Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài 17 thổ nhưỡng quển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.26 KB, 5 trang )

Bài 17- Thổ nhưỡng quển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là thổ nhưỡng (đất) , đất khác các vật thể
tự nhiên ở điểm nào.
* Làm cho HS nắm được các nhân tố hình thành đất và vai trò của chúng đối
với sự hình thành đất.
2. Kĩ năng: Biết phân tích vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành
đất.
II/ Đồ dùng dạy - học:
*ảnh chụp một phần diện đất hoặc một tranh vẽ một phần diện đất.
III/ Hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng
thần. Nêu một số tác hại của sóng thần mà en biết.
3. Bài mới:
Mở bài: Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, không thể thay thế được
trong nông nghiệp.Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về các đặc điểm
chung của đất và vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất - Tài
nguyên quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
Hoạt động 1
Tìm hiểu về thổ nhưỡng
Hoạt động dạy và học Nội dung
- Em hiểu thổ nhưỡng, độ phì thổ nhưỡng.
Thổ nhưỡng quyển là gì?
HS dựa nội dung SGK trang 63 và sự hiểu
biết của mình để nêu được khái niệm này.
GV: Thổ nhưỡng quyển còn gọi là lớp phủ
thổ nhưỡng.
- Lớp phủ thổ nhưỡng có vai trò như thế
nào đối với hoạt động sản xuất và đời
sống của con người?


Vai trò lớp phủ thổ nhưỡng: Là nơi thực
I/ Thổ nhưỡng:
1. Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật
chất tơi xốp trên bề mặt lục địa,
được đặc trưng bởi độ phì
2. Độ phì đất là khả năng cung
cấp nước, nhiệt, khí và các chất
dinh dưỡng cần thiết cho thực
vật sinh trưởng và phát triển.
3. Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ
chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề
mặt các lục địa.
vật phát triển, diễn ra các hoạt động canh
tác tạo sản phẩm nuôi sống xã hội
GV: Đất là vật thể tự nhiên độc đáo, được
hình thành bởi tác động đồng thời của
nhiều nhân tố khác nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu
điều này ở mục II sau
Hoạt động 2
tìm hiểu về các nhân tố hình thành đất
Hoạt động dạy và học Nội dung
Phương án 1: Chia nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu
1 -2 nhân tố hình thành đất theo gợi ý của GV.
(Phiếu học tập số 1)
Phương án 2: Tìm hiểu lần lượt từng nhân tố
theo SGK.
- Đá mẹ có vai trò như thế nào trong quá trình
hình thành đất?
HS dựa nội dung mục II.1 trong SGK trang 64.
- Hãy nêu ví dụ về ảnh hưởng của đá mẹ đến

đặc điểm của đất.
Ví dụ: Đất hình thành từ đá Mác ma axit như
granit có màu xám, chua, nhiều cát.
Đất hình thành từ đá macma ba dơ như đá vôi
và đá ba dan có màu nâu đỏ, nhiều chất dinh
dưỡng
- Trong quá trình hình thành đất khí hậu có vai
trò như thế nào?
HS dựa nội dung mục II.2 trong SGK trả lời:
HS phân tích được: nhiệt ẩm làm phá hủy đá
gốc, ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc
tích tụ vật chất trong các tầng đất ⇒ Nơi có
nhiệt ẩm phong phú sẽ có khả năng cho tầng đất
dày hơn.
HS phân tích được: Khí hậu thuận lợi làm cho
thực vật phát triển tốt. Sinh vật lại trở thành
nhân tố mới ảnh hưởng đến quá trình phong hóa
làm đất dày sâu hơn, hạn chế hiện tượng sói
mòn và làm cho đất giàu chất hữu cơ hơn
II/ Các nhân tố hình
thành đất:
(Xem phần phản hồi
phiếu học tập số 1 cuối
bài)
1. Đá mẹ:
- Là các sản phẩm phong
hóa từ đá gốc.
- Vai trò: Là nguồn cung
cấp vật chất vô cơ cho
đất, quyết định thành phần

khoáng vật, thành phần cơ
giới và ảnh hưởng đến
nhiều tính chất lí hóa của
đất.
2. Khí hậu:
- ảnh hưởng trực tiếp bởi
các yếu tố nhiệt, ẩm.
- ảnh hưởng gián tiếp qua
chuỗi tác động: Khí hậu→
sinh vật→ đất.
- Các kiểu khí hậu khác nhau sẽ ảnh hưởng đến
sự hình thành đất như thế nào? HS đối chiếu
hình 19.2 với hình 13.2, 14.1 để thấy mối quan
hệ giữa khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm ) với việc
hình thành đất. Qua đó thấy được ứng với các
kiểu khí hậu khác nhau sẽ có các loại đất khác
nhau.
- Sinh vật có vai trò như thế nào trong quá trình
hình thành đất?
HS dựa nội dung mục II.3 trong SGK trang 64 .
- Trong quá trình hình thành đất, sự tác động
của sinh vật có khác biệt gì nhất so với tác động
của đá mẹ và khí hậu? HS so ánh để nêu được
điểm khác biệt cơ bản là sinh vật cung cấp vật
chất hữu cơ cho đất, hình thành lớp mùn cho
đất.
- Trong quá trình hình thành đất địa hình có vai
trò như thế nào? HS dựavào nội dung mục II.4
trong SGK trang 64, 65 để trả lời.
- Em hãy nêu ví dụ cho thấy địa hình ảnh hưởng

đến sự hình thành đất?Ví dụ:
+ Nơi địa hình dốc đất dễ bị xói mòn, tầng đất
thường mỏng.
+ Nơi địa hình bằng phẳng tầng đất thường dày,
màu mỡ hơn.
+ HS quan sát hình 19.11 để nêu được tên các
vùng núi có thể hình thành các vành đai đất
khác nhau.
Phương án 1: GV nêu câu hỏi: Trong quá trình
hình thành đất thời gian có vai trò như thế nào?
Phương án 2: GV khẳng định thời gian là điều
kiện cần để đá gốc dưới tác động của các nhân
tố mà hình thành nên đất.
HS dựa nội dung mục II.5 trong SGK trang 65
để trả lời.
3. Sinh vật:
- Đóng vai trò chủ đạo
trong sự hình thành đất:
+ Thực vật cung cấp vật
chất hữu cơ cho đất, phá
hủy đá.
+Vi sinh vật phân hủy xác
sinh vật và tổng hợp thành
mùn.
+ Động vật sống trong đất
góp phần làm biến đổi
tính chất đất.
4. Địa hình:
- Địa hình làm thay đổi
nhiệt độ, độ ẩm, tạo khả

năng giữ đất khác nhau ⇒
ảnh hưởng đến sự hình
thành đất.
5. Thời gian:
- Thời gian hình thành đất
là tuổi của đất.
- Tuổi của đất là nhân tố
biểu thị thời gian tác động
của các yếu tố hình thành
đất dài hay ngắn, mặt
khác còn thể hiện cường
độ của các quá trình tác
động đó.
- Theo em đất ở miền khí hậu nào già nhất, đất
ở miền khí hậu nào trẻ nhất? Vì sao?- Đất ở
miền nhiệt đới và cận nhiệt đới già nhất vì quá
trình hình thành chúng không bị gián đoạn.
- Đất ở miền cực và miền ôn đới trẻ nhất, mới
được hình thành sau thời kì băng hà Đệ tứ cách
đay chưa đến 1,5 triệu năm.
- Trong quá trình hình thành đất con người có
vai trò như thế nào? HS phân tích cả 2 mặt: tích
cực và tiêu cực của con người đến quá trình
hình thành đất
+ Hoạt động khai thác rừng quá mức, đốt rừng
làm rẫy, làm đất bị xói mòn, rửa trôi. Canh tác
liên tục lúa nước có thể làm đất mất cấu tượng
+ Canh tác hợp lí, bón phân hữu cơ, thực
hiệncác biện pháp thủy lợi tích cực sẽ làm đất
ngày một tốt hơn

6. Con người:
Con người có khả năng
tác động mạnh mẽ đến
đất, làm cho đất tốt lên
hoặc xấu đi.
IV/ Củng cố: Quá trình hình thành đất của hai tác động vào đất của nguyên tố
này diễn ra như thế nào?
1. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất là:
A. Con người. C. Sinh vật.
B. Thời gian. D. Địa hình.
2. Nhân tố đá mẹ có vai trí:
A. Cung cấp chất hữu cơ cho đất. C. Phân hủy 1 số tàn tích hữu cơ trong
đất.
B. Hình thành tuổi đất. D. Cung cấp chất khoáng cho đất.
V. hoạt động nối tiếp
Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1
Nhân tố Vai trò trong việc hình thành đất Ví dụ
1. Đá
mẹ
- Cung cấp vật chất vô cơ, quyết định thành
phần khoáng vật, cơ giới
- ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hoá của
đất.
- Đá có nguồn gốc a xít đất
chua.
- Đá khác nhau  đất khác nhau.
2. Khí
hậu
(nhiệt,

ẩm)
- Hình thành đất nhanh hay chậm, tầng
phong hoá dày hay mỏng.
- Phá huỷ đá, hoà tan, rửa trôi, tích tụ vật
chất cho đất.
- Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải,
tổng hợp chất hữu cơ.
- Vùng nhiệt đới tầng phong hoá
dày hơn vùng khí hậu lạnh.
- Khí hậu khác nhau  đất khác nhau
3. Sinh
vật
- Vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
- Thực vật: cung cấp vật chất hữu cơ.
- Rễ thực vật, vi sinh vật, động vật đào
hang làm thay đổi tính chất lí hoá của đất.
- Rễ cây góp phần phá huỷ đá.
- Vi sinh vật giúp phân huỷ chất
hữu cơ.
4. Địa
hình
- ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
quá trình hình thành đất.
- Vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá
trình hình thành đất yếu.
- Địa hình dốc tầng đất mỏng và
dễ bạc màu nếu rừng bị phá.
- Địa hình bồi tụ: tầng đất dày,
giàu dinh dưỡng.
5. Thời

gian
- Tất cả quá trình hình thành đất đều cần có
thời gian.
- Các miền tự nhiên khác nhau, quá trình
hình thành đất khác nhau tuổi của đất
khác nhau.
- Miền nhiệt đới và cận nhiệt: tuổi
đất già vì quá trình hình thành đất
không bị gián đoạn.
- Miền cực và ôn đới: Tuổi đất trẻ.
6. Con
người
ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của đất
thông qua hoạt động sản xuất.
- Tích cực: bón phân, trồng cây
hợp lí bảo vệ đất, tăng độ phì
cho đất.
- Tiêu cực: phá rừng, canh tác
không hợp líđất bạc màu.

×