Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Sự khác biệt của bộ máy cơ cấu nhà nước trong hiến pháp 1946 1959

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.02 KB, 18 trang )

Thảo luận nhóm
Chủ đề
Sự khác nhau về cơ cấu bộ máy nhà nước
trong hiến pháp 1946 – 1959
Giảng viên: Hà Diệu Hằng
Thực hiện: Nhóm 6
Hoàn cảnh ra đời bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959.
Cả hai bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và 1959 đều ra đời sau những chiến thắng lớn
- Hiến pháp 1946 ra đời sau khi nhân dân ta đập tan bộ máy thực dân phong kiến giành chính quyền nhà nước trong cuộc
cách mạng tháng Tám năm 1945
- Sau thắng lợi Điện Biên Phủ lẫy lừng, nhân dân Việt Nam đánh bại đế quốc Pháp, bộ máy nhà nước mới ra đời trên cơ sở
Hiến pháp 1959 đã thay thế cho bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946.
Theo Hiến pháp 1946, bộ máy nhà nước được phân thành 5 cấp quản lý hành chính
Cấp Trung Ương
Cấp Bộ
Cấp Tỉnh và Thành Phố
trực thuộc Trung Ương
Cấp Huyện
Cấp Xã
Cấp tương đương
Đến Hiến pháp 1959, bộ máy nhà nước được củng cố và sửa đổi. Các cấp hành chính chỉ còn lại 4
cấp
Cấp Tỉnh, Thành Phố trực thuộc Trung
Ương
Cấp Huyện, Thành Phố trực thuộc Tỉnh
Cấp Xã, Thị Trấn
và tương đương
Trung Ương
 Năm 1959 cấp bộ bị bãi bỏ
Hệ thống các cơ quan thành lập của bộ máy nhà nước
1946 1959


Hệ thống cơ quan
kiểm sát
Hệ thống các cơ quan tư pháp
Hệ thống các cơ quan đại diện
Hệ thống các cơ quan chấp hành
Hệ thống các cơ quan đại diện
Hệ thống các cơ quan chấp hành
Hệ thống các cơ quan tư pháp
Hệ thống cơ quan kiểm sát là một hệ thống mới trong bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959.
Hệ thống các cơ quan đại diện của bộ máy nhà nước
Từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959 về cơ bản vẫn gồm Nghị viện nhân dân (hay Quốc hội) và Hội
đồng nhân dân.
*Về Quốc hội (QH): Ở cả hai bản Hiến pháp đều quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền lập ra
pháp luật.
Vai trò của Quốc hội ở bản Hiến pháp sau ngày càng được khẳng định so với bản Hiến pháp trước
* Về Hội đồng nhân (HĐND): chương V Hiến pháp 1946 có quy định về Hội đồng nhân
dân và ủy ban hành chính gồm 6 điều (Điều 57 đến Điều 62) quy định những vấn đề
thành lập Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính ở các đơn vị hành chính trong cả
nước.
-Hiến pháp 1946 chưa xác định rõ vị trí
_nh chất của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban hành chính
Hiến pháp 1959, vấn đề tổ chức hoạt động
của Hội đồng nhân dân được quy định cụ thể
hơn. Điều này thể hiện rõ ở những quy định
về vị trí _nh chất của Hội đồng nhân dân, chế
độ hoạt động và các mối quan hệ công tác của
Hội đồng nhân dân
Hiến pháp năm 1946 quy định Chính phủ
là cơ quan hành chính cao nhất của nước

Việt Nam dân chủ cộng hoà
Theo điều 71 hiến pháp năm 1959: “Hội đồng
Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất, và là cơ quan
hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà ”
Năm 1946 hội đồng Chính phủ có các chức năng sau đây:
1)Chính phủ thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và
đối ngoại của nhà nước.
2)Bảo đảm hiệu lực của Bộ máy Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
3)Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
4)Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Năm 1959 hội đồng Chính phủ có bốn chức năng, mỗi chức năng được cụ thể hoá bởi những nhiệm vụ và quyền
hạn nhất định:
1)Thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại
của Nhà nước.
2)Bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở
3)Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và Pháp luật.
4)Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định và
nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Hệ thống các cơ quan chấp hành của bộ máy nhà nước
-Theo Hiến pháp 1946 bao gồm: Chính phủ (trong đó có Chủ tịch nước là người đứng đầu), ủy ban hành chính các cấp. Chính
phủ do nghị viện bầu ra chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất
- Theo Hiến pháp 1959 Hệ thống cơ quan chấp hành cũng có sự thay đổi cơ bản. Chính phủ được đổi tên thành Hội đồng
chính phủ (nhấn mạnh _nh tập thể). Trong thành phần của Hội đồng chính phủ có Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các Bộ
trưởng và tương đương. Đứng đầu và lãnh đạo Hội đồng chính phủ là thủ tướng chính phủ. Các ủy ban hành chính vẫn được
thành lập ở ba cấp.
Hệ thống các cơ quan xét xử:
- Theo Hiến pháp 1946, Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa đệ
nhị cấp và tòa sơ cấp là các cơ quan xét xử của nước ta. Thẩm phán của các tòa án đều do chính phủ bổ nhiệm và hoạt động

độc lập với các cơ quan nhà nước khác.
- Theo Hiến pháp 1959, hệ thống các cơ quan này cũng có sự thay đổi nhất định. Tòa án được đổi tên là tòa án nhân dân và
được thành lập theo nguyên tắc lãnh thổ. Ở Trung Ương có Tòa án nhân dân tối cao, ở địa phương có tòa án nhân dân tỉnh,
huyện và tương đương. Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán được thay bằng bầu thẩm phán. Thẩm phán tòa án nhân dân cấp
nào do cơ quan quyền lực nhà nước cấp đó bầu và bãi miễn. Phụ thẩm nhân dân được đổi tên là hội thẩm nhân dân. Các tòa
án nhân dân đều đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp
Điểm khác biệt nữa trong bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1959 so với hiến pháp 1946 là về nguyên
thủ quốc gia
Hiến pháp 1946 gọi nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch
nước.
Vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người
đứng đầu chính phủ
Nguyên thủ quốc gia trong hiến pháp 1959 được coi là
chủ tịch nước. Hiến pháp 1959 coi Chủ Tịch Nước và
Chính Phủ là 2 chế định khác nhau
Điểm khác biệt nữa trong bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1959 so với hiến pháp 1946 là về nguyên
thủ quốc gia
-Chủ tịch nước được Hiến pháp 1946 ghi nhận
quyền hạn rất lớn ( Điều 49): có quy định Chủ tịch
nước là người thay mặt cho nhà nước; giữ quyền
tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; chỉ định hoặc
cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân,
không quân; ký sắc lệnh bổ nhiệm thủ tướng, nhân
viên nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ
quan Chính phủ
-Chủ tịch nước không còn là người đứng đầu chính phủ mà là
người thay mặt nhà nước về đối nôi đối ngoại.
Tại điều 62 hiến pháp 1959 quy định Chủ tịch nước do quốc
hội bầu ra, có nhiệm kì bằng nhiệm kì quốc hội là 4 năm. Đây
là điều khác biệt giữa hiến pháp 1959 với 1946

Điểm khác biệt nữa trong bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1959 so với hiến pháp 1946 là về nguyên
thủ quốc gia
Như vậy trong bộ máy nhà nước - hiến pháp 1946 thì nguyên thủ quốc gia thuộc cơ cấu chính phủ và đứng
đầu chính phủ. Nhưng trong hiến pháp 1959 Chủ tịch nước được quy định tại chế định riêng tại chương V. Chủ tịch
nước vẫn là nguyên thủ quốc gia, chỉ thay mặt nhà nước về mặt đối nội đối ngoại và không đứng đầu chính phủ,
lãnh đạo chính phủ như trước. Vì vậy thẩm quyền của Chủ tịch nước trong hiến pháp 1959 bị hạn chế nhiều trong
hiến pháp 1946
Kết Luận
Qua những so sánh trên ta có thể thấy phần nào sự thay đổi và phát triển của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Định hướng tổ chức quyền lực nhà nước vẫn nhất quán theo bản chất nhân dân, dân tộc giai
cấp một cách quyện chặt nhằm “ thực hiện chính quyền mạnh mex và sáng suốt của nhân dân” thể hiện _nh kế
thừa trong sự phát triển và _nh phát triển trong _nh kế thừa của bộ máy nhà nước
Thành Viên Nhóm 6
1.Nguyễn Đức Lâm
2.Tạ Quang Hưng
3.Lê Quốc Khánh
4.Nguyễn Thị Hương
5.Nguyễn Hoàng Bảo Kiên
6.Vũ Thị Mỹ Linh
7.Ngô Liêm
8.Tạ Văn Khánh
9.Hứa Trịnh Lân
10. Bùi Văn Hưng
T
H
A
N
K

Y

O
U
!
!
!

×