Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích và đánh giá quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.02 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Từ xưa tới nay, “ trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” được mặc định như
một quy luật tự nhiên của con người và tạo hóa. Đối với người Việt Nam nói
riêng và toàn thế giới nói chung, hôn nhân được xem như là một việc tối quan
trọng của đời người. Bởi vậy, nó không đơn thuần chỉ là việc hai người yêu
nhau đến với nhau mà còn liên quan tới việc có hay không sự chấp nhận của
toàn xã hội. Với một nước mang đậm truyền thống Á Đông như Việt Nam,
trong những năm gần đây, hôn nhân đồng giới đang được coi là vấn đề nóng,
làm phát sinh nhiều luồng dư luận trái chiều. Một câu hỏi lớn được đặt ra “ Nên
hay không việc công nhận hôn nhân đồng tính ở Việt Nam?” Nên coi vấn đề
này như một cách để pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng con người hay cấm
đoán triệt để bởi nó trái với quy luật tự nhiên và cản trở tiến bộ xã hội, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến kết cấu xã hội? Đây cũng là lí do mà em quyết định
chọn đề tài : “Phân tích và đánh giá quy định không thừa nhận hôn nhân
giữa những người cùng giới tính” làm nội dung cho bài tập học kì của mình.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung các quy định của pháp luật về không thừa nhận hôn
nhân giữa những người cùng giới tính
1. Những quy định của pháp luật Việt Nam về không thừa nhận hôn nhân
giữa những người cùng giới tính
a. Một số khái niệm
- Hôn nhân
Hôn nhân trước hết là hiện tượng xã hội – là sự liên kết giữa đàn ông và
đàn bà. Còn hôn nhân theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết
giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình
1
đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt
đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững. Theo
khoản 1 Điều 3 LHNVGĐ năm 2014 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ
và chồng sau khi đã kết hôn”.
- Gia đình và các chức năng cơ bản của gia đình


Khái niệm gia đình rộng hơn khái niệm hôn nhân. Gia đình theo
LHNVGĐ Việt Nam là sự liên kết nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết
thống, nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm
giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ
dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Tại khoản 2 Điều 3 LHNVGĐ năm
2014 giải thích: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”.
Là tế bào của xã hội. gia đình thực hiện các chức năng xã hội của mình.
Mỗi chế độ xã hội khác nhau có một mô hình gia đình với các chức năng xã hội
khác nhau. Tuy nhiên ở chế độ xã hội nào thì gia đình cũng thực hiện các chức
năng cơ bản sau: chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục và chức năng kinh tế.
- Kết hôn
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp
luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Hệ thống pháp luật hôn nhân và
gia đình quy định nam nữ kết hôn phải đảm bảo hai yếu tố. Đó là phải thể hiện
ý chí của cả nam và nữ là mong muốn được kết hôn với nhau và phải được nhà
nước thừa nhận
1.2. Quy định về không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới.
Khoản 2 Điều 8 LHNVGĐ năm 2014 quy định “Nhà nước không thừa
nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Theo Điều 8 Nghị định
87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia
2
đình: “Phạt tiền 100.000 – 500.000 đồng với hành vi kết hôn giữa những người
cùng giới tính”.
Cở sở của việc quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người
cùng giới tính là hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ
nhằm xây dựng gia đình. Gia đình phải thực hiện các chức năng xã hội của nó.
Một trong những chức năng đó là chức năng sinh đẻ nhằm duy trì và phát triẻn
nòi giống. Như vậy, chỉ những người khác giới tính kết hôn với nhau thì mới có

thể cùng nhau thực hiện chức năng cơ bản của gia đình là sinh đẻ, tái sản xuất
ra con người để duy trì nòi giống. Nếu hai người cùng giới tính kết hôn với
nhau thì trái với quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.
Trong luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 không quy định về việc cấm
kết hôn giữa những người cùng giới tính. Trên thực tế, có nhiều trường hợp hai
người cùng giới tính có đầy đủ các điều kiện luật định đến đăng kí kết hôn, gây
lung túng cho ủy ban nhân dân nơi đăng kí. Do đó, khi luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 ban hành, quy định cấm kết hôn giữa những người đồng giới đã
được bổ sung, đây là quy định mới so với luật hôn nhân năm 1986. Đến khi luật
HNVGĐ năm 2014 được ban hành các nhà làm luật đã không quy định cấm
việc kết hôn giữa những người cùng giới tính như Luật HNVGĐ mà sử dụng
cụm từ “không thừa nhận” hôn nhân của những người cùng giới tính cũng như
không can thiệp vào việc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới
tính, đồng thời quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên cùng giới tính trong
quan hệ chung sống như vợ chồng theo giải pháp quy định về việc chung sống
như vợ chồng giữa những người khác giới.
Do vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định không thừa
nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, đây có thể coi là một điểm tiến
bộ so với luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
3
2. Quy định của pháp luật các quốc gia trên thế giới về việc kết hôn giữa
những người đồng giới.
Hiện nay, vấn đề thừa nhận hay không thừa nhận việc kết hôn giữa hai
người cùng giới tính còn gây nhiều tranh luận. Một số nước trên thế giới thừa
nhận kết hôn giữa những người cùng giới tính, như Hà Lan, Bỉ, Tây Ba Nha,
Canada, Nam Phi, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland và Argentina,…Pháp luật
của các nước này cho rằng, kết hôn là quyền tự do cơ bản của công dân và là
một nội dung cơ bản của quyền con người, công dân có quyền lựa chọn kiểu
hôn nhân phù hợp với mình, pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền đó. Đồng
thời, cho phép những người đồng tính kết hôn với người cùng giới sẽ giảm

thiểu những ảnh hưởng về mặt xã hội hơn là việc ngăn cấm nó. Những gia đình
như vậy hiện nay vẫn đảm bảo được chức năng duy trì nòi giống cho xã hội
bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm, qua các ngân hàng tinh trùng, mang thai
hộ, hoặc nhận con nuôi.
Pháp luật Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới không thừa nhận
những người đồng giới kết hôn. Một số nước, do chịu ảnh hưởng của tôn giáo:
Hồi giáo hoặc Thiên chúa giáo,… Như Philippin đã quy định: Hôn nhân chỉ là
hợp pháp nếu hai bên trong quan hệ đó là một người nam và một người nữ. Với
đa số các nước, cơ sở của việc không thừa nhận hôn nhân giữa những người
cùng giới tính là nhằm đảm bảo tính tự nhiên của quan hệ hôn nhân và gia đình,
quy luật sinh học, đồng thời giữ gìn đạo đức, thuần phong mỹ tục trong gia đình
và xã hội. Hơn nữa, trong những hoàn cảnh của mỗi quốc gia nhất định, không
phải quốc gia nào cũng có đầy đủ các điều kiện về y học cũng như các điều kiện
về kinh tế, chưa thể đảm bảo chức năng gia đình cho những cặp hôn nhân đồng
giới. Do vậy, pháp luật của đa số các quốc gia đều cấm hoặc không thừa nhận
hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
4
II. Thực trạng việc áp dụng quy định không thừa nhận hôn nhân giữa
những người cùng giới tính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và giao
lưu quốc tế hiện nay.
1. Hiện tượng kết hôn giữa những người cùng giới tính ở Việt Nam hiện
nay.
Trong những năm gần đây, dư luận liên tục bị sốc khi hay tin một số đám
cưới đồng tính được tổ chức công khai, tấp nập đông vui chẳng khác gì ngày vu
quy của những đôi uyên ương bình thường khác. Hình ảnh cô dâu, chú rể đều là
nữ hoặc nam cùng cắt bánh, uống rượu hợp cẩn làm không ít người lo lắng xu
hướng kết hôn đồng giới gia tăng. Để hiểu rõ hơn về hôn nhân đồng giới thì
trước hết chúng ta cần tìm hiểu về đồng tính:
Được ghi nhận là giới tính thứ ba trên thế giới, những người đồng tính là
những người vốn bẩm sinh đã có cấu trúc gen khác với giới tính bình thường,

khiến họ có những tình cảm với những người cùng giới với mình. Họ cũng có
những tình yêu, khao khát và làm việc bình thường như những người khác. Do
đó, đồng tính không phải là một loại bệnh. Con người không có khả năng lựa
chọn giới tính của mình khi sinh ra, mà do bẩm sinh. Những người đồng tính
không có lỗi trong xu hướng tình dục của mình, họ có thể cần được thông cảm,
giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, xã hội, cần được sự bảo vệ của pháp luật đối với
những quyền con người tự nhiên của mình.
Tuy nhiên, ngoài những người đồng tính thật (do cấu trúc gen bẩm
sinh) còn có những người đồng tính giả (những người đồng tính do bị chi phối
bởi lối sống, sự đua đòi, bắt chước kiểu sống khác lạ). Đây cũng là những
trường hợp phổ biến trong xã hội hiện nay, sự thay đổi về giới tính của họ chịu
ảnh hưởng từ các yếu tố sau:
5
• Sự tương quan với môi trường sống: đồng tính luyến ái có tương quan
với sự đô thị hóa của nơi đối tượng ở lúc 14 tuổi (độ tuổi bắt đầu dậy thì và có
sự định hình về hấp dẫn giới tính). Sự tương quan ở nam cao hơn ở nữ. Mức độ
đô thị hóa càng cao thì tỷ lệ đồng tính càng có xu hướng tăng, nguyên nhân vì ở
các thành phố lớn ít có ràng buộc về dư luận và các chuẩn mực văn hóa, khiến
vị thành niên tại đó dễ có thiên hướng đồng tính hơn.
• Yếu tố gia đình: sự ít bảo bọc của người cha và sự quan tâm của người
mẹ là nhân tố chính hình thành đồng tính ở nam giới. Đối với nữ, việc có mẹ
qua đời ở tuổi vị thành niên, là con út hay con gái duy nhất trong gia đình cũng
làm tăng khả năng đồng tính. Những người có cha mẹ ly hôn hoặc mất sớm sẽ
có xu hướng đồng tính cao hơn những người có cha mẹ hạnh phúc.
- Thực trạng:
Ở các nước phương Tây hiện đại, theo nhiều ước tính, 1% đến 3% dân số
phương Tây là đồng tính, 2% đến 10% từng trải nghiệm vài dạng tình dục đồng
giới trong cuộc đời. Còn tại châu Á, có ít khảo sát về vấn đề này hơn. Tại Trung
Quốc, một ước tính cho biết có khoảng 2,25 triệu đồng tính nam, chiếm khoảng
0,17% dân số. Ở Việt Nam mới đây, một cuộc hội thảo về thực trạng bảo vệ

quyền của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới đã được Viện
Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để cung cấp
thông tin cho các vị đại biểu Quốc hội trước thềm kỳ họp thứ 5 của Quốc hội đã
thống kê được Việt Nam hiện có khoảng 1,65 triệu người đồng tính và lưỡng
tính trong độ tuổi 15-59.
Ở Việt Nam gần đây có rất nhiều bạn trẻ đã công nhận giới tính thứ 3 của
mình, ví dụ như : Hương Giang Idol- cô nàng dũng cảm công khai phẫu thuật
chuyển giới, anh chàng Đới Mộng Mộng, Nguyễn Văn Hiếu- thí sinh giả gái
luôn khao khát được chuyển giới…
6
Tóm lại, vấn đề đồng tính đã trở nên phổ biến, không ai còn xa lạ với giới
tính thứ ba, không còn coi đây là căn bệnh cần điều trị. Nhiều quốc gia đã chấp
nhận hôn nhân đồng giới trong pháp luật của họ. Do đó, những người đồng tính
đã mạnh dạn hơn thể hiện bản thân mình, thể hiện mong muốn, khát khao được
xã hội chấp nhận, được kết hôn và có một gia đình đúng như nguyện vọng của
họ. Cùng với sự ảnh hưởng này, tại Việt nam những năm gần đây, những người
đồng giới ngày càng mạnh dạn hơn, thể hiện giới tính thật sự, mong muốn được
thừa nhận hôn nhân với bạn tình của mình. Do vậy, đây là những nguyên nhân
khiến hiện tượng kết hôn đồng giới trong những năm gần đây tăng lên và trở
thành vấn đề nóng của xã hội.
2. Việc áp dụng quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người
đồng giới ở nước ta hiện nay.
Có thể thấy, các quy định về hôn nhân gia đình nói chung và về kết hôn
nói riêng trong đó có việc không thừa nhận hôn nhân đồng tính tương đối phù
hợp với tình hình xã hội Việt Nam. Với những quy định không thừa nhận hôn
nhân giữa những người đồng tính đa phần được người dân đồng thuận vì nó phù
hợp với thuần phong mĩ tục, đạo đức, lối sống của người dân từ trước đến nay.
2.1 Việc áp dụng quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng
giới ở nước ta hiện nay.
- Khi những người này yêu cầu đăng kí kết hôn với nhau thì cơ quan

đăng kí kết hôn từ chối việc đăng kí kết hôn. Trong trường hợp họ đã đăng kí
kết hôn sau đó mới có chứng cứ cho rằng họ cùng giới tính thì khi có yêu cầu,
việc kết hôn này sẽ bị hủy theo quy định của pháp luật.
- Bên cạnh đó còn một số trường hợp hai người cùng giới tính không
đăng kí kết hôn với nhau nhưng đã tổ chức lễ cưới theo phong tục và đã chung
sống với nhau như vợ chồng. Đối với những trường hợp này cần phát huy vai
7
trò của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc giáo dục, vân động
các bên chấm dứt việc chung sống đó. Một số trường hợp trên thực tế đã tiến
hành xử phạt các trường hợp tổ chức đám cưới của người đồng tính là không
đúng theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo Nghị định số 87/2001/NĐ-CP
ngày 21/11/2001 thì người kết hôn trái pháp luật hoặc người tổ chức kết hôn
trái pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính dưới hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Tại điểm e, khoản 1 Điều 8 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP quy định phạt tiền từ
100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây; “Kết
hôn giữa những người cùng giới tính”.
Như vậy, pháp luật nước ta chỉ có quy định không thừa nhận hôn nhân
giữa những người đồng tính chứ không hề có quy định về việc người đồng tính
tổ chức đám cưới hay chung sống với nhau như vợ chồng. Việc họ chung sống
hay tổ chức lễ cưới với nhau là không vi phạm pháp luật. Vì không có điều luật
nào của Luật HN&GĐ hay luật khác cấm tổ chức đám cưới hay chung sống
giữa những người cùng giới tính. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, liên
quan đến quyền riêng tư cá nhân, cho nên trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do
của cá nhân, hai người đồng tính muốn ăn ở với nhau thì đó là quyền tất nhiên
của họ, quyền được chung sống của họ đương nhiên được chấp nhận vì pháp
luật không cấm, chỉ có mặt pháp lý là Nhà nước chưa thừa nhận.
2.2 Vai trò của việc áp dụng quy định này đối với sự phát triển xã hội.
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về quy định kết hôn giữa những người
cùng giới, nhưng trên cở sở quan điểm và lập trường của những nhà làm luật,
thì việc pháp luật quy định không thừa nhận hôn nhân đồng giới có vai trò quan

trọng trong việc đảm bảo chế độ hôn nhân gia đình Việt Nam cũng như đảm
bảo chức năng của gia đình cụ thể như sau:
8
Hiện nay hiện tượng đồng tính luyến ái ở Việt Nam đang có chiều hướng
gia tăng một cách nhanh chóng. Họ sống công khai với giới tính của mình, thậm
chí còn tổ chức dám cưới theo thủ tục truyền thống. Điều này gây ảnh hưởng
mạnh đến tư tưởng giữ gìn truyền thống, thuần phong mĩ tục từ lâu đời của dân
tộc.
Bên cạnh những người mong muốn được xác định lại giới tính do khuyết
tật bẩm sinh, hay những người đã có bệnh lí thì hiện nay có một hiện tượng ăn
theo xu thế đồng tính. Nói cách khác, đây là bộ phận những người tuy không có
bệnh lí về mặt giới tính nhưng muốn sống thử với cảm giác mới, hay bị
“nhiễm” theo khi trào lưu này đẫn đến tình trạng sống như vợ chồng giưa
những cặp đôi đồng tính càng tăng cao. Vì thế để đảm bảo trật tự xã hội, gìn giữ
truyền thống gia đình, pháp luật không cho phép việc kết hôn này.
Mục đích của việc kết hôn là xây dựng gia đình, thự hiện chức năng sinh
sản duy trì nòi giống, nên trường hợp kết hôn cùng giới tính sẽ không đảm bảo
được chức năng này.
3. Một số ý kiến khác nhau về vấn đề thừa nhận hay không thừa nhận kết
hôn đồng giới trong bối cảnh đất nước ta hiện nay.
Hiện nay, Có rất nhiều ý kiến trái chiều được thể hiện qua các hội thảo
khoa học, diễn đàn, báo chí, các cuộc điều tra xã hội học. Có thể tóm tắt lại các
căn cứ để đưa ra quan điểm của hai luồng ý kiến như sau:
3.1. Quan điểm phản đối việc kết hôn đồng giới ở Việt Nam:
Quan điểm này đưa ra một số lí do sau:
Thứ nhất, ngoài tình yêu, hôn nhân còn mang sứ mệnh quan trọng là duy
trì nòi giống. Loài người tồn tại, duy trì nòi giống là do sự phối hợp âm dương
nam nữ. Đồng giới kết hôn thì không thể thực hiện chức năng sinh sản của gia
đình vì vậy dẫn đến nguy cơ xã hội diệt vong. Hơn nữa khi không có con thì sự
9

ràng buộc trách nhiệm giữa vợ chồng với nhau và với con không có, tình cảm
gia đình thiếu gắn kết sẽ thiếu bền chặt, hôn nhân dễ đổ vỡ.
Thứ hai, chấp nhận hôn nhân đồng giới có nguy cơ làm hỏng cả một thế
hệ. Ta không lên án, không kỳ thị những người thật sự là les, là gay, ngược lại
còn rất đồng cảm và tôn trọng. Nhưng ngoài những người đồng tính thật (do
cấu trúc gen bẩm sinh) còn có những người đồng tính giả (những người đồng
tính do bị chi phối bởi lối sống, sự đua đòi, bắt chước kiểu sống khác lạ). Khi
chưa có cơ sở, hiểu biết thấu đáo về quan hệ tình dục cùng giới tính để phân
biệt rõ đâu là đồng tính thật, đâu là đồng tính giả thì chưa thể điều chỉnh luật.
Thứ ba, là người Việt Nam thì khó thể chấp nhận một cuộc hôn nhân trái
với đạo đức, thuần phong mỹ tục với quan niệm về hôn nhân gia đình từ nghìn
đời nay. Kết hôn là sự kết hợp giữa nam và nữ trên cơ sở tình yêu nhằm mục
đích duy trì hạnh phúc lâu dài, sinh con để duy trì nói giống đã trở thành hình
ảnh gia đình ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt Nam vì vậy không dễ
dàng mà có thể thay đổi được một cách nhanh chóng.
3.2. Quan điểm ủng hộ kết hôn đồng giới ở Việt Nam:
Để phản bác lại các căn cứ trên quan điểm này đưa ra các lí do sau:
Thứ nhất, người đồng tính chỉ chiếm khoảng 3 đến 5% dân số nên việc
người đồng tính kết hôn khó có thể dẫn đến nguy cơ diệt vong dân tộc nhất là
đối với đất nước có dân số trẻ như Việt Nam. Hơn nữa, hiện nay y học đã phát
triển, người đồng tính cũng có thể sinh con nhờ các biện pháp khoa học.
Thứ hai, đồng tính không phải là bệnh nên không thể lây, và cũng không
phải xu hướng thời trang đề có thể đua đòi làm theo, nó là cái bản năng, cái xu
thế tự nhiên của một số ít người đặc biệt trong xã hội.
10
Thứ ba, người đồng tính cũng là con người, cũng là công dân nên cũng
có quyền bình đẳng trước pháp luật như mọi công dân khác, cũng cần có quyền
sống thật với mình, quyền xây dựng hạnh phúc gia đình như những người dị
tính khác. Không cho phép người đồng tính kết hôn cũng là phân biệt đối xử
với người đồng tính khiến người đồng tính càng khó hòa nhập với xã hội.

3.1. Quan điểm riêng của em:
Theo quan điểm của mình thì em không ủng hộ việc công nhận kết hôn
đồng tính ở Việt Nam vì với tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện giờ thì việc
công nhận kết hôn đồng tình là không phù hợp. Dù nó thể hiện sự công bằng xã
hội đối với một nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội. Theo em thì sự cản
trở lớn nhất, khó vượt qua nhất, chính là quan niệm về gia đình, văn hóa gia
đình và… tái sản sinh ra thế hệ mới của con người, để chấp nhận hay không
chấp nhận kết hôn đồng giới. Bởi gia đình truyền thống có cấu trúc cơ bản là:
Quan hệ hôn nhân gồm: Vợ (nữ) – Chồng (nam); quan hệ gia đình, gồm: Cha
(đàn ông) – Mẹ (đàn bà) – Con; trong đó đặc biệt là quan hệ ÂM (Vợ, nữ) –
DƯƠNG (Chồng, nam) thì hôn nhân và gia đình mới “cân bằng”, đúng tự
nhiên, đúng “luật trời”. Nếu như xã hội Việt Nam chưa vượt qua được những gì
mà chúng ta gọi là phong tục, tập quán, là tâm lý người Việt Nam…thì việc
công nhận kết hôn đồng giới rất khó được xã hội Việt Nam chấp nhận. Ngoài lí
do quan trọng nhất vừa nên trên thì em cho rằng các lí do khác như: việc sinh
con bằng phương pháp khoa học chưa phổ biến với Việt Nam; vấn đề trẻ em
được nuôi dưỡng trong gia đình đồng tính liệu có bị ảnh hưởng gì đến việc phát
triển tâm sinh lí của trẻ không; hiện nay trên thế giới cũng chỉ có 19 quốc gia và
vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, và ở khu vực châu Á chưa
hề có quốc gia nào công nhận kết hôn đồng giới.
11
Với những lí do trên, em không ủng hộ việc chấp nhận kết hôn đồng giới
ở Việt Nam.
III. Đánh giá quy định không thừa hôn nhân giữa những người cùng giới
tính.
Luật Hôn nhân và gia đình có quy định cụ thể: “không thừa nhận hôn
nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8). Như vậy, những
người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ
khi có tranh chấp xảy ra. Việc cho phép người đồng tính kết hôn không thể
ngay lập tức thừa nhận hôn nhân đồng giới. Ở Việt Nam, vấn đề này mới được

đưa ra bàn thảo những năm gần đây và là vấn đề nhạy cảm với xã hội. Muốn
thừa nhận điều này cần phải có lộ trình.
Vậy, việc thừa nhận hôn nhân đồng giới ở nước ta không phải là việc
sớm một chiều mà phải có lộ trình nghiên cứu. Cả thế giới có gần 200 quốc gia
nhưng đến nay mới chỉ 16 nước cho phép kết hôn đồng giới. Thậm chí, Pháp là
đất nước rất văn minh, tiến bộ cũng chỉ vừa mới cho phép người đồng tính kết
hôn. Vấn đề hôn nhân đồng giới đã được nước Pháp đưa ra bàn thảo từ những
năm 80 thế kỷ trước. Vậy mà khi tổng thống Pháp ký sắc lệnh công nhận hôn
nhân đồng giới, đã có một làn sóng dư luận phản đối kịch liệt.
Như vậy, muốn muốn thừa nhận hôn nhân đồng tính ở Việt Nam phải có
một lộ trình cụ thể và tiến hành từng bước theo lộ trình đã vạch ra. Qua những
phân tích trên ta thấy việc không thừa nhận hôn nhân giữa người đồng giới là
hoàn toàn hợp lí, phù hợp với sự phát triển của đất nước, phù hợp với phong
tục, tập quán của người người Việt.
VI. Đề xuất một số giải pháp.
12
Thứ nhất, cần phải tổ chức các chương trình nghiên cứu khoa học về
người đồng tính để có thể hiểu rõ về người đồng tính như nguyên nhân dẫn đến
đồng tính, đặc điểm tâm sinh lí, khả năng nuôi dạy trẻ của người đồng tính để
có cái nhìn toàn diện nhất về người đồng tính từ đó mới có thể hiểu và thông
cảm với họ.
Thứ hai, song song với việc nghiên cứu tìm hiểu về người đồng tính ta
cần tuyên truyền, giáo dục những thành tựu có được về việc tìm hiểu người
đống tính của khoa học trước kia như khẳng định rõ đồng tính không phải là
bệnh, không phải là tệ nạn xã hội để xã hội, đó không phải là cái gì đó trái với
tự nhiên bởi bản thân người đồng tính vẫn là con người – thực thể tự nhiên,
thực thể xã hội, chẳng qua xu hướng tình dục của họ trái với quan niệm của con
người về tự nhiên mà thôi. Vậy để thay đổi dần dần quan niệm này thì việc
đánh vào nhận thức của mọi người qua việc tuyên truyền phổ biến các kiến thức
về người đồng tính là hết sức cần thiết. Việc tuyên truyền này không những cần

có sự tham gia của các tổ chức xã hội mà cần có sự tham gia của các cơ quan
nhà nước để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thứ ba, ta không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
nhưng ta không cấm họ sống chung với nhau. Tuy vậy không có một quy chế
pháp lí nào quy định về việc song chung của người đồng tính nên gây khó khăn
cho nhà nước trong việc quản lí, cũng như việc giải quyết các tranh chấp phát
sinh giữa những người đồng tính. Cần có những quy định xử phạt nghiên khắc
hơn đối với một số cặp đồng tính vẫn kết hôn trái pháp luật và có tranh chấp
xảy ra khi chung sống với nhau.
13
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích những vấn đề thực tiễn trên, có thể thấy, có hay không việc
thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới đang là nỗi trăn trở lớn đối với
các nhà làm luật nói riêng và dư luận xã hội nói chung. Suy cho cùng, với
những người đồng giới, họ cũng là con người, không ai có thể tự quyết định
giới tính của mình. Bởi vậy, họ cũng cần có được sự quan tâm từ bạn bè, gia
đình và xã hội, cần có sự bảo vệ từ pháp luật đối với quyền con người tự nhiên
của mình. Để giải quyết vấn đề khá phức tạp này, việc khảo sát lấy ý kiến người
dân cũng như nghiên cứu vấn đề trên cơ sở khoa học và thực tiễn là việc làm
tiên quyết, nhằm đưa ra giải pháp vừa phù hợp với phong tục, tập quán, tâm lí
của người Việt; vừa có những bước đi đúng đắn, kịp thời, phù hợp với sự phát
triển chung của thế giới.
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, trường ĐH Luật Hà Nội,
NXB. CAND, Hà Nội – 2009.
2. Bộ luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
3. Mô hình Luật hôn nhân và gia đình, Ts. Nguyễn Phương Lan, Ts.
Nguyễn Thị Lan, NXB Tư pháp, Hà Nội – 2011.
4. Các trang web:

/>011167619.html
/>nguoc-dao-ly html
/>nguoi-dong-tinh.html
15
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
2. Quy định của pháp luật các quốc gia trên thế giới về việc kết hôn giữa những
người đồng giới 4
16

×