Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 77 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Người thực hiện
Lưu Đình Nghĩa

LỜI CÁM ƠN
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm
môi trường khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ” được hoàn thành với
sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình Tiến sĩ Trần Thanh Chi, người đã theo sát, tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện
đào tạo Sau đại học, Viện công nghệ môi trường, các bộ môn học và các Thầy, Cô
trong khoa đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn TS. Trần Thanh Chi, PGS.TS Huỳnh Trung Hải và
toàn bộ học viên lớp Cao học Quản lý môi trường (2010 - 2012) đã động viên, góp ý,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận văn này.
Xin cám ơn ban lãnh đạo Chi cục bảo vệ môi trường, Trung Tâm quan trắc và
bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin,
đóng góp các ý kiến quý báu.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè
đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Người thực hiện
Lưu Đình Nghĩa
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT TỪ/ CỤM TỪ
1 BOD Nhu cầu oxy sinh hóa


2 COD Nhu cầu oxy hóa học
3 DO Nhu cầu oxy hòa tan
4 TSS Chất rắn lơ lửng
5 KCN Khu công nghiệp
6 KCX Khu chế xuất
7 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
8 CSSX Cơ sở sản xuất
9 XLNT Xử lý nước thải
10 BVMT Bảo vệ môi trường
11 HĐND Hội đồng nhân dân
12 KCN Khu công nghiệp
13 KDC Khu dân cư
14 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
15 TNMT Tài nguyên môi trường
16 UBND Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CÁM ƠN 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 8
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
5.1. Phương pháp nghiên cứu 3
5.2. Thực hiện 4
CHƯƠNG 1 5
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, 5
KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 5
1.1.1. Vị trí địa lý 5
1.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của KCN Thụy Vân 7
1.1.3. Phân khu chức năng của KCN 8

1.1.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và quản lý KCN Thụy Vân: 9
1.1.5. Hiện trạng đầu tư của KCN 11
1.1.6. Tổ chức quản lý 12
1.1.6.1. Quản lý nhà nước với KCN Thụy Vân: 12
1.1.6.2. Quản lý kinh doanh 12
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN 13
1.2.1. Điều kiện về kinh tế 13
1.2.2. Điều kiện về xã hội 14
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ) 15
CHƯƠNG 2 15
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 16
THỤY VÂN, CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 16
ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG 16
2.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN 16
2.1.1. Hiện trạng nước thải khu công nghiệp Thụy Vân 16
2.1.2. Hiện trạng môi trường nước mặt 17
2.1.3. Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp 18
2.1.4. Hiện trạng môi trường không khí 22
2.1.5. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại 24
2.1.5.1. Chất thải rắn 24
2.2. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG
TẠI KCN THỤY VÂN 27
2.2.1. Tình hình quản lý bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Thụy Vân . .27
2.2.2. Biện pháp giáo dục tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi
trường 28
2.2.3. Các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm soát ô
nhiễm môi trường tại KCN Thụy Vân 29
2.2.3.1. Các biện pháp kiểm soát nước thải 29
2.2.3.2. Các biện pháp kiểm soát khí thải 30
2.2.3.3. Các biện pháp kiểm soát chất thải rắn 31

2.2.3.4. Các biện pháp quản lý chất thải nguy hại 32
2.2.3.5. Bồi thường các thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường 33
Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, cho đến nay các hộ dân
bị ảnh hưởng do chất thải của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN đều
được hỗ trợ, bồi thường thiệt hại. 33
2.2.3.5.1. Kết quả bồi thường thiệt hại về lúa và cá do ảnh hưởng của nước
thải khu công nghiệp Thụy Vân tại xứ đồng Con Gái, đầm Láng Bỗng và của
gia đình ông Nguyễn Thế Hệ 34
2.2.3.5.2. Về sự cố nước thải làm cá chết, thiệt hại về lúa tại đồng Con Gái,
đầm Láng Bỗng xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì 34
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 35
2.3.1. Những tồn tại và hạn chế thiếu sót 35
2.3.2. Nguyên nhân hạn chế thiếu sót 36
2.4. DỰ BÁO MỘT SỐ LOẠI CHẤT THẢI KHI KCN THỤY VÂN LẤP
ĐẦY 37
2.4.1. Dự báo chất lượng môi trường không khí 37
2.4.3. Dự báo môi trường nước thải 41
2.4.4. Dự báo chất thải rắn 46
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KCN THỤY VÂN 47
3.1. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN 47
3.1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức
và trách nhiệm bảo vệ môi trường 47
3.1.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường 48
3.1.3. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường 48
3.1.4. Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường 49
3.1.5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và
đào tạo nguồn nhân lực cho bảo vệ môi trường 49
3.1.6. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi truờng 50
3.1.7. Nhóm giải pháp hoàn thiện luật và thể chế liên quan đến quản lý môi

trường trong phát triển các KCN Thụy Vân 50
3.1.8. Nhóm giải pháp về quy hoạch phát triển trong và ngoài khu công
nghiệp 51
3.1.9. Giải pháp có liên quan quản lý hành chính (điều kiện cấp giấy chứng
nhận đầu tư; điều kiện vận hành dự án…) 51
3.1.10. Giải pháp tổ chức quản lý môi trường trong KCN 52
3.1.11. Giải pháp giám sát, kiểm tra môi trường 53
3.1.12. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho công tác môi trường 54
3.1.13. Giải pháp đặc thù áp dụng trong KCN Thụy Vân để kiểm soát ô nhiễm
môi trường 55
3.1.14. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường 57
3.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 57
3.2.1. Thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh 57
3.2.2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành 58
1. KẾT LUẬN 60
2. KIẾN NGHỊ 61
2.1. Đề nghị các cơ quan nhà nước có liên quan 61
2.2. Với các cơ quan quản lý địa phương 61
2.3. Với ban quản lý KCN 62

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
HÌNH VẼ
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CÁM ƠN 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 8
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
5.1. Phương pháp nghiên cứu 3
5.2. Thực hiện 4
CHƯƠNG 1 5

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, 5
KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 5
1.1.1. Vị trí địa lý 5
1.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của KCN Thụy Vân 7
1.1.3. Phân khu chức năng của KCN 8
1.1.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và quản lý KCN Thụy Vân: 9
1.1.5. Hiện trạng đầu tư của KCN 11
1.1.6. Tổ chức quản lý 12
1.1.6.1. Quản lý nhà nước với KCN Thụy Vân: 12
1.1.6.2. Quản lý kinh doanh 12
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN 13
1.2.1. Điều kiện về kinh tế 13
1.2.2. Điều kiện về xã hội 14
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ) 15
CHƯƠNG 2 15
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 16
THỤY VÂN, CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 16
ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG 16
2.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN 16
2.1.1. Hiện trạng nước thải khu công nghiệp Thụy Vân 16
2.1.2. Hiện trạng môi trường nước mặt 17
2.1.3. Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp 18
2.1.4. Hiện trạng môi trường không khí 22
2.1.5. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại 24
2.1.5.1. Chất thải rắn 24
2.2. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG
TẠI KCN THỤY VÂN 27
2.2.1. Tình hình quản lý bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Thụy Vân . .27
2.2.2. Biện pháp giáo dục tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi

trường 28
2.2.3. Các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm soát ô
nhiễm môi trường tại KCN Thụy Vân 29
2.2.3.1. Các biện pháp kiểm soát nước thải 29
2.2.3.2. Các biện pháp kiểm soát khí thải 30
2.2.3.3. Các biện pháp kiểm soát chất thải rắn 31
2.2.3.4. Các biện pháp quản lý chất thải nguy hại 32
2.2.3.5. Bồi thường các thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường 33
Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, cho đến nay các hộ dân
bị ảnh hưởng do chất thải của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN đều
được hỗ trợ, bồi thường thiệt hại. 33
2.2.3.5.1. Kết quả bồi thường thiệt hại về lúa và cá do ảnh hưởng của nước
thải khu công nghiệp Thụy Vân tại xứ đồng Con Gái, đầm Láng Bỗng và của
gia đình ông Nguyễn Thế Hệ 34
2.2.3.5.2. Về sự cố nước thải làm cá chết, thiệt hại về lúa tại đồng Con Gái,
đầm Láng Bỗng xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì 34
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 35
2.3.1. Những tồn tại và hạn chế thiếu sót 35
2.3.2. Nguyên nhân hạn chế thiếu sót 36
2.4. DỰ BÁO MỘT SỐ LOẠI CHẤT THẢI KHI KCN THỤY VÂN LẤP
ĐẦY 37
2.4.1. Dự báo chất lượng môi trường không khí 37
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KCN THỤY VÂN 47
3.1. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN 47
3.1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức
và trách nhiệm bảo vệ môi trường 47
3.1.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường 48
3.1.3. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường 48
3.1.4. Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường 49

3.1.5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và
đào tạo nguồn nhân lực cho bảo vệ môi trường 49
3.1.6. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi truờng 50
3.1.7. Nhóm giải pháp hoàn thiện luật và thể chế liên quan đến quản lý môi
trường trong phát triển các KCN Thụy Vân 50
3.1.8. Nhóm giải pháp về quy hoạch phát triển trong và ngoài khu công
nghiệp 51
3.1.9. Giải pháp có liên quan quản lý hành chính (điều kiện cấp giấy chứng
nhận đầu tư; điều kiện vận hành dự án…) 51
3.1.10. Giải pháp tổ chức quản lý môi trường trong KCN 52
3.1.11. Giải pháp giám sát, kiểm tra môi trường 53
3.1.12. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho công tác môi trường 54
3.1.13. Giải pháp đặc thù áp dụng trong KCN Thụy Vân để kiểm soát ô nhiễm
môi trường 55
3.1.14. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường 57
3.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 57
3.2.1. Thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh 57
3.2.2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành 58
1. KẾT LUẬN 60
2. KIẾN NGHỊ 61
2.1. Đề nghị các cơ quan nhà nước có liên quan 61
2.2. Với các cơ quan quản lý địa phương 61
2.3. Với ban quản lý KCN 62
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với vai trò khởi động quá trình phát triển công nghiệp trong thời đại mới của
tỉnh Phú Thọ, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của Đảng và Nhà nước, càng ngày các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX)
càng khẳng định vai trò to lớn ấy của mình trong quá trình hội nhập. Song bên cạnh
những đóng góp to lớn cho nền kinh tế thì các KCN, KCX đang là mối lo lắng của

cộng đồng khi càng ngày mức độ ô nhiễm môi trường do các KCN, KCX gây ra
càng gia tăng.
Việc các KCN, KCX gây ô nhiễm môi trường đã trở thành mối đe dọa cho
công cuộc “phát triển bền vững” của chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ. Bởi
vậy, đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể và chi tiết thực trạng ô
nhiễm tại KCN Thụy Vân làm rõ nguyên nhân phát sinh đồng thời đưa ra một số
giải pháp, kiến nghị để khắc phục tình trạng này.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Từ trước đến nay chưa có đề tài khoa học nào đề cập đến việc kiểm soát ô
nhiễm tại KCN Thụy Vân cho nên:
- Đề tài luận văn này được thông qua làm cơ sở căn cứ pháp lý khoa học để
các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xem xét triển khai các chương trình, kế
hoạch bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp Thụy Vân nói riêng và các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung.
- Trên cơ sở có được những kiến nghị đề xuất để tổ chức triển khai lồng ghép
với tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm đạt
được mục tiêu thống nhất là phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm khu công nghiệp Thụy
Vân nhằm đạt được những mục đích sau:
1
- Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý môi trường, Đánh giá thực trạng ô
nhiễm môi trường nước, khí và chất thải rắn do sự phát triển công nghiệp ở KCN
Thụy Vân, nghiên cứu các nhân tố tác động đến tình hình ô nhiễm tại KCN này.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp kinh tế – xã hội – pháp luật để giải quyết
tình trạng ô nhiễm ở KCN Thụy Vân.
- Nghiên cứu để có được hệ thống bảo vệ môi trường của Ban Quản lý các
khu công nghiệp phù hợp và đồng thời là bộ phận cấu thành một cách đồng bộ của

chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì, của tỉnh Phú Thọ.
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ đề cập đến các số liệu thu thập được một cách cụ thể như: nước
thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại của khu công nghiệp Thụy Vân.
Phương án xử lý các loại chất thải đã nêu, qua đó thấy được những ưu, nhược điểm
và đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nhằm yêu cầu các doanh nghiệp chấp
hành nghiêm chỉnh luật và các chính sách môi trường.
Phạm vi nghiên cứu là khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ.
4. TÓM TẮT CÔ ĐỘNG CÁC LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN
4.1.Thu thập các thông tin
- Công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường các KCN ở trong nước.
- Công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN Thụy Vân.
- Các thông tin về quy hoạch các khu công nghiệp Thụy Vân.
4.2. Tổng hợp và xử lý các thông tin
- Tổng hợp kết quả Quan trắc môi trường bên trong và bên ngoài KCN Thụy
Vân đối với các thành phần môi trường không khí, môi trường nước, tiếng ổn, thành
phần rác thải, hiện trạng thu gom và xử lý rác thải công nghiệp…
- Thực trạng về KCN Thụy Vân.
- Các văn bản pháp quy, các Nghị định, Thông tư liên quan đến quản lý,
kiểm soát ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp của trung ương và địa phương.
- Tổng quan và đánh giá các mặt tích cực và các tồn tại của cơ chế, chính
sách, các quy định về BVMT đối với KCN Thụy Vân.
2
- Đánh giá hiện trạng môi trường KCN lựa chọn nghiên cứu.
4.3. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường
khu công nghiệp Thụy Vân
- Các biện pháp về quy hoạch KCN
- Các công cụ kinh tế và kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Các công cụ pháp chế về kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn

- Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải
- Các biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại
4.4. Nghiên cứu đề xuất quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp
Thụy Vân
- Những quy định chung về tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động bảo vệ môi
trường trong KCN nhằm tăng cường công tác quản lý thống nhất bảo vệ môi trường
để phát triển bền vững.
- Phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường.
- Thanh tra và kiểm tra môi trường khu công nghiệp.
- Khen thưởng và xử phạt các trường hợp vi phạm quy chế bảo vệ môi
trường khu công nghiệp.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THỰC HIỆN
5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Thu thập các số liệu quan trắc phân tích, khí tượng,
số liệu về tự nhiên, kinh tế xã hội và các ý kiến về dự án.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Nhằm đánh giá ước tính tải lượng ô nhiễm
các chất thải.
- Phương pháp so sánh: Dùng để dự đoán so sánh với các Tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích, tổng hợp các tác động của chất
thải đến môi trường, đời sống dân cư xung quanh và kinh tế xã hội tại địa phương.
3
5.2. Thực hiện
1. Thu thập và phân tích các thông tin hữu quan: Về tình hình phát triển và
kiểm soát bảo vệ môi trường khu công nghiệp Thụy Vân.
2. Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan từ trước đến nay các tài liệu
liên quan đến đề tài nghiên cứu, các báo cáo đề tài nghiên cứu trước đây, các báo
cáo có liên quan tới quản lý môi trường khu công nghiệp các văn bản hướng dẫn về
kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN.
3. Khảo sát thực địa và Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường.

- Trên cơ sở thông tin ban đầu về hiện trạng quản lý môi trường khu công
nghiệp, tiến hành khảo sát thực tế nhằm đánh giá và kiểm chứng lại các vấn đề liên
quan.
- Tổng hợp kết quả điều tra, đo lường, quan trắc môi trường tại KCN nghiên
cứu, đánh giá hiện trạng môi trường bên trong và bên ngoài KCN.
4. Đề xuất các biện pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm tại KCN Thụy Vân.
Luận văn “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi
trường khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ” gồm 05 phần:
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu công nghiệp
Thụy Vân.
- Chương 2: Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp Thụy Vân,
các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường đang được áp dụng và dự báo ô nhiễm.
- Chương 3: Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại khu công nghiệp
Thụy Vân.
- Kết luận và kiến nghị.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Khu công nghiệp Thụy Vân có tổng diện tích quy hoạch hơn 400 ha, nằm ở
phía Bắc thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, cách ga Phủ Ðức - tuyến đường sắt Hà
Nội - Lào Cai 0,5 km, cách quốc lộ số 02 khoảng 01km, cách đường xuyên Á gần
02km, cách Cảng sông Việt Trì 7km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 50 km. Hiện
nay tại KCN Thụy Vân có 56 dự án đã được cấp phép đầu tư trong đó có 28 doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài. Toàn bộ KCN có vị trí địa lý như sau:
• Phía Bắc giáp đường sắt Hà Nội - Lào Cai.
• Phía Nam giáp xã Thuỵ Vân thành phố Việt Trì.

• Phía Tây giáp xã Thanh Đình, thành phố Việt trì.
Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông nội bộ KCN đã được xây dựng hoàn
chỉnh và được đấu nối đồng bộ vào mạng lưới giao thông của thành phố Việt Trì.
Hệ thống cấp điện: Hệ thống điện lưới sử dụng của KCN Thụy Vân được
cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia được đấu nối bằng hệ thống đường dây 35 KV
và 22 KV qua trạm biến áp 2 x 40 MAV - 110/35/ 22.
Hệ thống cấp nước: Mạng lưới cấp nước của thành phố Việt Trì được xây
dựng đến tận chân hàng rào của từng nhà máy trong KCN. Hệ thống này có công
suất cao và ổn định có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về nước của các Nhà đầu tư.
Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc của KCN Thụy
Vân đã được hoà mạng viễn thông quốc gia và quốc tế với đầy đủ các dịch vụ viễn
thông cơ bản: Điện thoại, Fax, Internet. Hệ thống này đảm bảo được các tiêu chí cơ
bản về tốc độ kết nối, chất lượng thông tin cung cấp và tính bảo mật.
5
Cảng nội địa ICD: Cảng nội địa ICD thực hiện mọi thủ tục hải quan ngoài
cửa khẩu trong KCN (thủ tục hải quan tại chỗ), cung cấp các dịch vụ bốc dỡ, vận
chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nằm trong KCN.
Khu đô thị mới và khu nhà ở công nhân: Khu đô thị mới và khu nhà ở công
nhân cũng đang được đầu tư xây dựng đồng bộ để đáp ứng các nhu cầu về nhà ở
cho các Nhà đầu tư và đội ngũ công nhân của doanh nghiệp.
Vị trí địa lý của dự án được trình bày ở hình 1.1:
Hình 1.1. Vị trí của khu vực nghiên cứu - KCN Thụy Vân, thành phố Việt Trì
tỉnh Phú Thọ
6
Vị trí nghiên cứu
Hình 1.2. Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu - KCN Thụy Vân
1.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của KCN Thụy Vân
Với cơ cấu sử dụng đất đã được xác định trong phương án cơ cấu quy hoạch,
toàn bộ phần đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp được chia thành các lô nhà

máy theo nguyên tắc:
- Diện tích các lô trong khoảng: 1 - 5 (ha) hoặc lớn hơn có hình chữ nhật,
hình thang, hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước, cáp bưu điện đến tận chân hàng rào
các nhà máy.
Quy hoạch chia lô trong KCN trên cơ sở phân tích nhu cầu đầu tư, quy mô
thực tế của các nhà máy dự kiến sẽ hoạt động trong khu vực và kinh nghiệm hoạt
động của các KCN trong cả nước. Trong quá trình hoạt động tuỳ theo nhu cầu thực
7
Vị trí nghiên cứu
tế và cụ thể của nhà đầu tư, quy mô của mỗi lô có thể thay đổi nhưng phải đảm bảo
việc kết nối hợp lý, thuận tiện với hệ thống kỹ thuật của toàn khu.
(1). Cây xanh - công viên
Diện tích khu trồng cây xanh và mặt nước trong KCN là 17 ha, chiếm 4,25%
diện tích đất KCN.
(2). Các công trình đầu mối kỹ thuật
Tổng diện tích các công trình đầu mối kỹ thuật của KCN là 1,2(ha) bao gồm:
- Trạm điện và hệ thống đường ống dẫn nước vào KCN.
- Khu xử lý nước thải tại khu vực phía Nam KCN (Đang được đầu tư xây
dựng dự kiến đi vào hoạt động năm 2015).
(3). Tổng hợp cơ cấu quy hoạch sử dụng đất
Tổng diện tích đất của khu công nghiệp Thụy Vân là 400 ha được cơ cấu sử
dụng thể hiện tại Bảng 1.1:
Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng đất Khu công nghiệp Thụy Vân
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Đất xây dựng nhà máy
công nghiệp
323 80,075
Đất giao thông 42,29 10,57
Đất cây xanh tập trung,
kênh thoát nước, hệ thống

xử lý nước thải
34,71 9,355
Cộng 400 100
1.1.3. Phân khu chức năng của KCN
KCN Thụy Vân là khu công nghiệp đa nghề với các ngành nghề được phân
bố như sau:
+ Sản xuất vật liệu xây dựng, thép, vật liệu cách âm, cách nhiệt: lô B5, B11
(20,72 ha);
+ Chế biến nông sản, lâm sản, thủ công mỹ nghệ: lô B3 (11,57 ha);
8
+ Điện, điện tử, phần mềm, thiết bị viễn thông, cơ khí chính xác, móc móc
thiết bị: lô B9, B10 (28,53 ha);
+ Dệt, may, hóa chất, phân bón, dược phẩm: lô B6, B8 (37,82 ha);
+ Cơ khí chính xác, lắp ráp, sản xuất kim loại màu, vật liệu mới: lô B4
(10,52 ha);
- Lô B1: Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí lắp ráp.
- Lô B2: Sản xuất nông lâm sản, bao bì xuất khẩu.
- Lô số 9: Sản xuất cơ khí, bao bì xuất khẩu, dệt may.
- Lô số 10: Sản xuất bao bì, cơ khí, hóa chất, dệt may.
Bản đồ thể hiện phân khu chức năng của KCN Thụy Vân được đính kèm
phần phụ lục.
1.1.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và quản lý KCN Thụy Vân:
1.1.4.1. Mặt bằng khu công nghiệp Thụy Vân:
KCN Thụy Vân được tạo mặt bằng hợp lý với các lô đất có mặt bằng vuông
vắn độ dốc phù hợp, mái dốc ta luy phần nền đắp theo tỷ lệ 1:1,5 ta luy phần nền
đào 1:1, cao độ thiết kế nền trung bình +28, cao độ thấp nhất +23, cao độ nền các lô
đất cao hơn cao độ mặt đường trung bình khoảng 0,3-0,5m để đảm bảo thoát nước
ra xung quanh các tuyến đường và nước từ các lô không chảy ra lô xung quanh.
1.1.4.2. Tổ chức giao thông
a. Giao thông đối ngoại

+ Đường nội thị tuyến Vân Phú – Thụy Vân dài 3,2 km, mặt cắt 38 m có cầu
vượt đường sắt nối với Quốc lộ 2, đường Xuyên Á, chiều dài qua đoạn KCN là 1,52
Km.
+ Tuyến đường Thụy Vân – Thanh Đình đi qua lô số B7 đến B11 có chiều
dài qua KCN là 2 Km và đi qua địa phận xã Thanh Đình.
b. Giao thông đối nội
+ Các tuyến Đông Tây: Tuyến 15-11 nối từ KCN lên phía Tây Bắc, mặt cắt
20 m nối với đường Thụy Vân – Thanh Đình.
9
+ Tuyến 6C-8 nối từ KCN lên phía Tây Bắc qua lô B3, B4, B5 mặt cắt
23,25m nối với đường Thụy Vân-Thanh Đình.
+ Các tuyến Bắc Nam: Tuyến 8-3, trục chính nối từ đường Thụy Vân –
Thanh Đình lên phía bắc tới lô B2, mặt cắt 23,25 m. Tuyến 6-1, 11-2A,12A-2 nối
các tuyến chính với nhau, mặt cắt 20 m.
c. Các chi tiết kỹ thuật đường bộ
+ Tải trọng: H:30
+ Nền đường đầm nén đạt K=0,95 lớp trên cùng đạt K=0,98
+ Bán kính cong bó vỉa >15m
+ Tầm nhìn góc đường: đường chính 45m, đường nội bộ: 30 m.
+ Tốc độ thiết kế: đường chính: 60km/h và đường nội bộ: 50km/h.
+ Độ dốc ngang mặt đường 2%.
+ Độ dốc ngang vỉa hè 1,5 - 2%.
+ Độ dốc dọc: max: 1,5% và min: 0,1%
+ Bó vỉa, lát hè: hai bên bó vỉa bằng bê tông xi măng tự chèn, phạm vi lát hè
1,5 m. Phần hè còn lại trồng cây xanh.
1.1.4.3. Hệ thống cấp thoát nước, cấp điện
a. Cấp điện
Nguồn điện: Dùng điện quốc gia.
Trạm 110/35/22KV Bắc Việt Trì công suất 2 x 40MVA, cấp điện cho KCN
và cả khu vực phía Bắc Việt Trì đã được xây dựng. Hệ thống cấp điện 35 KV của

KCN và của xã Thụy Vân đã được xây dựng.
Hệ thống phân phối: từ trạm 110/35/22KV sẽ kéo 1 tuyến cáp ngầm đến đỉnh
chia làm hai nhánh.
Tuyến chiếu sáng đường điện: hệ thống đèn chiếu sáng của KCN được sử
dụng trạm riêng (không đi chung với các nhà máy). Đèn chiếu sáng dùng bóng cao
áp thủy ngân màu vàng cam, có công suất từ 150-250 W và khoảng cách các cột là
25-30m.
10
b. Cấp thoát nước
+ Cấp nước: Công ty cấp nước Phú Thọ đã đầu tư đường ống cấp nước
DN300 vào KCN. Ngoài ra, KCN Thụy Vân đã được xây dựng đường trục chính
cấp nước cho toàn bộ KCN.
+ Thoát nước mưa: Bố trí giếng thu nước mưa trên vỉa hè, mương thoát nước
mặt đường chung với hệ thống thoát nước mưa khu vực.
+ Thoát nước thải: Hiện nay trạm xử lý nước thải KCN Thụy Vân mới hoàn
thành các hạng mục: thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, san nền, nhà điều
hành, nhà kho chứa hóa chất. Nước thải KCN được thu gom bằng hệ thống ống bê
tông tự chảy vào hồ chứa do vậy việc ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh
khỏi.
+ Mạng lưới thoát nước ngoài nhà máy: Thiết kế cống bê tông cốt thép tự
chảy dọc theo hành lang các tuyến đường chính với độ dốc phù hợp. Đường kính
cống nhỏ nhất D300 và lớn nhất D600. Độ chôn sâu cống 1-1,5 m, chiều dày lớp
đất đắp 0,7 m, độ dốc nhỏ nhất lmin=1/D, độ dốc lớn nhất lmax=độ dốc mặt đất.
Những đoạn đường cá biệt có độ dốc vỉa hè quá nhỏ có thể hạ sâu cốt đáy ống
đang bảo độ dốc cho phép. Vật liệu ống cống là ống bê tông cốt thép chịu tải
trọng H10, những đoạn ống qua đường dùng ống H30. Phân lưu khu vực chia
làm 2 lưu vực chính:
- Lưu vực 1: các nhà máy thuộc lô B6 đến B11 thu gom về tuyến ống chính
dọc đường Thụy Vân – Thanh Đình chảy về khu xử lý nước thải.
- Lưu vực 2: các nhà máy thuộc lô B3, B4, B5 thu gom về ống chính 6-8

chảy về khu xử lý nước thải.
1.1.5. Hiện trạng đầu tư của KCN
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ đang thực hiện cho thuê đất
để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất trong
KCN. KCN Thụy Vân hiện có 56 doanh nghiệp với các lĩnh vực hoạt động như:
Sản xuất vật liệu xây dựng, thép, vật liệu cách âm, cách nhiệt, Chế biến nông sản,
lâm sản, Điện, điện tử, phần mềm, thiết bị viễn thông, Dệt, may, hóa chất, phân
11
bón, dược phẩm, Cơ khí chính xác, lắp ráp, sản xuất kim loại màu, vật liệu mới
Diện tích đất đã đi vào hoạt động sản xuất công nghiệp là 274 ha, tỷ lệ lấp đầy khu
công nghiệp khoảng 85%. (Sơ đồ các nhà máy được thể hiện ở bản đồ đính kèm
phần phụ lục).
1.1.6. Tổ chức quản lý
1.1.6.1. Quản lý nhà nước với KCN Thụy Vân:
Quản lý nhà nước đối với KCN bao gồm các chức năng của chính quyền
nhằm làm cho mọi tổ chức và cá nhân chấp hành luật pháp nhà nước trong các hoạt
động có liên quan đến KCN.
Ban quản lý các KCN Phú Thọ được thành lập theo quyết định số 971/QĐ-
TTg ngày 15/11/1997 có chức năng quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn
tỉnh nói chung và KCN Thụy Vân nói riêng theo các quy định tạo nghị định 36/CP
của Chính Phủ.
1.1.6.2. Quản lý kinh doanh
Chủ đầu tư – Công ty Phát triển hạ tầng KCN trực thuộc ban quản lý các
KCN phú Thọ - sẽ thực hiện việc đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng
KCN. Thường xuyên thực hiện duy tu bảo dưỡng các hạng mục cơ sở hạ tầng đảm
bảo cho hoạt động của KCN và thuận lợi cho việc xây dựng, vận hành các nhà máy
trong KCN. Thực hiện cho thuê lại đất, thu phí hạ tầng, các dịch vụ khác…theo quy
định và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Cơ cấu tổ chức:
Công ty phát triển hạ tầng KCN trực thuộc Ban quản lý các KCN Phú Thọ là

đơn vị sự nghiệp có thu, gồm giám đốc, 01 phó giám đốc phụ trách kế hoạch đầu tư
và khai thác hạ tầng, 01 phó giám đốc phụ trách công tác tổ chức hành chính. Trước
mắt Giám đốc Công ty là phó trưởng ban thường trực kiêm nhiệm.
Các phòng ban bộ phận như sau:
- Phòng tổ chức – hành chính.
- Phòng kế hoạch đầu tư, khai thác hạ tầng.
- Phòng kế hoạch tài vụ.
12
- Bộ phận quản lý trạm xử lý nước thải.
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN
Thụy Vân là một xã đồng bằng, có diện tích đất tự nhiên rộng 986,18ha, dân
số đông với 12.263 người. Thụy Vân nằm ở phía Tây Nam thành phố Việt Trì, phía
Đông giáp phường Minh Nông và xã Tân Đức, phía Tây giáp xã Thanh Đình, phía
Bắc giáp phường Minh Phương và Vân Phú, phía Nam giáp xã Cao Xá (Lâm Thao).
1.2.1. Điều kiện về kinh tế
Đất đai của Thụy Vân phía Tây Bắc chủ yếu là đất đồi màu, hiện nay phần
lớn diện tích vùng này thuộc khu công nghiệp Thụy Vân và đất ở dân cư.
Phía Nam – Đông Nam địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, với phần diện tích là đất ruộng. Xã có một
số cánh đồng như Nỗ Lực; Xóm Nội; Xóm Ngoại; Cẩm Đội; Phú Thịnh là đất canh
tác hạng 1, sản xuất được 3 vụ/năm. Thụy Vân hiện được phân bố thành 7 khu dân
cư, số người trong độ tuổi lao động hiện chiếm 41% dân số toàn xã. Tuy nhiên, số
lao động có tay nghề được đào tạo chuyên môn còn thấp, chủ yếu là lao động phổ
thông, làm nghề tự do và sản xuất nông nghiệp. Một số lao động của Thụy Vân
được đào tạo chủ yếu làm việc trong các khu công nghiệp và một số doanh nghiệp
tư nhân, thu nhập bình quân của người lao động còn thấp, dự tính khoảng 1,5 triệu
đồng/tháng.
Đảng ủy, UBND xã Thụy Vân đã chủ động khắc phục khó khăn, đẩy mạnh
sản xuất nông nghiệp, kịp thời cung ứng giống và các điều kiện tưới tiêu, gieo cấy
hết diện tích. Tổng sản lượng lương thực đạt trên 1200 tấn, năng suất bình quân đạt

69 tạ/ha, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 8,4 tỷ đồng. Về chăn nuôi, hiện Thụy Vân
có 426 con trâu, bò, đàn lợn có 1268 con, diện tích nuôi trồng thủy sản luôn duy trì
với 21ha, sản lượng ước đạt gần 26 tấn. Bên cạnh nông nghiệp, Thụy Vân có thế
mạnh trong phát triển các ngành nghề dịch vụ. Đây là địa phương có khu công
nghiệp lớn nhất tỉnh Phú Thọ, là điều kiện cho sản xuất các ngành như cơ khí, gò
hàn, nhôm kính. Nhiều hộ gia đình còn mở các dịch vụ nhà trọ, ăn uống, kinh doanh
xây dựng…. đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa
13
bàn. Thế mạnh của Thụy Vân là ngành nghề xây dựng, hiện trên địa bàn có gần 30
công ty được cấp phép kinh doanh, người lao động làm trong lĩnh vực này có thu
nhập khoảng 1.500.000 – 2.000.000đồng/tháng. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu
năm 2011, sản xuất kinh tế ngoài quốc doanh đã mang lại cho xã trên 100 tỷ đồng.
1.2.2. Điều kiện về xã hội
Thụy Vân là xã ngoại thành của Việt Trì (Phú Thọ) có đặc thù là một xã
đông dân với gần 1,3 vạn khẩu sống tại 27 khu dân cư, số người trong độ tuổi lao
động hiện chiếm 41% dân số toàn xã, trong đó có hai khu dân cư công giáo toàn
tòng là Nỗ Lực và Vĩnh Phú, Đảng bộ xã Thụy Vân có 460 đảng viên sinh hoạt tại
17 chi bộ. Đời sống kinh tế - xã hội của Thụy Vân không ngừng được cải thiện. Đến
nay, 95% đường giao thông nông thôn của xã đã được bê tông hóa; các trường học
đều được cao tầng và đã có 3/4 trường đạt chuẩn quốc gia; hệ thống điện đã được
đầu tư xây dựng với 12 trạm điện để cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của
người dân Trong những năm qua, Thụy Vân là một trong những điểm sáng về
chuyển dịch cơ cấu lao động, xã có trên 800 người làm công nhân và 500 người đi
xuất khẩu lao động. Đến nay, 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, nước
máy và nước sạch; 30% số có điện thoại cố định và 80% dân số có điện thoại di động,
30% nhà dân được cao tầng và 100% được, số hộ nghèo theo tiêu chí cũ còn 3%.
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội.
Thụy Vân hiện có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường THCS,
tổng số 1819 học sinh, 146 giáo viên, 63 lớp học. Nhờ quan tâm đến công tác giáo
dục, đội ngũ giáo viên giỏi và học sinh giỏi ngày càng tăng, chất lượng lên lớp luôn

đạt trên 93 đến 100%. Thụy Vân là xã có một số lượng lớn người dân theo đạo
Công giáo, tuy nhiên, do làm tốt công tác tuyên truyền mà người dân theo đạo vẫn
luôn thực hiện tốt các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, sống hòa hợp
với lợi ích cộng đồng, chính quyền cũng tạo mọi điều kiện cho người dân theo đạo
được thực hiện tự do tín ngưỡng. Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội luôn
được đảm bảo, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, an ninh
quốc phòng được giữ vững, xã không có điểm nóng về tệ nạn xã hội. Trong xây
dựng khu dân cư văn hóa và gia đình văn hóa, Thụy Vân đã tổ chức ký cam kết,
14
phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Kết quả, năm 2011, toàn xã có 2868/3050 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt
945 kế hoạch, 5/7 khu dân cư đạt văn hóa, xã đạt 96/100 điểm, do đó, đã đề nghị
thành phố công nhận Thụy Vân đạt xã văn hóa cấp Thành phố năm 2011. Hiện nay,
tỷ lệ hộ nghèo của Thụy Vân còn 4,4% so với tổng số hộ trong toàn xã.
Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị.
Thụy Vân đang đầu tư một số công trình như nhà lớp học 2 tầng trường mầm
non Thụy Vân; Trạm y tế xã; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư đầu làng xóm
Ngoại và đồng Chão Cẩm Đội để đấu giá và cấp quyền sử dụng đất… Đặc biệt,
trong chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2011, Thụy Vân được chọn làm
đơn vị điểm với 14/19 tiêu chí đạt tiêu chuẩn, hiện nay xã đã thi công xong đường
nông thôn nội đồng, tạo thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp.
Công tác xây dựng củng cố chính quyền.
Năm 2011, xã Thuỵ Vân đã chú trọng các nhiệm vụ chủ yếu, các tiêu chí
pháp lệnh để chỉ đạo thực hiện. Vì vậy các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội,
tuyển quân, thu chi ngân sách, chi tiêu khác đều hoàn thành kế hoạch Thành phố
giao. Đội ngũ cán bộ UBND xã được chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu công tác, 100%
cán bộ đều có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, có 80% cán bộ có trình độ
trung cấp lý luận chính trị trở lên. Các ban ngành, đoàn thể nhân dân luôn tham dự
đầy đủ các cuộc họp của UBND, thường xuyên kết hợp với UBND xã tuyên truyền
các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các kế hoạch của

UBND xã trong xây dựng, phát triển kinh tế xã hội. Nhờ sự nỗ lực của đội ngũ cán
bộ xã, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, bộ
mặt kinh tế - xã hội của Thụy Vân ngày càng khởi sắc. Trong năm 2012, đẩy mạnh
chương trình xây dựng nông thôn mới, xã sẽ tiếp tục thực hiện những mục tiêu đề
ra, xây dựng kế hoạch hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt về nông thôn mới, trong đó
tập trung đầu tư cho giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi, rãnh thoát nước
mưa, nước thải sinh hoạt và trục chính đường giao thông khu dân cư.
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ).
CHƯƠNG 2
15

×