Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới hai tuổi vùng dân tộc thiểu số Huyện Darkrong, tỉnh Quảng Trị năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.96 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
******






BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ








Tên đề tài :

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ EM
DƯỚI HAI TUỔI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN DARKRONG,
TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2010







Chủ nhiệm đề tài: Ts.Lê Thị Hương













Hà Nội tháng 5 năm 2010
1
MỤC LỤC
1
ĐẶT VẤN ĐỀ 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 5
1.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 5
1.1.1. Nguyên nhân của SDD 5
1.1.2. Phân loại SDD 5
1.2. Tổng hợp một số nghiên cứu liên quan 6
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới. 6
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 6
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 U
2.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu. 8
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu. 8
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 8
2.2. Đối tượng nghiên cứu 8
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 8
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 8

2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 8
2.3.3. Thu thập thông tin 9
2.3.4. Biến số và Chỉ số nghiên cứu 9
2.4. Sai số và khống chế sai số 11
2.5. Xử lý số liệu. 12
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. 12
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU … …………………………………13
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. 13
3.2. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi 14
3.3. KT và TH chăm sóc trẻ em. 16
3.3.1. KT và TH của bà mẹ về việc NCBSM. 16
3.3.2. KT và TH của các bà mẹ về việc cho trẻ ABS. 17
3.3.3. Chăm sóc trẻ khi trẻ bị bệnh. 19
3.4. Mối liên quan giữa TTDD và một số yếu tố ………………… ….20

2
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 23
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 23
4.2. KT và TH về NCBSM. 23
4.3. KT và TH cho trẻ ABS 25
4.4. Mối liên quan giữa TTDD và một số yếu tố 25
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 27
1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 27
2. Thực hành nuôi dưỡng trẻ. Error! Bookmark not defined.
3. Mối liên quan Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG VI: KHUYẾN NGHỊ 28
PHỤ LỤC 31
















3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ABS:
BSMHT:
Ăn bổ sung
Bú sữa mẹ hoàn toàn
CC/T: Chiều cao/tuổi
CN/CC: Cân nặng/chiều cao
CN/T: Cân nặng/tuổi
CNSS: Cân nặng sơ sinh
HAZ: Z-Score chiều cao theo tuổi
KT: Kiến thức
NCBSM: Nuôi con bằng sữa mẹ
NCHS: National Center for Health Statistic (Quần thể tham
chiếu chuẩn của Hoa Kỳ)
SDD : Suy dinh dưỡng
TH: Thực hành
TTDD: Tình trạng dinh dưỡng

UNICFF: Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
WAZ: Z-Score cân nặng theo tuổi
WHO: World Health Oganization (Tổ chức Y tế thế giới)
WHZ:

Z-Score cân nặng theo chiều cao



4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, SDD Protein-năng lượng vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ
cộng đồng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [7], [12, [20].
SDD không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến
sự phát triển tinh thần, trí tuệ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội [7]. Do
vậy, vấn đề dinh dưỡng trẻ em được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm nghiên
cứu để tìm các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của
trẻ em.
Nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật của trẻ có thể phòng và cải thiện được
nếu được điều chỉnh đúng, kịp thời. Nếu các bà mẹ được trang bị những kiến
thức (KT) và kỹ năng nuôi trẻ có khoa học đứa trẻ sẽ được chăm sóc và phát
triển tốt cả về thể chất và tinh thần. Còn ngược lại khi bà mẹ thiếu KT và kỹ
năng chăm sóc trẻ sự phát triển của trẻ sẽ không được đầy đủ, không những
thế trẻ còn đối mặt với những nguy cơ không đáng có về sức khoẻ.
Dakrong là một huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía tây của
tỉnh Quảng Trị, là vùng chủ yếu có người các dân tộc thiểu số sinh sống. Đây
là khu vực có tỷ lệ SDD cao của tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ SDD tới tháng 6 năm
2009 của Dakrong là 36,6%. Các nghiên cứu về TTDD của trẻ em và KT, TH
dinh dưỡng của các bà mẹ dân tộc thiểu số còn rất ít, vì vậy, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này với mục tiêu như sau:

Mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi vùng dân tộc thiểu số
tại huyện Dakrong tỉnh Quảng Trị năm 2010.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới
2 tuổi vùng dân tộc thiểu số tại huyện Dakrong tỉnh Quảng Trị năm
2010.

5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ
SDD Protein-năng lượng để lại hậu quả trực tiếp là trẻ chậm phát triển
về thể chất và tinh thần và nặng hơn nữa có thể dẫn đến tử vong. Hàng năm
trên thế giới có khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở các nước phát
triển và một cách trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến nguyên nhân do
SDD [22]. Tại Việt Nam, năm 1985 tỷ lệ SDD là 51.5%, nhưng những năm
gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội và sự triển khai có hiệu quả
của chương trình phòng chống SDD trẻ em, tỷ lệ SDD của trẻ em đã giảm
xuống một cách đáng kể xuống còn 25.2% năm 2005 [13]. Tốc độ này trong 5
năm qua khoảng 2% một năm và được coi là quốc gia duy nhất trong khu vực
đạt tốc độ giảm SDD nhanh theo tiến độ của WHO và UNICEF[13].
1.1.1. Nguyên nhân của SDD
- Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng: (i) Mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa
phải nuôi nhân tạo bằng sữa bò pha loãng hoặc nước cháo có đường; (ii)
ABS quá sớm hoặc quá muộn; (iii) Cai sữa sớm.
- Nhiễm khuẩn: (i) SDD hay gặp ở những trẻ sau khi bị mắc các bệnh
nhiễm khuẩn như viêm phổi, ỉa chảy, lao, giun sán… do trẻ biếng ăn nôn
trớ; (ii) SDD làm tăng tính cảm thụ của cơ thể với nhiễm khuẩn và nhiễm
khuẩn có thể làm SDD nặng hơn.
- Các yếu tố khác: (i) Cân nặng sơ sinh thấp; (ii) Dị tật bẩm sinh; (iii) Điều
kiện gia đình; (iv) Gia đình đông con; (v) Dịch vụ chăm sóc y tế kém.

1.1.2. Phân loại SDD
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các chỉ tiêu thường
dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều
cao theo tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC).
WHO khuyến cáo sử dụng quần thể tham chiếu WHO 2005 để đánh giá
TTDD của trẻ. TTDD của trẻ được đánh giá bằng CN/T, CC/T, CN/CC dựa
vào số trung bình và độ lệch chuẩn của quần thể WHO 2005. Điểm ngưỡng
<2 độ lệch chuẩn (< -2SD) so với quần thể WHO 2005 để đánh giá trẻ bị
SDD.

6
Nếu dựa và Z- Score (điểm –Z), có thể tính theo công thức:


 Theo chỉ tiêu CN/T:

-Từ dưới -2SD đến -3SD là SDD thể nhẹ cân .
-Từ dưới -3SD là nhẹ cân trầm trọng
KÝch th−íc ®o ®−îc - sè trun
g
b×nh cña
q
uÇn thÓ tham chiÕu

§é lÖch chuÈn cña quÇn thÓ tham chiÕu
Z- Score =
 Theo chỉ tiêu CN/CC: Dưới -2SD là gầy còm.
 Theo chỉ tiêu CN/T: Dưới -2SD là còi cọc.
1.2. Tổ
ng hợp một số nghiên cứu liên quan

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy xu hướng NCBSM ở
các khu vực đều có chiều hướng tăng lên 98% trẻ ở châu Phi, 96% trẻ ở châu
Mỹ và 90% trẻ ở Nam Mỹ được NCBSM [15], [21].
Ở châu Phi tỷ lệ được bú sữa mẹ đến 12 tháng dao động khoảng 55%
đến 85%. Nhìn chung tỷ lệ NCBSM cao ở các vùng nông thôn và ở nhóm các
bà mẹ thành thị có kinh tế thấp. Trong số 23 nước ở châu Phi việc cho trẻ
ABS thường bắt đầu sớm trong vòng 2-4 tháng tuổi [14].
Nghiên cứu tại nước láng giềng Trung Quốc chỉ ra sự khác biệt về TH
nuôi con là rất khác nhau giữa các vùng, các dân tộc, các nền văn hóa và phụ
thuộc vào nguồn thực phẩm. Ở vùng nông thôn phía Bắc của Trung Quốc,
trứng, đậu là nguồn thức ăn phổ biến để cung cấp đạm cho trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ, trong khi cá và thịt là rất hiếm ở đây. Sau khi điều chỉnh chế độ ăn cho
trẻ dựa vào nguồn thức ăn phổ biến tại địa phương thì đã có sự thay đổi đáng
kể về TH nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ tại đây [23].
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 các nghiên cứu về NCBSM và cho
trẻ ABS đã được triển khai ở nhiều vùng trong cả nước. Đào Ngọc Diễn,

7
Nguyễn Trọng An và cộng sự năm 1983 đã nghiên cứu 500 trẻ nhỏ hơn 5 tuổi
tại vùng nông thôn, nội thành Hà Nội. Kết quả cho thấy hầu hết trẻ được bú
mẹ sau 2-3 ngày, tỉ lệ trẻ bú mẹ trong vòng 24 giờ đầu chỉ đạt 15,8% ở nội
thành và 35,5% ở nông thôn cho cả hai nhóm đủ và thiếu sữa mẹ. Từ 68%-
97% trẻ ăn thêm trong 4 tháng đầu. Thời gian cai sữa trung bình là 12 tháng
trong đó 13,4% trẻ cai sữa trước 12 tháng [2].
Một nghiên cứu khác cũng của tác giả Dương DV và cộng sự trong năm
2005 cho thấy tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn (BSMHT) là rất cao tại tuần
thứ nhất (83.6%) nhưng cũng giảm nhanh chóng vào tuần 16 với 43.6%
trường hợp và đến tuần thứ 24 thì chỉ còn lại 2 bà mẹ. Các yếu tố như trình độ

văn hóa mẹ, quyết định của mẹ trong việc cho con bú, cảm giác của bà mẹ khi
cho con bú trước người khác, nghề nghiệp của bố, thói quen nuôi dưỡng của
bố và có đủ lượng sữa là những yếu tố có ảnh hưởng đến TH NCBSM [16],
[17], [18].
Tác giả Lê Thị Hợp và cộng sự tiến hành nghiên cứu về liệu cho ABS
sớm có liên quan đến sự kém phát triển của trẻ em Việt Nam không? Kết quả
cho thấy mặc dù 87.1% bà mẹ NCBSM trong ít nhất một năm nhưng chỉ có
3.3% trẻ được BSMHT trong 4 tháng đầu. Tác giả cũng nhận thấy việc
NCBSM không hoàn toàn và trẻ cai sữa sớm sẽ lớn chậm hơn những trẻ được
NCBSM hoàn toàn. Từ 1-3 tháng, trẻ BSMHT sẽ phát triển tốt cả về cân nặng
và chiều cao. Từ 3-6 tháng, trẻ BSMHT cũng sẽ có sự phát triển về cân nặng
nhanh hơn và từ 6-12 tháng có sự phát triển về chiều cao nhanh hơn so với
nhóm bà mẹ không NCBSM hoàn toàn hoặc cai sữa sớm [19].
Các nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương được thực hiện tại Cẩm Thủy,
Lang Chánh, Thanh Hóa và Hải Lăng, Quảng Trị năm 2007 và 2008 cho thấy
tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh là khá cao (gần
90%). Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ được BSMHT đến 4 tháng ở Cẩm Thủy là 23%,
Lang Chánh là 17.8% và Hải Lăng là 27.5% và đến 6 tháng là 19%, 8.6% và
18.3%. Trong số trẻ đã được ABS có 28.1%, 53.7% và 31.9% số trẻ tương
ứng tại ba địa phương được cho ABS sớm trước 4 tháng tuổi. Có mối liên

8
quan giữa SDD và trình độ học vấn của mẹ, và tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp
trong hai tuần qua [4], [5].

9
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành huyện Dakrong, tỉnh Quảng Trị.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành từ tháng 10/2009-5/2010.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ em dưới 2 tuổi trên địa bàn nghiên cứu.
- Bà mẹ có con dưới 2 tuổi (mẹ của những trẻ đã được chọn) đang có mặt
tại địa bàn trong thời gian nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu:
- Cỡ mẫu được tính toán cho một nghiên cứu mô tả cắt ngang theo công
thức sau:
n=Z
2
1-α/2

Trong đó:
n = Mẫu nghiên cứu.
p = 0,36 là tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi trung bình tại
huyện. nghiên cứu (ước tính theo số liệu báo cáo năm 2008 của Sở Y tế
Quảng Trị).
d = 0,05 là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu (p) và tỷ lệ
của quần thể (P).
α: Mức ý nghĩa thống kê, chọn α=0.05 ứng với độ tin cậy là 95%.
Z
1- α /2
= 1.96 là giá trị của hệ số giới hạn tin cậy ứng với


α = 0,05 với độ tin
cậy là 95%.

10
Từ công thức trên ta tính được n = 355, cộng thêm 10
% dự phòng đối
tượng nghiên cứu sẽ
từ chối. Sau khi làm tròn cỡ mẫu cho nghiên cứu sẽ là
390 trẻ dưới 2 tuổi và các bà mẹ của trẻ.
Phương pháp chọn mẫu.
Theo phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn I: Chọn chủ đích huyện Dakrong thuộc tỉnh Quảng Trị.
- Giai đoạn II: Trong 87 thôn ở 11 xã có người dân tộc thiểu số sinh sống
của huyện Dakrong chúng tôi lấy ngẫu nhiên 35 thôn.
- Giai đoạn III (chọn đối tượng nghiên cứu): T
ừ 35 thôn đã chọn danh
sách trẻ dưới 2 tuổi sẽ được lập với đầy đủ các thông tin về ngày tháng
năm sinh và
giới tính. Dựa trên danh sách trẻ dưới 2 tuổi (được lập trước
thời điểm điều tra) của các thôn được chọn, tiến hành chọn mẫu theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với khoảng cách mẫu k =
N/n (k là khoảng cách mẫu; N là tổng số trẻ dưới 2 tuổi của các thôn đã
chọn; n là cỡ mẫu cho nghiên cứu). Tiến hành chọn mẫu cho tới khi đủ
số lượng trẻ là 390 trẻ thì thôi. Trường hợp nếu trẻ được lựa chọn không
đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia nghiên cứu thì lấy trẻ kế tiếp ngay sau
trẻ được chọn trong bảng danh sách.
2.3.3. Thu thập thông tin
- Đo các chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao) của các trẻ dưới 24 tháng tuổi
đã được lựa chọn.
- Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ là mẹ của các trẻ đã được lựa chọn bằng bộ

phiếu phỏng vấn.
2.3.4. Biến số và Chỉ số nghiên cứu
Mục tiêu Nhóm biến số Tên biến
Phương
pháp
thu thập
1. Đánh giá
tình trạng
di h d

Thông tin của mẹ.
Xếp diện hộ nghèo.
Phỏng
vấn
b

b


11
Tuổi trung bình.
Trình độ văn hóa.
Số con.
Nghề của mẹ.
Hộ nghèo.
Tình trạng kinh tế, hộ
gia đình.
Tình trạng thiếu ăn trong
năm qua.
Tuổi của trẻ.

Cân nặng trẻ. Đo
Các thông tin về trẻ.
Chiều cao trẻ. Đo
2. Mô tả các
yếu tố liên

KT và TH của bà mẹ
trong việc cho trẻ bú
sớm sau sinh và cho bú
sữa non.
Thời gian cho trẻ bú sau khi
sinh.
Phỏng
vấn


12
Cho trẻ bú sữa non sau khi
sinh.
Cho trẻ ăn thức ăn khác
trước khi cho trẻ bú sữa mẹ
lần đầu tiên.
Lý do cho ăn trước khi cho
bú.
KT và TH cho trẻ
BSMHT trong 6 tháng
tuổi với tình trạng dinh
dưỡng.
Thời gian cho trẻ BSMHT.
Thời gian bắt đầu cho ABS. KT và TH cho trẻ ABS

của bà mẹ với TTDD
của trẻ.
Số bữa ABS.
Cho bú khi trẻ bị tiêu chảy.
Đáp ứng của mẹ với việc
chăm sóc trẻ tiêu chảy.
Chăm sóc khi trẻ bị
tiêu chảy/viêm đường
hô hấp.
Đáp ứng của mẹ với việc
chăm sóc trẻ ho, sốt.
Một số mối liên quan.
Mối liên quan giữa TTDD
và một số yếu tố.

2.4. Sai số và khống chế sai số
Các loại sai số có thể gặp: Sai số nhớ lại trong quá trình thu thập thông
tin qua phỏng vấn, sai số kỹ thuật trong quá trình cân cho trẻ.
Cách khống chế:
- Xây dựng bộ câu hỏi dựa trên bộ câu hỏi của WHO về điều tra tình trạng
dinh dưỡng trẻ. Phỏng vấn thử để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi.
- Chọn lựa các điều tra viên có kinh nghiệm trong điều tra dinh dưỡng, có
kinh nghiệm làm việc với người dân tộc thiểu số. Tổ chức tập huấn chi
tiết về bảng hỏi và kỹ thuật cân đo trước khi điều tra. Có bảng kiểm

13
hướng dẫn cho điều tra viên.Trong quá trình điều tra có giám sát viên
tham gia giám sát.
2.5. Xử lý số liệu
- Làm sạch số liệu từ phiếu.

- Nhập số liệu bằng phần mềm EPI DATA và xử lý số liệu bằng phần
mềm STATA.
- Lập các bảng, biểu đồ để trình bày kết quả nghiên cứu.
- Test Chi-square (
χ
2
) để kiểm định sự khác biệt của hai tỷ lệ; T-test để
kiểm định sự khác biệt của hai giá trị trung bình.
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Tất cả những người tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện và được
đọc bản thỏa thuận nghiên cứu được xây dựng theo hướng dẫn về đạo đức
trong nghiên cứu tuân thủ 3 nguyên tắc của đạo đức nghiên cứu là tôn trọng
con người, làm việc thiện và sự công bằng.














14
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Đặc điểm của các bà mẹ.
Đặc điểm Phân chia n (391) % (95%CI)
Tuổi trung bình 25.6±5.9
Mù chữ 199 50.9 (45.9;55.9)
Cấp I 64 16.3 (12.7;20.1)
Cấp II 102 26.1 (21.7;30.5)
Cấp III 17 4.4 (2.4;6.4)
Trình độ văn hoá
Trên cấp III 9 2.3 (0.8;2.8)
Làm ruộng/ Làm rẫy 367 93.9 (91.3;93.6)
Cán bộ/Công nhân 6 1.5 (0.3;2.7)
Nội trợ 5 1.3 (0.1;2.5)
Buôn bán 7 1.8 (0.8;3.2)
Nghề nghiệp

Khác 6 1.5 (0.3;2.7)


- Tuổi trung bình của các bà mẹ là 25.6 ± 5.9.
- Đa số các bà mẹ mù chữ hoặc chỉ học hết cấp I (chiếm tổng cộng 67.2%).
- Nghề nghiệp của các bà mẹ chủ yếu là làm ruộng/làm rẫy chiếm 93.9%.
- Nhóm các bà mẹ có 3 con trở lên chiếm 39.9%.
Bảng 3.2: Đặc điểm của trẻ.
Đặc điểm Phân chia n (391) % (95%CI)
0-5 tháng 105 26.9 (22.5;31.3)
6-11 tháng 99 25.3 (21.0;29.6)
12-17 tháng 91 23.3 (19.1;27.5)
18-24 tháng 96 24.6 (20.3;28.9)

Nhóm tuổi

Tổng 391 100
Nam 192 49.1 (44.1;54.1)
Giới tính
Nữ 199 50.9 (45.9;55.9)
Dưới 2500(g) 41 16.6 (12.9;20.3)
CNSS (n = 247)
≥ 2500 (g) 206 83.4 (79.7;87.1)


15
Phân bố nhóm tuổi nghiên cứu tương đối đồng đều, thấp nhất là nhóm 12-17
tháng (23.3%) và cao nhất là nhóm 0-5 (26.9%).
Tỷ lệ trẻ nam chiếm 49.1%, tỷ lệ trẻ nữ chiếm 50.9%.
Tỷ lệ trẻ em khi sinh ra có CNSS dưới 2500(g) chiếm 16.6%.
Bảng 3.3: Tình trạng kinh tế gia đình.
Tình trạng kinh tế gia đình (n=391) N (391) % (95%CI)
Hộ nghèo (Theo phân loại của địa phương) 136 34.8 (30.1;39.5)
Thiếu gạo ăn trong năm vừa qua 255 65.2 (60.3;69.7)

Tỷ lệ hộ gia đình thiếu gạo ăn trong năm qua rất cao, chiếm 65.2%. Tỷ lệ hộ
nghèo theo phân loại của địa phương là 34.8%.

3.2. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi
Bảng 3.4: Trung bình cân nặng, chiều cao và chỉ số Zscore của trẻ phân theo
giới.
Mean± SD Tổng
(n=391)
Nam (n=192) Nữ
(n=199)
p (t –test)

Cân nặng (kg) 7.3±1.8 7.6±1.8 7.1±1.7 >0.05
Chiều cao (cm) 68.4±7.8 68.9±7.7 68.0±7.9 >0.05
WAZ (Zscore) -1.6±1.2 -1.5±1.2 -1.6±1.3 >0.05
HAZ (Zscore) -1.7±1.6 -1.7±1.5 -1.7±1.7 >0.05
WHZ (Zscore) -0.8±1.1 -0.6±1.1 -0.8±1.0 >0.05

Cân nặng và chiều cao trung bình của hai giới là tương đương nhau (p>0.05).
Cân nặng trung bình của hai giới là 7.3±1.8 (kg) và chiều cao trung bình của
hai giới là 68.4±7.8 (cm). Các chỉ số Zscore (WAZ, HAZ,WHZ) của trẻ cũng
khá đồng đều giữa hai giới (p>0.05). Chỉ số Zscore WAZ trung bình của hai
giới (-1.6±1.2), chỉ số HAZ trung bình của hai giới (-1.7±1.6), và chỉ số
Zscore WHZ trung bình của hai giới là (-0.8 ± 1.1).

16


Biểu đồ 3.1: Phân bố loại SDD
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 35.2%, tỷ lệ SDD thể thấp còi là 41.7% và tỷ lệ
SDD thể gầy còm là 12.8%.
39.6
52.7
36.2
51.1
67.5
9.5
13.1
11
12.9
32.3
18.1

18.4
0
10
20
30
40
50
60
70
80
<6 tháng 6-11 tháng 12-17tháng 18-24 tháng
Tỷ lệ %
Nhẹ cân
Thấp còi
Gầy còm


Biểu đồ 3.2: Phân bố loại SDD theo nhóm tuổi

Biểu đồ 3.2 cho thấy là tỷ lệ SDD theo các thể có xu hướng tăng lên
theo các nhóm tuổi, đặc biệt là thể nhẹ cân và thể thấp còi. Với thể nhẹ cân, tỷ
lệ SDD ở nhóm tuổi dưới 6 tháng là 18.1%, tỷ lệ SDD ở nhóm tuổi 6 đến dưới
11 tháng là 32.3%, tỷ lệ này ở nhóm tuổi 12 đến dưới 17 tháng là 51.1%, ở
nhóm tuổi 18 đến 24 tháng là 52.7%. Với thể thấp còi, tỷ lệ SDD ở nhóm tuổi
dưới 6 tháng là 18.4% sau đó tăng dần lên, cao nhất ở độ tuổi 18 đến 24 tháng
tuổi là 67.5%.

17
3.3. Kiến thức và Thực hành chăm sóc trẻ em
3.3.1. Kiến thức và Thực hành của bà mẹ về việc NCBSM

000
0.8
2.0
23.1
74.1
10.6
80.1
1.8
4.1
3.4
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Không
biết/không
trả lời
Sau vài
ngày
Sau 1 ngày Sau 4 giờ Sau 1-4giờ Ngay trong
giờ đầu
sau sinh
Tỷ lệ %

Kiến thức
Thực hành

Biểu đồ 3.3: Kiến thức và Thự hành về thời gian cho trẻ bú lần đầu
sau khi sinh.
Biểu đồ 3.3 cho thấy cả KT và TH về thời gian cho trẻ bú lần đầu sau khi sinh
của các bà mẹ khá tốt. Số bà mẹ có KT và TH cho con bú sớm trong giờ đầu
sau khi sinh với tỷ lệ tương ứng là 74.1% và 80.1%. Lý do của việc bú muộn
là trẻ ngủ, không chịu bú chiếm 35.9%, tiếp đến là mẹ chưa có sữa về chiếm
28.2% còn lại là các lý do khác như mẹ mổ đẻ, mẹ mệt
Có 16.6% các bà mẹ vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú lần đầu tiên với các
lý do là: Vì nghĩ rằng sữa đó không tốt (33.9%); Vì sợ sữa sống, cũ, lạnh
(12.3%); Vì mẹ/người thân khuyên (7.7%); Sợ con đau bụng (29.2%) và lý do
khác (16.9%).

Bảng 3.5 cho thấy đa số các bà mẹ có KT đúng về thời gian cho trẻ BSMHT
(đến 6 tháng tuổi) chiếm 63.4%. Tuy nhiên TH của các bà mẹ rất khác so với
KT. Tỷ lệ bà mẹ cho con BSMHT dưới 1 tháng chiếm tới 33.8%, đến 4 tháng
chỉ là 8.7% đến 5 tháng là 5.0% và số bà mẹ cho con BSMHT đến 6 tháng là
15.7%.

18
Có 12.1% số trẻ đã được cai sữa với thời gian cai sữa trung bình là 12.0 ± 4.2
tháng.
Bảng 3.5: Kiến thức và Thực hành về thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn

Kiến thức (n=391) Thực hành (n=299)
Thời gian BSMHT
N % (95%CI) N % (95%CI)
Dưới 1 tháng

Đến 1 tháng tuổi
Đến 2 tháng tuổi
Đến 3 tháng tuổi
Đến 4 tháng tuổi
Đến 5 tháng tuổi
Đến 6 tháng tuổi
Không biết/không trả lời
1
11
9
12
14
24
248
72
0.3 (-0.2;0.8)
2.8 (1.2;4.4)
2.3 (0.8;3.8)
3.1 (1.4;4.8)
3.6 (1.8;5.4)
6.1 (3.7;8.5)
63.4 (58.6;67.2)
18.4 (14.6;22.2)
101
44
42
24
26
15
47

0
33.8 (28.4;39.2)
14.7 (10.7;18.7)
14.1 (10.2;18.0)
8.0 (4.9;11.1)
8.7 (5.5;11.9)
5.0 (2.5;7.5)
15.7 (11.6;19.8)
0

3.3.2. Kiến thức Thức và Thực hành của các bà mẹ về việc cho trẻ ABS
Bảng 3.6: Kiến thức và Thực hành cho trẻ ABS.
Kiến thức
(n=389)
Thực hành
(n=341)
Ăn bổ sung
N % (95%CI) n % (95%CI)
Ăn càng sớm càng tốt
< 4 tháng
4-6 tháng
>6 tháng
Không biết/Không nhớ
1
38
32
253
65
0.3 (-0.2;0.8)
9.8 (6.8;12.8)

8.2 (5.5;10.9)
65.0 (60.3;69)
16.7 (13.0;20.4)

215
57
68
1
63.0 (57.9;68.1)
16.7 (12.7;20.7)
19.9 (15.7;24.1)
0.3 (-0.3;0.9)

Nhận xét: Bảng 3.6 cho ta thấy đa số các bà mẹ cho rằng nên cho trẻ ABS
trên 6 tháng tuổi là 65.0% và tỷ lệ các bà mẹ cho rằng nên ABS từ 4-6 tháng

19
tuổi là 8.2%. Có 9.8% các bà mẹ cho rằng nên cho trẻ ABS sớm dưới 4 tháng
tuổi và có tới 16.7% các bà mẹ không biết/không trả lời.
Trong khi đó có tới 63.0% các bà mẹ TH cho trẻ ABS sớm dưới 4 tháng
tuổi. Chỉ có 19.9% cho trẻ ăn khi trẻ từ trên 6 tháng tuổi.
62.3
18.5
17.4
7.8
1.8
1.1
0.7
26.0
0

10
20
30
40
50
60
70
Mẹ phải đi
làm nên cho
con ăn sớm
Mẹ sợ con
đói vì trẻ
khóc nhiều
khác Sợ con khát Mẹ không
có/không đủ
sữa
Gia đình
hướng
dẫn/bắt
buộc cho trẻ
ăn thêm
Mẹ nghĩ
rằng ăn
thêm sẽ tốt
hơn
Thấy người
khác cho ăn
sớm
Tỷ lệ %


Biểu đồ 3.4: Lý do cho trẻ ABS sớm.
Có 62.3% các bà mẹ phải đi làm, mẹ sợ con đói (26.0%), sợ con khát
(17.4%), mẹ không có sữa/không đủ sữa (7.8%) còn lại những lý do khác.
Đa số các bà mẹ cho trẻ ăn bột là thức ăn đầu tiên khi cho trẻ ABS (77.1%).
Ngoài ra có 12.6% và 2.4% các bà mẹ cho trẻ ăn cháo nấu và cơm nhai. Chỉ
có 0.3% các bà mẹ cho trẻ ăn nước cơm. Số bữa ăn trung bình của trẻ khi
ABS là từ 3-4 bữa một ngày.
Bảng 3.7: Thực phẩm cho ăn ngày hôm qua.
Thực phẩm cho trẻ ăn vào ngày trước
điều tra
n (341) % (95%CI)
Nhóm giàu đạm (Protein) 159 46.8 (45.1;52.1)
Nhóm chất béo (Lipid) 120 35.3 (30.2;40.4)
Nhóm tinh bột (Glucid) 236 69.4 (64.5;74.3)

20
Vitamin/Khoáng chất 157 46.2 (40.9;51.5)

Trong số trẻ được ăn ngày hôm qua, chiếm tỷ lệ cao nhất là là số trẻ được ăn
nhóm tinh bột với tỷ lệ là 69.4%, nhóm giàu đạm với tỷ lệ là 46.8%, nhóm
vitamin/khoáng chất với tỷ lệ là 46.2% và nhỏ nhất là nhóm chất béo với tỷ lệ
là 35.3%.
Bảng 3.8: Số loại thức ăn được ăn trong ngày hôm qua.
Số loại thức ăn n (341) % (95%CI)
Không được ăn 23 6.8 (4.1;9.5)
Ăn 1 loại 126 37.1 (32.0;42.2)
Ăn 2 loại 70 20.6 (16.3;24.9)
Ăn 3 loại 69 20.3 (16.0;24.6)
Ăn 4 loại 49 14.1 (10.0;17.8)


Tỷ lệ trẻ được ăn một loại thức ăn trong ngày hôm qua là 37.1%, hai loại là
20.6% và ba loại là 20.3%, bốn loại chỉ có 14.1%.
3.3.3. Chăm sóc trẻ khi trẻ bị bệnh
Bảng 3.9: Tình trạng tiêu chảy và việc bú mẹ khi bị tiêu chảy.
Chỉ số n (378) % (95%CI)
Tiêu chảy:
Từng bị tiêu chảy
Tiêu chảy trong hai tuần qua
288
119
73.7 (69.3; 78.1)
41.3 (35.6; 47.0)
Bú sữa mẹ khi bị tiêu chảy (n=288):
Như bình thường
Nhiều hơn bình thường
Ít hơn bình thường
Dừng bú
113
145
23
7
39.2 (33.6; 44.8)
50.4 (44.6; 56.2)
8.0 (4.9;11.1)
2.4 (0.6;4.2)


21
Tỷ lệ trẻ từng bị tiêu chảy là 73.7%, và tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy trong hai tuần qua
là 41.3%. Khi bị tiêu chảy, có tới 50.4% bà mẹ cho con bú nhiều hơn bình

thường. Trong khi đó vẫn còn 8.0% bà mẹ cho bú ít hơn bình thường.
Đa số các bà mẹ đưa con đến cơ sở y tế khi trẻ bị tiêu chảy với tỷ lệ là 75.0%.
Có 20.5% các bà mẹ tự kiếm thuốc lá nam cho con uống.
Bảng 3.10: Tình trạng bị bệnh viêm đường hô hấp của trẻ.
Tình trạng ho/sốt n(378) % (95%CI)
Từng bị ho/sốt 339 86.7 (83.3; 90.1)
Bị ho/sốt trong hai tuần qua 192 56.6 (51.3;61.9)

Bảng 3.10 cho thấy có tới 86.7% trẻ đã từng bị ho/sốt. Trong đó ho/số trong
hai tuần vừa qua tới 56.6%. Khi bị ho sốt, các bà mẹ cũng chủ yếu đưa con
đến cơ sở y tế, với tỷ lệ là 82.6%.

3.4.
Mối liên quan giữa TTDD và một số yếu tố
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa TTDD và một số yếu tố.
TTDD
SDD
(%)
Không
SDD
(%)
p của test
χ
2
Các chỉ số so sánh
Sinh nhẹ cân 52.5 47.5
Cân nặng sơ sinh
29.1 70.9
p<0.05
Sinh đủ cân

Trước 1 giờ 34.6 65.4 Thời gian cho bú sau
sinh
37.7 62.3
p>0.05
Sau 1 giờ
Dưới 6 tháng 41.2 58.8
Thời gian BSMHT
27.7 72.3
p>0.05
Đến 6 tháng
Trước 6 tháng 35.4 64.6
ABS
34.4 65.6
p>0.05
Sau 6 tháng
Có đi học 29.7 70.3
Trình độ học vấn
40.6 59.4
P<0.05
Không đi học
Nghèo 40.9 59.1
Tình trạng kinh tế
Không nghèo 31.8 68.2
p>0.05
Từng bị tiêu chảy Có 37.6 62.4 p>0.05

22
TTDD
p của test
χ

2
SDD
(%)
Không
SDD
(%)
Các chỉ số so sánh
Không 27.7 72.3
Có 36.1 63.9 Tiêu chảy trong hai
tuần qua
Không 38.7 62.3
p>0.05

Bảng 3.11 cho thấy nhóm trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp có tỷ lệ SDD
cao hơn so với nhóm sinh ra đủ cân (52,5% so với 29,1%) với (p<0,05).
Trình độ học vấn của mẹ có liên quan tới tình trạng SDD của con với
(p<0,05). Không thấy mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ
với thời gian cho bú sau sinh, thời gian cho trẻ bú hoàn toàn và thời gian bắt
đầu cho trẻ ăn bổ sung. Không có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng
của trẻ với tình trạng kinh tế hộ gia đình cũng như mắc bệnh trong hai tuần
qua (p>0,05).





23
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Tỷ lệ SDD của vùng nghiên cứu là khá cao với 35.2% SDD thể nhẹ (theo

CN/T), 41.7% thể thấp còi (theo CC/T) và thể gầy còm 12.8% (theo CN/CC).
Nếu so sánh với tỷ lệ SDD chung toàn quốc thì tỷ lệ SDD của vùng nghiên
cứu (theo tất cả các thể) đều cao hơn (tỷ lệ của toàn quốc lần lượt là 25.2%,
29.6% và 6.9%). Nếu so sánh với nghiên cứu của Lê Thị Hương ở huyện Hải
Lăng, tỉnh Quảng Trị (một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Trị) thì tỷ lệ
SDD trong nghiên cứu này cao hơn khá nhiều. Tỷ lệ SDD trong nghiên cứu ở
Hải Lăng lần lượt là 17.7% thể nhẹ cân, 14.9% thể thấp còi và 9.7% thể gầy
còm.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ SDD có xu hướng tăng dần theo
độ tuổi, đặc biệt là với thể nhẹ cân và thấp còi. Với thể nhẹ cân, tỷ lệ SDD ở
độ tuổi dưới 6 tháng là 18.1% sau đó tăng dần và cao nhất là 52.7% ở độ tuổi
18 đến dưới 24 tháng. Ở thể thấp còi thì tỷ lệ SDD cũng tăng dần từ độ tuổi
dưới 6 tháng là 18.4%, cao nhất là độ tuổi 18 đến dưới 24 tháng là 67.5%.
Phát hiện này cũng phù hợp với xu thế chung của điều tra toàn quốc năm
2006 [13] và một số nghiên cứu khác [3]. Theo điều tra toàn quốc năm 2006,
tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ dưới 6 tháng tuổi là 4.6%, tăng dần lên ở độ tuổi
6 đến dưới 12 tháng là 25.9% và độ tuổi 12 đến 24 tháng là 31.2% [13]. Điều
này có thể lý giải là do ở những độ tuổi này trẻ bắt đầu ABS và sau đó là giai
đoạn cai sữa, chế độ ăn hoàn toàn phụ thuộc vào việc TH cho trẻ ABS của bà
mẹ và người chăm sóc trẻ.
4.2. Kiến thức và Thực hành về NCBSM
Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 80.1% các bà mẹ cho trẻ bú ngay
trong giờ đầu sau khi sinh. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Quang năm 1996
khi nghiên cứu trên 425 cặp mẹ và con ở nội và ngoại thành Hà Nội thì chỉ có
30.0% các bà mẹ ở nội thành cho trẻ bú sớm trong vòng 30 phút ngay sau khi

24
sinh [10], và nghiên cứu của Lê Thị Kim Chung năm 2000 về tập tính nuôi
con dưới 24 tháng tuổi của các bà mẹ tại phường Láng Hạ quận Đống Đa
thành phố Hà Nội thì tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm trong 30 phút sau khi sinh là

40% [1].
Nghiên cứu trong những năm gần đây của Trương Thị Hoàng Lan năm
2004 tỷ lệ cho con bú sớm trong nửa giờ đầu sau sinh là 28.7% [9], Mai Đức
Thắng năm 2005 là 46.8% [11] và các nghiên cứu của Lê Thị Hương ở huyện
Văn Yên tỉnh Yên Bái tháng 10 năm 2008 là 66.0% [6], ở huyện Cẩm Thủy
tỉnh Thanh Hóa tháng 6 năm 2007 là 70.0% [4]. Nhưng kết quả nghiên cứu
của chúng tôi lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hương ở huyện Hải
Lăng tỉnh Quảng Trị tháng 11 năm 2007 là 88.0% [5].
TH về BSMHT.
Việc TH cho con bú của các bà mẹ trong địa bàn nghiên cứu là thấp hơn
so với các số liệu điều tra quốc gia hoặc các điều tra khác. Ví dụ trong nghiên
cứu của chúng tôi tỷ lệ trẻ được BSMHT đến 4 tháng là 8.7% và đến 6 tháng
là khoảng 15.7% so với số liệu nghiên cứu quốc gia có tỷ lệ cho con BSMHT
đến 4 tháng tuổi và 6 tháng tuổi là 18.9% và 12.2% [3]. Số bà mẹ cho con
BSMHT đến 6 tháng tuổi ở vùng Quảng Trị thường thấp là do bà mẹ thường
phải đi làm sau sinh rất sớm, thậm chí sau một hai tháng bà mẹ đã phải đi làm
nương, làm rẫy.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu này về việc BSMHT đến 4 tháng và đến 6
tháng cũng thấp hơn so với các nghiên cứu của Lê Thị Hương ở Cẩm Thủy,
Thanh Hóa (đến 4 tháng là 23% và đến 6 tháng khoảng 19%) [4]; ở Văn Yên,
Yên Bái (đến 4 tháng là 11.4% và đến 6 tháng khoảng 18.0%) [6]; ở Hải
Lăng, Quảng Trị (đến 4 tháng là 27.5% và đến 6 tháng là 18.3%) [5].

×