Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
275
NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ CỦA GIỚI TRẺ PHÁP HIỆN
NAY.TIẾN HÀNH ĐỐI CHIẾU SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT
AN INVESTIGATION INTO THE FRENCH YOUTH'S LANGUAGE.
COMPARISION WITH VIETNAMESE
SVTH: TRẦN THANH HIẾU
NGÔ THỊ THÙY PHƢƠNG
NGUYỄN THÚY VI
Lớp : 04CNP03, Trường Đại học Ngoại Ngữ
GVHD : NGUYỄN THÁI TRUNG
ĐỖ KIM THÀNH
Khoa : Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại Ngữ
TÓM TẮT
Ngôn ngữ là một phạm trù rộng lớn, nó được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau tùy vào đối
tượng sử dụng. Và giới trẻ hiện nay, trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống (ngôn ngữ chuẩn mực)
đã hình thành và phát triển một thứ ngôn ngữ cho riêng mình. “Ngôn ngữ của giới trẻ” là một
loại ngôn ngữ chứa đựng nhiều đặc trưng riêng biệt và nó không ngừng biến đổi.
Giới trẻ Pháp cũng như Việt Nam sẽ có nhiều biến thể khác nhau trong ngôn ngữ của mình.
Để hiểu được tất cả những điều đó đối với người bản xứ đã là một khó khăn và đặc biệt đối
với người học tiếng Pháp thì càng phức tạp hơn. Do đó, đề tài sẽ trình bày rõ ràng về những
đặc trưng, những biểu hiện của loại ngôn ngữ này trong giới trẻ Pháp. Đồng thời, dựa trên cơ
sở của tiếng Pháp, việc đối chiếu so sánh trong tiếng Việt sẽ nêu lên được sự giống nhau và
khác nhau trong cách hình thành loại hình ngôn ngữ này.
ABSTRACT
Language is a huge catergory, manifested in many forms depending on the user's purpose.
With the youth, based on the traditional language (standard language), they can create and
develop their own language."The youth's language" is one of them with its own characteristics
and likelihood to change.
There are no doubt modifications in the language used by the French or Vietnamese young
people. This may cause problem to native speakers, especially those who study French. Base
on the French language and in comparison with Vietnamese, this paper shows the differences
as well as similarities in the way this language is formed.
1. Mở đầu
Từ lâu, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã xác nhận sự biến đổi của ngôn ngữ ngày càng
trở nên phong phú. Ngôn ngữ là một phạm trù rộng lớn, nó đƣợc biểu hiện dƣới nhiều dạng
khác nhau tùy vào đối tƣợng sử dụng. Và giới trẻ hiện nay, trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống
(ngôn ngữ chuẩn mực) đã hình thành và phát triển một thứ ngôn ngữ cho riêng mình. “Ngôn
ngữ của giới trẻ” là một loại ngôn ngữ chứa đựng nhiều đặc trƣng riêng biệt và nó không
ngừng biến đổi.
Đề tài này nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ mà giới trẻ sử dụng hiện nay đƣợc phân
tích dựa trên các đoạn hội thoại, thảo luận hằng ngày hay trên các kênh thông tin trực tuyến (
diễn đàn, nhật ký cá nhân, chat …). Tuy những cứ liệu này không phải là cơ sở lí tƣởng và đủ
tin cậy nhƣng đây là giải pháp duy nhất mà chúng tôi có thể lựa chọn để có thể hoàn thành đề
tài của mình.
Với nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng trong một chừng mực nào đó có thể giúp sinh
viên học tiếng Pháp, những ngƣời có quan tâm đến tiếng Pháp cũng nhƣ tiếng Việt có thể dễ
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
276
dàng hiểu rõ hơn về một loại hình ngôn ngữ mới xuất hiện và ngày càng phổ biến trong đại bộ
phận giới trẻ hiện nay.
Và đối với bản thân thì nhóm nghiên cứu đề tài muốn bổ sung và hoàn thiện hơn kiến
thức ngôn ngữ của mình.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý thuyết :
Phần này gồm 2 chƣơng, trong chƣơng đầu thì cơ sở lý thuyết đƣợc nêu ra là những
khái niệm về “ngôn ngữ”(ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói) và “giới trẻ”. Đây là những yếu tố
quan trọng góp phần tạo nên một ngôn ngữ đa dạng và muôn hình muôn vẻ, đó là “ngôn ngữ
của giới trẻ” hiện nay. Ngoài ra, do đề tài có sự đối chiếu so sánh với tiếng Việt nên nhóm
chúng tôi trình bày những đặc trƣng trong ngôn ngữ giới trẻ Pháp và cả Việt Nam.
Chƣơng thứ hai đƣợc chia làm hai phần. Phần một, chúng tôi thảo lên bốn tiêu chí để
tiến hành phân tích những nét tiêu biểu, đặc trƣng ở ngôn ngữ giới trẻ Pháp, đó là :
- Tiêu chí ngữ âm.
- Tiêu chí ngữ pháp. (hình thái học và cú pháp học)
- Tiêu chí từ vựng.
- Tiêu chí văn hóa.
Phần hai chúng tôi đề cập đến các phƣơng thức biểu hiện của dạng ngôn ngữ này qua
các hiện tƣợng thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ : đảo từ, tiếng lóng, từ vay mƣợn…..Ở mỗi hiện
tƣợng, chúng tôi khái quát những nét đặc trƣng, cách hình thành, cách nhận biết.
2.2 Phân tích :
Dựa trên cơ sở lý thuyết và với những cứ liệu ngôn ngữ ( corpus ) đã tìm đƣợc, chúng
tôi tiến hành phân tích những phát ngôn ( énoncé ) của giới trẻ Pháp cũng nhƣ Việt Nam
thƣờng dùng trên các kênh thông tin nhƣ diễn đàn của giới trẻ ( forum ), trang nhật ký cá nhân
trực tuyến ( page personnelle, blog ) hay qua các đoạn hội thoại hằng ngày trên mạng thông
qua phần mềm Yahoo!Messenger, Windows Live Messenger….Qua đó, chúng tôi nhận thấy
đƣợc, ngôn ngữ mà giới trẻ Pháp đang sử dụng là sự biến tấu của ngôn ngữ truyền thống (
langue standard ) dựa vào việc sử dụng các phƣơng thức ngôn ngữ nhƣ :
- Verlan ( nói ngƣợc, nói lái )
- Argot ( tiếng lóng )
- Expression sublimant de la violence ( liên tƣởng từ các hình ảnh bạo lực )
- Abréviation ( viết tắt )
Ngoài ra, trong tiếng Việt, giới trẻ hiện nay đang hình thành một loại “ chữ cái ” từ các
biểu tƣợng ( symbol ) hay các ký tự ASCII trong ứng dụng văn phòng Microsoft Word thay
thế các bảng mẫu chữ cái truyền thống :
- A = Cl hoặc 4
- B = 3 hoặc ß,
- C = (
- D = ])
- ….
3. Kết luận
Theo kết quả mà chúng tôi thống kê đƣợc thì giới trẻ ở Pháp cũng nhƣ Việt Nam sử
dụng “ngôn ngữ ” của mình khi giao tiếp là khá tƣơng đồng. Với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học truyền thông, giới trẻ đã sử dụng “ ngôn ngữ ” này một cách phổ biến và coi nó nhƣ
một trào lƣu của xã hội ngày nay. Phải chăng, việc sử dụng một cách biến tƣớng ngôn ngữ nhƣ
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
277
thế sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của ngôn ngữ truyền trống ( ngôn ngữ chuẩn mực ) ? Tuy
nhiên, một điểm cần lƣu ý chính là nhờ vào việc tạo ra một loại hình ngôn ngữ mới đƣợc sử
dụng nhƣ hiện nay đã thể hiện đƣợc sự sáng tạo rất đa dạng và phong phú của giới trẻ ngày
nay.
Tất cả những thông tin mà chúng tôi vừa trình bày ở trên đây chỉ là những kết quả
đƣợc tìm thấy từ các cứ liệu mà chúng tôi tìm đƣợc. Mặt khác, những đối tƣợng trên các cứ
liệu nghiên cứu của chúng tôi xuất thân từ nhiều tầng lớp và nguồn gốc khác nhau nên kết quả
tìm đƣợc chƣa có độ chính xác cao. Vì vậy, những kết quả này chắc chắn sẽ không có giá trị
trong một số trƣờng hợp. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này cũng cung cấp cho chúng ta thấy
đƣợc sự phong phú trong cách sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là ở giới trẻ ngày nay.
Chúng tôi hi vọng, trong tƣơng lai sẽ có cơ hội thực hiện một nghiên cứu sâu hơn về đề
tài này, qua đó chúng tôi có thể đƣa ra đƣợc kết quả và câu trả lời thỏa đáng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Meritt Ruhlen (1997), L’origine des langues, Édition Belin.
[2] Yves CORTEZ ( 2002 ), Le francais que l’on parle, Édition de l’Harmattan.
[3] Anne Reboul, Jacques Moeschler (1998), La pragmatique aujourd’hui, Édition du Seuil.
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
[10]
[11]