Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ TÀI : “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỰ HỌC TIN HỌC ĐỂ SỬ DỤNG VÀO SOẠN GIẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 14 trang )

ĐỀ TÀI : “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỰ HỌC TIN HỌC
ĐỂ SỬ DỤNG VÀO SOẠN GIẢNG”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
“Học là quyển sách không có trang cuối”, trong cuộc sống, việc học là một việc
không thể thiếu và không thể dừng. Trong nghiệp vụ chuyên môn cũng vậy, nếu
không tự học để vươn lên, ta sẽ tự đào thải chính bản thân mình. Để đáp ứng yêu
cầu thực tế của xã hội, nhu cầu công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, mọi
người, mọi ngành nghề nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng, cần phải tự nâng cao
trình độ tin học. Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới lạ so với chúng tôi, đa số là
những người chưa biết qua ngoại ngữ. Nhưng nó cũng không quá khó nếu ta quyết
tâm học hỏi. Và muốn sử dụng máy vi tính, ứng dụng công nghệ thông tin thì phải
dám nghĩ dám làm, chịu khó tìm tòi nghiên cứu, học hỏi. Hơn nữa, việc sử dụng
được vi tính giúp giáo viên đỡ nhọc công ghi chép, hồ sơ sổ sách cũng trở nên hệ
thống và khoa học hơn. Việc soạn giảng một bài dạy điện tử cũng góp phần giúp
học sinh thay đổi cách học truyền thống, kích thích hứng thú học tập của học sinh
mà cũng giảm bớt một phần chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết học đó. Qua thời
gian tự học, tự tìm hiểu, đến nay bản thân chúng tôi và đội ngũ giáo viên nói chung,
có thể tự hoàn thiện giáo án vi tính và đã lập được bài giảng điện tử theo yêu cầu.
Có nhiều cách học khác nhau, song qua thời gian tự học, chúng tôi đã rút ra một số
kinh nghiệm qua đề tài : “Một số kinh nghiệm tự học tin học để sử dụng vào soạn
giảng”
II. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU :
- Chương trình Microsoft Word : sử dụng để soạn thảo các văn bản đơn giản,
soạn giáo án.
- Chương trình Microsoft Excel : sử dụng trong việc lập bảng biểu, tính toán
- Chương trình Microsoft Powerpoint : sử dụng soạn bài giảng điện tử.
1
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
- Thực hiện việc rèn kĩ năng sử dụng máy tính trong đội ngũ giáo viên trong
giảng dạy và học tập.
- Đáp ứng mục tiêu : “Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng


giảng dạy, đổi mới cơ chế quản lí tài chính và triển khai phong trào thi đua xây
dựng Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”
1
, yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học, tránh đọc chép, giáo điều.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học kĩ thuật của xã hội, một xã hội với “Kĩ
thuật số” ; “Cuộc sống số” như hiện nay.
- Thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực theo hướng Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa, mục tiêu tiến vào nền kinh tế trí thức.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
- Hiện nay ở các trường Tiểu học, Tin học đã được đưa vào chương trình học (có
nhiều địa phương ngay từ Mẫu giáo), trong khi giáo viên chưa biết sử dụng máy
tính.
- Với điều kiện thực tế, hồ sơ sổ sách của giáo viên cũng tiến đến vi tính hóa, các
loại biểu mẫu, danh sách học sinh cũng nên quy cách, khoa học hơn.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng là phương tiện và là
một trong các biện pháp giúp thay đổi phương pháp dạy học truyền thống nhằm
giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập, tiếp thu bài nhanh hơn.
- Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, là giáo viên nếu không biết
sử dụng máy tính sẽ tụt hậu.
Thực hiện mục tiêu trên, nhằm phục vụ yêu cầu vi tính giáo án tiến tới bài giảng
điện tử, nâng cao trình độ tin học, với điều kiện địa phương cách trở, đi lại khó
khăn nên chúng tôi đã tự học vi tính. Trong việc tự học, với đặc thù tuổi tác, chúng
tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn nhất định.
1
Chủ đề năm học 2008 – 2009 (Bộ GD – ĐT)
2
1. Thuận lợi :
- Được sự giúp đỡ chân tình của đồng nghiệp, của thế hệ sau (con cái).
- Tài liệu tham khảo dễ tìm, đa dạng về loại hình

- Việc mua sắm thiết bị tương đối dễ.
- Việc truy cập các thông tin cần thiết cũng dễ dàng.
2. Khó khăn :
- Tin học là một lĩnh vực khoa học kĩ thuật mới,
- Vốn ngoại ngữ (Tiếng Anh) chúng tôi chưa học qua.
- Việc học tập không được khoa học, hệ thống.
- Dễ bị nhiễu thông tin do các lệnh quá nhiều và có phần phức tạp.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin trình bày một số kinh nghiệm tự học tin
học của bản thân trong thời gian qua để phục vụ cho việc soạn thảo văn bản đơn
giản nói chung, bài dạy nói riêng.
1. Học từ tài liệu :
Ngày nay xã hội phát triển, điều kiện kinh tế, văn hóa được nâng cao. Việc tìm
kiếm tư liệu phục vụ cho việc tự học là một vấn đề không khó. Tin học cũng vậy,
rất nhiều sách thuộc mảng này, song cần phải biết chọn sách sao cho hợp lí, phù
hợp với khả năng sử dụng thì kết quả học tập sẽ tốt.
Lúc đầu, khi chưa biết sử dụng máy tính, tôi tham khảo sách Tin học A, một tài
liệu hướng dẫn tự học tin học. Khi đọc sách, những chỗ nào liên quan đến việc sử
dụng máy tính, chúng tôi đánh dấu và sau đó ghi ra giấy những thao tác cần thiết và
thực hành. Đầu tiên là những thao tác đơn giản như : Cách tạo một thư mục mới,
mở tập tin văn bản, lưu tập tin, cách trình bày, xử lí văn bản
Qua một thời gian thực hành, chúng tôi bắt đầu nâng cao dần cách học, thực hành
vẽ bảng biểu, biểu đồ, vẽ hình theo yêu cầu nội dung của chương trình học, tham
khảo các sách Thực hành xử lí nhanh văn bản để tìm hiểu những cách xử lí
nhanh, các thao tác hay.
3
Trong quá trình tìm hiểu, với những thuật ngữ bằng Tiếng Anh, khó nhớ, chúng
tôi đã sử dụng Từ điển tra cứu những từ ngữ cần thiết để xử lí.
Có thể xếp các phần học theo các nhóm sau để dễ thực hành mà mau nhớ :
a. Soạn thảo văn bản :

Nội dung thực hành Thao tác kĩ thuật
Phím tương ứng
Biểu tượng
Tạo văn bản mới Khởi động Word chọn File /
New
Ctrl + N
Mở văn bản cũ Mở mục chọn File / Open Ctrl + O
Lưu văn bản Mở mục chọn File / Save Ctrl + S
Chép văn bản Nhấn chuột phải chọn Copy Ctrl + C
Dán văn bản Nhấn chuột phải chọn Paste Ctrl + V
Di chuyển đoạn văn
bản
Nhấn chuột phải chọn Cut Ctrl + X
Thoát khỏi MS Word Mở mục chọn File / Exit Alt + F4
In văn bản Mở mục chọn File / Print Ctrl + P
b. Cách sử dụng các phím và biểu tượng :
Phím Chức năng
Biểu tượng
Chức năng
Backspace Xóa kí tự bên trái Canh thẳng hàng bên trái
Delete Xóa kí tự bên phải Canh đều tâm
Ctrl – Backspace
Xóa từ bên trái Canh thẳng hàng bên phải
Ctrl – Delete Xóa từ bên phải Canh đều hai bên
← ,→ Sang trái, phải một
kí tự
Chọn Font chữ
Ctrl và ← ,→ Sang trái, phải một
từ
Chọn cỡ chữ

↑, ↓ Lên, xuống một
dòng
B Làm đậm chữ
Ctrl và ↑, ↓ Lên, xuống một đoạn
văn
I In nghiêng chữ
4
Home Về đầu hàng U Gạch chân chữ
End Về cuối hàng Kẻ bảng biểu
Ctrl và Home Về đầu văn bản Giải hoạt hoặc tái hoạt
Ctrl và End Về cuối văn bản Xem trang in
c. Các lệnh thường được sử dụng trong quá trình soạn thảo văn bản :
- Trình bày trang : File / Page Setup
- Chèn trang : Isnert / Page Number
- Chèn kí tự đặc biệt : Isnert / Symbol
- Chèn các yếu tố toán học : Isnert / Object hoặc trên màn hình (nếu đã cài
đặt sẵn.
- Chèn tiêu đề đầu, tiêu đề cuối : View / Header and Footer (trong lệnh này, ta có
thể chèn trang vào văn bản).
- Chèn hình vẽ : Isnert / Picture / Clip Art hoặc vào biểu tượng cuối màn
hình.
- Chuyển chữ thường sang chữ hoa : Shift + F3.
- Cắt xén, hiệu chỉnh hình : View / Toolbars / Picture.
- Vẽ đường thẳng, các hình trong toán học : Sử dụng các biểu tượng trên thanh
công cụ Standart có sẵn trên màn hình.
- Kết hợp nhiều chi tiết cho một hình vẽ trong toán hình : Ctrl các chi tiết + kích
chuột phải, chọn Grouping / Group.
- Chèn chữ trong hình : sử dụng công cụ Text box nhập nội dung cần thiết,
vào chọn No Line, vào chọn No Fill hộp chữ nhật bị ẩn đi và chữ sẽ hiện
ra.

Đây là một số thao tác thông thường được sử dụng trong soạn thảo văn bản.
Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ nêu một số thao tác thường sử dụng để
soạn giáo án. Trong khi thực hành, một nội dung có thể có nhiều cách thao tác khác
nhau. Và cũng từ trong thực hành, nhiều nội dung cần thiết sẽ liên quan đến các
5
lệnh khác nhau, ta sẽ làm quen và sẽ học được nhiều kinh nghiệm mà tài liệu hay
đồng nghiệp cũng không thể nói hết được.
d. Chương trình Microsoft Excel :
Microsoft Excel là một chương trình có nhiều chức năng, ứng dụng, song trong
phạm vi soạn thảo giáo án, lập một ít bảng biểu, chúng tôi không sử dụng nhiều.
Chương trình này giúp chúng tôi tính toán với các phép tính thông thường trong
quá trình soạn bài có nội dung liên quan đến giải toán, giúp sắp xếp danh sách học
sinh khi lập bảng danh sách học sinh
e. Chương trình Microsoft Powerpoint :
Năm học 2008-2009, thực hiện cuộc vận động của Ngành về việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào soạn giảng, các trường đã vận động giáo viên tự soạn bài giảng
điện tử, một việc tưởng chừng như rất khó khăn với chúng tôi, những người mới
tập sử dụng vi tính. Thế nhưng, trong một thời gian ngắn, qua tài liệu, qua đồng
nghiệp, chúng tôi cũng đã mày mò và soạn được các bài giảng điện tử để trình
chiếu theo yêu cầu.
- Khởi động Powerpoint : Chọn Start / Programs / Microsoft Powerpoint hoặc
nháy kép chuột lên biểu tượng trên màn hình.
- Tạo một trình diễn mới : sau khi khởi động, màn hình sẽ hiện ra, đó là bản trình
diễn (Slide) đầu tiên, ta xây dựng nội dung cho Slide này, nếu muốn trang trí, ta
chọn hình nền theo yêu cầu, copy và dán vào đó. Muốn xây dựng các slide tiếp
theo, ta chỉ việc kích chuột vào phía trái màn hình, chọn New Slide.
6
- Trình diễn Slide : nhấn chuột vào Slide Show hoặc bấm phím F5.
- Thoát khỏi màn hình trình diễn, trở về màn hình thiết kế bấm ESC.
- Mở, lưu, thoát khỏi màn hình làm việc : các thao tác giống như Word.

- Chèn văn bản : Sử dụng thanh công cụ Drawing (thông qua các Textbox) để
đưa văn bản và đưa các khối hình vẽ lên Slide.
- Thiết lập các hiệu ứng : mở mục Slide show / Custom Amimation chọn các
hiệu ứng để thiết lập cho các đối tượng cần trình diễn.
- Cài một đoạn nhạc : chọn hộp No Sound.
- Kết thúc trình diễn : Kích chuột phải chọn End show hoặc bấm phím ESC.
2. Học qua đồng nghiệp :
“Học thầy không tày học bạn”, một phương châm sống không thể thiếu được
trong cuộc sống nói chung, lĩnh vực dạy học nói riêng. Trong việc tự học, nội dung
kiến thức ở sách, tài liệu là chuẩn, là chỗ dựa nhưng không hoàn toàn giúp ta hiểu
tất cả, nhất là lĩnh vực tin học. Việc học hỏi qua đồng nghiệp là một biện pháp hữu
hiệu giúp giáo viên tự nâng cao trình độ. Sự trao đổi cách xử lý máy tính thông
thường cũng “gỡ” được những lúng túng mà người tự học thường gặp. Do tự mày
mò học nên người học thường hướng đến những nội dung mà mình đang cần nên
hay vấp phải những tình huống mà người học bài bản xử lí một cách đơn giản như :
7
lưu văn bản (tình huống nhiều người dở khóc dở cười), chuyển một tài liệu vào
máy khác qua USB, chỉnh đoạn văn bản mới copy vào một đoạn văn bản cũ, hiệu
chỉnh một hình vẽ thế nào theo nội dung cần vẽ Một vài thao tác nhỏ, một sự trao
đổi chân tình của đồng nghiệp có thể hơn cả một bài học lí thuyết suông. Chính vì
vậy, trong việc tự học tin học hay nói gọn hơn là cách xử lí máy tính đơn giản việc
“giấu dốt” là một điều không nên chút nào. Trong khi trao đổi với đồng nghiệp, ta
vừa giúp được bạn một kinh nghiệm, qua đó, ta cũng học được một điều gì đó có
thể hay hơn để làm giàu vốn kinh nghiệm cho mình.
Trong đề tài này, cách xử lí và đưa những biểu tượng của thanh công cụ trên màn
hình được trình bày ở trên cũng chính là những ví dụ minh họa của việc học hỏi từ
đồng nghiệp.
3. Học từ thế hệ sau :
“Trẻ khôn ra, già lú lại”. Thế hệ trẻ ngày nay có đủ điều kiện học tập. Việc tiếp
thu công nghệ thông tin, sử dụng máy tính thông thạo với họ cũng là điều đương

nhiên. Một cách học cũng rất thuận lợi và nhanh nhất chính là học từ con em của
mình. Có thể không phải ai cũng có được điều kiện như vậy, nhưng với chúng tôi,
đó cũng là một thuận lợi. Mặc dù thời gian để trao đổi không nhiều và sự khoảng
cách thế hệ cũng có đôi chút trở ngại nhưng việc giúp đỡ của con em đã có trình độ
nhất định về tin học cũng giúp chúng tôi trong những bước đi đầu tiên trong việc tự
học tin học. Không nên ngần ngại, hãy mạnh dạn học hỏi ở lớp trẻ. Có thể việc trao
đổi của lớp trẻ với lứa tuổi của chúng ta sẽ tiếp thu không kịp nhưng nhờ sự thông
minh, hiếu động của các cháu sẽ giúp ta rất nhiều khi gặp những vướng mắc mà
chúng ta chưa giải quyết được.
VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN :
Qua thời gian tự học, tự tìm hiểu, đến nay, chúng tôi có thể vi tính toàn bộ giáo
án, các loại biểu mẫu theo yêu cầu ; có thể trình bày nội dung các bài toán về hình
học, về thống kê, về biểu đồ theo chương trình học. Chúng tôi cũng đã soạn được
8
bài giảng điện tử ở các môn học để trình chiếu theo yêu cầu của nội dung, phương
pháp đặc trưng của môn học.
Có thể không đẹp lắm, hay lắm nhưng chúng tôi xin giới thiệu một vài trang
giáo án, một vài bài giảng điện tử là sản phẩm của quá trình tự học :
1. Bài soạn vi tính :
9
2. Bài soạn điện tử :
a. Môn Toán :



b. Môn Địa lí :
10

c. Môn Luyện từ và câu :
d. Môn Tập làm văn :

11
VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Qua thời gian tự học, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau :
- Việc tự học tin học là vấn đề khó ở những người lớn tuổi song cũng không quá
khó nếu ta thực sự muốn tự khám phá.
- Cần phải kiên trì và chịu khó đọc sách, học hỏi mọi người.
- Nên ghi chép các thao tác thực hành để tránh tình trạng quên ngay nếu ít lặp lại.
Trên đây là kinh nghiệm tự học tin học ở mức độ sơ giản trong phạm vi soạn thảo
văn bản phục vụ cho việc vi tính giáo án với yêu cầu đáp ứng việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy. Trong điều kiện hiện tại, mặc dù bản thân chúng tôi
chưa có khả năng để truy cập mạng Intenet, để in sang tài liệu, có thể phần tự học
của chúng tôi không nhiều lắm so với biển kiến thức công nghệ thông tin song
mong rằng, đó cũng là một số kinh nghiệm quí giúp cho đồng nghiệp nói chung,
những người có mong muốn tự nâng cao trình độ như chúng tôi có thể tham khảo
và giúp đỡ nhau trong quá trình tự học.
Kính mong sự góp ý chân tình của đồng nghiệp !
Duy Nghĩa, ngày 4 tháng 4 năm 2010
Đồng tác giả
Lê Thị Huệ Nguyễn Thị Hồng

12
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1.Tin học A – Hoàn Kiếm, Hồ Sĩ Đàm, Trần văn Hạo, Đỗ Phúc – Nhà Xuất bản
GD – 1999.
2. Giáo trình Tin học đại cương – Nguyễn Phan Xuân Nguyên – Đại học Đà Nẵng
– 2006.
3. Giáo trình Powerpoint – Nguyễn Sơn Hải – Trung tâm Tin học Bộ GD và ĐT –

4. Thực hành xử lý nhanh văn bản – Quang Huy, Tín Dũng – NXB Thống kê –
2004.

5. Từ điển Anh – Việt
MỤC LỤC
13
STT Nội dung Trang
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Giới hạn chương trình
1
3
Cơ sở lí luận
2
4
Cơ sở thực tiển
2
5
Nội dung nghiên cứu
3
6
Kết quả thực hiện
8
7
Bài học kinh nghiệm
12
8
Tài liệu tham khảo
13
9
Mục lục

14
14

×