Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.06 KB, 19 trang )

Lời mở đầu
Trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta
đang chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm thực hiện
mục tiêu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Vì vậy ngân hàng là ngành kinh tế chủ
chốt quan trọng, chi phối và có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế
khác. Nhận thức được vị trí và vai trò của mình, các Ngân hàng thương mại ở nước ta đang
từng bước khẳng định sự lớn mạnh của mình trong mọi phương diện hoạt động, đặc biệt là
hoạt động tín dụng nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác
trong nền kinh tế quốc dân. Tín dụng Ngân hàng được coi là đòn bẩy của nền kinh tế và là
công cụ mạnh mẽ để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín
dụng, thanh toán. Nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế ngày càng tăng, các khoản
cho vay của Ngân hàng ngày càng nhiều thì việc quản lý chất lượng tín dụng của một
ngân hàng là cần thiết. Chất lượng tín dụng không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản
lý Ngân hàng mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội vì đây là tín hiệu tổng hợp vừa phản
ánh trình độ hoàn thiện pháp luật theo cơ chế thị trường trong quản lý nền kinh
tế nói chung và hoạt động quản lý Ngân hàng nói riêng, vừa phản ánh sự lớn mạnh và
những mặt còn bất cập trong quản lý điều hành của Ngân hàng. Chính vì thế làm thế nào
để nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm chỉ đạo
của các nhà quản lý của Ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương tín (STB) cũng không ngoại lệ. Để nắm rỏ hơn tình hình này của Ngân hàng và có
những giải pháp phù hợp, phần nào giúp Ngân hàng đứng vững và ngày càng nâng cao
được vị thế của mình trong cuộc chạy đua về kinh doanh sản phẩm là tiền tệ, tôi quyết định
chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn Thương tín” trong giai đoạn 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012. Các hình thức tín
dụng của các Ngân hàng thương mại phong phú xong trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín giới hạn chỉ là tín dụng cho vay.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về tín dụng và giới thiệu tổng quát về Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (STB)
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
thương tín


Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn thương tín
Trong quá trình tìm hiểu và phân tích không tránh được những thiếu xót, mong bạn đọc
đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của tôi hoàn thiện hơn. Trân thành cảm ơn!
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ GIƠI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (STB)
1.1: Những vấn đề lí luận chung về tín dụng và tín dụng ngân hàng
1.1.1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng
1.1.1.1:Khái niệm tín dụng
Tín dụng xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh
là Credit.
Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, “tín dụng” có nghĩa là sự vay mượn.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế, là quan
hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay trên
nguyên tắc có hoàn trả. Người đi vay phải có trách nhiệm hoàn lại cả gốc lẫn lãi cho người
cho vay khi hết thời hạn cho vay.
Trong đó:
- Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách
hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo
thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn
vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
1.1.1.2: Phân loại tín dụng
- Theo mục đích cho vay
+ Cho vay bất động sản: là loại cho vay lien quan đến việc mua sắm, xây dựng bất động
sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vự công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
+ Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động
cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

+ Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí như phân bón, thuốc trừ
sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, nhiên liệu, lao động,…
+ Cho vay du học, cho vay mua xe: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dung như
mua sắm các vật dụng đắt tiền.
- Theo thời hạn cho vay
+ Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp
sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá
nhân
+ Cho vay trung dài hạn: cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm và được sử dụng để
đầu tư mua sắm TSCĐ, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng SXKD, XD các
dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
+ Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và tối đa 20-30 năm, loại tín
dụng này được cung cấp để đáp ứng cả nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị,
phương tiện vận tải có quy mô lớn, các xí nghiệp mới.
- Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
+ Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự
bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản than khách hàng.
+ Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp cầm cố
hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba
- Theo thành phần kinh tế:
+ Cho vay với các doanh nghiệp nhà nước
+ Đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
+ Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Tư nhân cá thể
+ Hợp tác xã
- Theo xuất xứ tín dụng
+ Cho vay trực tiếp: NH cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay
trực tiếp hoàn trả nợ vay cho NH
Cấp vốn

Thanh toán nợ
+ Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thong qua việc mua lại các khế ước
hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.
Cấp tín dụng
Thanh toán nợ
1.1.1.3: Vai trò tín dụng
- Tín dụng góp phần phát triển kinh tế
- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả
- Mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế.
1.1.1.4: Chức năng của tín dụng
- Chức năng tập trung và phân phối lại tài nguyên theo nguyên tắc hoàn trả
- Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thong
- Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
1.1.1.5: Nguyên tắc tín dụng
- Vốn vay phải hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi
- Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích có hiệu quả
- Vốn vay phải đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hóa tương đương
Khách hàng
Ngân hàng
Khách hàng nhậ
n
vay vốn
Ngân hàng
Khách hàng hoàn
trả vốn vay
1.1.1.6: Quy trình tín dụng
Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng  Phân tích tín dụng  Quyết định
tín dụng kí Hợp đồng tín dụng  Giải ngân  Giám sát và thanh lý tín dụng
1.1.2: Những vấn đề về tín dụng Ngân hàng
1.1.2.1: Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và
khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Sự ra đời của tín
dụng Ngân hàng có tác động quyết định đến sự phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội,
thúc đẩy lực lượng sản xuất góp phần quan trọng trọng việc phục hồi và phát triển kinh tế
của các nước trên thế giới.

1.1.2.2: Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
- Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế là người trung gian điều hoà
quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng đã thông dòng cho vốn chảy
từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn
- Tín dụng ngân hàng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất được thực hiện bình
thường liên tục và phát triển nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình tái ẩn xuất mở rộng, đầu
tư phát triển kinh tế, mở rộng phạm vi quy mô sản xuất
- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả và củng cố chế độ hoạch toán
kinh tế
- Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.
1.2: Các khái niệm về nợ và phân loại
- Dư nợ là số tiền mà khách hàng còn thiếu của ngân hàng, nó bao gồm nợ trong hạn, nợ
gia hạn điều chỉnh và nợ quá hạn trong một thời điểm nhất định.
- Nợ quá hạn là số tiền mà khách hàng chưa hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi khi đáo
hạn hợp đồng tín dụng mà không làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kì hạn với nguyên
nhân hợp lí
- Nợ xấu là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể
thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản
- Phân loại: 5 nhóm
+ Nợ đủ tiêu chuẩn
• Các khoản nợ trong hạn và tập đoàn đnahs giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả
gốc lẫn lãi đúng hạn
• Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tập đoàn đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại

+ Nợ cần chú ý
• Các khoản nợ quá hạn 10 đến 90 ngày
• Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu mà tập đoàn đánh giá có khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng kì hạn được điều chỉnh lần đầu.
+ Nợ dưới tiêu chuẩn
• Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày
• Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng
+ Nợ nghi ngờ
• Các khoản nợ quá hạn từ 181 đếm 360 ngày
• Các khoản nợ cư cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2
+ Nợ có khả năng mất vốn
• Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở lên tính
theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại lần 1
• Các khoản nợ cơ cấu lại lần 2 mà quá hạn tính theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại
lần 2
• Nợ khoanh và các khoản nợ chờ xử lí
1.3: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong ngân hàng
- Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng tài sản: phản ánh hiệu quả tín dụng cảu 1 đồng tài sản
- Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn: phản ánh hiệu quả đầu tư của 1 đồng vốn huy
động
- Chỉ tiêu rủi ro tín dụng: đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng
- Hệ số thu nợ: phản ánh hiệu quả thu hồi nợ
- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: phản ánh tốc độ luân chuyển tín dụng
1.4: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín
1.4.1: Lịch sử hình thành phát triển
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch là Sacombank) là một ngân hàng thương

mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991.
Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn
điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu
đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở
Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng.
Năm 2012, điều Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, được coi là ngân hàng
thương mại cổ phần có vốn lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.
Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây:
- Huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước
- Cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức
gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của
các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các
thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo phát luật - Làm dịch
vụ thanh toán giữa các khách hàng
- Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế
- Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước
ngoài khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép.
Sacombank đã xây dựng mạng lưới phủ khắp 45/63 tỉnh, thành trong cả nước và nước
ngoài ( Tại Lào và Campuchia).
1.4.3: Quá trình phát triển vốn điều lệ từ năm 2006 đến nay
STT Ngày Vốn điều lệ
1 31/03/2006 1,899,472,990,000
2 31/12/2006 2,089,412,810,000
3 16/04/2007 4,448,814,170,000
4 20/08/2008 5,115,830,840,000
5 23/11/2009 6,700,353,000,000
6 16/11/2010 9,179,230,130,000
7 30/11/2011 10,740,000,000,000

8 24/12/2012 18,300,000,000,000
1.4.3: Một số quy định cho vay đối với khách hàng
1.4.3.1: Điều kiện cho vay
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo
quy định của pháp luật
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả
+ Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1.4.3.2: Lãi xuất cho vay
Tại thời điểm này, ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay nhóm ưu tiên xuống còn 11%,
nhóm cho vay sản xuất kinh doanh 13 - 13,5% và nhóm cho vay tiêu dùng 15%
1.4.3.3:Các phương thức cho vay
+ Cho vay từng lần
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
+ Cho vay theo dự án đầu tư
+ Cho vay trả góp
1.4.3.4: Thể loại cho vay
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng trở lên
1.4.4: Kết quả kinh doanh trong 3 năm từ 2010-2012
Bảng 01: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2012-2012
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thu nhập lãi thuần 3,890,551 5,842,227 6,497,179
Chi phí hoạt động 2,177,733 3,589,136 4,154,236
Tổng TNTT 2,560,442 2,770,674 1,367,851
Tổng LNST 1,910,340 1,995,857 1,002,370

Nguồn: BCTC kiểm toán 2010, 2011,2012 của Sacombank
*Về thu nhập
- Thu nhập qua 3 năm đều tăng, năm 2010 thu nhập lãi thuần của ngân hàng là 3,890,551
triệu đồng nhưng đến năm 2011 thu nhập tăng lên 5,842,227 triệu đồng, tăng 50% tương
ứng 1,951,676 triệu đồng. Thu nhập vẫn tiếp tục tăng qua năm tiếp theo, đến năm 2012,
mức thu nhập của ngân hàng Sacombank tăng lên 6,497,179 triệu đồng, tăng 11% tương
ứng 654,952 triệu đồng so với năm 2011.So với sự thay đổi từ 2010-2011 thì mức độ tăng
này thấp hơn do trong giai đoạn này, nền kinh tế thị trường thế giới nói chung và trong
nước nói riêng đang trì trệ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước gần như đóng bang dẫn
đến thu nhập của ngân hàng từ các hoạt động chính là lãi vay từ các khoản tín dụng chỉ
tăng nhẹ không đáng kể.
*Về chi phí hoạt động
Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt đánh giá khách quan kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng qua năm. Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác, chí phí hoạt động cũng
đóng mottj vai trò quan trọng thể hiện chiến lược cách hoạt động của ngân hàng. Tỉ lệ này
thường tỉ lệ thuận vơi thu nhập và tỉ lệ nghịch với lợi nhuận.
Theo số liệu từ bảng, chi phí hoạt động năm 2010 là 2,177,733 triệu đồng nhưng đến năm
2011 là 3,589,136 triệu đồng, tăng gần 65% tương ứng 1,411,403 triệu đồng. Đến năm
2012 với chi phí là 4,154,236 triệu đồng, tăng 15% tương ứng 565,100 triều đồng so với
năm 2011. Việc tăng chi phí luôn theo chiều hướng song song với thu nhập. Khi thu nhập
tăng 50% thì chi phí tương ứng tăng 65% vào năm 2011 và đến năm 2012 khi thu nhập
tăng 11% thì chi phí tương ứng tăng 15%. Việc tăng giảm chi phí này nguyên nhân là do
nhu cầu tin dụng của các doanh nghiệp và người vay vốn tăng giảm làm ngân hàng cũng
phải thay đổi để có đủ số vốn đáp ứng cho nhu cầu ấy. Và cách để tăng vốn của ngân hàng
duy nhất là tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng để thu hút người gửi.Điều đó dẫn đến chi phí
tăng từ năm 2010 sang 2011 và giảm 2011 sang 2012 khi nền kinh tế trì trệ. Bên cạnh đó
còn có các chi phí dịch vụ, chăm sóc khách hàng, các chương trình quay số, phần thưởng
hấp dẫn,… để thu hút nguồn vốn từ ngoài vào.
*Về lợi nhuận
Lợi nhuận là phần lãi của ngân hàng còn lại sau khi trừ chi phí hoạt động. Lợi nhuận

Ngân hàng đạt được năm 2010 là 1,910,340 triệu đồng, đến năm 2011 lợi nhuận tăng
1,995,857 triệu đồng, tăng 4.5% tương ứng 85,517 triệu đồng. Mức tăng lợi nhuận này
không đáng kể. Đến năm 2012, mức lợi nhuận của ngân hàng là 1,002,370 triệu đồng,
giảm 49.7% tương ứng 993,487 triệu đồng so với năm 2011. Mức lợi nhuận năm 2012 so
với 2011 giảm quá nhiều. Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy mặc dù thu nhập lãi
thuần của Sacombank trong năm 2012 cao hơn hẳn 2 năm trước, tuy nhiên do đầu tư quá
nhiều vào chi phí hoạt động dẫn đến nguồn lời nhuận lại thấp hơn hẳn. Điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của ngân hàng, buộc ngân hàng phải có những
chính sách khắc phục từ các hoạt động kinh doanh khác để đem lại nguồn lợi nhuận cho
ngân hàng, tránh tình trạng suy giảm quá nhiều như năm vừa rồi.
Qua đây, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
Gòn Thương tín 3 năm 2010-2012 có xu hướng giảm do tình hình kinh tế trong và ngoài
nước đang biến động khá phức tạp. Cần đưa ra các biện pháp khắc phục điều đó để ổn định
được mọi hoạt động trong hệ thống Ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
thương tín
2.1: Phân tích tình hình huy động vốn
2.1.1: Tình hình nguồn vốn
Từ khi chuyển sang kinh doanh, xác định phương châm " Đi vay để cho vay" đã tạo ra
chuyển biến căn bản trong suy nghĩ và hành động của mỗi cán bộ Ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn Thường tín.
Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngành nghề,
lĩnh vự kinh tế, nên bất cứ tổ chức nào muốn hoạt động tốt và duy trì lâu dài hoạt động
kinh doanh của mình phải có một nguồn vốn dồi dào.Để đáp ứng được điều đó, các cá
nhân hay tổ chức sẽ tìm đến các ngân hàng để vay vốn tín dụng. Xuất phát từ nhu cầu thực
tế về vốn của nền kinh tế, khả năng kinh tế của mỗi doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế
và các tầng lớp dân cư. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thường tín rất chú ý coi
trọng công tác nguồn vốn và xác định tạo lập nguồn vốn thì mới có điều kiện phát triển tín
dụng. Để gia tăng nguồn vốn, Ngân hàng đã đưa ra các chính sách thu hút khách hàng gửi
tiền vào ngân hàng như tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, các chương trình khuyến mãi, tặng

quà, bốc thăm trúng thưởng,…nhưng phổ biến nhất là tăng lãi suất.
Tình hình nguồn vốn cụ thể của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín
được thể hiện cu thể trong bảng dưới đây:
Bảng 02: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng trong 3 năm 2010-2012
Đơn vị: tỉ đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỉ
trọng(%
)
Số tiền Tỉ trọng
(%)
Số tiền Tỉ trọng
(%)
Vốn điều lệ 9,179 6.8% 10,740 8% 18,300 11.3%
Tổng nguồn vốn
huy động
125,831 93.2% 123,31
5
92% 143,500 88.7%
Tổng 135,010 100% 134,05
5
100% 161,800 100%
Nguồn: BCTC kiểm toán 2010, 2011,2012 của Sacombank
Từ bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn qua 3 năm đều tăng. Năm 2010 với vốn điều lệ
9,179 tỉ đồng, sang năm 2011 đã tăng lên 10,740 tỉ đồng, tăng 17% tương ứng 1,561 tỉ
đồng. Đến năm 2012, vốn điều lệ tăng rõ rệt nhất, với mức 18,300 tỉ, tăng 70% tương ứng
7.560 tỉ đồng. Nguồn vốn điều lệ này chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn.Năm
2010 là 6.8%, năm 2011 là 8% và 2012 chiếm 11.3%. Đặc biệt nguồn vốn huy động chiếm
tỉ trọng khá lớn trên tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động của Sacombank chủ yếu là từ
các tổ chức kinh tế và dân cư. . Năm 2010 Sacombank đã huy động 125,831 tỉ đồng,

chiếm tỉ trọng 93.2%,Sang năm 2011 là 123,315 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 92%, giảm 2%
tương ứng 2,516 tỉ đồng.Nguyên nhân giảm là do tình hình lãi suất tiền gửi ngân hàng
giảm dẫn đến ít nhiều khó khan trong hoạt động huy động vốn. Đến năm 2012, nguồn vốn
huy động là 143,500 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 88.7%, tăng 20% tương ứng 20,185 tỉ đồng so
với năm 2011. Tại thời điểm này, khi nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khan, mặc dù lãi
suất tiền gửi không cao nhưng số vốn huy động vẫn tăng cao do tâm lí người gửi lo sợ
không dám đầu tư, gửi ngân hàng là một cách sinh lời an toàn nhất trong thời điểm hiện tại.
Như vậy,với tổng nguồn vốn năm 2011 là 134,055 tỉ đồng so với năm 2010 là 135,010 tỉ
đồng, giảm 1% tương ứng 955 tỉ đồng. Năm 2012 là 161,800 tỉ đồng, tăng 21% tương ứng
27,745 tỉ đồng so với năm 2011. Nguồn vốn có xu hướng tăng và tăng mạnh vào năm
2012. . Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng,
đồng thời thể hiện vị thế của ngân hàng. Sacombank đã xây dựng được uy tín đối với
khách hàng trong nước và đặc biệt là những tổ chức tài chính nước ngoài.
2.1.2: Tình hình huy động vốn
Bảng 03: tình hình nguồn vốn huy đông
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
TCTD,
NHNN và
Chính Phủ
22,026,569 17.5% 19,308,491 15.6% 36,041,302 16.1%
TCKT và
dân cư
103,804,431 82.5% 104,006,509 84.4% 120,458,698 83.9%

Tổng 125,831,000 100% 123,315,000 100% 143,500,000 100%
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2010,2011,2012 của Sacombank
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động qua 3 năm có sự biến động tăng giảm,
cụ thể như sau:
- Năm 2010 tổng vốn huy động Sacombank đạt 125,831,000 triệu đồng. Nguồn vốn
huy động của Sacombank chủ yếu từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Năm 2010
Sacombank đã huy động vốn từ khu vực này 103,804,431 triệu đồng, chiếm tỉ trọng
82.5% trong tổng huy động vốn, huy động từ các TCTD, NHNN và Chính Phủ là
22,026,569 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 17.5%.Đến năm 2011,tổng số vốn huy động
của Sacombank là 123,315,000 triệu đồng, giảm 2% tương ứng 2,516 triệu đồng so
với thời điểm cuối năm 2010. Trong đó nguồn vốn từ TCKT và dân cư là
103,804,431 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 84.4% và từ TCTD, NHNH,Chính phủ là
19,308,491 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 15.6%. Nguyên nhân là do bước sang năm
2011, tình hình lãi suất tăng cao, ít nhiều gây khó khan đến hoạt động huy động vốn.
Bên cạnh đó, cơ cấu vốn huy động của Sacombank cũng có biến động: Giảm các
khoản tiền gửi và tiền vay các TCTD khác, tăng khoản huy động từ TCKT và khu
dân cư.
- Năm 2012, vốn huy động đạt được là 143,500,000 triệu đồng,tăng 20% tương ứng
20,185 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó, vốn từ TCKT và dân cư là
120,458,698 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 83.9% và từ TCTD,NHNN, Chính Phủ là
36,041,302 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 16.1%. Tình hình vốn huy động trong năm nay
đã có cu hướng tăng.
2.2: Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Cuối năm 2010, tổng dư nợ tín dụng của Sacombank là 82,484,803 triệu đồng.Sang năm
2011 là 80,539,487 triệu đồng, giảm 2.4% tương ứng 1,945,316 triệu đồng so với năm
2010. Dư nợ tín dụng chủ yếu là từ khách hàng là tổ chức kinh tế và dân cư, cho vay các tổ
chức tín dụng chiếm tỉ trọng rất thấp.Mức độ dư nợ tín dụng qua năm 2011 giảm nhẹ,
nguyên nhân là do lãi suất cho vay tăng theo sự gia tăng của lãi suất huy động vốn làm cho
khách hàng cân nhắc trong việc vay vốn, đồng thời Ngân hàng từng bước thực hiện quy
định về giới hạn tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN. Đến cuối năm 2012, tổng

dư nợ tín dụng của Sacombank ở mức 96,334,439 triệu đồng, tăng 19.6% tương ứng
15,794,952 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2011. Nhìn chung, mức độ tăng trưởng
tín dụng trong năm 2012 là khá cao so với mức tăng trưởng của năm 2010-2011, nguyên
nhân là do đến năm 2012, lãi suất cho vay giảm theo sự giảm sút của lãi suất huy động làm
cho khách hàng mạnh dạn đầu tư hơn. Tuy nhiên mức tăng trưởng này vẫn chưa đột phá do
một phần ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế toàn cầu, làm cho các nhà đầu tư cân nhắc kĩ
trước khi đầu tư vào các dự án kinh doanh sinh lời
2.2.1: Phân tích doanh số cho vay
2.2.1.1: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Bảng 04: Doanh số cho vay trong 3 năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị: triệu đồng
Khoản
mục cho
vay
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng
Cho vay
ngắn hạn
51,904,547 62.9% 49.972.927 62% 59,849,996 62.1%
Cho vay
trung hạn
16,282,072 19.7% 16.330.141 20.3% 22,652,341 23.5%
Cho vay
dài hạn
14,298,184 17.4% 14.236.419 17.7% 13,832,102 14.4%
Tổng 82,484,80
3
100% 80,539,487 100% 96,334,439 100%
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2010,2011,2012 của Sacombank
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng số tiền cho vay qua các năm biến động tăng giảm thất

thường. Trong các khaonr mục cho khách hàng vay thì cho vay ngắn hạn chiếm 1 tỉ trọng
lớn qua các năm.Cụ thể:
- năm 2010 cho vay ngắn hạn là 51,904,547 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 62.9%.Đến năm
2011 vay ngắn hạn giảm xuống ở mức 49,972,927 triệu đồng, giảm 3.7% tương ứng
1,931,620 triệu đồng. Nhưng đến năm 2012, số tiền cho vay ngắn hạn lại tăng một mức đột
biến lên 59,849,996 triệu đồng, tăng 19.8% tương ứng 9,877,069 triệu đồng. Doanh số cho
vay ngắn hạn chiếm một tỉ trọng lớn là do các khoản cho vay ngắn hạn phù hợp với các
hình thức kinh doanh ngắn nhanh thu được lãi như các ngành nghề về nông nghiệp, hay với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn tài trợ một
phần rất quan trọng, từ việc cho vay để thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong tháng,
quý đến cả năm, đến việc co vay để mở L/C thanh toán xuất nhập khẩu, cho vay mua hàng
hoá trong nước, mua máy móc thiết bị,…Đặc biệt sự tăng nhanh năm 2012 là do khi tình
hình kinh tế khó khan, việc đầu tư kinh doanh nhỏ, nhanh thu được cả vốn và lãi là một
hình thức kinh doanh khá an toàn, tránh được việc tồn đọng hàng dẫn đến việc ứ đọng cả
vốn và lãi gây thua lỗ.
- Với hình thức cho vay trung và dài hạn thì ít được người vay lựa chọn hơn bởi lẽ các
khoản cho vay trung dài hạn thường có quy mô lớn hơn, lãi vay cao hơn, có độ rủi ro cao
hơn. Vì vậy,đối với việc cho vay trung và dài hạn, ngân hàng sẽ phải xác minh một cách
cẩn thận hơn đối với người vay.Liên hệ thực tê trong 3 năm từ 2010-2012, ta thấy về cho
vay trung hạn năm 2010 là 16,282,072 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 19.7%. Sang năm 2011
tăng lên mức 16,330,141 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 20.3%, tăng 0.3% tương ứng 48,096
triệu đồng so với năm 2010, mức tăng này nhỏ không đáng kể. Đến năm 2012 đạt
22,652,341 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 23.5%, tăng 38.7% tương ứng 6,322,200 triệu đồng
so với thời điểm năm 2011. Đối với vay dài hạn, năm 2010 đạt mức 14,298,184 triệu đồng,
chiếm tỉ trọng 17.4%. Sang năm 2011, mức cho vay dài hạn giảm nhẹ xuống mức
14.236.419 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 17.7%, giảm 0.4% tương ứng 61,765 triệu đồng so
với năm 2011. Và đạt mức 13,832,102 triệu đồng ở năm 2012, chiếm tỉ trọng 14.4%, giảm
2.9% tương ứng 404,317 triệu đồng so với năm 2011. Nhìn vào các số liệu trên ta thấy tỉ lệ
tăng giảm của tỉ trọng cho vay trung và dài hạn luôn tỉ lệ thuận với mức độ tăng giảm của
số tiền cho vay. Cho vay trung hạn có xu hướng tăng đến năm 2012 những cho vay dài hạn

thì giảm nhiều. Điều này không ngạc nhiên trong hoàn cảnh kinh tế hiện tại.
2.2.1.2: Doanh số cho vay theo loại tiền tệ
Bảng 05: Doanh số cho vay theo loại tiền tệ năm 2010-2012
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục cho vay Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng
Cho vay bằng đồng
Việt Nam
68,483,419 83% 64,090,562 79.6% 82,720,987 85.9%
Cho vay bằng ngoại
tệ
14,001,38
4
17% 16,448,925 20.4
%
13,613,452 14.1%
Tổng 82,484,80
3
100
%
80,539,487 100% 96,334,439 100%
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2010,2011,2012 của Sacombank
Qua bảng số liệu trên ta thấy cho vay bằng đồng Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn trong tổng
doanh số cho vay theo loại tiền tệ. Năm 2010, cho vay bằng đồng Việt Nam là 68,483,419
triệu đồng, chiếm tỉ trọng 83%, cho vay bằng ngoại tệ 14,001,384 triệu đồng, chiếm tỉ

trọng 17%. Năm 2011 cho vay bằng đồng Việt Nam là 64,090,562 triệu đồng, chiếm tỉ
trọng 79,6%, giảm 6.4% tương ứng 4.392.857 triệu đồng so với năm 2010; cho vay bằng
ngoại tệ 16,448,925 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 20.4%, tăng 17.5% tương ứng 2,447,541
triệu đồng so với năm 2010. So sánh giữa 2 năm ta đễ dàng nhận thấy cho vay bằng đồng
Việt Nam giảm nhẹ và bằng ngoại tệ tăng. Đến năm 2012, mức cho vay bằng đồng Việt
Nam ở mức 82,720,987 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 85.9%, tăng 29.1% tương ứng
18,630,425 triệu đồng so với năm 2011; với ngoại tệ là 13,613,452 triệu đồng, chiếm tỉ
trọng 14.1%, tăng 17.2% tương ứng 2,835,473 triệu đồng so với thời điểm năm 2011.Trong
năm 2012, cho vay bằng đồng Việt Nam tăng và cho vay bằng ngoại tệ giảm.
2.2.1.3: Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế
Bảng 06: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế trong 3 năm 2010-2012
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục cho
vay
Năm 2012 Năm 2011 Năm2010
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng
Thương mại 10,905,997 11.3% 12,286,051 15.2% 11,793,222 14.3%
Nông lâm
nghiệp
10,343,891 10.7% 9,276,180 11.5% 9,004,173 10.9%
Sản xuất và chế
biến
28,548,070 29.6% 29,064,738 36.1% 26,290,896 31.9%
Xây dựng 13,030,751 13.5% 5,638,495 7% 5,515,353 6.7%
Dịch vụ cá

nhân và cộng
đồng
10,909,750 11.3% 6,920,640 8.6% 7,223,953 8.7%
Dịch vụ cho
thuê kho, vận
tải truyền thong
2,724,649 2.8% 2,035,586 2.5% 2,040,598 2.5%
Đào tạo và giáo
dục
2,839,076 2.9% 2,329,765 2.9% 2,173,843 2.6%
Bất động sản
và tư vấn
6,751,551 7% 3,569,053 4.4% 2,802,582 3.4%
Khách sạn và
nhà hàng
473,021 0.5% 988,912 1.2% 897,198 1.1%
Khác 9,807,683 10.4% 8,430,067 10.6% 14,242,985 17.9%
Tổng 96,334,439 100% 80,539,487 100% 82,484,803 100%
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2010,2011,2012 của Sacombank
*Ngành thương mại
Năm 2010,ngân hàng cho vay phục vụ ngành thương mại 11,793,222 triệu đồng, chiếm tỉ
trọng 14.3%. Sang năm 2011 là 12,286,051 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 15.2%, tăng 4.2%
tương ứng 492,829 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 là 10,905,997 triệu đồng, chiếm
tỉ trọng 11.3%, giảm 11.3% tương ứng 1,380,054 triệu đồng so vơi năm 2011.Thời điểm
này tín dụng cho vay giảm bởi tình hình kinh tế phức tạp, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển
dần sang đầu tư các lĩnh vực khác và tỉ trọng cho vay ngành thương mại trong tổng thể các
ngành kinh tế cũng giảm.
*Ngành nông lâm nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một
nước nông nghiệp. Mặc dù đất nước đang từng ngày hội nhập với nền kinh tế thê giới với

việc phát triển các ngành nghiêng về dịch vụ, du lịch song sản xuất nông lâm vẫn chiếm tỉ
trọng lớn trong sản xuất ở nước ta hiện nay. Và việc phát triển này không chỉ ngừng ở
trong nước khi mà chúng ta có rất nhiều sản phẩm của nông lâm nghiệp xuất khẩu ra nước
ngoài như gạo, cà phê, cao su,…Đó cũng chính là lí do mà mức vay tín dụng của ngành
này luôn chiếm trên 1/10 tổng số vay cảu toàn ngành.Cụ thể năm 2010 với mức vay tín
dụng 9,004,173 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 10.9%. Sang năm 2011 tăng lên mức 9,276,180
triệu đồng, chiếm tỉ trọng 11.5%, tăng 3% tương ứng 272,007 triệu đồng so với năm 2010.
Và đến năm 2012, mức vay tín dụng của ngành nông lâm nghiệp lên tới mức 10,343,891
triệu đồng, chiếm tỉ trọng 10.7%, tăng 11.5% tương ứng 1,067,711 triệu đồng so với thời
điểm năm 2011. Năm 2012 có sự tăng mạnh về số tiền vay tín dụng song chỉ chiếm mức tỉ
trọng nhỏ hơn năm 2011. Có sự thay đổi này do ngân hàng đang dần chuyển cơ cấu theo
hướng giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp xuống.
*Ngành sản xuất và chế biến
Theo bảng số liệu, đây là ngành có mức vay chiếm tỉ trọng lớn nhất qua các năm. Năm
2010 ở mức 26,290,896 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 31.9%. Và tăng lên mức 29,064,738
triệu đồng ở năm 2011, chiếm tỉ trọng 36.1%, tăng 10.5% tương ứng 2,773,842 triệu đồng.
Đây là một ngành rất rộng có lien quan ở mọi lĩnh vực. Trong giai đoạn này ngân hàng có
những chính sách ưu đã khuyến khích người dân vay để đầu tư vào loại hình này khi mà
xuất khẩu ngày càng phát triển và các mặt hàng của Việt Nam ngày càng có vị thế trên
thương trường quốc tế, để lại những ấn tượng tốt về chất lượng đảm bảo. Tuy nhiên, tình
hình lại có thay đổi vào năm 2012 khi mà mức tín dụng giảm xuống chỉ còn 28,548,070
triệu đồng, chiếm tỉ trọng 29.6%, giảm 1.8% tương ứng 516,668 triệu đồng. Nguyên nhân
dẫn tới sự giảm sút này là do đến năm 2012, do gặp phải một vài vướng mắc về xuất khẩu
hàng bị trả lại, uy tín bị giảm sút dẫn đến mức tín dụng cũng vì thế mà giảm sút theo. Tuy
nhiên mức giảm này là không đáng kể. Nhìn vào số liệu 3 năm, ta thấy mặc dù năm 2010,
mức tín dụng thấp nhứng lại chiếm tỉ trọng cao hơn tỉ trọng năm 2012 với mức tín dụng
cao hơn. Điều đó cho thấy ngành sản xuất chế biến có xu hướng giảm.
*Ngành xây dựng và dịch vụ
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam không ngừng thay đổi cơ cấu kinh tế, bắt đầu chuyển
sang nền kinh tế hiện đại. Và một trong những thay đổi rõ rệt đó là chúng ta bắt đầu tập

trung đầu tư vào xây dựng và dịch vụ. Nắm bắt được điều đó, Ngân hàng Sacombank cũng
không ngừng gia tăng nguồn vốn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng vay vốn đầu tư vào
loại hình kinh doanh này. Nhìn vào bảng số liệu từ năm 2010 đến năm 2012 ta có thể dễ
dàng nhận thấy sự thay đổi rõ nét này khi mà nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng
ngày càng tăng. Và đến năm 2012 thì nó đã tăng lên gấp đôi.
Cụ thế, đối với ngành xây dựng năm 2010 mức vay tín dụng là 5,515,353 triệu đồng,
chiếm tỉ trọng 6.7%. Năm 2011 là 5,638,495 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 7%, tăng 2.2%
tương ứng 123,142 triệu đồng so với năm 2010. Và tăng rõ rệt vào năm 2012 khi mức vay
tín dụng đath đến 13,030,751 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 13.5%, tăng 31.1% tương ứng
7,392,256 triệu đồng so với năm 2011. Với ngành dịch vụ, năm 2010 đạt 7,223,953 triệu
đồng, chiếm tỉ trọng 8.7%. Sang năm 2011 giảm nhẹ 6,920,640 triệu đồng, chiếm tỉ trọng
8.6%, giảm 4.2% tương ứng 303,313 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 thì tăng
lên mức 10,909,750 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 11.3%, tăng 57.6% tương ứng 3,989,110
triệu đồng so với năm 2011. Một mức tăng tương đối lớn đánh dấu sự phát triển của ngành
dịch vụ.
2.2.1.4: Doanh số cho vay theo khu vực
Bảng 07: Doanh số cho vay theo khu vực trong 3 năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục cho
vay
Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ
trọng trọng trọng
Thành phố Hồ
Chí Minh
48,437,790 50.3% 35,387,512 43.9% 38,430,655 46.6%
Đồng bằng
sông Cửu Long
13,457,269 13.9% 11,153,599 13.8% 10,854,857 13.1%
Miền Trung và

Đông Nam Bộ
20,467,422 21.2% 21,223,154 26.3% 19,796,391 24%
Phía Bắc 11,445,443 11.9% 10,821,827 13.4% 11,629,839 14.1%
Ngoài nước 2,536,515 2.7% 1,953,395 2.6% 1,773,061 2.2%
Tổng 96,334,439 100% 80,539,487 100% 82,484,803 100%
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2010,2011,2012 của Sacombank
Thị trường tín dụng của Sacombank tập trung chủ yếu là miền Nam, trong đó dư nợ cho
vay riêng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 là 38,430,655 triệu đồng, chiếm tỉ
trọng 46.6%; năm 2011 là 35,387,512 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 43.9% ,tăng 8.6% tương
ứng 3,043,143 triệu đồng và năm 2012 là 48,437,790 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 50.3% trên
tổng dư nợ, tăng 36.9% tương ứng 13,050,278 triệu đồng so với năm 2011. Trong những
năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là khu vực trọng điểm, luôn dẫn đầu dư nợ tín
dụng với tỉ trọng trên 40% và tăng đều qua các năm.
2.2.1.5: Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 08: Doanh số cho vay theo loại doanh nghiệp năm 2010,2011,2012
Đơn vị: triều đồng
Khoản mục cho
vay
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng
DN trong nước 2,583,839 3.1% 3,677,347 4.6% 5,907,494 6.1%
Công ty cổ phần 19,909,520 24.1
%
20,086,296 24.9% 27,063,88
4

28.2%
Công ty trách
nhiệm hữu hạn
23,484,859 28.5
%
23,774,054 29.5% 26,137,288 27.1%
DN tư 4,253,642 5.1% 4,859,534 6% 3,378,908 3.5%
Hợp tác xã 268,760 0.3% 127,391 0.2% 89,861 0.09%
Công ty lien
doanh
167,258 0.2% 331,227 0.4% 28,733 0.03%
DN 100% vốn
nước ngoài
270,002 0.3% 264,200 0.3% 175,948 0.2%
Cá nhân 30,876,486 37.4
%
27,254,519 33.8% 33,453,531 34.7%
Khác 670,437 1% 164,919 0.3% 98,792 0.08%
Tổng 82,484,803 100% 80,539,487 100% 96,334,439 100%
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2010,2011,2012 của Sacombank
Về mặt cơ cấu dư nợ, Sacombank tiếp tục dành nhiều quan tâm hỗ trờ vốn cho khu vực
doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế tư nhân. Đến cuối năm 2012, dư nợ của khu
vực công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân đạt 56,580,080
triệu đồng, chiếm tỉ trọng 58.8%.Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ nên đối tượng
cho vay cá thể, hộ gia đình cũng chiếm một tỉ lệ cao, đạt 33,453,531 triệu đồng, chiếm tỉ
trọng 34.7% trên tổng dư nợ.
2.2.2: Phân tích chất lượng cho vay
Bảng 09: Bảng các khoản mục cho vay năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị: triệu đồng
Khoản

mục cho
vay
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng
Nợ đủ
tiêu
chuẩn
82,010,38
4
99.4% 79,840,392 99.1% 93,932,651 97.5%
Nợ cần
chú ý
29,899 0.03% 235,868 0.3% 428,714 0.4%
Nợ dưới
tiêu
chuẩn
31,454 0.04% 101,981 0.13% 312,084 0.3%
Nợ nghi
ngờ
60,776 0.07% 193,335 0.24% 764,210 0.8%
Nợ có
khă năng
mất vốn
352,290 0.46% 167,911 0.23% 896,780 1%
Tổng 82,484,80
3
100% 80,539,487 100% 96,334,439 100%
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2010,2011,2012 của Sacombank
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm một tỉ trọng lớn nhất trong
tổng số nợ cho vay, luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn 97%. Điều này cho thấy Sacombank đã

chú trọng đến chất lượng vay vốn. Thực hiện phương châm số dư tín dụng luôn đạt mức
cao nhưng chất lượng vẫn phải đặt lên hàng đầu. Việc này sẽ tránh được cho ngân hàng
tránh được những rủi ro không đáng có gây giảm lợi nhuận.
2.3 Đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng
Bảng 10: Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị: triệu đồng
Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng tài sản Triệu đồng 152,386,936 141,468,717 152,118,525
Vốn huy động Triều đồng 125,831,000 104,006,509 143,500,000
Doanh số cho
vay
Triều đồng 82,484,803 80,539,487 96,334,439
Tổng dư nợ
cho vay
Triều đồng 77,491,000 79,429,000 91,500,000
Nợ xấu Triều đồng 402,953 444,802 530,700
Doanh thu Triều đồng 3,890,551 5,842,227 6,497,179
Lợi nhuận Triều đồng 1,910,340 1,995,857 1,002,370
Tổng dư nợ/
Tổng vốn
% 61% 71% 64%
Tổng dư nợ/
Tổng tài sản
% 54% 57% 60%
Nợ xấu/ Tổng
dư nợ
% 0.52% 0.56% 0.58%
Nợ qua hạn/
Tổng dư nợ
% 0.56% 0.85% 0.72%

Vòng quay
vốn
vòng 1.06 1.01 1.05
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2010,2011,2012 của Sacombank
2.3.1: Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá
lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt. Dựa vào bảng số liệu ta thấy qua 3 năm chỉ tiêu này luôn
nhỏ hơn 100%, có nghĩa là ngân hàng không sử dụng hết vốn huy động của mình. Điều này
chứng tỏ tình hình huy động vốn của ngân hàng ngày càng có hiệu quả được biểu hiện ở tỉ
lệ tham gia vủa vốn huy động vào dư nợ qua 3 năm tương đối ổn định.
Cụ thể, năm 2010 một đồng vốn huy động chỉ có 0.61 đồng dư nơi nhưng bước sang năm
2011 nó đã tăng lên 0.71 đồng dư nợ. Tuy nhiên đến năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống
chỉ còn 0.64 đồng dư nợ. Mặ dù có giảm nhẹ nhưng dư nợ của Ngân hàng vẫn tăng đều qua
các năm do tốc độ tăng trưởng của dư nợ thấp hơn tốc độ tăng trưởng của huy động vốn
2.3.2: Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của Ngân hàng , nó cho biết hoạt động của ngân
hang có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng không. Chỉ tiêu này của Sacombank khá cao,
đều trên 50%. Năm 2010 là 54%, 2011 là 57% và tăng ở năm 2012 lên mức 60%.Điều này
chứng tỏ Sacombank đã tập trung khá nhiều nguồn lực vào hoạt động tín dụng.
2.3.3: Chỉ tiêu rủi ro tín dụng
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng một cách rõ ràng nhất, ngân hàng có
tỉ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao.Dựa vào bảng ta thấy,
năm 2010, nợ xấu trên trên tổng dư nợ là 0.52%. Sang năm 2011 là 0.56% và 2012 là
0.58%. Tỉ lệ nợ quá hạn trên nợ xâu năm 2010 là 0.56%, năm 2011 là 0.85% và năm 2012
là 0.72%. Nhìn chung,tỉ lệ này khá nhỏ, chỉ chiếm dưới 1%. Điều này cho ta thấy, càng
ngày ngân hàng càng tập trung chú trọng vào chất lượng cho vay, thẩm định kĩ trước khi kí
hợp đồng cho vay. Có được điều này là do ngân hàng đã có những thay đổi cách thức làm
việc, đặc biệt là công tác thẩm định trước khi cho vay vốn là tương đối tốt, các dự án đầu
tư trong năm luôn thực hiện đúng quy định cho phép và theo sự lãnh đạo của ban lãnh đạo
ngân hàng. Mặc dù đã đạt được kết quả khả quan đáng khích lệ như vậy nhưng ngân hàng

cũng phải xem xét lại các khoản nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ấy để đưa mức
rủi ro tín dụng tối ưu nhất.
2.3.4: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Chỉ số vòng quay vốn tín dụng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh cảu Ngân hàng,
chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động cảu ngân hàng càng có hiệu quả nên ngân hàng phải rất
chú trọng để duy trì được vòng vốn ổn định và ngày càng tăng nhanh hơn.Qua bảng số
liệu, ta thấy vòng quay vốn tín dụng có sự biến động nhỏ qua các năm. Năm 2010 vòng
quay vốn tín dụng là 1.06 vòng, đến năm 2011 giảm nhẹ còn 1.01 vòng và tăng ở năm
2012 là 1.05 vòng. Chỉ số vòng quay tín dụng cảu ngân hàng trong 3 năm này luôn lớn hơn
1. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả. Tuy nhiên ngân
hàng vẫn phải đề ra các biện pháp để ổn định vòng quay vốn này, khắc phục được tình
trạng hiện tại này, giúp tăng vòng vốn lên mức cao nhất.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
3.1: Những mặt đã đạt được và tồn tai, hạn chế trong hoạt độngt ín dụng của ngân hàng
3.1.1: Những mặt đã đạt được
- Mặc dù trong 3 năm vừa qua, tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự thuận lợi cho ngành
ngân hàng qua nhiều biến động phức tạp về lãi suất và tỉ giá, nhưng Sacombank vẫn đạt
được những kết quả kinh doanh khá tốt. Với sự gia tăng của nguồn vốn huy động và tổng
dư nợ cho vay.
- Ngân hàng luôn điều chỉnh lãi suất đầu vào và ra phù hợp với tình hình nền kinh tế thì
trường, luôn có những thăm dò ý kiến khách hàng để thay đổi, điều chỉnh hợp lí về chất
lượng cho vay, thái độ nhan viên,…
- Có sự đầu tư, trang trải về máy móc, thiết bị, các phần mềm tin học hiện đại nhất phục vụ
cho phòng vốn, nơi quản lí rủi ro cho khách hàng vay. Không những thê, công tác quản lí
tài sản và nguồn vốn không ngừng được quan tâm hơn nữa.
- Thực hiện tốt các biện pháp đề xuất trước đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng. + Các
khoản cho vay mới đảm bảo đúng quy trình, được thực hiện qua từng bước thong qua quy
chế cho vay của Ngân hàng Sacombank.
+ Công tác thẩm định tín dụng được chú trọng, loại trừ hầu hết những phương án sử dụng
vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn.

Nhìn chung, tình hình hoạt động tín dụng của Sacombank có nhiều tiến triển tốt đẹp.
Trong thời kì mà nhu cầu về tín dụng của các thành phần kinh tế trong xã hội rất lớn thì
Ngân hàng đã hoàn thành tương đối tốt, thỏa mãn nhu cầu kahchs hàng. Song cũng có
những tồn tại cần giải quyết để đi tới những thành tựu lớn hơn trong những năm tiếp theo.
3.1.2: Những tồn tại và hạn chế
- Thị trường khách hàng còn chưa được khai thác triệt để, thị trường còn bị bỏ ngỏ, đặc
biệt là thị trường ngoài quốc doanh- một thị trường đầy tiềm năng hứa hẹn mang lại nhiều
lợi nhuận nhưng rủi ro cũng cao
- Phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng phổ biến
nên gặp phải cạnh tranh từ các ngân hàng khác
- Cho vay trung và dài hạn còn khiêm tốn, chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay
của Sacombank
- Việc khai thác và sử dụng nguồn thong tin chưa thật sự trở thành công cụ hữu hiệu trong
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Mặc dù đội ngũ các bộ của ngân hàng có trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm nhưng mức độ tích lũy kiến thức về kĩ thuật
còn hạn chế. Do đó, những kết luận khi xem xét, đánh giá, thẩm định cho vay ít nhiều bị
hạn chế.
- Tình hình kinh tế giai đoạn này đang gặp phải rất nhiều khó khan, nền kinh tế khu vực
gần như đóng bang ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động kinh tế trong nước, do đó nhu cầu
vay vốn đầu tư cũng từ đó giảm sút.
3.2: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng
3.2.1: Nâng cao nguồn vốn huy động
Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có bước tiến triển tốt hơn thể
hiện qua mức huy động anwm sau cao hơn năm trước, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của
khách hàng. Tuy nhiên để nâng cao hơn nguồn vốn huy động phục vụ tốt hơn các hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thì ta cần thực hiện những giải pháp hợp lí:
- Cần xây dựng cho mình một chính sách huy động vốn hiệu quả là cần thiết. Các ngân
hàng không chỉ cạnh tranh nhau về lãi suất, về tiên ích của các sản phẩm dịch vụ mà mình
mang lại cho kahchs hàng mà còn tạo ra một nét độc đáo của riêng mình bởi sự cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường không phải số một mà là sự độc đáo.

- Cần lien kết rộng hơn nữa hệ thống ATM giữa các ngân hàng nhằm cung cấp những sản
phẩm dịch vụ phù hợp, tiện ích để đáp ứng nhu cầu tài chính ngày càng cao của kahchs
hàng.
- Đa dạng hơn số hình thức cho vay.
- Tăng cường tiếp thị, tiếp cận với khách hàng có thu nhập cao và có nguồn tiền rảnh rỗi.
- Áp dụng các hình thức huy động dự thưởng trúng vàng, quà tặng khuyến mại cho khách
hàng gửi vào.
- Đẩy mạn hoạt động chuyển tiền kiều hồi để huy động được nguồn ngoại tệ cho ngân
hàng.
- Đối với các tổ chức kinh tế: Tăng cường giao lưu tạo sự quan hệ giữa ngân hàng với đơn
vị, từ đó khuyến khích đơn vị giao dịch qua ngân hàng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi
- Kết hợp với ban đền bù giải tỏa, tìm hiểu những hộ có nguồn thu từ đền bù giải tỏa để có
hướng tiếp thị khuyến khích khách hàng gửi vào.
3.2.2: Nâng cao hiệu quả tín dụng
Bên cạnh việc huy động vốn vào ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt
hấp dẫn thì ngân hàng cũng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Xây dựng các phương án thật sự hiệu quả trên cơ sở lựa chọn khách hàng và thẩm định
các dự án đầu tư.
- Tiến tới cân bằng dư nợ cho vay giữa hai khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh để
hoạt động kinh tế nagyf càng tốt hơn, đồng thời góp phần hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh.
- Đào tạo cán bộ tín dụng có năng lực, kinh nghiệm, có tầm nhìn sâu rộng để sự đoán tình
hình tương lai một cách chính xác.
- Tăng cường xử lí nợ quá hạn, nợ xấu, thu hồi vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng. Khi phát sinh các khoản nợ quá hạn, ngân hàng
nên có những biện pháp phù hợp và kiên quyết trong khâu xử lí.
- Nâng cao tỉ trọng cho vay dài và trung hạn.
- Kết hợp nhiều phương thức cho vay, sự kết hợp này sẽ mang lại lợi ích cho cả khách hàng
và ngân hàng, người đi vay có thể lựa chọn cho mình nhiều hình thức vay phù hợp, đồng
thời ngân hàng bán được nhiều sản phẩm cho vay.
- Cho vay theo lãi suất thỏa thuận sẽ thu hút được hiều khách hàng hơn là cố định lãi suất

- Trong quá trình cho vay, ngân hàng cũng phải thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử
dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu
- Tang cường thong tin giữa các Ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp và
các ssai phạm của khách hàng. Ngân hàng có thể sang lọc đối tượng vay mạo hiểm, có
triển vọng xấu khỏi quá trình cho vay để hạn chế rủi ro thong qua hệ thống thong tin phòng
ngừa rủi ro.
KẾT LUẬN:
Với thực trạng nền kinh tế hiện nay, hầu hết các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi sự suy
thoái nghiêm trọng này. Đứng trước những bất ổn này, vấn đề đặt ra cho mỗi ngân hàng là
hiệu quả kinh tế, vượt qua những khó khan hiện tai và tiến tới thàng công trong tương lai.
Để đạt được những hiệu quả kinh tế ấy, các ngân hàng phải không ngừng nỗ lực, khăc phục
những khó khan và đề các phương án cụ thể để vươn lên phát triển. Bằng sự lãnh đạo bản
lĩnh và sự tận tâm với công việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên, Ngân hàng thương
mại cổ phần Thương tín Sài Gòn đã không ngừng cố gắng vươn lên tạo chỗ đứng và
thương hiệu trong hệ thống các ngân hàng trong nước, đang phát triển ra các nước lân cận,
trước hết là Lào và Campuchia, và mục đích tương lai phát triển ra các thị trường quốc tế.
Bài tiểu luận đã phân tích và đánh giá cụ thể tình hình tín dụng của Ngân hàng Sacombank
trong 3 năm từ 2010-2012, đưa ra những ưu nhược điểm, những hạn chế và phương hướng
khắc phục điều đó. Từ những gì có được trong những năm qua, hi vọng trong năm 2013,
Ngân hàng sẽ có những thàng công mới trong lĩnh vực tín dụng, đưa vị thế của Việt Nam
lên một tầm cao mới và có chỗ đứng vững chắc trên thương trường quốc tế.

×