Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài 31 vai trò và đặc điểm của công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.95 KB, 6 trang )

Bài 31- Vai trò và đặc điểm của công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới
phát triển và phân bố công nghiệp
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức: Biết được vai trò và đặc điểm của ngành sản xuất công nghiệp.
* Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tới sự
phát triển và phân bố công nghiệp.
2. Kĩ năng: Biết phân tích và nhận xét sơ đồ về đặc điểm phát triển và ảnh
hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển và
phân bố công nghiệp.
3. Thái độ: Nhận thức được công nghiệp nước ta chưa phát triển mạnh, trình
độ khoa học và công nghệ còn thua kém nhiều so với các nước trên thế giới
và khu vực, đòi hỏi sự cố gắng của thế hệ trẻ.
II/ Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí công nghiệp thế giới.
* Một số tranh ảnh về hoạt động công nghiệp, về tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong
công nghiệp.
* Phóng to sơ đồ trong SGK.
* Sơ đồ về sản xuất công nghiệp (trang 119).
* Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp (trang
120)
III/ Hoạt động dạy học:
a) ổn
định:




2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đánh giá việc hoàn thiện bài thực hành của
HS
3. Bài mới:
Mở bài: Ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm như thế nào? Sự phát
triển và phân bố của công nghiệp chịu tác động của các nhân tố nào? Đó là


các câu hỏi sẽ được làm sáng tỏ qua bài học hôm nay.
Hoạt dộng 1
tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi
Hoạt động dạy và học Nội dung
- Ngành công nghiệp có vai trò quan
trọng như thế nào? HS dựa vào nội dung
SGK, trang 118 và sự hiểu biết của mình.
HS lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.
GV: Chính do công nghiệp có nhiều vai
trò to lớn như vậy nên tỉ trọng của ngành
công nghiệp trong cơ cấu GDP là một
trong những tiêu chí quan trọng để đánh
giá trình độ phát triển kinh tế.
- Sản xuất công nghiệp có đặc điểm gì?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu 2 giai đoạn
trong sơ đồ trang 119.
GV lưu ý trong cả 2 giai đoạn, sản xuất
công nghiệp đều sử dụng máy móc.
(trừ ngành công nghiệp khai thác khoáng
sản, khai thác gỗ) HS nêu được đặc điểm
này thể hiện ở việc tập trung tư liệu sản
xuất, nhân công và sản phẩm.
GV: Vì vậy, các hình thức chuyên môn
hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò
đặc biệt.
(ngay trong từng ngành công nghiệp, qui
trình sản xuất cũng rất chi tiết, chặt chẽ).
- Em hãy nêu cách phân loại ngành công
nghiệp?
Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng

lao động có công nghiệp khai thác và công
nghiệp chế biến.
- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm
có:
I/ Vai trò và đặc điểm của
công nghiệp:
1) Vai trò:
Có vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế quốc dân, vì:
- Sản xuất ra một khối lượng
của cải vật chất rất lớn.
- Cung cấp hầu hết các tư liệu
sản xuất, cơ sở vật chất, kĩ thuật
cho các ngành kinh tế.
- Tạo điều kiện khai thác có
hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
- Tạo khả năng mở rộng sản
xuất và thị trường lao động, tạo
nhiều việc làm.
- Củng cố an ninh, quốc
phòng
2) Đặc điểm:
a) Sản xuất công nghiệp gồm 2
giai đoạn:
- Giai đoạn1: Tác động vào đối
tượng lao động để tạo thành
nguyên liệu.
- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên
liệu để tạo tư liệu sản xuất và

vật chất tiêu dùng.
b) Sản xuất công nghiệp có tính
tập trung cao:
c) Sản xuất công nghiệp gồm
nhiều ngành phức tạp:
- Thể hiện ở sự tập trung tư
liệu sản xuất, nhân công và sản
phẩm trên 1 diện tích nhất định.
- Phân công tỉ mỉ và có sự phối
hợp giữa nhiều ngành để tạo ra
sản phẩm cuối cùng.
3). Phân loại:
- Dựa vào tính chất tác động
đến đối tượng lao động ngành
+ Công nghiệp nặng: (A) sản xuất tư liệu
sản xuất.
+ Công nghiệp nhẹ: (B): Sản xuất sản
phẩm phục vụ trực tiếp cho con người.
công nghiệp được chia thành
hai nhóm:
+ Công nghiệp khai thác.
+ Công nghiệp chế biến.
- Dựa vào công dụng kinh tế
của sản phẩm ngành công
nghiệp được chia làm hai
nhóm:
+ Công nghiệp nặng (nhóm A).
+ Công nghiệp nhẹ (nhóm B).
Hoạt dộng 2
tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển

và phân bố công nghiệp
Hoạt động dạy và học Nội dung
GV chia lớp thành các nhóm và giao
nhiệm vụ.
Các nhóm dựa vào sơ đồ trong SGK và sự
hiểu biết của mình để phân tích.
- Nhóm lẻ: Phân tích ảnh hưởng của vị
trí địa lí và tự nhiên.
Vị trí địa lí: Gần hay xa biển, tiện đường
giao thông không, nơi đó có nguồn lao
động và dân cư thế nào ?
Tự nhiên: tài nguyên khoáng sản, đặc
điểm khí hậu, nguồn nước, đất, rừng, biển,
tác động thế nào?
- Nhóm chẵn: Phân tích ảnh hưởng
của nhân tố kinh tế - xã hội.
Nhân tố này gồm:
+ Dân cư - lao động.
+ Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Thị trường.
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật.
+ Đường lối chính sách.
II/ Các nhân tố ảnh hưởng tới
sự phát triển và phân bố công
nghiệp:
1) Vị trí địa lí: ảnh hưởng đến
sự chọn lựa địa điểm, khả năng
phát triển và cơ cấu ngành của
công nghiệp
2) Tự nhiên:

- Khoáng sản
- Khí hậu - nước
- Đất, rừng, biển
Tạo điều kiện thuận lợi hay trở
ngại.
3) Kinh tế - xã hội:
- Dân cư - lao động
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật
- Thị trường
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất -
kĩ thuật
- Đường lối chính sách
Các nhân tố tự nhiên và kinh tế
- xã hội đều có ảnh hưởng tới
sự phân bố, cơ cấu và quy mô
phát triển công nghiệp, hình
thức tổ chức lãnh thổ công
nghiệp.
Đường lối, chính sách có ý
nghĩa đặc biệt, thúc đẩy hay
kìm hãm sự phát triển của công
nghiệp
IV/ Củng cố, dặn dò:
Câu 1: Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân.? Hãy so sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
Câu 2: Câu sau đúng hay sai?
a. Sản xuất công nghiệp có tính phân tán trong không gian.
b. Giai đoạn 2 của sản xuất công nghiệp là tác động vào đối tượng lao động
để tạo ra nguyên liệu.
c. Trữ lượng khoáng sản ảnh hưởng tới qui mô các xí nghiệp công nghiệp

2. Nêu các nhân tố tác động tới việc hình thành trung tâm công nghiệp Hà
Nội.
V. hoạt động nối tiếp:
Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Phiếu học tập
Nhiệm vụ: Dựa vào sơ đồ mục II trang 120 SGK, kết hợp với sự hiểu biết,
em hãy :
1. Tìm ví dụ chứng minh vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các yếu tố kinh tế -
xã hội ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
- Vị trí địa lí thuận lợi :
- Nhân tố tự nhiên
+ Khoáng sản :
+ Nguồn nước:
+ Khí hậu :
+ Đất :
* ảnh hưởng của kinh tế – xã hội.
- Dân cư :
- Tiến bộ khoa học, kĩ thuật :
- Thị trường:
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật :
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành trung tâm gang thép
Thái Nguyên của nước ta.

Thông tin phản hồi
1. Tìm ví dụ chứng minh vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các yếu tố kinh tế -
xã hội ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp.
* Nhân tố vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lí (gần cảng, có đường quốc lộ, đường sắt đi qua, gần trung tâm
thành phố thuận lợi để hình thành các khu công nghiệp).
- Nhân tố tự nhiên:

+ Khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt thì qui mô các nhà máy sẽ
lớn.Ví dụ khu công nghiệp khai thác than ở Quảng Ninh.
+ Nguồn nước: quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp cần nhiều nước
trong quá trình sản xuất như luyện kim, dệt, nhuộm chế biến thực phẩm
+ Khí hậu có mùa đông lạnh: có thể trồng cây ôn đới và cây cận nhiệt làm
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Khí
hậu có độ ẩm cao phải chú ý bảo quản máy móc, tránh han gỉ
+ Đất để xây dựng nhà máy, xí nghiệp
* Nhân tố kinh tế - xã hội.
- Dân cư : Nơi có nguồn lao động dồi dào thuận lợi phát triển các ngành
công nghiệp cần nhiều lao động như dệt, may Nơi có lao động kĩ thuật cao
sẽ là động lực để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử - tin
học, cơ khí chính xác
- Tiến bộ khoa học- kĩ thuật giúp khai thác nguyên liệu đạt hiệu quả cao hơn
và có thể làm thay đổi qui luật phân bố công nghiệp.
- Thị trường: tác động tới quá trình lựa chọn vị trí của xí nghiệp và hướng
chuyên môn hoá sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thuận lợi để phát triển các khu công
nghiệp, trung tâm công nghiệp .Ví dụ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành trung tâm gang thép
Thái Nguyên.
Các nhân tố quyết định sự hình thành trung tâm công nghiệp Thái Nguyên
là :
- Có mỏ sắt Trại Cau, mỏ than ở Phẫn Mễ (nhân tố khoáng sản).
- Gần sông Cầu, nguồn nước phong phú (nhân tố nguồn nước).
- Có quốc lộ số 3, đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội (nhân tố cơ sở hạ tầng).
- Nguồn lao động dồi dào có trình độ cao (nhân tố dân cư).
- Vị trí nằm ở gần trung tâm của vùng kinh tế Bắc Bộ.


×