Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

de va dap an thi HSG Van 12 nam 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.46 KB, 5 trang )

Sở Giáo Dục & đào tạo
Hng Yên
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh
Năm học 2010- 2011
Môn : Ngữ văn- Lớp 12
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang, gồm 02 câu)
Đề chính thức
Câu 1 (4,0 điểm) :
Tục ngữ Việt Nam có câu : Ngời ta là hoa đất
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu tục ngữ trên.
Câu 2(6,0 điểm) :
Nêu cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau :
Con gặp lại nhân dân nh nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Nh đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đa.
Con nhớ anh con, ngời anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng tha em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mời năm tròn! cha mất một phong th.
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
(Trích Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên,
Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.106, 107)


Có biết bao ngời con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp ngời giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhng họ đã làm ra Đất Nớc
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho ngời sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nớc này là Đất Nớc nhân dân
(Trích Mặt đờng khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm
Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.118, 119)
1
Hết
Thí sinh không sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh Chữ kí giám thị số 1
Số báo danh Chữ kí giám thị số 2
Sở Giáo Dục và Đào Tạo
Hng Yên
Gợi ý chấm cho Đề thi học sinh giỏi
Năm học 2010- 2011
Môn : Ngữ văn- Lớp 12
Đề chính thức
Câu 1(4,0 điểm):
I. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết làm một bài nghị luận xã hội về một t tởng đạo lí với các thao tác giải thích,
phân tích, chứng minh, bình luận. Diễn đạt tốt, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc lỗi
dùng từ, lỗi ngữ pháp và chính tả; dẫn chứng phong phú, hấp dẫn.
II. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm:
Làm sáng tỏ đợc vấn đề cần nghị luận trong câu tục ngữ, các ý cơ bản cần có:
1. Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận trong câu tục ngữ(0,5 điểm).
2. Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ Ng ời ta là hoa của đất : Câu tục ngữ là cách
nói hình ảnh về giá trị và vẻ đẹp của con ngời. Con ngời là những gì đẹp đẽ nhất, giá
trị nhất trên đời(0,5 điểm).
3. Bình luận, chứng minh:
- Câu tục ngữ là lời đánh giá đúng đắn về giá trị của con ngời bởi cuộc đời này sẽ
chẳng là gì khi thiếu vắng con ngời. Nếu hoa làm đẹp cho đời bằng màu sắc, hơng
2
thơm thì con ngời làm đẹp cho đời bằng hình thể, bằng tâm hồn, trí tuệ, tài năng, sức
lao động (0,5 điểm).
- Lấy dẫn chứng để chứng minh những giá trị mà con ngời đem đến cho đời qua vẻ
đẹp ngoại hình, qua những công trình, những tác phẩm nghệ thuật, những giá trị vật
chất, giá trị văn hoá, những nét đẹp trong cách thể hiện tình cảm của con ngời với con
ngời. (1,5 điểm)
4. Mở rộng, liên hệ và bài học:
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lý trân trọng con ngời của dân tộc Việt Nam
(0,25 điểm).
- Lên án những ngời có thái độ, hành động coi thờng, xúc pham, chà đạp con ngời
(0,25 điểm).
- Ca ngợi những con ngời sống có ý nghĩa, đem đến những giá trị cho cuộc sống và
phê phán những kẻ sống vô nghĩa, vô ích (0,25 điểm).
- Nỗ lực học tập, phấn đấu khảng định giá trị của bản thân để làm đẹp cho cuộc đời,
xứng đáng với chức vị làm ngời. (0,25 điểm).
Câu 2(6,0 điểm) :
I. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ kết hợp với kiểu bài so sánh văn học.
Văn viết có cảm xúc, hình ảnh; bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi về
dùng từ, chính tả, diễn đạt, kiến thức và ngữ pháp. Bài viết có tầm khái quát.
II. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm:
Có thể có nhiều cách trình bày nhng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu về các tác giả và hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của hai tác phẩm
(0,5 điểm):
2. Cảm nhận đợc cái hay cái đẹp của mỗi đoạn trích(4,0 điểm):
a. Đoạn trích trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên(2,0 điểm):
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, thí sinh cần
phát hiện, phân tích để làm rõ cái hay, cái đẹp của đoạn thơ.
- Về nội dung:
+ Thấy đợc niềm hạnh phúc của nhà thơ khi đợc gặp lại nhân dân. Với Chế Lan Viên,
nhân dân là những gì thân thơng, gần gũi, thiết yếu và thiêng liêng nhất.
+ Làm nổi bật hình ảnh nhân dân nghĩa tình trong nỗi nhớ của nhà thơ. Nhân dân đợc
hiện lên cụ thể thành ngời anh du kích, ngời em liên lạc và ngời mế nuôi giấu cán bộ
cách mạng. Ngời anh du kích khổ nghèo mà dũng cảm nghĩa tình, sẵn lòng sẻ chia
cho cán bộ kháng chiến. Ngời em liên lạc nhanh nhẹn, dũng cảm, mu trí, luôn hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng. Ngời mế Tây Bắc già nua hiền hậu, nhân từ, lặng
thầm nuôi giấu, chở che những ngời con kháng chiến. Họ khác nhau về tuổi tác, công
việc nhng giống nhau ở sự hi sinh thầm nặng vì cán bộ kháng chiến, vì cách mạng.
+ Qua niềm hạnh phúc và những kỷ niệm về nhân dân nghĩa tình, thí sinh cần thấy
đựơc tình cảm biết ơn chân thành, sâu sắc của nhà thơ với nhân dân Tây Bắc.
- Về nghệ thuật:
+ Phân tích đợc vẻ đẹp của những cặp hình ảnh giàu tính tợng trng: nai- suối cũ, cỏ-
giêng hai, chim én- mùa xuân, cơn đói lòng- bầu sữa mẹ và lối so sánh trùng điệp.
+ Phân tích đợc những hình ảnh chân thực, gây ấn tợng mạnh kết hợp với thủ pháp đối
lập: chiếc áo nâu- một đời vá rách, mời năm tròn- một phong th, lửa hồng- tóc bạc,
năm con đau- mế thức một mùa dài.
+ Thấy đợc hiệu quả của cách sử dụng các đại từ: con, anh, em, mế để nói về quan hệ

của nhà thơ với nhân dân. Nhờ thế mà tình cảm với nhân dân trở thành tình cảm gia
đình thiêng liêng, máu thịt.
+ Điệp từ con nhớ kết hợp với từ ngữ giàu cảm xúc tạo nên giọng điệu thiết tha, trữ
tình.
3
b. Đoạn trích trong trờng ca Mặt đờng khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm(2,0
điểm) : Thí sinh cần phần tích để làm rõ cái hay, cái đẹp của đoạn thơ.
- Về nội dung:
+ Thấy đợc công lao to lớn của nhân dân trong quá trình làm ra đất nớc: Họ sáng tạo,
gìn giữ và lu truyền nhĩng giá trị vật chất và văn hoá tinh thần qua việc giữ và truyền
cho ta hạt lúa, chuyền lửa qua mỗi nhà, truyền giọng điệu cho con, gánh theo tên xã
tên làng. Họ có công trong việc khai khẩn, mở mang bờ cõi để dựng xây đất nớc qua
việc đắp đập be bờ. Họ có công lớn trong sự nghiệp giữ nớc qua việc chống ngoại
xâm, đánh bại nội thù.
+ Nhân dân là những con ngời bình dị vô danh của muôn thế hệ. Họ làm nên đất nớc
một cách lặng lẽ âm thầm nh một lẽ đời thờng mà chính họ cũng không nhận thức đợc
ý nghĩa to lớn của những việc làm ấy.
+ Đất nớc đợc tạo nên từ những cuộc chạy tiếp sức của các thế hệ trong suốt mấy ngàn
năm lịch sử.
+ Qua việc khẳng định công lao của nhân dân trong việc làm ra đất nớc, Nguyễn Khoa
Điềm đã bày tỏ tình cảm trân trọng và biết ơn sâu sắc với nhân dân.
- Về nghệ thuật:
+ Phân tích đợc biện pháp liệt kê kết hợp với điệp từ, điệp ngữ và các động từ đợc sử
dụng với mật độ dày đặc(giữ, chuyền, truyền, đắp đập, be bờ, chống, vùng lên, đánh
bại) nhằm ca ngợi, khẳng định sức mạnh và công lao vô bờ bến của nhân dân.
+ Đại từ họ để nói về nhân dân có sức khái quát cao.
+ Hình ảnh, ngôn ngữ, giản dị, mộc mạc gần gũi với nhân dân lao động.
+ Giọng thơ giàu chất suy t, chiêm nghiệm về nhân dân, về đất nớc.
3. So sánh hai đoạn thơ (1,25 điểm):
a. Nét giống nhau(0,5 điểm):

- Cả hai đoạn thơ đều viết về hình ảnh nhân dân.
- Nhân dân trong hai đoạn thơ đều có chung sự thầm lặng hi sinh, hiến mình cho đất
nớc.
- Cả hai đoạn thơ đều thể hiện tình cảm biết ơn, trân trọng của các tác giả với nhân
dân.
b. Nét khác nhau(0,75 điểm):
- Nhân dân trong đoạn thơ của Chế Lan Viên là nhân dân Tây Bắc trong kháng chiến
chống Pháp đợc cụ thể hoá thành ngời anh du kích, ngời em liên lạc và ngời mế nuôi
giấu cán bộ cách mạng đợc cảm nhận trong mối quan hệ trực tiếp với nhà thơ, một cán
bộ kháng chiên- bằng nghĩa tình và đức hi sinh thầm lặng. Còn nhân dân trong đoạn
thơ của Nguyễn Khoa Điềm là nhân dân Việt Nam muôn đời trong suốt chiều dài lịch
sử dân tộc đợc cảm nhận trong mối quan hệ với đất nớc bằng sức lao động, sáng tạo và
chiến đấu tuyệt vời(0,25 điểm).
- Tình cảm vói nhân dân của Chế Lan Viên tha thiết, sâu đậm đợc bày tỏ trực tiếp qua
ngôn ngữ giàu biểu cảm và qua các đại từ chỉ quan hệ gia đình. Cặp đại từ Chế Lan
Viên sử dụng để diễn tả mối quan hệ với nhân dân là con và nhân dân. Tình cảm với
nhân dân của Nguyễn Khoa Điềm lắng đọng, kín đáo đợc bày tỏ gián tiếp qua những
suy t về vai trò của nhân dân với đất nớc.Cặp đại từ mà Nguyễn Khoa Điềm sử dụng
để diễn tả mối quan hệ với nhân dân là họ và ta(0,25 điểm).
- Đoạn thơ của Chế Lan Viên sáng tạo đợc nhiều cặp hình ảnh so sánh, giàu tính tợng
trng, ngôn ngữ biểu cảm. Hình ảnh, ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm giản dị,
gần gũi với nhân dân(0,25 điểm).
4.Khẳng định sự đóng góp của hai nhà thơ với văn học Việt Nam về đề tài nhân
dân, đất nớc(0,25 điểm).
Lu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đủ ý và diễn đạt tốt, tránh đếm ý cho điểm.
4
- KhuyÕn khÝch nh÷ng bµi viÕt s¸ng t¹o, cã sù ph¸t hiÖn míi mÎ vµ cã c¸ch lÝ
gi¶i thuyÕt phôc.
HÕt

5

×