Nhưng nhà thờ cổ kính ở Việt nam
Nhà thờ
Vinh Sơn
Tây Ninh
1. Nhà thờ Phú Thượng - Đà Nẵng
Nằm trên đường 605, từ ngã ba Hòa Khánh đi Bà Nà, cách
Đà Nẵng khoảng 20 km về phía tây, thuộc địa phận xã Hòa
Sơn, huyện Hòa Vang là Giáo xứ Hòa Sơn. Giáo xứ được
thành lập vào năm 1876, do các linh mục người Pháp dòng
thừa sai xây dựng
Giáo xứ bao gồm hai xứ đạo với 6 nhà thờ, 2 nhà nguyện
tạo thành một quần thể kiến trúc công giáo độc đáo; trong
đó nhà thờ lớn, cổ nhất là nhà thờ Phú Thượng. Hoàn
thành năm 1887, nhà thờ Phú Thượng toát lên vẻ cổ kính,
trầm mặc. Hiện nay, nhà thờ đang được trùng tu để thay
thế các cột gỗ giữa nhà thờ đã bị mối mọt làm hư hại bằng
các dầm bằng bêtông. Đối diện nhà thờ Phú Thượng có
một khuôn viên dành cho dòng tu kín Phao-lô.
2. Nhà thờ con gà - Đà Lạt
Nhà thờ Chánh toà của Ðà Lạt được dân địa phương quen
goi là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con
gà lớn. Biểu tượng con gà có ý nhắc nhở, cảnh tỉnh và mời
gọi ăn năn.
Nhà thờ được xây dựng từ năm 1931 đến năm 1942 mới
hoàn thành, là một trong những công trình kiến trúc tiêu
biểu và cổ xưa nhất của Ðà Lạt, có chiều dài 65m,
rộng14m, tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp
chuông của nhà thờ du khách có thể nhìn thấy mọi nơi của
thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi
Langbiang. Phần áp mái trang trí bằng 70 tấm kính màu
chế tạo từ Pháp, làm cho khung cảnh thánh đường thêm
phần huyền ảo, thể hiện một nét trong kiến trúc nhà thờ
Châu Âu thời Trung cổ. Vào dịp Giáng sinh hàng năm, nơi
đây thu hút rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến dự
lễ tham quan. Giám mục đương nhiệm là Phêrô Nguyễn
Văn Nhơn
3. Nhà thờ Trà Cổ - Quảng Ninh
Vị trí: Nhà thờ Trà Cổ thuộc phường Trà Cổ, thị xã
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Đặc điểm: Nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 19 và
được trùng tu lại năm 1995. Nhà thờ có hàng trăm
bức phù điêu và một quả chuông 80 năm tuổi.
Được xây dựng từ những năm 1880, nhà thờ Trà
Cổ khá đồ sộ và có kiến trúc đẹp. Trong nhà thờ
có một chuông cổ có từ 80 năm trước. Sau một
thời gian bị hư hỏng, đến năm 1995 nhà thờ được
sửa chữa lớn. Hàng trăm bức phù điêu được khôi
phục, trả lại cho nhà thờ dáng vẻ cổ kính như xưa.
Nhà thờ là điểm tham quan nổi tiếng của vùng Trà
Cổ, Móng Cái.
4. Nhà thờ Thánh Jeanne d' Arc - TP HCM
Vị trí: 116B Hùng Vương, phường 9, quận 5, Tp. Hồ Chí
Minh.
Ðặc điểm: Nhà thờ Thánh Jeanne d' Arc được kiến trúc
theo Tây phương, kiểu Gothique, toạ lạc trên nghĩa trang
Hoa Kiều (người Pháp gọi là Plaine des tombeaux). Nhà
thờ được khởi công xây dựng năm 1922 và khánh thành
5/1928.
Những thập niên đầu thế kỷ 20, vùng Chợ Lớn rất phồn
thịnh. Dân chúng chuyển về đây sinh sống ngày một đông.
Giáo dân người Việt cũng theo đà phát triển kinh tế mà gia
tăng. Vào thời điểm này, cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh
Hướng đã cất một ngôi thánh đường với danh hiệu là
Jeanne d' Arc. Người dân thường gọi là "Nhà thờ Ngã
Sáu", vì gần nhà thờ có ba con đường Nguyễn Tri
Phương, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh đan chéo nhau
chia thành sáu hướng đi
•
5. Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình
•
Nhà thờ Phát Diệm thuộc địa phận thị trấn Phát Diệm huyện Kim
Sơn tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội 130 km về phía Nam, được xây
dựng vào những năm 1875 - 1899.
•
Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do
Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ đá được xây dựng trong suốt thời
gian 24 năm liên tục, với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông
của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn
tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới
Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công. Kim Sơn vốn là
vùng đất mới khai khẩn, trước đây rất lầy lội, để xử lư độ lún của
khu đất trước khi xây dựng người ta đã chuyển cả một quả núi nhỏ
cách 40 km về Phát Diệm, khách về thăm nhà thờ còn thấy núi Sọ,
đấy chính là một phần của trái núi đã được dân rời về Phát Diệm. Ở
phía bắc khu nhà thờ đá Phát Diệm có 3 hang đá được tạo bằng
những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên.
Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất. Nhà thờ đá Phát Diệm, một
công trình kiến trúc độc đáo có một không hai ở Việt Nam. Các
công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ nhưng hài hòa với cảnh vật
thiên nhiên, mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông.
•
6. Nhà thờ Đức Bà - TP HCM
•
Nhà thờ Ðức Bà còn gọi là nhà thờ Lớn thành
phố Hồ Chí Minh, một công trình kiến trúc lớn ở
quảng trường công xã Pari, trung tâm thành
phố, với hai tháp chuông cao 40 mét.
•
Nhà thờ được khởi công xây dựng ngày 7 tháng
10 năm 1877, một cha cố người Pháp tên là
Colombert đã đặt viên đá đầu tiên và khánh
thành ngày 11 tháng 4 năm 1880. Nhà thờ được
xây dựng theo bản đồ án thiết kế vẽ từ bên
Pháp, do kỹ sư người Pháp tên là Baurad chỉ
huy thi công với tổng số tiền là hai triệu rưỡi
franc lúc bấy giờ.
•
7. Nhà thờ lớn - Hà Nội
• Nhà thờ lớn hay nhà thờ St. Joseph, Hà Nội
Xây dựng trên khu đất cao vốn là chân tháp Bảo
Thiên nổi tiếng của Thăng Long có từ thời Lý
Thánh Tông (1054 - 1072).được xây dựng theo
dòng kiến trúc Gôtic, khánh thành đúng vào Lễ
Giáng sinh năm 1887. Nhà thờ Lớn Hà Nội là sự
tiêu biểu và đặc trưng nhất của nghệ thuật kiến
trúc Gô tích thời Trung Cổ ở châu âu với những
mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên đỉnh trời,
đón ánh sáng.
• Lối kiến trúc này luôn cho người xem ấn tượng
về một không gian tôn giáo uy nghiêm. Nhà thờ
Lớn lại nhộn nhịp đón chào một mùa Giáng sinh
mới cùng bao lời cầu ước tốt đẹp cho cuộc đời
•
8. Nhà thờ Cửa Bắc - Hà Nội
• Nhà thờ Cửa Bắc Hiện Nhà thờ ở 56 phố Phan
Đình Phùng, quận Ba Đình, xây dựng ở Cửa
Bắc thành Thăng Long vào năm 1931 - 1932, do
một linh mục, kiến trúc sư người Pháp tên là Đô-
pô-lit (tên Việt gọi đó là Cố Hương) thiết kế theo
kiểu hình chữ nhật (kiến trúc Ba-xi-la-va), kết
hợp phong cách Á - Âu, không tuân theo quy tắc
đối xứng, mà lệch với tháp chuông cao ở bên
phải và cân bằng với mái vòm ở trung tâm.
•
Nhà thờ Cửa Bắc không chỉ là một địa chỉ tôn
giáo mà còn là một công trình kiến trúc có nhiều
nét độc đáo, tạo thêm điểm chấm phá trong
không gian đô thị Hà Nội.
•
9. Nhà thờ đá cổ Sapa
• Dấu ấn kiến trúc của người Pháp còn lại
vẹn toàn nhất đó là nhà thờ đá Sa
Pa.Ngôi nhà thờ này nằm ngay giữa
Trung tâm thị trấn. Phía trước là một sân
vận động rộng. Hằng ngày, người dân tộc
tập trung đông đúc ở đây mua bán, trao
đổi hàng hóa. Đây cũng chính là nơi mà
thứ 7 hàng tuần réo rắt tiếng khèn gọi bạn
của những đôi trai gái trong phiên chợ tình
mang đầy nét văn hóa dân tộc và hơi thở
núi rừng
Cuộc Sống Việt -
theo WEDO