Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

luật thuế giá trị gia tăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.58 KB, 15 trang )

I. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật thuế giá trị gia tăng
1. Sự ra đời và phát triển của thuế GTGT trên thế giới và tại Việt Nam
Nếu như Thuế đã xuất hiện từ rất lâu đời, thì thuế GTGT có thể coi là
loại thuế hiện đại.
Được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954 tại Pháp, thuế GTGT dưới
hình thức thuế đánh vào giai đoạn sản xuất. Đến năm 1968, thuế
1
này được
nhập vào thuế lưu thông đánh vào dịch vụ và thuế địa phương đánh vào lưu
thông bán lẻ thành một loại thuế thống nhất chung thu ở giai đoạn bán. Từ đó
đến nay do tính ưu viết của mình, thuế GTGT ngày càng được sử dụng rộng
khắp ở nhiều nước trên thế giới. Thuế GTGT được sớm áp dụng ở Châu âu,
chỉ hơn hai mươi năm sau khi ra đời hình thức sơ khai đầu tiên, nó đã được
coi là một trong những điều kiện tiên quyết để gia nhập khối EC (năm 1977).
Tính đến năm 1995, trên thế giới có tới hơn 100 nước áp dụng thuế GTGT.
Riêng Châu á kể từ năm 80 trở lại đây đã có sự gia tăng vượt bậc về số lượng
các thành viên sử dụng VAT. Đầu tiên là Triều Tiên (1977), tiếp đến là
Indonexia (1985), Đài Loan (1986), Philipine (1988), Mông Cổ (1993), Trung
Quốc (1994) và Việt Nam (1999)
(1)
. Cho đến nay, loại thuế này đã được áp
dụng trên 120 quốc gia, vùng lãnh thổ
(2)
.
Ở Việt Nam, trước năm 1990, thuế doanh thu áp dụng với các cơ sở sản
xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập thể và cá thể. Điều lệ thuế công
thương nghiệp ban hành theo Nghị quyết số 200/NQ-TVQH ngày 18/01/1966
quy định loại thuế này. Năm 1990, Quốc hội ban hành luật thuế doanh thu, áp
dụng chung cho các chủ thể có hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng thuế
doanh thu này có hạn chế cơ bản là “thuế đánh chồng lên thuế”, chế độ thuế
suất phức tạp, khó cho quá trình áp dụng, dễ gây vi phạm pháp luật. Do đó,


nước ta cũng thực hiện từng bước thay thế Luật thuế doanh thu bằng Luật
thuế GTGT . Để Luật thuế GTGT được chính thức ban hành năm 1977 và có
1
1.
Từ: />thuc-hien-va-nhung-bien-phap-xu-ly-thue-gia-tri-gia-tang-trong-thoi-gian-toi.2268.html
2. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật thuế Việt Nam, tr 61.
hiệu lực từ 01/01/1999, Chính phủ Việt Nam đã nghiên cứu và từng bước áp
dụng loại thuế doanh thu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp tương tự như
thuế GTGT từ năm 1993 như hoạt động mang tính thử nghiệm. Theo đó, Luật
thuế GTGT năm 2008 cũng được Quốc hội ban hành.
2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên
một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hòa, nhận
dịch vụ.
Điều 2 Luật thuế GTGT 2008 quy định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế
tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ
sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
Như vậy, bản chất của thuế GTGT là loại thuế gián thu. Nghĩa là, các
nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng người
tiêu dùng lại thực chất là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ.
Thuế GTGT có nhiều điểm tương đồng với các loại thuế đánh vào hàng
hóa, dịch vụ khác (như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập
khẩu), nhưng có thể nhận diện được thuế GTGT qua đặc điểm:
Thứ nhất, thuế GTGT có đối tượng chịu thuế rất rộng. Tức là mọi đối
tượng trong xã hội đều là chủ thể chịu thuế, chủ thể thực tế phải trả một phần
thu nhập cho hành vi tiêu dùng.
Thứ hai, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa,
dịch vụ. Do đó, khi đánh thuế GTGT vào hàng hóa, dịch vụ đó không gây ra
những đột biến giá cả cho người tiêu dùng.
Thứ ba, dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa, dịch vụ số thuế giá

trị tăng phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác
nhau.
3. Pháp luật thuế giá trị gia tăng
Pháp luật thuế GTGT là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai,
nộp thuế, quản lý và quyết toán thuế GTGT.
Theo đó, pháp luật thuế GTGT có 2 đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, pháp luật thuế GTGT có tác động trong phạm vi rộng, đến tất
cả các đối tượng trong xã hội (mọi đối tượng có thu nhập, sử dụng một phần
thu nhập phục vụ đời sống).
Thứ hai, chỉ có thể được ban hành khi các điều kiện áp dụng đạt đến
mức độ nhất định. Những điều kiện ở đây chủ yếu là tiêu chuẩn về kế toán,
chế độ chứng từ hóa đơn và khả năng quản lý của chính các cơ quan tham gia
quản lý thu thuế GTGT.
Ban hành Luật thuế GTGT được coi là bước đột phá trong quá trính cải
cách, hoàn thiện về hệ thống pháp luật thuế. Để đảm bảo tính hiệu quả, pháp
luật thuế GTGT cần đáp ứng một số yêu cầu:
Một là, đảm bảo tính thống nhất, tính ổn định và tính khả thi.
Hai là, đảm bảo tính đơn giản trong quá trình áp dụng. Tính đơn giản
thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:
- Đơn giản về cách hiểu, áp dụng đối với cơ quan quản lý, thu thuế;
- Đơn giản về cách hiểu, tuân thủ đối với đối tương nộp thuế GTGT;
- Đơn giản về thủ tục trong suốt quá trình quản lý và chịu sự quản lý về
thuế GTGT.
Ba là, hệ thống pháp luật thuế GTGT cần hướng tới người nộp thuế.
Như là phải tôn trọng người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế. Đi kèm là
chế tài nghiêm khắc với việc vi phạm pháp luật thuế GTGT gồm chế tài hành
chính với mức phạt cao, chế tài hình sự áp dụng đối với nhiều loại hành vi vi
phạm khác nhau.
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi pháp luật thuế GTGT

ở Việt Nam hiện nay
Về mặt lý thuyết, thuế GTGT mang tính khoa học rất cao, có khả năng
tạo được công bằng trong việc thu thuế, thúc đẩy xuất khẩu, khuyến khích
phát triển sản xuất, bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Điểm nổi bật
của thuế GTGT là khắc phục được nhược điểm thu trùng lắp, chồng chéo qua
nhiều khâu của thuế doanh thu. Từ lâu sự chồng chéo này của thuế doanh thu
đã gây nhiều kêu ca, phàn nàn của hầu hết cơ sở kinh doanh và người tiêu
dùng vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả hàng hoá. Thuế doanh thu tính trên
toàn bộ giá bán qua từng khâu có nghĩa là trong trường hợp mua cao, bán hạ,
doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế doanh thu. Ngược lại, thuế GTGT chỉ thu
trên giá trị tăng thêm mà doanh nghiệp tạo ra, thậm chí doanh nghiệp còn
được hoàn thuế đầu vào cao hơn thuế đầu ra. Tuy nhiên do thuế GTGT là một
phương pháp đánh thuế tiên tiến, nhưng còn rất mới đối với Việt Nam nên
không tránh khỏi những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Những yếu tố
ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay là:
1. Những yếu tố thúc đẩy việc triển khai thực hiện thuế GTGT
- Chính phủ, Ban chỉ đạo triển khai các luật thuế mới của Chính phủ,
các Bộ, các Ngành, các địa phương đã bám sát sự chỉ đạo của Trung ương
Đảng, của Bộ chính trị, Quốc hội, của UBTVQH để tổ chức triển khai thực
hiện luật thuế GTGT.
Trong quá trình triển khai Ban chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, các địa
phương đã bám sát cơ sở sản xuất kinh doanh, phát hiện những khó khăn
vướng mắc trong quá trình thực hiện các luật thuế mới, nghiên cứu, đề xuất
những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp như: bổ xung
vào danh mục hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT tại Điều 5
Luật thuế GTGT năm 2008 v.v.. Mở rộng việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
(Điều 12 Luật thuế GTGT năm 2008) v.v..Các ban chỉ đạo đã quản lý tốt thị
trường, giá cả, đặc biệt là trong thời gian đầu áp dụng pháp luật thuế GTGT
mới.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến luật về thuế, tập huấn nghiệp vụ có

nhiều tiến bộ hơn so với các đợt triển khai các luật thuế trước đây. Ban Tư
tưởng văn hoá Trung ương và các địa phương đã phối hợp chỉ đạo tốt công
tác tuyên truyền, các đài báo Trung ương và địa phương đã phối hợp chặt chẽ
với cơ quan thuế, để đẩy mạnh tuyên truyền giải thích các luật thuế mới, phản
ánh kịp thời những gương điển hình thực hiện tốt các luật thuế mới cũng như
những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các luật thuế mới.
- Các cơ sở kinh doanh và mọi tầp lớp nhân dân đều hưởng ứng và
đồng tình thực hiện pháp luật thuế GTGT do nhận thức được các luật sự tiến
bộ và ưu việt hơn pháp luật thuế GTGT.
- Sự phấn đấu nỗ lực của ngành Thuế quan và ngành Hải Quan từ việc
chuẩn bị triển khai đến việc tổ chức thực hiện pháp luật thuế GTGT.
2. Một số yếu tố gây vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật thuế
GTGT
2.1. Thuế suất thuế GTGT khá cao.
Mức thuế suất thuế GTGT 10% tính cho các hàng hóa, dịch vụ thông
thường cho tiêu dùng là khá cao, làm giảm sức mua, tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá gặp nhiều khó khăn. Mức thuế suất 10% được quy định tại khoản 3 Điều
8 Luật thuế GTGT năm 2008.
Mặc dù theo lý luận, thuế GTGT do người tiêu dùng trả, không gây ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng nếu
thuế suất cao, giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ sẽ cao, người tiêu dùng
khó chấp nhận, tiêu thụ sẽ gặp khó khăn, các doanh nghiệp muốn bán được
hàng buộc phải hạ giá bán và bị thua lỗ. Để tránh bị thua lỗ, các doanh nghiệp
phải thu hẹp sản xuất.
2.2. Thuế GTGT làm đảo lộn mức thuế phải nộp.
Thuế GTGT được thiết kế với mức thu tương đương thuế doanh thu với
mục tiêu ổn định quan hệ phân phối giữa Nhà nước với nền kinh tế xét trên
tổng thể, nhưng thực tế có làm đảo lộn mức thuế phải nộp của các ngành khác
nhau. Có ngành thuế phải nộp tăng gấp bội so với thuế doanh thu, có ngành
lại thấp hơn nhiều. Tương quan phân phối giữa các ngành bị đảo lộn vướng

mắc phát sinh không chỉ liên quan đến lỗ lãi mà còn liên quan đến vấn đề
mới.
2.3. Thuế GTGT gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp về vốn
Qui định phải nộp thuế GTGT đối với những mặt hàng nhập kho
nhưng chưa bán làm cho một số doanh nghiệp khó khăn trong vấn đề vốn.
Đặc biệt với những doanh nghiệp với số vốn ít thì qui định này làm cho họ
thật sự điêu đứng. Nhiều doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng vốn vay này
khi áp dụng luật thuế GTGT phải vay thêm vốn để nộp cho phần thuế đầu
vào, gánh nặng thiếu vốn đã nặng nay lại càng nặng thêm cho dù sau này sẽ
được khấu trừ thuế hay hoàn thuế. Trường hợp các doanh nghiệp bán hàng đại
lý khi chuyển hàng cho đại lý phải nộp ngay thuế GTGT, trong khi đó chỉ khi
nào đại lý bán được hàng mới thu được thuế GTGT từ người mua. Như vậy
vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng một cách bất hợp lý.
2.4. Tốc độ hoàn thuế cho doanh nghiệp còn chậm
Quá trình thủ tục xin hoàn thuế khá rắc rối, mất nhiều thời gian và công
sức của các doanh nghiệp. Để được hoàn thuế, các doanh nghiệp phải nộp hồ
sơ và toàn bộ hoá đơn, chứng từ lên cơ quan thuế rồi chờ nhân viên thuế
xuống đơn vị kiểm tra, đối chiếu hoá đơn thực hiện bằng phương pháp thủ
công, kéo dài thời gian kiểm tra làm chậm việc hoàn thuế, bên cạnh đó còn
nhiều hiện tượng tiêu cực khác cũng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.
2.5. Tình trạng gian lận thuế GTGT
Có thể kể đến một số nguyên nhân gây nên tình trạng gian lận về thuế
GTGT:
- Tính mới của thuế GTGT. Tính mới của thuế GTGT thể hiện ở những
điểm: Cơ sở tính thuế là GTGT chứ không phải doanh thu hay lợi nhuận; Quy

×