm sức khỏe, trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn lành nghề, năng lực, phẩm chất và thái độ lao động của cá nhân người
lao động, cũng như phải xem xét cả về mặt cơ cấu nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn
nhân lực còn phụ thuộc vào cơ cấu đội ngũ lao động, trình độ, năng lực tổ chức và quản
lý, khả năng phối hợp để thực hiện các mục tiêu đặt ra.
1.2 Khái niệm quản lý nguồn nhân lực
“ Quản lý nguồn nhân lực là tìm mọi cách tạo thuận lợi cho mọi người trong tổ
chức hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch của tổ chức, tăng cường
2

cống hiến của mọi người theo hướng phù hợp với chiến lược của tổ chức, đạo đức và xã
hội”.[ 5,tr 29].
Ở cấp độ vi mô tổ chức ở đây là: tổ sản xuất, phân xưởng, phòng ban, doanh
nghiệp. Và các hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở cấp độ này bao gồm các hoạt động
tuyển mộ tuyển chọn, bố trí lực lao động trong tổ chức, tổ chức đào tạo và phát triển lao
động … nhằm đảm bảo một lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ
chức cả về mặt số lượng và chất lượng.
Ở cấp độ vĩ mô thì tổ chức ở đây có thể là địa phương, quốc gia, có thể là khu vực
và quốc tế. Và hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở đây bao gồm một số hoạt động như
quyết định các chính sách quốc gia, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bổ sử dụng lao
động toàn xã hội. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động và
kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động … Và các hoạt động trên nhằm tạo ra một lực

lượng lao động đủ về số lượng và cao về chất lượng, có cơ cấu hợp lý đáp ứng được yêu
cầu của xã hội.
Như vậy, Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình phải được xem xét trong mối
quan hệ không thể tách rời giữa các quá trình: Phát triển nguồn nhân lực, phân bố nguồn
nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực.
1.3 Khái niệm đào tạo
“Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể
thực hiện hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình”.[1, tr 161]
Đào tạo là những hoạt động học tập được diễn ra trong thời gian ngắn hạn nhằm
cung cấp cho người lao động những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu hơn về công việc
hiện tại, củng cố và bổ sung những kiến thức và kỹ năng, trình độ chuyên môn còn thiếu
hụt của người lao động. Đó là các hoạt động học tập nhằm nâng cao kiến thức, trình độ,

kỹ năng của người lao động để thực hiện có hiệu quả hơn công việc hiện tại.
1.4 Khái niệm phát triển.
“Phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của
người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định
hướng tương lai của tổ chức” [1, tr 161]
3
Như vậy phát triển là các hoạt động học tập nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ
năng, năng lực cho người lao động khi họ chuẩn bị bước vào công việc mới với những
đòi hỏi, yêu cầu cao hơn về trình độ chuyên môn lành nghề trong công việc. Phát triển
chủ yếu là chuẩn bị cho người lao động những kiến thức kỹ năng về công việc trong
tương lai.
1.5 Khái niệm chính sách

Chính sách là một trong những công cụ chủ yếu mà Nhà nước sử dụng để quản lý
nên kinh tế quốc dân. Mỗi chính sách cụ thể là một tập hợp các giải pháp nhất định để
thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới các mục tiêu chung của sự phát
triển kinh tế - xã hội.
1.6 Chính sách quản lý nguồn nhân lực
Chính sách quản lý nguồn nhân lực là công cụ để quản lý nguồn nhân lực gồm các
chế độ, các biện pháp, các qui định cụ thể tác động đến hành vi lao động, thái độ lao
động của người lao động để đạt được các mục tiêu đã được đặt ra.
1.7 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là công cụ để quản lý nguồn nhân
lực, bao gồm các chế độ, các qui định cụ thể về quá trình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trình độ của người lao động để họ có thể

thực hiện có hiệu quả công việc hiện tại cũng như chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng,
năng lực để họ có thể đảm nhiệm những công việc ở vị trí cao hơn trong nghề nghiệp
của bản thân họ.
1.2 Cấu trúc của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Cấu trúc của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực gồm các phần sau:
- Mục tiêu của chính sách
- Đối tượng áp dụng cúa chính sách.
- Các nội dung chủ yếu của chính sách
- Việc tổ chức thực hiện chính sách.
- Việc kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chính sách
4
II. Phân loại chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1. Phân loại theo phạm vi điều chỉnh của chính sách:
1.1 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia
Đây là những qui định, chế độ do Nhà nước ban hành nhằm nâng cao năng lực về
mọi mặt kỹ năng, kiến thức và tinh thần và cơ cấu nguồn nhân lực để có thể tham gia
một cách có hiệu quả vào quá trinh phát triển quốc gia.
1.2 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi địa phương
Là những chính sách do cơ quản quản lý ở địa phương ban hành nhằm tổ chức,
thực hiện, quản lý việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương.
1.3 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi ngành
Là những chính sách do các Bộ ban hành nhằm tổ chức thực hiện và quản lý hoạt
động đào tạo nguồn nhân lực mà cụ thể là lực lượng lao động đang làm việc trong các
ngành cả về mặt số lượng và chất lượng để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của

ngành.
1.4 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi doanh nghiệp
Là những chính sách của doanh nghiệp nhằm tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức,
kỹ năng, trình độ chuyên môn lành nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh
nghiệp để họ có thể làm việc có hiệu quả hơn trong công việc hiện tại cũng như chuẩn
bị những kiến thức kỹ năng cho những công việc ở vị trí cao hơn trong tương lai.
1.1 Phân loại theo đối tượng thụ hưởng chính sách
Cùng với việc ban hành những chính sách chung áp dụng cho toàn bộ nguồn nhân
lực, Nhà nước còn ban hành những chính sách riêng áp dụng đối với từng nhóm người
lao động tùy theo mục tiêu nhiệm vụ phát triển đất nước trong từng thời kỳ. Trong thời
kỳ hiện này, nước ta ban hành những chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
cho nhưng nhóm đối tượng đặc thù sau:

- Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khu vực quản lý hành chính
Nhà nước.
5
- Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học – công nghệ
- Chính sách đào tạo và phát triển đội ngũ các doanh nhân
- Chính sách đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trình độ cao
1.2 Phân loại theo qui trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.1 Chính sách thu hút trước khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đó là các chính sách nhằm tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút, khuyến khích
mọi người tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nhằm nâng cao kiến thức, trình
độ chuyên môn lành nghề, kỹ năng. Các chính sách đó bao gồm chính sách về đa dạng
hóa các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Các Chính sách

ưu tiên đối với đối tượng chính sách, gia đình khó khăn như cộng điểm ưu tiên, miễn
giảm học phí tạo điều kiện cho họ được học tập. Ngoài ra còn có chế độ học bổng đối
với những học sinh đạt kết quả cao trong học tập nhằm khuyến khích động viên sinh
viên học tập. Còn có chính sách tổ chức quản lý quỹ tín dụng cho sinh viên…
3.2 Chính sách trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đây là các chính sách nhằm tổ chức, tiến hành và quản lý quá trình đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực bao gồm chính sách về kinh phí cho quá trình đào tạo và phát triển,
chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ giảng
viên đủ về số lượng và cao về chất lượng, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ
cán bộ giảng viển. chính sách về thiết kế nội dung và phương pháp dạy học.
3.3 Chính sách sau đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đây là những chính sách sắp xếp, bố trí, sử dụng những người đã được đào tạo

một cách hợp lý để có thể phát huy những kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn
lành nghề, năng lực của họ thực hiện công việc phù hợp với năng lực trình độ của họ.
6
III. Phân tích thực trạng chính sách đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực của Việt Nam.
1. Thực trạng chính sách thu hút đầu vào trước khi đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực ở Việt Nam.
1.1 Các chế độ chính sách ưu tiên về cộng điểm khi tuyển sinh cho thí sinh theo khu
vực.
Nước ta hiện nay là một nước đang phát triển nên nhiều vùng địa phương điều
kiện kinh tế chưa phát triển, cơ sở hạ tầng về giáo dục ở những vùng này còn rất thiếu
thốn, có những nơi học sinh phải đi từ sáng đến trưa mới đến được trường lớp. Đồng

thời do sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng. Có những vùng người dân phải lo
kiếm sống để đảm bảo cuộc sống nên không có điều kiện học tập. Do đó ở những vùng
đó điều kiện học tập không thể bằng những khu vực thành thị có điều kiện học tập tốt.
Chính vì vậy trong khi tuyển sinh Bộ giáo dục và đào tạo có chế độ ưu tiên về điểm cho
những thí sinh thuộc những vùng có điều kiện khó khăn để nhằm đảm bảo thực hiện
công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện cho các thí sinh ở khu vực khó khăn có cơ hội
học đại học.
Khi tuyển sinh vào đại học, các thí sinh được phân chia theo các khu vực 4 khu
vực:
“ Khu vực 1 (KV1) gồm các xã, thị trấn thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải
đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo
quy định của Chính phủ. Các thí sinh thuộc KV 1 được cộng 1,5 điểm xét tuyển.

- Những thí sinh thuộc khu vực 2 (KV2) gồm các thành phố trực thuộc tỉnh (không
trực thuộc Trung ương); các thị xã; các huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc
Trung ương sẽ được ưu tiên cộng 0,5 điểm xét tuyển
- Các thí sinh thuộc khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm các xã, thị trấn không
thuộc KV1, KV2, KV3 sẽ được cộng 1 điểm xét tuyển
- Khu vực 3 (KV3) gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung
ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực”.[11.8]
7
Dân số nước ta chủ yếu tập trung ở nông thôn, theo số liệu của Tổng cục thống kê
năm 2005 thì dân số ở khu vực nông thôn chiếm 73,03% tổng dân số cả nước, do đó
phần lớn dân số vẫn đang phải sống trong điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn
và thiếu thốn. Hàng năm về số lượng thí sinh dự thi đai học, cao đẳng thì số thí sinh

thuộc các khu vực được cộng điểm ưu tiên theo khu vực chiếm 82%[10.9] trong tổng số
thí sinh dự thi. Như vậy, nếu không còn chế độ ưu tiên khu vực đối với các đối tượng
nêu trên thì sẽ làm cho đa số thí sinh dự thi đại học, cao đẳng phải chịu thiệt thòi, cánh
cửa vào học các trường đại học và cao đẳng sẽ trở nên hẹp lại. Từ đó không có cơ hội
để nâng cao trình độ, kiến thức kỹ năng cho người lao động ở các khu vực kinh tế khó
khăn. Ví dụ như đợt tuyển sinh 2005, khoảng cách điểm chênh lệch giữa đối tượng
được ưu tiên cao nhất với đối tượng thuộc KV 3 là 3,5 điểm, nhờ vậy nhiều thí sinh ở
KV1, KV2, KV2-NT đã vượt qua được các thí sinh ở KV 3 để vào học các trường đại
học và cao đẳng.
Chính sách ưu tiên về cộng điểm khi tuyển sinh đại học cho các thí sinh ở các khu
vực khó khăn là một trong những chính sách cần thiết nhằm tạo điều kiện cho những thí
sinh ở các khu vực mà cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn có thể thi đỗ và theo học ở

các trường đại học, cao đẳng. Do vậy, qui chế tuyển sinh không thể bỏ đi đối tượng ưu
tiên này mà cần phải mở rộng đối tượng ưu tiên không chỉ có thí sinh thuộc vùng kinh tế
xã hội đặc biệt khó khăn mà cần có cả số thí sinh thuộc vùng kinh tế khó khăn.
1.2 Chính sách về miễn giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia
đình khó khăn.
Để nhằm giảm bớt khó khăn về mặt kinh tế, cũng như thể hiện sự biết biết ơn của
nhà nước đối với những người có công với cách mạng, hiện nay nhà nước ta có chính
sách miễn, giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình có công với
cách mạng, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có để họ điều kiện theo học ở các trường
đại học và cao đẳng.
Chính sách miễn học phí là chính sách mà đối tượng của chính sách sẽ được miễn
phí tòan phần về học phí. Ở nước ta hiện nay chế độ miễn học phí toàn phần được áp

dụng anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang và thương binh khi theo học đại
học và cao đẳng. Con thương binh, bệnh binh, con người được hưởng diện chính sách
8
như thương binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80% [9]. Các đối tượng này được áp
dụng mức miễn học phí toàn phần nhằm thế hiện sự quan tâm của nhà nước đến những
người có công với cách mạng. đồng thời cũng giảm bớt gánh nặng về vấn đề học phí
cho các đối tượng này khi phần lớn là có hoàn cảnh khó khăn.
Chế độ miễn học phí còn được áp dụng đối với các sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ
không có nơi nương tựa, những người bản thân bị thương tật, có khó khăn về kinh tế,
khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên và có xác nhận của hội đồng y khoa.
Những đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, hàng ngày họ phải làm
việc để có thể kiếm tiền nuôi sống bản thân, tiền để trang trải cho các sinh hoạt hàng

ngày như nơi ở, tiền ăn, tiền sách vở…Đối với các đối tượng này thì chính sách miễn
học phí thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với những hoàn cảnh khó khăn, nhằm góp
phần đảm bảo công bằng xã hội.
Đối tượng được hưởng chính sách miễn học phí còn gồm những sinh viên có cả
cha mẹ thường trú tại hải đảo hoặc vùng sâu, vùng cao từ 3 năm trở lên theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ. và gia đình thuộc diện nghèo đói có thu nhập bình quân đầu
người thường dưới 13 kg gạo. Đây là những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
sinh sống ở những nơi điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn thiếu
thốn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng về giáo dục còn rất thấp. Rất ít người ở đây được học tập
và có thể theo học đến các bậc học cao như đại học cao đẳng. Chính vì vậy khi có thể thi
đỗ vào các trường đại học và cao đẳng đã là một sự cố gắng rất lớn từ phía các sinh viên
này. Nếu như không có chế độ miễn học phí đối với các đối tượng này với mức tiền học

phí là 180000 đồng/sinh viên/ tháng như hiện nay và có thể tăng lên trong tương lai thì
chắc chắn những sinh viên này sẽ phải thôi học. Nhờ có chính sách này mà đã khuyến
khích được các đối tượng này cố gắng học tập, nâng cao trình độ để sau này có thể cải
thiện tình trạng khó khăn của gia đình.
Nhà nước còn có chế độ miễn học phí cho sinh viên hệ chính quy tập trung ngành
sư phạm khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành Giáo dục đào
tạo nhằm thu hút, tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường sẽ phục vụ cho
ngành giáo dục, từng bước tăng số lượng giáo viên.
9
Bên cạnh chính sách miễn học phí, Nhà nước còn có chính sách giảm 50% học phí
cho các đối tượng sinh viên là con của thương binh; con của bệnh binh và người hưởng
chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21 đến 60 %. Con cán bộ công nhân

viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên. Có gia
đình (gia đình, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc diện hộ nghèo theo qui định hiện
hành của nhà nước. Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng
quy đổi ra gạo: Dưới 25kg gạo ở thành thị; Dưới 20kg gạo ở nông thôn vùng đồng bằng
và trung du; Dưới 15kg gạo ở nông thôn miền núi.
Một thực trạng hiện nay đang gặp phải đối với việc thực hiện chế độ miễn giảm
học phí cho đối tượng chính sách, gia đình khó khăn đó là hiện này không có qui định
bắt buộc các trường ngoài công lập thực hiện miễn giảm như các trường công lập. Các
trường ngoài công lập không được nhà nước cấp ngân sách nên việc miễn giảm học phí
tùy thuộc vào khả năng của từng trường. Trong khi đó hàng năm có rất nhiều thí sinh
thuộc diện đối tượng chính sách dự thi đại học và cao đẳng nhưng không đỗ vào các
trường công lập mà theo học ở các trường ngoài công lập với mức học phí cao hơn rất

nhiều so với các trường công lập ( ví dụ như đại học dân lập Văn Lang mức cao nhất là
4.400.000 đ) dẫn đến tình trạng không ít sinh viên học trong tư thế cầm cự chờ đợi đợt
thi sau.
1.3 Chế độ trợ cấp xã hội
Ngoài chế độ về miễn giảm học phí cho đối tượng chính sách, nhà nước còn ban
hành chế độ trợ cấp cho các đối tượng sau:
- Sinh viên là người dân tộc ít người, liên tục ở vùng cao (KV3) hoặc có hộ khẩu
thường trú ở vùng cao (KV3) ít nhất lên 3 năm trở lên (tính đến thời điểm nhập học tại
trường); sinh viên lên người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, không có
người đỡ đầu chính thức, người trợ cấp thường xuyên.
- Sinh viên là gười tàn tật theo quy định của nhà nước lênngười gặp khó khăn về
kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật được Hội đồng Y khoa

có thẩm quyền xác định.
10

×