Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

so sánh bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.18 KB, 12 trang )

A. Lời mở đầu:
Thành tựu quan trọng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong 64 năm
qua kể từ ngày thành lập là đã xây dựng được bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện, phù
hợp với bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như bộ máy nhà nước
của các quốc gia khác trên thế giới, có cơ cấu tổ chức rất phức tạp bao gồm nhiều loại cơ
quan có tên gọi khác nhau, được hình thành bằng những cách thức khác nhau và có chức
năng, thẩm quyền khác nhau. Tuy nhiên, thông qua việc xây dựng ngày càng đầy đủ, hoàn
thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là Hiến pháp đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ
chức, vận hành bộ máy nhà nước, thực hiện chức năng quản lý các mặt đời sống xã hội,
lãnh đạo, động viên nhân dân thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm em lựa chọn đề tài
“so sánh bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959” để thấy sự phát triển
ngày càng đầy đủ và hoàn thiện của bộ máy nhà nước trong thời kì đầu xây dựng chính
quyền nhân dân.
B. Nội dung.
I. Khái niệm bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước (BMNN) là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương, cơ sở; tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định tạo thành một
cơ chế để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và
trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước
nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm
vụ, quyền hạn của nhà nước. Bộ máy nhà nước được hình thành và phát triển phù hợp với
quy luật phát triển chung của xã hội, các cơ quan trong bộ máy nhà nước ngày càng phong
phú đa dạng và phức tạp hơn. Sự phân định chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan nhà
nước ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn và các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chúng
ngày càng tiến bộ hơn.
II. So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959.
1. Hoàn cảnh ra đời bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959.
Khi xem xét, nghiên cứu bất kì sự vật, hiện tượng nào phải nghiên cứu nó trong


điều kiện thời gian và không gian nhất định mới thấy hết bản chất của sự vật, hiện tượng.
Do đó, không thể nghiên cứu bộ máy nhà nước tách rời hoàn cảnh lịch sử.
Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 ra đời sau khi nhân dân ta đập tan bộ máy
thực dân phong kiến giành chính quyền nhà nước trong cuộc cách mạng tháng Tám năm
1945. Ngay tại phiên họp đầu tiên( 03/9/1945) chính phủ lâm thời đã xác định sáu nhiệm
vụ cấp bách của Nhà nước và nhân dân ta trong việc bảo tồn nền độc lập dân tộc và xây
dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Trên tinh thần của phiên họp này, các văn bản pháp
luật làm cơ sở cho việc xây dựng bộ máy nhà nước kiểu mới – Nhà nước dân chủ nhân dân
được ban bố. Ngày 08/9/1945, Sắc lệnh số 14 quy định về thể lệ tổng tuyển cử để bầu ra
Quốc hội được ban hành. Tháng 3/1946, Quốc hội họp kì đầu tiên và bầu ra ban thường vụ
Quốc hội, Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và các thành viên của
chính phủ. Tháng 11/1946, tại kì họp thứ hai, Quốc hội đã thảo luận và thông qua bản Hiến
pháp đầu tiên của nhà nước ta đồng nghĩa với việc thông qua bộ máy nhà nước mà Hiến
pháp 1946 là cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm cũng như điều kiện của
nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 nên cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan nhà nước còn nhiều điểm chưa phù hợp với tính chất và vị trí của nó. Bộ
máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Đến năm 1959, bộ
máy nhà nước mới ra đời trên cơ sở Hiến pháp 1959 đã thay thế cho bộ máy nhà nước theo
Hiến pháp 1946. Sau thắng lợi Điện Biên Phủ lẫy lừng, nhân dân Việt Nam đã đánh bại đế
quốc Pháp và can thiệp Mỹ. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được ký kết trên cơ sở công
nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta. Từ khi hoà bình lập
lại, ở miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân đã hoàn thành cách mạng dân chủ
nhân dân. Nhưng miền Nam còn bị đế quốc và phong kiến thống trị, nước nhà tạm thời còn
bị chia làm hai miền. Cách mạng nước ta bước sang giai đoạn mới: xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam;
đấu tranh thống nhất đất nước. Trong điều kiện đó, với những kinh nghiệm tích lũy của
quá trình xây dựng chính quyền nhân dân, Nhà nước ta đã bước đầu củng cố lại bộ máy
nhà nước và cho ra đời bộ máy nhà nước mới theo Hiến pháp 1959.
Như vậy, cả hai bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và 1959 đều ra đời sau
những chiến thắng lớn (cách mạng tháng Tám năm 1945 đưa đến sự ra đời của bộ máy nhà

nước theo Hiến pháp 1946 và Điện Biên Phủ năm 1954 thúc đẩy sự ra đời của bộ máy nhà
nước theo Hiến pháp 1959), phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội. Đây đều là
những bộ máy nhà nước hoạt động trong thời kì chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc, vận
hành với mục tiêu đánh đổ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành những chiến thắng quyết
định đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc.
2. Các cấp hành chính của bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959:
Theo Hiến pháp 1946, bộ máy nhà nước được phân thành 5 cấp quản lý hành
chính: cấp trung ương, cấp bộ (Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ), cấp tỉnh và thành phố trực
thuộc trung ương, cấp huyện, cấp xã và cấp tương đương. Đến Hiến pháp 1959, bộ máy
nhà nước được củng cố và sửa đổi. Các cấp hành chính chỉ còn lại 4 cấp: Trung ương; cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu tự trị; cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh;
cấp xã, thị trấn và tương đương; cấp bộ bị bãi bỏ.
Như vậy, hoàn cảnh lịch sử mới đã dẫn đến sự thay đổi của các cấp quản lý hành
chính. Từ 5 cấp quản lý hành chính theo Hiến pháp 1946 xuống còn 4 cấp theo Hiến pháp
1959.
3. Hệ thống các cơ quan thành lập của bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến
pháp 1959:
Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 có ba hệ thống: Hệ thống các cơ quan
đại diện, hệ thống các cơ quan chấp hành và hệ thống các cơ quan tư pháp. Đến bộ máy
nhà nước theo Hiến pháp năm 1959, bộ máy nhà nước ta gồm có 4 hệ thống, vẫn bao gồm:
Hệ thống các cơ quan đại diện, hệ thống các cơ quan chấp hành, hệ thống các cơ quan xét
xử và có thêm hệ thống cơ quan kiểm sát. Hệ thống cơ quan kiểm sát là một hệ thống mới
trong BMNN theo Hiến pháp 1959.
3.1. Hệ thống các cơ quan đại diện:
3.1.1. Của BMNN theo Hiến pháp 1946 bao gồm: Nghị viện nhân dân (tức Quốc hội khóa
I) và hội đông nhân dân ở hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã). Còn ở cấp bộ và cấp huyện không
có hội đồng nhân dân. Nghị viện nhân dân do nhân dân cả nước bầu ra còn hội đồng nhân
dân của địa phương nào là do nhân dân địa phương ấy bầu ra theo bốn nguyên tắc: phổ
thông tự do, trực tiếp và kín . Nghị viện nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
còn hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

3.1.2. Hệ thống cơ quan đại diện của BMNN theo Hiến pháp 1959 được thành lập ở cả 4
cấp. Nghị viện nhân dân được đổi tên thành Quốc hội. Ban thường vụ Quốc hội được đổi
tên thành Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong tổ chức của quốc hội được thành lập một số
cơ quan chuyên môn như Ủy ban kinh tế kế hoạch và ngân sách, Ủy ban dự án pháp luật...
Hội đồng nhân dân được thành lập ở các địa phương (tỉnh, huyện, xã và tương đương ).
Nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội và hội đồng nhân dân được tăng cường và quy định cụ
thể hơn.
3.1.3. Nhận xét: Như vậy, hệ thống các cơ quan đại diện của BMNN từ Hiến pháp 1946
đến Hiến pháp 1959 về cơ bản vẫn gồm Nghị viện nhân dân (hay Quốc hội) và HĐND.
Về Quốc hội (QH): Ở cả hai bản Hiến pháp đều quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất có quyền lập ra pháp luật.
Vai trò của Quốc hội ở bản Hiến pháp sau ngày càng được khẳng định so với bản Hiến
pháp trước. Hiến pháp 1946 quy định giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra
pháp luật, chuẩn y hiệp ước Chính phủ kí với nước ngoài. Nghị viện nhân dân là cơ quan
thay mặt cho toàn thể nhân dân. Đến Hiến pháp 1959 QH là cơ quan duy nhất có quyền lập
pháp.Quyền hạn của QH được quy định cụ thể tại điều 50 của Hiến pháp trong đó có
quyền làm luật; làm và sửa đổi HP. Đồng thời quy định rõ cả quyền của Ủy ban thường vụ
QH (UBTVQH), trong đó bao gồm cả quyền giải thích pháp luật. Trong tổ chức của QH,
UBTVQH theo Điều 53 HP 1959 có thêm nhiều quyền hạn hơn so với BTVQH theo HP
1946 (Điều 36). Ngoài ra, QH theo Hiến pháp 1959 còn thành lập thêm một số cơ quan
chuyên môn: Ủy ban dự án pháp luật, Ủy ban kinh tế kế hoạch và ngân sách…
Về Hội đồng nhân (HĐND):
- Trong chương V Hiến pháp 1946 có quy định về Hội đồng nhân dân và ủy ban hành
chính gồm 6 điều (Điều 57 đến Điều 62) quy định những vấn đề thành lập Hội đồng nhân
dân và ủy ban hành chính ở các đơn vị hành chính trong cả nước. Tuy nhiên Hiến pháp
1946 chưa xác định rõ vị trí tính chất của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính. Những
mối liên hệ cơ bản giữa Hội đồng nhân dân với cấp trên và ủy ban hành chính được xác
định tại Điều 59 là : “Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề thuộc địa phương mình.
Những nghị quyết đấy không được sai trái với chỉ thị của cấp trên. Ủy ban hành chính có
nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh câp trên, thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa

phương mình sau khi cấp trên chuẩn y” và “Ủy ban hành chính chịu trách nhiệm với cấp
trên và đối với Hội đồng nhân dân địa phương mình” (Điều 60).
- Chương VII Hiến pháp 1959 có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân, các chế độ hoạt động các mối quan hệ của Hội đồng nhân dân... So với Hiến pháp
1946 Hiến pháp 1959 đã có những quy định cụ thể hơn về Hội đồng nhân dân. Nếu Hiến
pháp 1946 chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính, còn những vấn đề khác do luật định thì đến Hiến
pháp 1959 vấn đề tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định cụ thể hơn.
Điều đó thể hiện rõ ở những quy định về vị trí tính chất của Hội đồng nhân dân, chế độ
hoạt động và các mối quan hệ công tác của Hội đồng nhân dân. Hiến pháp 1959 đã quy
định một số căn bản về tổ chức cơ quan chính quyền địa phương. Tại đây lần đầu tiên
trong Hiến pháp đã xác định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương” (Điều 80) và “Ủy ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng
nhân dân địa phương” (Điều 87). BMNN theo Hiến pháp 1946, HĐND chỉ có ở 2 cấp (tỉnh
và xã) còn BMNN theo Hiến pháp 1959 thì HĐND được thành lập ở cả cấp tỉnh, huyện, xã
và tương đương.
3.2. Hệ thống các cơ quan chấp hành:
3.2.1. Của BMNN theo Hiến pháp 1946 bao gồm: Chính phủ (trong đó có Chủ tịch nước là
người đứng đầu Chính phủ, Phó chủ tịch nước và nội các), ủy ban hành chính các cấp.
Chính phủ do nghị viện bầu ra chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính phủ là cơ quan
hành chính cao nhất. Ủy ban hành chính địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra,
Ủy ban hành chính bộ do hội đồng nhân dân các tỉnh trong bộ bầu ra. Còn với ủy ban hành
chính huyện do hội đồng nhân dân các xã trong huyện đó bầu ra. Ủy ban hành chính phải
chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân cùng cấp và ủy ban hành chính cấp trên. Ủy ban
hành chính huyện chịu trách nhiệm trước ủy ban hành chính tỉnh.

×