Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

706 Một số giải pháp tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động trên địa bàn huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.06 KB, 71 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam sau hơn 15 năm đổi mới phát triển kinh tế xã hội: thực hiện
sự xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ cấu kinh
tế năng động theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã thu hút được một số lao động lớn
tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước trên nhiều lĩnh vực. Với nguồn lao
động dồi dào, trình độ lao động hạn chế do đó vấn đề việc làm và giải quyết
việc làm là một vấn đề khá bức xúc ở nước ta. Vấn đề việc làm và giải quyết
việc làm của huyện Yên Phong- tỉnh Bắc Ninh cũng là một vấn đề khá bức
xúc trên địa bàn.
Cùng với xu thế trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển kinh
tế xã hội của địa phương, Đảng bộ huyện Yên Phong luôn quan tâm và thực
hiện tốt các mặt đời sống kinh tế xã hội góp phần thực hiện mục tiêu mà
Đảng và Nhà nước đã giao cho. Hiện nay trên địa bàn huyện còn tồn tại một
số vấn đề cần giải quyết như vấn đề chính sách người có công, liệt sỹ, việc
làm, đào tạo và dạy nghề… Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất nước đang
trên con đường thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
thì việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn trên địa bàn là một vấn đề có ý
nghĩa thiết thực đối với việc nâng cao đời sống, nâng cao trình độ dân trí và
đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn. Để góp phần phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn trước hết phải tạo việc làm và giải quyết việc làm
cho người lao động, đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với việc phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Qua thời gian thực tập tại phòng Tổ chức lao động xã hội huyện Yên
Phong cùng với kiến thức đã được học ở trường, sự hướng dẫn giúp đỡ tận
tình của cô Nguyễn Thị Chăm cùng với tự nghiên cứu, Em chọn báo cáo
thực tập tốt nghiệp với chuyên đề chuyên sâu: “Một số giải pháp tạo việc
làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động trên địa bàn
huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh ’’. Trong phạm vi chuyên đề chuyên sâu,
các giải pháp đưa ra nhằm tạo nền tảng thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả tạo


việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn. Góp phần tăng thu nhập cho
người lao động cải thiện đời sống và giữ vững an ninh chính trị trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 2 phần:
1
Phần I: Những vấn đề chung về phòng Tổ chức lao động xã hội huyện Yên
Phong- tỉnh Bắc Ninh
Phần II: Chuyên đề
“ Một số giải pháp tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân
lực cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh”.
Lần đầu tiên viết báo cáo thực tập tốt nghiệp, chắc chắn sẽ còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của thầy cô giáo để báo cáo thực
tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện.
Em xin trân thành cảm ơn.
2
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
XÃ HỘI HUYỆN YÊN PHONG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG XÃ
HỘI HUYỆN YÊN PHONG.
1. Quá trình hình thành và phát triển của phòng Tổ chức Lao động Xã
hội.
a. Quá trình hình thành phát triển của phòng Tổ chức lao động Xã hội
huyện Yên Phong.
∗ Ngày 6/ 1/ 1966, Bộ Nội vụ ra thông tư 01 PW về việc kiện toàn tổ chức
làm công tác tổ chức dân chính ở địa phương.
+ ở tỉnh là Ban tổ chức dân chính.
+ ở huyện thành lập phòng Tổ chức dân chính.
Lần 1: Là cơ quan trực thuộc uỷ ban hành chính huyện và là cơ quan
cấp dưới của ban Tổ chức dân chính Tỉnh.
Nhiệm vụ: giúp uỷ ban hành chính huyện quản lý hướng dẫn chính quyền

cơ sở thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về các mặt công tác tổ chức,
biên chế, bầu cử, địa giới hành chính, thương binh liệt sỹ – bảo hiểm xã hội,
gia đình B – C, an toàn lao động, hộ tịch…bố trí một uỷ viên thư ký theo dõi
tổng hợp.
∗ Ngày 1/ 6/ 1968 uỷ ban hành chính tỉnh quyết định tách Ban tổ chức chính
quyền thành Ban tổ chức chính quyền và ban thương binh xã hội.
Lần 2: - Ngày 1/6/ 1968 uỷ ban hành chính tỉnh quyết định số 56/ QĐ
- TC tách phòng tổ chức dân chính ở huyện thành:
+ Phòng tổ chức chính quyền
+ Phòng thương binh – xã hội
Lần 3:
− Tháng 6/ 1969 uỷ ban hành chính tỉnh ra quyết định 888,
thành lập lại phòng tổ chức dân chính ở huyện ( trên cơ sở hợp
nhất hai phòng phòng tổ chức chính quyền và phòng thương
binh xã hội.
Lần 4:
− Ngày 25/ 12/ 1983 uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định số 495/
QĐ - UB thành lập hai phòng
+ Ban tổ chức chính quyên.
3
+ Phòng Lao động Thương binh Xã hội ( trên cơ sở tách phòng
Tổ chức dân chính ).
Lần 5:
− Ngày 15/ 3/ 1988 uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định số 157/
UB tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện.
+Phòng tổ chức lao động thương binh xã hội được thành lập
( trên cơ sở sáp nhập Ban tổ chức chính quyền và phòng Lao động Thương
binh Xã hội ).
Lần 6:
− Năm 1995 quyết định thành lập bảo hiểm xã hội huyện trên

cơ sở tách một bộ phận của phòng Tổ chức Lao động Xã hội huyện, phòng
Tổ chức Lao động xã hội chia thành hai đơn vị: bảo hiểm xã hội và Tổ chức
Lao động Xã hội.
b. Các giai đoạn phát triển của ngành tổ chức Nhà nước và Lao động
Thương binh Xã hội nói chung, ngành Tổ chức Lao động Xã hội huyện
Yên Phong nói riêng.
Lịch sử của ngành Tổ chức Nhà nước và ngành Lao động Thương
binh Xã hội luôn gắn liền với quá trình đấu tranh xây dựng, bảo vệ và phát
triển Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do
dân, vì dân, mà mục tiêu hoạt động xuyên suốt là thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước tiến tới xây dựng mục tiêu “
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’’.
Ngành Tổ chức Nhà nước và ngành Lao động Thương binh Xã hội
nói chung, ngành Tổ chức Lao động Xã hội Yên Phong nói riêng được thành
lập đến nay luôn không ngừng phát triển lớn mạnh toàn diện về mọi mặt.
∗ Giai đoạn từ 1945 đến 1954:
Từ cách mạng tháng 8/ 1945 đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
năm 1954 giải phóng hoàn toàn miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta rất coi
trọng công tác tổ chức và lao động thương binh xã hội, đã đề ra nhiều chủ
trương, đường lối, chính sách, nhiệm vụ cụ thể cho công tác xây dựng và
củng cố và phát triển ngành như thực hiện cuộc tổng tuyển cử để bầu ra
quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (6/ 1/ 1946 ), thành
lập và quản lý các tổ chức của chính phủ, xây dựng quy chế làm việc của tổ
chức bộ máy nhà nước các cấp, thiết lập chế độ công chức mới, củng cố hệ
thống chính quyền địa phương. Mặc dù trong điều kiện đội ngũ cán bộ tổ
chức và lao động thương binh xã hội còn non trẻ do mới được thành lập
4
trong điều kiện vừa phải học tập nâng cao trình độ và gia tăng sản xuất và
đấu tranh để chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, tổ chức phải di
chuyển nhiều nơi, điều kiện vật chất còn khó khăn nhưng bộ máy tổ chức

nhà nước và lao động thương binh xã hội vẫn không ngừng được củng cố và
phát triển về mọi mặt đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà
nước giao cho. Góp phần cùng toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến trường
kỳ của dân tộc thắng lợi.
∗ Giai đoạn từ 1954 đến 1975
Từ sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đến nay miền Nam hoàn
toàn giải phóng, đất nước thống nhất, công tác tổ chức và lao động thương
binh xã hội luôn có vị trí hết sức quan trọng, miền Bắc vừa phải khắc phục
hậu quả sau chiến tranh, khôi phục nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, vừa
phải chi viện sức người, sức của cho miền Nam để chống giặc Mỹ xâm lược.
Tổ chức bộ máy gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước đã nhanh chóng kiện toàn, ổn định cả về tổ chức bộ máy và con
người trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra,
thực hiện thành công cuộc cách mang giải phóng dân tộc thống nhất đất
nước.
∗ Giai đoạn từ 1975 đến nay
Hoà bình lập lại đến nay, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện công cuộc
đổi mới do Đảng đề sướng và lãnh đạo, ngành tổ chức và lao động thương
binh xã hội luôn phát huy vai trò trách nhiệm, làm tốt công tác tham mưu
cho Đảng và Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị
quyết và các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành các chế độ chính sách
đối với cán bộ công chức và chính quyền cơ sở để xây dựng và phát triển tổ
chức bộ máy, sắp xếp tinh giảm biên chế, thực hiện tốt các vấn đề về xã hội
như: chính sách người có công, giải quyết các vấn đề về lao động việc làm,
đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
của đất nước trong tình hình mới.
Như vậy, có thể khẳng định rằng trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch
sử, ngành Tổ chức Lao động Xã hội có vị trí hết sức quan trọng, nó giữ vị
trí, vai trò quyết định sự phát triển của đất nước. Một đất nước muốn phát
triển thì phải có hệ thống chính trị ổn định, tổ chức đủ mạnh từ trung ương

xuống địa phương, liên tục được hoàn thiện về mọi mặt.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của thường trực huyện uỷ, hội
đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân huyện và sự giúp đỡ của ban tổ chức chính
5
quyền tỉnh và sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh, ngành tổ
chức lao động xã hội huyện Yên Phong đã có những đóng góp đáng kể trong
việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội mà đại hội
Đảng bộ các nhiệm kỳ đề ra.
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được mà ngành tổ chức nhà
nước và ngành lao động thương binh xã hội đã làm được hơn 50 năm qua,
toàn thể cán bộ công chức huyện Yên Phong quyết tâm phấn đấu hoàn thành
xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao để cùng toàn dân thực
hiện công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội,
an ninh quốc phòng… góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu dân giàu,
huyện mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của phòng Tổ chức -
Lao động – Xã hội huyện Yên Phong.
Phòng Tổ chức Lao động Xã hội là cơ quan chuyên môn của uỷ ban
nhân huyện Yên Phong chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của uỷ ban nhân
dân huyện Yên Phong. Đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn
nghiệp vụ của ban tổ chức chính quyền tỉnh, sở lao động thương binh và xã
hội tỉnh Bắc Ninh. Hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, lấy chức năng
nhiệm vụ của phòng làm nhiệm vụ chính, trọng tâm.

Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tổ chức – Lao động – Xã hội.
∗ Chức năng: phòng Tổ chức – lao động – Xã hội có chức năng giúp uỷ ban
nhân dân huyện làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy,
công chức, viên chức nhà nước và xây dựng chính quyền các cấp. Giúp uỷ
ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về công tác lao động, việc làm,
thương binh xã hội, tổ chức thực hiện một số công tác sự nghiệp thuộc lĩnh

vực lao động việc làm, thương binh xã hội trên địa bàn huyện theo chính
sách pháp luật của Nhà nước.
∗ Nhiệm vụ:
− Lĩnh vực tổ chức
+ Thực hiện chức năng tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện, về các lĩnh
vực: tổ chức và hoạt động của các phòng, ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp
thuộc uỷ ban nhân dân huyện; hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban
nhân cấp huyện, xã, thị trấn. Quản lý và phân bổ biên chế, chỉ tiêu lao động,
hợp đồng của các phòng, ban chuyên môn và đơn vị sự nghiệp thuộc uỷ ban
6
nhân dân huyện . Công tác bầu cử và địa giới hành chính; quy chế dân chủ ở
cơ sở ( xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp ).
+ Giúp việc cho uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện quyết
định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định về công tác tổ chức
cán bộ như: bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, nâng lương, chuyển ngạch, tiếp
nhận, tuyển dụng, điều động, luân chuyển cán bộ, thi tuyển khen thưởng , kỷ
luật, nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của cán bộ công chức các cơ
quan chuyên môn, đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc uỷ ban nhân dân
huyện và cán bộ chính quyền cơ sở thuộc huyện. Quản lý quỹ tiền lương của
các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp , xây dựng kế hoạch đào tạo, đào
tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, công chức và cán bộ chính quyền
cơ sở.
+ Đề xuất với chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện về chương trình, kế hoạch và
biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách nền hành chính nhà nước
trong phạm vi trách nhiệm của huyện.
+ Quản lý hồ sơ cán bộ công chức, viên chức ( cán bộ, công chức, viên
chức hợp đồng, đội ngũ giáo viên…) theo quy định.
− Lĩnh vực Lao động – Thương binh – Xã hội.
+ Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh,
huyện, hướng dẫn của sở lao động thương binh và xã hội, xây dựng trình uỷ

ban nhân dân huyện phương hướng nhiệm vụ công tác lao động thương binh
và xã hội trên địa bàn huyện và triển khai phương hướng nhiệm vụ đã được
duyệt.
+ Hướng dẫn và chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn
thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về lĩnh vực lao động, tiền lương, tiền
công, việc làm, bảo hộ lao động, điều kiện lao động, nghĩa vụ lao động công
ích, di dân phát triển vùng kinh tế mới và chương trình xoá đói giảm nghèo.
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách ,
chế độ đối với thương binh, bệnh binh gia đình liệt sỹ, người và gia đình
có công với cách mạng, quân nhân phục viên chuyển ngành, người tàn tật,
trẻ em mồ côi, người già yếu không có thân nhân chăm sóc, gặp người khó
khăn, hiểm nghèo, các nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã hội khác
cần có sự trợ giúp của Nhà nước và xã hội.
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội.
7
+ Quản lý, chỉ đạo các cơ sở sự nghiệp lao động, thương binh và xã hội trên
địa bàn: Nhà bảo trợ xã hội, đơn vị dậy nghề, dịch vụ việc làm, cơ sở sản
xuất của thương binh và người tàn tật, các cơ sở giáo dục, chữa trị, cai
nghiện ma tuý, mại dâm.
+ Quản lý các nguồn kinh phí về lĩnh vực lao động thương binh xã hôi của
huyện theo quy định
+ Quản lý các nghĩa trang liệt sỹ và các công trình bia ghi công liệt sỹ ở
huyện.
+ Phối hợp với các ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện chỉ đạo xây dựng
phong trào toàn dân chăm sóc giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội bằng
các hình thức: chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần, thăm hỏi động viên
thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
+ Phối hợp chỉ đạo thực hiện chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội,
trước hết là tệ nạn mại dâm và ma tuý.
+ Xem xét giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân về

lĩnh vực lao động – thương binh xã hội.
+ Thay mặt uỷ ban nhân dân tổ chức sơ kết, tổng kết các mặt công tác lao
đông, thương binh xã hội hàng năm và từng thời kỳ, đề nghị khen thưởng
từng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác lao động thương binh và
xã hội.
+ Thực hiện thông tin báo cáo định kỳ, đột xuát với uỷ ban nhân dân huyện,
sở lao động thương binh và xã hội về công tác lao động thương binh và xã
hội.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác lao
động thương binh và xã hội trên địa bàn huyện.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác về công tác tổ chức cán bộ và lao động
thương binh và xã hội do uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện
giao.
3. Đặc điểm quản lý ngành, vùng, lãnh thổ:
Sơ đồ quản lý và mối quan hệ giữa các cơ quan
8
Sở LĐTB & XH
UBND Huyện Ban TCCQ tỉnh
Phòng TCLĐXH
Cán bộ TCLĐXH
xã, thị trấn
• UBND huyện: uỷ ban nhân dân huyện
• Ban TCCQ Tỉnh: ban tổ chức chính quyền tỉnh
• Sở LĐTB & XH: sở lao động thương binh và xã hội
• Phòng TCLĐXH: phòng Tổ chức lao động xã hội huyện
• Cán bộ TCLĐXH xã, thị trấn: cán bộ tổ chức lao động xã hội xã, thị
trấn
: Đơn vị quản lý trực tiếp phòng Tổ chức lao động xã hội huyện.
: Đơn vị quản lý chuyên môn của phòng Tổ chức lao động xã hội.
: Đơn vị chịu sự quản lý của phòng Tổ chức lao động xã hội

∗ Mối quan hệ quản lý giữa các cơ quan:
Mối quan hệ giữa uỷ ban nhân dân huyện và phòng Tổ chức lao động
xã hội: Là mối quan hệ giữa những cơ quan cùng cấp, phòng Tổ chức lao
động xã hội là cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân huyện chịu sự lãnh
đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của uỷ ban nhân dân huyện, phòng có chức
năng giúp uỷ ban nhân dân huyện làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực
tổ chức bộ máy công chức, viên chức nhà nước và xây dựng chính quyền
trên địa bàn huyện. Phòng Tổ chức lao động xã hội và uỷ ban nhân dân
huyện cùng phối hợp với nhau để hoàn thành những công việc do chủ tịch
uỷ ban nhân dân tỉnh và ban tổ chức chính quyền tỉnh giao phó.
Quan hệ giữa phòng Tổ chức lao động xã hội và Ban tổ chức chính
quyền tỉnh và sở lao động thương binh và xã hội: là quan hệ giữa cơ quan
cấp dưới với cơ quan cấp trên. Phòng Tổ chức lao động xã hội chịu sự chỉ
đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của ban tổ chức chính quyền tỉnh và
sở lao động thương binh và xã hội.
Quan hệ giữa phòng Tổ chức lao động xã hội và cán bộ lao động xã
hội xã, thị trấn. Cán bộ lao động xã, thị trấn chịu sự quản lý của phòng
Tổ chức lao động và xã hội về các vấn đề như quản lý nguồn kinh phí về
lĩnh vực lao động, thương binh xã hội của địa phương. Quản lý các nghĩa
trang và các công trình bia ghi công liệt sỹ ở các địa phương. Phòng Tổ
chức lao động xã hội xem xét và giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại
9
tố cáo của công dân về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trên địa
bàn.
4. Một số kết quả đạt được của phòng Tổ chức Lao động xã hội
trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
a. Một số kết quả đạt được trong công tác tổ chức chính quyền năm 2002
và phương hướng nhiệm vụ trong năm 2003.
∗ Những kết quả đạt được.
− Công tác xây dựng chính quyền nhà nước các cấp.

+ Thực hiện nghị quyết số 284/ 2002/ NQ UBTVQHKX về việc công bố
ngày bầu cử đại biểu quốc hội khoá XI vào ngày chủ nhật (19/52002) chỉ thị
số 07 ngày 25/1/2002 của Uỷ ban bầu cử tỉnh Bắc Ninh, Uỷ ban nhân dân
huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện bầu cử trên các xã, thị
trấn căn cứ tình hình thực hiện địa phương phân chia khu vực bỏ phiếu,
thành lập bầu cử đúng luật, đúng thành phần theo quy định.
+ Tổ chức tốt việc tạp huấn nghiệp vụ bầu cử cho cán bộ làm công tác bầu
cử và hội nghị tiếp xúc với cử tri với người ứng cử đại biểu quốc hội ở
huyện và cơ sở.
+ Công tác thông tin tuyên truyền luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị của
điạ phương, đã cấp phát cho các xã, tổ bầu cử 750 cuốn luật bầu cử đại biểu
quốc hội khoá XI(ĐBQHKXI), 670 cuốn tài liệu phục vụ bầu cử,760 cuốn
hỏi đáp về bầu cử và nhiều tài liệu khác của Trung ương, tỉnh và huyện liên
quan đến cuộc bầu cử.
+ Việc lập và niêm yết danh sách cử tri, danh sách những người ứng cử
ĐBQHKXI được thực hiện dân chủ, công khai và đúng luật.
+ Tình hình an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được các cấp,
các ngành quan tâm và thực hiện tốt, không có trường hợp khiếu kiện nào
xẩy ra liên quan đến cuộc bầu cử.
+ Chỉ đạo tiếp nhận đầy đủ các phương tiện vật chất phân phối kịp thời cho
các tổ bầu cử, nguồn kinh phí đáp ứng cơ bản các nhu cầu chi phục vụ bầu
cử.
Do làm tốt công tác chuẩn bị nên trong ngày bầu cử 101 tổ bầu cử đã tiến
hành bỏ phiếu bầu cử đạt kết quả tốt, đảm bảo công khai, dâu chủ và đúng
luật. Nhân dân vui mừng phấn khởi, bỏ phiếu ngay từ những giờ đầu, kết
quả toàn huyện số cử tri tham gia bỏ phiếu đạt 99,23%, có 61 tổ bầu cử, 2
xã: Vạn an và Thuỵ hoà đạt 100% . Các đại biểu trúng cử đảm bảo về số
10
lượng, cơ cấu, thành phần theo chỉ đạo của trên. Với những thành tích đạt
được, huyện Yên Phong đã được uỷ ban bầu cử tỉnh Bắc Ninh tặng bằng

khen có thành tích hoàn thành xuất sắc cuộc bầu cử ĐBQHKXI trên địa bàn
huyện.
−Công tác xây dựng tổ chức bộ máy cấp huyện
+ Công tác xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước
Tiếp tục thực hiện các bước trong kế hoạch sắp xếp lại tổ chức bộ máy và
tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo tinh
thần NQ16/CP của chính phủ , kết quả:
• Đã tiếp nhận bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo và
biên chế ngành mần non, tiểu học, trung học cơ sở từ sở giáo dục và đào tạo
về uỷ ban nhân dân huyện quản lý.
• Thực hiện Nghị quyết số 144 ngày 31/12/2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Bắc Ninh về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân huyện, đã tổ chức sắp xếp lại từ 14 phòng xuống còn 10 phòng quản lý
nhà nước.
• Quyết định bổ nhiệm 3 trưởng phòng (phòng kinh tế, phòng tư pháp,
phòng Giao thông xây dựng địa chính), một chủ nhiệm Uỷ ban dân số gia
đình và trẻ em, 5 phó trưởng phòng, 10 hiệu trưởng, hiệu phó các trường
Tiểu học, Trung học cơ sở, Mầm non trong huyện.
• Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng và ban hành quychế hoạt động
của cơ quan để duy trì tổ chức hoạt động cơ quan đơn vị đi vào nề nếp có
hiệu quả.
− Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ huyện
Để từng bước nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán
bộ công chức trong huyện, góp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được
giao, uỷ ban nhân dân huyện thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo
và đào tạo lại cán bộ, kết quả:
• Trong năm đã cử đi 10 đồng chí học lớp lý luận chính trị, 2 cán bộ đi học
lớp chuyển hệ từ cao đẳng lên đại học.
• Tổ chức triển khai kế hoạch thi nâng ngạch và thi tuyển công chức năm
2002 do tỉnh tổ chức. Qua mỗi năm chất lượng cán bộ được nâng lên rõ rệt.

− Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại- tố cáo của công dân.
• Thực hiện nghiêm túc luật khiếu nại tố cáo, ngay từ đầu năm uỷ ban nhân
dân huyện đã xây dựng lịch phân công lãnh đạo, cán bộ tiếp dân mỗi tháng
11
hai lần. Đồng thời duy duy trì tiếp dân hàng tháng. Kết quả năm 2002, uỷ
ban nhân dân huyện đã tiếp dân 190 lượt công dân với 73 vụ việc, so với
cùng kỳ năm 2001 số lượt người tiếp dân giảm 9% và 11% số vụ việc.
• Uỷ ban nhân dân các xã trong năm đã tiếp nhận các đơn khiếu nại tố cáo,
nhìn trung các đơn đã được các xã quan tâm giải quyết, không có vụ việc
phức tạp xảy ra.
• Thực hiện sự chỉ đạo của thường trực huyện uỷ, trong năm đã chỉ đạo
thanh tra 7 cuộc thanh tra kinh tế xã hội đạt 175% kế hoạch năm.
∗ Phương hướng nhiệm vụ trong công tác xây dựng chính quyền huyện Yên
Phong năm 2003.
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu và các nội dung quan trọng năm 2003 cần
tập trung các biện pháp cơ bản sau:
+ Chính quyền các cấp thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền trong
cán bộ đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể nhân dân để mọi
người, mọi tầng lớp nhân nhân nhận thức sâu sắc về công tác cải cách hành
chính, chấp hành pháp luật, xây dựng cơ quan trong sạch vững mạnh.
+ Sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước ổn định, tranh thủ sự giúp đỡ của các
ngành trung ương, tỉnh để từng bước đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho
các xã bố trí sắp xếp kiện toàn cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ
chuyên môn.
+ Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng phòng ban chuyên môn uỷ ban
nhân dân các xã, thị trấn, phấn đấu đến năm 2003 khối cơ quan huyện đạt
80% vững mạnh khối xã, 70% xuất sắc và khá.
+ Tăng cường bám sát cơ sở để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra về việc thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ổn định, để
uốn nắn những thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện các mục tiêu đề

ra.
b. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách xã hội năm
2002 và phương hướng nhiệm vụ năm 2003.
∗ Công tác thương binh liệt sỹ và người có công.
Năm 2002 dưới sự lãnh đạo trực tiếp của huyện uỷ, uỷ ban nhân dân -
Đảng bộ và nhân huyện thường xuyên chăm lo và tổ chức thực hiện tốt các
chính sách đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người hoạt động
kháng chiến, phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa trên toàn huyện. Quan
12
tâm đến các gia đình chính sách như thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ có
hoàn cảnh khó khăn.
− Triển khai các chế độ chính sách cho các đối tượng chính sách.
+ Thực hiện quyết định 118 của chính phủ về việc điều tra lập danh sách đối
tượng chính sách hỗ trợ tiền nhà ở cho người có công với cách mạng.
+ Mua bảo hiểm sinh mạng cho 2303 đối tượng chính sách và người có công
với cách mạng. Trong năm thực hiện bảo hiểm sinh mạng cá nhân cho 135
đối tượng với số tiền là 84.190.000 đồng. Miễn giảm học phí cho hàng cho
hàng trăm học sinh, sinh viên, giảm đóng góp xây dựng cho 341 học sinh
với số tiền là7.415.000 đồng.
∗ Công tác lao động việc làm.
Hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện pháp lệnh nghĩa vụ lao động
công ích và tiến hành rà soát 3 nghĩa vụ lao động công ích, pháp lệnh lụt
bão, đền ơn đáp nghĩa cho các xã và cơ quan đóng trên địa bàn huyện.
Phối hợp với sở lao động thương binh và xã hội tỉnh tiến hành điều tra
chất lượng lao động trên địa bàn của huyện và phối hợp với trung tâm xúc
tiến việc làm để tuyển lao động đi Malaysia. Phối hợp với cục thông kê tỉnh
Bắc Ninh để tiến hành điều tra việc làm ở 4 xã, thị trấn.
Hướng dẫn các nhóm hộ lập dự án và tiến hành thẩm tra các dự án vay
vốn của quỹ quốc gia giải quyết việc làm với tổng số tiền là1,112 tỷ đồng
∗ Công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

Thường xuyên chỉ đạo các mặt ngành, các cấp và uỷ ban nhân dân xã,
thị trấn tuyên rộng khắp trên địa bàn huyện và trong các nhà trường về công
tác phòng chống tệ nạn xã hội. Cùng với việc giáo dục kiểm tra giám sát
chặt chẽ ở gia đình và cơ sở. Năm 2002 đã tổ chức điều tra năm tình hình
đối tượng nhiễm HIV, nghiện ma tuý, mại dâm trong cán bộ viên chức và
công nhân lao động đóng trên địa bàn huyện ở 56 cơ quan và đơn vị và 4
doanh nghiệp tư nhân với tổng số người được điều tra là 2303 người kết quả
không có cán bộ viên chức, công nhân lao động mắc HIV, nghiện hút và mại
dâm.
Theo số liệu điều tra năm 2002 số đối tượng nghiện ma tuý là 48 đối
tượng. Số đối tượng mua bán vận chuyển tàng chữ ma tuý do công an huyện
bắt là 6 vụ với số người là 9 đối tượng. Trong năm 2002 đã xử lý 5 đối
tượng đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc của tỉnh.
Năm 2002 đã tiến hành xây dựng xã điểm về công tác phòng chống tệ
nạn xã hội. Hướng dẫn các xã tổng kết công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
13
Lập chương trình kế hoạch năm 2003 đăng ký xã lành mạnh không có tệ nạn
xã hội. Tổ chức tuyên truyền ngày thế giới phòng chống ma tuý ngày 1/ 12
trên địa bàn toàn huyện.
∗ Công tác bảo trợ xã hội
Ngoài việc thực hiện tốt các chế độ đối với thương bệnh binh, gia
đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Huyện còn quan đến các đối
tượng khác như trẻ mồ côi, người già cô đơn… và các hộ gia đình thuộc
diện đói nghèo.
Hoàn thiện việc điều tra bổ sung danh sách người bi ảnh hưởng chất
độc hoá học. Chỉ đạo các trung tâm y tế huyện khám cho 70 đối tượng bị
ảnh hưởng cuả chất độc hoá học, kết quả 31 đối tượng đủ điều kiện hưởng
trợ cấp và gửi sở 22 hồ sơ đối tượng đủ điều kiện đã giám định năm 2000.
Kết quả năm 2001 đã nhận quyết định của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh về
việc trợ cấp hàng tháng tổng số 51 đối tượng và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho

160 đối tượng bị ảnh hưởng chất độc hoá học.
Thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho 2235 hộ nghèo trên
địa bàn huyện.
∗Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo
Vốn ngân hàng người nghèo đóng một vai trò quan trọng trong việc
tạo ra nguồn vốn vay cho người nghèo. Khuyến khích các ngành, đoàn thể,
các cá nhân thu hút nguồn vốn các dự án thu hút được nguồn vốn các dự án
của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và phát triển rộng khắp nguồn vốn
tự đóng góp cho vay của các đoàn thể.
Đã cho 5638 hộ vay trong đó hộ nghèo được vay vốn là 2831 hộ
chiếm tỷ lệ 50% số hộ được vay…
∗ Công tác thanh tra kiểm tra giải quyết đơn thư khiếu nại.
Trong năm đã tiến hành kiểm tra xã minh cho các đối tượng đề nghị
trợ cấp xã hội hàng tháng để duyệt trợ cấp ở 14/18 xã với tổng số là 102 đối
tượng. Trả lời đơn thư đề nghị về chế độ chính sách. Thường xuyên tiếp dân
giải quyết những thắc mắc, kiến nghị một cách kịp thời đúng chế độ chính
sách quy định của Nhà nước.
− Phương hướng nhiệm vụ trong năm 2003
Trong năm 2003 chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn do
ngành dọc triển khai và các nhiệm vụ chính trị của địa phương, chủ động
giải quyết những chương trình đề án về quản lý lao động việc làm, chăm sóc
14
thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Thực
hiện chương trình xoá giảm nghèo và các chính sách xã hội khác.
+ Công tác chăm sóc các thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công
với cách mạng:
Nắm chắc đối tượng người có công huyện đang quản lý. Đẩy mạnh
phong trào toàn dân chăm sóc các thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và
người có công với cách mạng kết hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các
đoàn thể và địa phương phấn đấu nâng cấp nhà tình nghĩa cho các đối tượng

là thân nhân của người liệt sỹ, thương bệnh binh.
Phát động phong trào tặng và nâng cấp sổ tiết kiệm tình nghĩa, chăm
sóc đỡ đầu bố mẹ liệt sỹ và con liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn. Giải quyết
kịp thời đúng quy định các chế độ, chính sách đối với thương bệnh binh, gia
đình liệt sỹ và người có công với cách mạng và giải quyết cho các đối tượng
hưởng trợ cấp một lần.
+ Công tác lao động việc làm
Dà soát 3 nghĩa vụ lao động công ích, phòng chống lụt bão, đến ơn
đáp nghĩa, quyết định giao chỉ tiêu năm 2003 cho các xã, thị trấn, cơ quan và
nhà trường đảm bảo chính xác, kịp thời quản lý và sử dụng có hiệu quả đúng
luật.
Tuyên truyền luật lao động trong các xí nghiệp sản xuất kinh doanh,
thực hiện hợp đồng lao động, an toàn lao động, bảo đảm giờ công và ngày
công và mức lương tối thiểu cho người lao động theo quy định của Nhà
nước.
Từng bước thực hiện kế hoạch chương trình dạy nghề, tìm việc làm
cho người lao động trong giai đoạn hiện nay. Quản lý có hiệu quả quỹ cho
vay vốn xoá đói giảm nghèo tạo việc làm theo nghị quyết 120 của hội đồng
bộ trưởng góp phần tạo việc làm, tìm thêm nghề mới cho người lao động.
+ Công tác bảo trợ xã hội
Chỉ đạo uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, các ngành thực hiện chính
sách nhân đạo đối với gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gặp tai nạn
rủi ro, tàn tật, thực hiện tốt chính sách trợ cấp thường xuyên cho bị ảnh
hưởng chất độc hoá học, chính sách cứu trợ xã hội đối với trẻ mồ côi, người
già cô đơn, người tàn tật không nơi nương tựa có hoàn cảnh khó khăn.
+ Công tác phòng chống tệ nạn xã hội
• Chỉ đạo các ngành văn hoá thông tin, đài phát thanh, các cấp, các ngành,
đoàn thể tuyên truyền toàn dân phòng chống tệ nạn xã hội
15
• Hướng dẫn các địa phương vận động các đối tượng nghiện hút đi cai

nghiện bằng nhiều hình thức, tạo công ăn việc làm để đối tượng hoà nhập
với cộng đồng.
• Tăng cường công tác quản lý giáo dục các đối tượng, phấn đấu giảm tệ nạn
xã hội.
• Xây dựng các xã hội lành mạnh không có tệ nạn xã hội theo chương trình
ký với sở lao động thương binh và xã hội.
+ Chương trình xoá đói giảm nghèo
• Thường xuyên theo dõi năm chắc tình hình đời sống nhân dân, kết hợp các
hình thức hỗ trợ vốn, hướng dẫn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
sản xuất nông nghiệp, thực hiện cứu trợ xã hội đối với người nghèo.
• Quản lý nguồn vốn đầu tư cho các hộ nghèo vay đúng thủ tục, nguyên tắc
tài chính. Giúp đỡ người nghèo thông qua các chính sách thuế, y tế , giáo
dục. Phát động phong trào xây dựng nhà tình thương cho các hộ nghèo có
hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khó khăn.
Thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn
huyện.
+ Công tác kiểm tra thực hiện chính sách xã hội và giải quyết đơn thư khiếu
nại tố cáo của công dân.
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách xã hội ở các xã, thị
trấn. Thường xuyên tiếp dân, giải quyết dứt điểm những đề nghị kiến nghị
thắc mắc của nhân dân về nhân dân về chế độ chính sách của Nhà nước.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CỦA PHÒNG
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG XÃ HỘI.
1. Thực trạng quản lý nhân lực:
1.1. Tuyển chọn, tuyển dụng lao động:
Phòng Tổ chức lao động xã hội huyện Yên Phong là đơn vị hành
chính sự nghiệp, sử dụng lao động theo mức biên chế, nên hàng năm phòng
không tổ chức tuyển chọn cán bộ mới vào. Mặc dù công việc nhiều song với
việc cải cách bộ máy hành chính, sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với năng
lực của từng người cho nên bộ máy làm công tác lao động thương binh xã

hội của phòng hoàn thành công việc được giao. Hàng năm số cán bộ của
phòng về hưu rất ít. Do đó số lượng cán bộ của phòng ổn định. Số cán bộ
được vào làm việc tại phòng được tuyển chọn bằng các phương pháp đó là
phương pháp quan sát, phương pháp thi tuyển. Sau đó phòng lập danh sách
16
và gửi đăng ký với sở lao động thương binh và xã hội gửi danh sách sang
ban tổ chức chính quyền tỉnh dự thi công chức nhà nước. Nếu đạt yêu cầu
thì được bổ nhiệm vào công chức nhà nước.
1.2. Phân công lao động:
a. Phân công lao động theo chức năng.
• Uỷ ban nhân dân huyện phân công lao động theo mô hình trực tuyến chức
năng.
17
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong
∗ VP UBND: Văn phòng uỷ ban nhân dân có chức năng nhiệm vụ tham
mưu, tổng hợp và hành chính quản trị, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành các mặt công tác của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân cấp
huyện, đảm bảo tính thống nhất, liên tục, có hiệu lực và hiệu quả: thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác văn thư lưu trữ; đồng thời giúp uỷ
ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về y tế, tôn giáo, thi đua, khen
thưởng. Xây dựng các chương trình làm việc hàng tháng, quý, năm, giúp hội
đồng nhân dân, thường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân và chủ tịch
uỷ ban nhân dân huyện theo dõi đôn đốc các cơ quan chuyên môn cùng cấp.
Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức phổ biến và tập huấn triển khai
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện theo thông
tư liên tịch số 20/ TTLT – BTCCB – BYT ngày 27/ 4/ 2001 của ban tổ chức
cán bộ chính phủ và Bộ y tế.
Thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực công tác dân tộc, tôn giáo, thường trực thi
đua khen thưởng và các nhiệm vụ khác do thường trực hội đồng nhân dân,

uỷ ban nhân dân và chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện giao.
∗ P. GD - ĐT: Phòng giáo dục đào tạo có chức năng nhiệm vụ giúp uỷ ban
nhân dân và chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, trực tiếp quản lý đối với các
trường giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
∗ Phòng tài chính: có chức năng nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân và chủ tịch
uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước với các lĩnh vực quy hoạch,
18
Uỷ ban nhân dân huyện
P.
GD
ĐT
P.
T i à
chín
h
VP
UBN
D
P.
kinh
tế
P.

pháp
P.
Than
h
tra
P. Văn hoá thông tin

TDTT
Uỷ ban DSGD v trà ẻ
em
P. Tổ
chức
LĐ -
XH
P. Giao
thông
xd đc
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội: tài chính, vật giá, đầu tư, đăng ký kinh
doanh.kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách của chính quyền cấp xã và
các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc nhà nước cấp
huyện.
∗ Phòng kinh tế: có chức năng nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân huyện quản
lý nhà nước trên các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, định canh,
định cư, kinh tế mới, hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ứng
dụng khoa học công nghệ, thương mại, du lịch.
∗ Phòng tư pháp: có chức năng nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân huyện quản lý
nhà nước trên các lĩnh vực hộ tịch, công chứng, pháp chế, phổ biến tuyên
truyền giáo dục pháp luật và hoà giải cơ sở.
∗ Phòng Thanh tra: có chức năng nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân huyện
quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: thanh tra, thực hiện quyền thanh tra giải
quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của công dân trên địa bàn huyện.
∗ P Giao thông xd đc: phòng Giao thông xây dựng địa chính có chức năng
nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
giao thông xây dựng, quản lý đất đai. Bổ sung chức năng quản lý điều hành
tổ quản lý điện.
∗ P Văn hoá thông tin TDTT: phòng Văn hoá thông tin thể dục thể thao có
chức năng nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước trên các

lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
∗ Uỷ ban DS GĐ và trẻ em: uỷ ban dân số gia đình và trẻ em có chức năng
nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
dân số kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
• Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức lao động huyện Yên Phong
− Chức năng nhiệm vụ của các ban chuyên môn:
19
Trưởng phòng
Phó phòng
Chuyên viên
Cán sự
+ Trưởng phòng tổ chức lao động xã hội: có nhiệm vụ điều hành, quyết định
các mặt hoạt động của phòng về tổ chức bộ máy, cán bộ.
+ Phó phòng có nhiệm vụ trực thường trực, giúp việc trưởng phòng thay thế
trưởng phòng tiến hành những công việc khi trưởng phòng đi vắng và chịu
trách nhiệm về mảng thương binh xã hội.
+ Chuyên viên phụ trách công tác xây dựng chính quyền cơ sở có nhiệm vụ
theo dõi quản lý đội ngũ cán bộ xã, thị trấn theo nghị định 09/ CP của chính
phủ, kiêm công tác tổng hợp của phòng.
+ Chuyên viên theo dõi công tác tổ chức cán bộ có nhiệm vụ giúp trưởng
phòng xây dựng kế hoạch biên chế, quỹ lương hàng năm theo quy định.
Theo dõi biên chế, các thủ tục điều động bổ nhiệm khen thưởng kỷ luật, đào
tạo bồi dưỡng cán bộ, thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên
chức các phòng ban trực thuộc uỷ ban nhân dân huyện, quản lý hồ sơ công
chức, viên chức, bảo hiểm xã hội đối với công chức.
+ Chuyên viên theo dõi và thực hiện công tác chăm sóc thương binh gia
đình liệt sỹ và người có công, kiêm nhiệm công tác phòng chống tệ nạn xã
hội
+ Chuyên viên làm nhiệm vụ kế toán, kiêm công tác hành chính của cơ quan
thường xuyên phối hợp với cán bộ chính kiểm tra việc thực hiện chính sách

xã hội ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
+ Cán sự theo dõi công tác công tác lao động việc làm có nhiệm vụ giúp
trưởng phòng tổ chức triển khai và thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực
lao động việc làm trên địa bàn huyện.
20
b. Phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo.
Đơn vị tính: Người
Phòng
ban
Chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo
Kinh
tế
lao
động
Tài
chín
h kế
toán
Cử
nhân
luật
Văn
thư
Kỹ sư
nông
nghiệp
Kỹ

xây
dựng

Công
nhân
cơ khí

phạ
m
Thể
dục
thể
thao
Quản
lý kinh
tế
VP
UBND
2 6 2 1 3 1 1
P.
TCLĐ
XH
2 2 2 1
P. Tư
pháp
1 1
P.
Thanh
tra
2 1 2
P. Tài
chính
1 6

P. giao
thông
XD
ĐC
1 2 4
P. kinh
tế
2 3 1 1
P. giáo
dục
đào
tạo
1 1 1 6
UB
DS gia
đình
và TE
1 1 1 1
P. văn
hóa
thể
thao
1 2 4
- VP UBND: Văn phòng uỷ ban nhân dân.
- P. TCLĐXH: phòng Tổ chức lao động xã hội.
- P. giao thông XD ĐC: phòng giao thông xây dựng địa chính.
- UB DS gia đình và trẻ em: Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em.
Qua bảng phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được
đào tạo của các phòng ban thuộc uỷ ban nhân dân huyện cho thấy. Số cán bộ
được sắp xếp làm việc tại các phòng ban chưa phù hợp, chưa đúng với

21
chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo. Trong quá trình làm việc nhiều cán
bộ xử lý các thông tin trong công việc chưa được thành thạo. Một số cán bộ
trẻ mới được bổ sung tuy có bằng cấp về chuyên môn song trình độ lý luận
chính trị, trình độ quản lý nhà nước và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế.
Do vậy, qua bảng phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được
đào tạo của các phòng ban thuộc uỷ ban nhân dân huyện cho thấy đơn vị cần
phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình
độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ công chức nhằm từng bước đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ, công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân
huyện phối hợp cùng với phòng Tổ chức lao động sắp xếp đội ngũ cán bộ
phù hợp với chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo và từ đó phát huy được
kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
22
1.3. Quản lý chất lượng lao động
Đơn vị tính: Người
Trình CM được
ĐT
Thâm niên nghề (%) Tuổi (%)
Tổng
số
(người)
Trong
đó (%)
nữ
< 2
năm
2-5
năm

5-10
năm
> 10
năm
< 30
tuổi
30-50
tuổi
> 50
tuổi
1.Trên đại học
- chung
trong đó
+ Tiến sỹ
+ Thạc sỹ
1
1
0 1,41 1,41
2. Cao đẳng-
Đại học
- Chung
Trong đó
+ Kinh tế lao
động
+ Cử nhân luật
+ Tài chính kế
toán
+ Kỹ sư nông
nghiệp
+ Kỹ sư xây

dựng
+ Sư phạm
+ Thể dục thể
thao
56
9
9
12
9
6
9
2
21,12 4,23 21,12 25,35 28,17 11,27 45,07 22,54
3. Trung cấp –
Sơ cấp
- Chung
trong đó
+ Quản lý kinh
tế
+ Tài chính kế
toán
+ Văn thư
13
4
7
2
7,05 2,81 4,23 4,23 7,04 2,81 9,86 5,63
4. Công nhân kỹ
thuật
-Chung

trong đó
+ Công nhân cơ
khí
1
1
0 1,41 1,41
Chung toàn đơn
vị
71 28,17 7,04 25,35 30,99 36,62 14,08 57,75 28,17
Qua bảng phân loại trình độ chuyên môn nghề được đào tạo cho thấy
Cán bộ làm việc tại uỷ ban nhân dân huyện chủ yếu là nam giới chiếm
71,83% trong khi đó nữ giới chỉ chiếm 28,17% điều đó cho cán bộ nam giới
23
gấp 2,5 số cán bộ nữ giới. Điều đó cho thấy sự chênh lệch về giới tính ở đơn
vị là quá lớn.
Cơ cấu lao động theo trình độ: số cán bộ có trình độ trên đại học chiếm tỷ
lệ thấp chỉ có 1,41%, không có cán bộ nữ nào có trình độ trên đại học. Qua
đây thể hiện sự chênh lệch về trình độ giữa 2 giới: cán bộ có trình độ cao
đẳng và đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 78,9% tổng số cán bộ của đơn vị, trong
khi đó nữ giới chỉ chiếm có 21,12% điều đó cho thấy cán bộ nữ có trình độ
cao đẳng và đại học làm việc tại đơn vị cũng thấp hơn số cán bộ nam. Số
cán bộ có trình độ có trình độ cao đẳng và đại học ở đơn vị cũng tập trung
chủ yếu là nam giới và có thâm niên nghề trên 5 năm chiếm tỷ lệ khá cao
chiếm 53,52%. Trong khi đó số cán bộ có trình độ trung câp và sơ cấp
chiếm tỷ lệ thấp hơn so với bậc cao đẳng và đại học chỉ chiếm 18,3% tổng
số cán bộ của đơn vị và chủ yếu là nam giới và thâm niên nghề thấp trên 10
năm chỉ chiếm 7,04% và số cán bộ có tuổi đời tương đối trẻ dưới 50 tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất 9,86% còn số cán bộ có tuổi đời thấp nhất ở bậc sơ cấp
trung cấp là dưới 30 tuổi chiếm 2,81%. Số cán bộ có trình độ công nhân kỹ
thuật tại đơn vị chiếm tỷ lệ 1,41%. Đây là một lợi thế để đơn vị hoàn thành

tốt các nhiệm vụ được giao.
Cơ cấu lao động theo niên nghề: số cán bộ có thâm niên nghề trên 10
năm ở bậc cao đẳng - đại học chiếm 28,17% và thấp nhất ở bậc cao đẳng -
đại học là dưới 2 năm chiếm 4,23%. Số cán bộ có trình độ trung cấp có thâm
niên nghề trên 10 năm chiếm 7,04% và dưới 2 năm chiếm 2,81%. Do vậy
tính chung toàn đơn vị số cán bộ có thâm niên nghề trên 10 năm vẫn chiếm
tỷ lệ cao nhất chiếm 36,62% và số cán bộ có thâm niên nghề dưới 2 năm
chiếm 7,04%, số cán bộ có trên 5 năm công tác tính chung toàn đơn vị
chiếm 67,61%. Điều đó chứng tỏ số cán bộ có thâm niên nghề trên 5 năm tại
đơn vị tương đối cao.
Cơ cấu lao động theo tuổi: số cán bộ của đơn vị ở bậc cao đẳng - đại học
có tuổi đời từ 30 –50 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 45,07% và chiếm tỷ lệ thấp
nhất là dưới 30 tuổi chiếm 11,27%, trên 50 tuổi chiếm 22,54%. Số cán bộ ở
bậc trung cấp có tuổi đời từ 30 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 9,86%
và chiếm tỷ lệ thấp nhất là dưới 30 tuổi chiếm 2,81%. Do vậy tính chung
toàn đơn vị số cán bộ có tuổi đời từ 30 – 50 tuổi vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất và
thấp nhất là dưới 30 tuổi chiếm 14,08%, số cán bộ đến tuổi về hưu của đơn
vị chiếm 28,17%.
24
Qua số liệu trên cho thấy tình hình sử dụng lao động của đơn vị
tương đối hợp lý. Chất lượng của đội ngũ lao động tương đối cao. Tuy nhiên
để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của đơn vị quản lý
Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đơn vị cần
quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao
động đặc biệt là đội ngũ cán bộ có trình độ trung cấp.
1.4. Hiệp tác lao động:
a. Hiệp tác về không gian.
Qua nghiên cứu chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng cho
thấy việc phối hợp trong công tác quản lý được thể hiện rõ nét, chặt chẽ
trong việc nắm bắt tình hình và triển khai thực hiện các chính sách và tránh

được sự chồng chéo trong công tác quản lý.
Sự hiệp tác giữa các thành viên trong phòng ban rất cụ thể, rõ ràng
chặt chẽ, mỗi một cán bộ đều được phân công công việc cụ thể, mỗi người
một công việc nhưng không tách rời nhau, luôn có sự gắn bó ràng buộc
nhau. Vì vậy mỗi một cán bộ trong phòng luôn có sự phối hợp đưa công
việc vào hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo được tiến độ công tác của đơn vị.
b. Hiệp tác về thời gian:
Các phòng ban chức năng hay mỗi một cá nhân hay đơn vị luôn có sự
hiệp tác đảm bảo tính đồng bộ về thời gian. Hết một nhiệm vụ trong tháng,
quý, năm… tổ chức chỉ huy phối hợp giữa các cán bộ trong đơn vị. Trưởng
phòng là người chỉ huy trên tất cả các lĩnh vực lao động, thương binh xã hội.
Phó phòng có nhiệm vụ triển khai công tác xuống các ban chức năng và chịu
trách nhiệm giúp đỡ về chuyên môn. Các bộ phận phòng ban khi nhận
được nhiệm vụ phối hợp với nhau triển khai thực hiện theo đúng chức năng
nhiệm vụ được giao.
1.5. Cải thiện điều kiện lao động:
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đơn vị luôn quan tâm đến vấn
đề cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ,nhân viên trong đơn vị mình.
Hiện nay các phòng ban chức năng đều được bố trí sắp xếp không gian nơi
làm việc hợp lý, trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ nơi làm việc như bàn
ghế, ấm chén, ánh sáng, quạt thông gió, tủ đựng tài liệu, các dụng cụ phục
vụ trực tiếp trong công việc như giấy bút… khu nhà ăn tập thể. Tuy nhiên để
đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế xã hội đất nước đơn vị cần quan tâm
hơn nữa đến công tác cải thiện điều kiện làm việc như việc trang bị cho các
25

×