Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài 7 cấu trúc của vỏ trái đất, thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.29 KB, 5 trang )

Bài 7- Cấu trúc của vỏ trái đất, thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng
I/ Mục tiêu:
1) Kiến thức: HS cần nắm được:
* Cấu trúc của Trái Đất và đặc điểm của mỗi lớp bên trong của Trái Đất.
* Khái niệm thạch quyển, phân biệt được vỏ Trái Đất và thạch quyển.
* Nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng.
2. Kĩ năng: Quan sát và nhận biết được trên bản đồ và hình vẽ cấu trúc của
Trái Đất, các mảng kiến tạo và các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
3. Thái độ: Vận dụng thuyết kiến tạo mảng để có nhận thức đúng đắn về vận
động tạo núi của Trái Đất.
II/ Đồ dùng dạy học: Hình vẽ hoặc mô hình về cấu tạo của Trái Đất.
- Hình vẽ về các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam:
"Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối ".
Câu 2: Giả sử trái đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh
mặt trời thì Trái Đất có ngày và đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày
và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại
sao?
Đáp án và thang điểm:
Câu 1:
- Khi Trái Đất tự quay và chuyển động trên quĩ đạo, trục Trái Đất luôn luôn
nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo một góc 66
0
33
'
và không đổi phương.
(2 điểm)


- Về mùa hè: Nửa cầu Bắc ngả về Mặt Trời, đường phân chia sáng tối đi sau
cực Bắc, đi trước cực Nam, tia sáng Mặt Trời chiéu vuông góc tại chí tuyến
Bắc. Diện tích được chiếu sáng ở nửa cầu Bắc lớn hơn diện tích nằm trong
bóng tối, vì vậy nửa cầu Bắc có ngày dài đêm ngắn
(2 điểm)
- Về mùa đông: Nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời, đường phân chia sáng tối
đi trước cực Bắc, đi sau cực Nam, tia sáng Mặt Trời chiéu vuông góc tại chí
tuyến Nam. Diện tích được chiếu sáng ở nửa cầu Bắc nhỏ hơn diện tích nằm
trong bóng tối, vì vậy nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài.
(2 điểm)
Câu 2:
- Nếu giả định Trái Đất không tự quay quanh trục, mà chỉ chuyển động
quanh Mặt Trời, thì tất nhiên trên Trái Đất vẵn có ngày và đêm. Tuy nhiên,
khi đó độ dài 1 ngày - đêm ở bề mặt trái Đất sẽ dài một năm
(2 điểm)
- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất
nóng, vì bị Mặt trời đốt nóng liên tục trong nửa năm, còn phần đang là ban
đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt trời chiếu đến. Rõ ràng là khi đó trên
Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.
(2
điểm)
3/ Bài mới:
Mở bài: Làm thế nào để nghiên cứu được cấu trúc của Trái Đất? Trái Đất có
cấu tạo ra sao, nội dung thuyết kiến tạo mảng là gì? Đó là các nội dung
chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
- Vì sao không thể trực tiếp nghiên cứu các lớp sâu
trong lòng Trái Đất?
GV: dẫn dắt gợi nhớ lại kiến thức lớp 6:
+ Do kích thước Trái Đất rất lớn, bán kính = 6.370 km.

+ trong khi lỗ khoan sâu nhất mới chỉ đạt được là
15.000 m (=15 km)
- Vậy người ta phải làm thế nào để nghiên cứu được
cấu trúc bên trong của Trái Đất?
Nghiên cứu SGK trang 25 : người ta phải dựa vào
các phương pháp nghiên cứu gián tiếp. Ví dụ phương
pháp địa chấn.
GV giải thích thêm: Phương pháp địa chấn là phương
pháp nghiên cứu cấu trúc các lớp đất đá dưới sâu dựa
vào tính chất lan truyền của các loại sóng do sự rung
động đàn hồi của vật chất trong lòng đất sinh ra
Ngoài ra còn có phương pháp nghiên cứu trọng lực.
Phương pháp địa từ
Hoạt động 1: Nhóm
- Bước 1: GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao
nhiệm vụ cho các nhóm
+ Các nhóm chẵn: Nghiên cứu về lớp vỏ Trái Đất
+ Các nhóm số lẻ: Nghiên cứu về lớp Manti và nhân
I. Cấu trúc của Trái Đất
Cấu tạo bên trong của Trái Đất
gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ Trái Đất.
- Lớp Man ti.
- Nhân Trái Đất.

của Trái Đất
- Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau.
- Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác
bổ sung. GV chuẩn kiến thức và nêu khái niệm thạch
quyển.

Hoạt động 2: Cả lớp
So sánh sự khác nhau của bao manti và nhân Trái
Đất. Trong ba lớp cấu tạo của Trái Đất lớp nào có vai
trò quan trọng nhất. Tại sao?
Phiếu học tập
Nhiệm vụ: Đọc mục I SGK kết hợp quan sát hình 7.1 và hình 7.2, hãy điền
vào bảng sau cấu trúc của Trái Đất:
Tên lớp Độ dày Thành phần cấu tạo
Vỏ Trái Đất
Man ti
Nhân
Thông tin phản hồi
Tên lớp Độ dày Thành phần cấu tạo
Vỏ Trái Đất
ở đại dương dày 5
km;
ở lục địa dày 70 km ;
- Trên cùng là đá trầm tích, đến tầng đá
granit (tầng Sial), dưới cùng là tầng đá
badan (tầng Sima).
- Lớp vỏ lục địa chủ yếu là đá granit ; Lớp
vỏ đại dương chủ yếu là đá Ba dan.
Man ti
- Manti trên: 15 đến
700 km;
- Manti dưới: 700 đến
2900km.
+ Manti trên từ 15 → 700 km, ở trạng thái
quánh dẻo.
+ Manti dưới: từ 700 → 2.900 km ở trạng

thái rắn.
Nhân
- Nhân ngoài: 2900
đến 5100 km;
- Nhân trong 5100 đến
6370 km.
- Thành phần chủ yếu là các kim loại nặng
như Ni, Fe.
- Cấu tạo:
+ Nhân ngoài từ 2.900 → 5.100 km, nhiệt
độ khoảng 5.000
0
C, áp suất 1,3 → 3,1 triệu
atm, vật chất ở trạng thái lỏng.
+ Nhân trong từ 5.100 → 6.370 km , áp suất
3 → 3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 3: Cặp/ Nhóm * Khái niệm thạch quyển
- Bước 1:
* HS đọc mục II trang 27 SGK kết hợp
quan sát hình 7.3, 7.4, cho biết:
- Thạch quyển được cấu tạo bởi những
mảng nào?
Dựa vào hình 7.3 em hãy xác định 7 mảng
kiến tạo lớn của Trái Đất.
HS lên bảng, dựa vào hình 7.3 để xác định
được vị trí và nêu được tên của 7 mảng
kiến tạo:
- Căn cứ vào mũi tên cho biết hướng di
chuyển của các mảng.

- Giải thích tại sao các mảng kiến tạo có
thể di chuyển được ?
- Kết quả chuyển dịch của các mảng, cho
ví dụ.
- Bước 2: HS phát biểu.
(Các địa mảng có thể dịch chuyển được là
nhờ mặt trượt là lớp Manti quánh dẻo).

Lớp vỏ Trái Đất và phần trên của lớp
Manti (đến độ sâu 100km) được cấu tạo
bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp võ
cứng ở ngoài cùng của Trái Đất được gọi
là Thạch quyển.
II. Thuyết kiến tạo mảng
1. Vỏ Trái Đất gồm có các đơn vị kiến tạo
mảng tạo thành:
7 mảng kiến tạo lớn là:
+ Mảng Thái Bình Dương.
+ Mảng ấn Độ - Ôxtraylia.
+ Mảng Âu - á.
+ Mảng Phi.
+ Mảng Bắc Mĩ.
+ Mảng Nam Mĩ.
+ Mảng Nam cực.
2. Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển
trên lớp vật chất quánh dẻo của bao Manti
trên:
- Lớp vỏ Trái Đất gồm nhiều mảng kiến
tạo nằm kề nhau, luôn luôn di chuyển với
tốc độ chậm.

- Cách tiếp xúc phổ biến của các địa mảng
là hai mảng xô vào nhau (tiếp xúc dồn ép)
hoặc hai mảng tách xa nhau (tiếp xúc tách
dãn).
- ở ranh giới các địa mảng hình thành
nên các dãy núi cao hay các đứt gãy
lớn và thường xuyên xảy ra các hoạt
động kiến tạo như động đất, núi lửa
IV. đánh giá
- Câu sau đúng hay sai: Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng đá granit,
lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng đá bazan
- Tại sao nói lớp vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và
đời sống con người?
V. hoạt động nối tiếp
Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

×