Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tiêu điểm về tình hình giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.06 KB, 3 trang )

Một đất nước mỗi năm ban hành ra hàng trăm văn bản pháp luật để điều hành,
điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế và giúp xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh
hơn. Có những văn bản pháp luật được ban hành ra được đông đảo người dân ủng
hộ, nhưng cũng có không ít văn bản khi ban hành đã gặp phải sự phản đối rất lớn
không ít của người dân, thậm chí có những văn bản chưa kịp ra đời đã bị người dân
kịch liệt phản đối.
Văn bản pháp luật không dựa trên cơ sở thực tiễn, không có sự trưng cầu ý kiến
nhân dân, không được người dân ủng hộ, không phù hợp với tình hình xã hội, tình
hình của đất nước thì chẳng mấy chốc cũng nảy sinh vấn đề, cũng bộc lộ những
nhược điểm.
Chương trình “Tiêu điểm” ngày hôm nay sẽ đề cập đến sự thiếu thực tế của một
số văn bản pháp luật về giao thông và những hệ quả mà mà các văn bản đó đem
đến cho xã hội.
Trong 9 tháng đầu năm nay cả nước có đến 23.619 vụ tai nạn giao thông, làm
gần 7000 người thiệt mạng. Tại Hà Nội hiện nay có gần 70 điểm ùn tắc thường
xuyên. Tắc đường hàng tiếng đồng hồ, xe cộ ùn ứ hàng km là hình ảnh rất đỗi quen
thuộc của những người dân thủ đô. Mỗi lần tham gia giao thông người dân như rơi
vào cái vòng luẩn quẩn không lối thoát, sáng tắc đường, chiều tắc đường, ngày nào
cũng tắc, đường nào cũng tắc.
Chính vì vậy giao thông luôn là vấn đề rất được quan tâ, rất nhiều văn bản pháp
luật đã ra đời để khắc phục tình trạng giao thông hiện nay. Tuy nhiên trong số đó
có rất nhiều văn bản ra đời đã xa rời thực tế và hiệu quả của nó đem lại là điều rất
đáng phải bàn.
Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19-9-2012 của Chính phủ (NĐ71/CP) sửa đổi, bổ
sung một số điều về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ có hiệu lực từ ngày 10-11, quy định chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm điều
khiển xe ô tô, mô tô không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần
đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố với mức tăng từ 3-9
lần so với trước đây.
Tuy nhiên, để thực thi được chế tài này, cả lực lượng chức năng và người tham
gia giao thông đều lúng túng. Nguyên nhân là do hiện trạng hầu hết các tuyến


đường giao thông đều không được sơn phân làn một cách thường xuyên, rất khó để
có thể phân định được làn đường, chiều đường….
Đơn cử như khu vực nội thành Hải Phòng (gồm 7 quận) có 221 tuyến đường phố
chính, với tổng chiều dài là 313km, diện tích mặt đường là 3.268.500m2, nếu căn
cứ vào đơn giá bảo dưỡng thường xuyên đường bộ được ban hành theo QĐ số
2167/QĐ-UBND ngày 17-12-2008 của UBND thành phố thì mỗi năm công việc
sơn kẻ phân làn lòng đường, vỉa hè, ngã tư phải được thực hiện ít nhất 1 lần với
tổng số tiền từ 25 đến 28 tỷ đồng. Như vậy đơn cử cả nước ta có, nếu mỗi tỉnh có 1
thành phố thì số tiền chúng ta phải chi ra lên đến gần 2000 tỷ đồng mà chỉ dùng
vào mỗi vấn đề vạch kẻ đường? Như vậy phải chăng là quá lãng phí trong khi rất
nhiều vấn đề khác cấp bách hơn, và tính thực tế của văn bản này đến đâu? Và nó
có hiệu quả hay không?
Chúng ta hãy xem mật độ dân số tham gia giao thông trên đường như những viên
kẹo trong bình, những viên kẹo đó đại diện cho những ngành nghề riêng biệt trong
xã hội. Theo lẽ thường chúng ta muốn lấy kẹo trong bình thì phải lấy từng ít và từ
từ. Dân số Hà Nội có khoảng 7 triệu người, nếu vào giờ cao điểm có khoảng 60%
cùng tham gia giao thông tương đương khoảng 4,2 triệu người. Ngày 1/2/2012, Bộ
giao thông vận tải ra quyết định thay đổi giờ học giờ làm cho công nhân viên chức,
học sinh sinh viên nhằm giảm lưu lượng tham gia giao thông cùng thời điểm, tuy
nhiên việc thay đổi này chỉ giúp giảm lưu lượng khoảng 700.000 người. Theo lẽ
thường lấy số lượng ít ra trước rồi mới lấy số còn lại, thì hiện làm ngược lại muốn
lấy đi 3,5 triệu người trước rồi mới giải tỏa 700.000 người sau. Việc này dẫn đến
một hệ lụy là, nếu 3,5 triệu người kia không thoát kịp, thì đến lượt 700.000 người
còn lại sẽ đổ ra và làm ùn tắc thêm nghiêm trọng. Vì làm ngược lại lẽ thường vốn
có, nên gây xung đột mật độ giao thông. Vì vẫn là lấy đi số nhiều trước rồi mới lấy
đi số ít sau, việc làm này là ngược với lẽ thường. Nếu số nhiều kia không giảm tải
kịp thì sẽ được bồi thêm số ít còn lại là việc làm giậm chân tại chỗ so với trước khi
đổi giờ, nếu không muốn nói đến phát sinh thêm điểm ùn tắc mới, khi thời gian
giãn cách quá ngắn. Hơn thế nữa, học sinh, sinh viên lại là những đối tượng chính
tham gia giao thông bằng các phương tiện công cộng, một trong những biện pháp

tốt nhất để hạn chế ùn tắc.
Với những gì đã đưa ra thì chúng ta đã đoán biết được phần nào kết quả của quy
định mới này khi nó được thưck hiện. Vậy kết quả của những quy đinh này như thế
nào và xã hội đã bị ảnh hưởng ra sao sẽ được trả lời ngay sau đây.

×