Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tìm hiểu hoạt động giao nhận hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.89 KB, 32 trang )

Báo cáo thực tập
Lời mở đầu
Lời mở đầu
Hoạt động thương mại buôn bán hàng hoá đã có từ lâu đời và ngày
càng phát triển, kèm với nó là sự mở rộng không ngừng của ngành vận tải.
Hoạt đông vận tải luôn được cải tiến và hoàn thiện. Sự ra đời của chiếc
container đầu tiên thực sự đã trở thành một cuộc cách mạng trong chuyên chở
hàng ho¸i nhờ những ưu điểm vượt trội của nó. Vận tải container xuất hiện ở
Việt Nam tuy khá muộn nhưng đã có những bước phát triển nhất định và
không ngừng lớn mạnh.
Công tác giao nhận bao gồm các nghiệp vụ, thủ tục liên quan đến quá
trình vận tải như vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, thủ tục hải quan,
tài chính… Hoạt động giao nhận nói chung và giao nhận hàng container nói
riêng cũng đang dần ®uîc cải thiện theo hướng phục vụ ngày càng tốt hơn với
những thủ tục ngày càng đơn giản, thuận tiện. Do tính ưu việt của việc vận
chuyển hàng hoá bằng container nên công tác giao nhận hàng container đơn
giản hơn các loại hàng hoá thông thường khác.
Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp xếp dỡ container cảng Lê Thánh
Tông em đã có dịp tìm hiểu về hoạt động giao nhận hàng container và cho em
những kiến thức thực tế quý báu. Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em với đề
tài “Tìm hiểu hoạt động giao nhận hàng container tại cảng Lê Thánh Tông”
bao gồm các phần sau:
Phần I: Giới thiệu chung về xí nghiệp xếp dỡ container cảng Lê Thánh
Tông
Phần II: Hệ thống vận tải container
Phần III: Nghiệp vụ giao nhận hàng container tại cảng Lê Thánh Tông
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
1
Báo cáo thực tập
Mục lục
L i m uờ ởđầ 1


Ph n I: Gi i thi u chung v xí nghi p x p d container c ng Lê Thánh Tôngầ ớ ệ ề ệ ế ỡ ả
3
I. S hình th nh v phát tri n c a xí nghi p x p d container:ự à à ể ủ ệ ế ỡ 3
II. Ch c n ng, nhi m v c a xí nghi p:ứ ă ệ ụ ủ ệ 4
III. C c u t ch c c a xí nghi p hi n nay:ơ ấ ổ ứ ủ ệ ệ 5
IV. C s v t ch t, k thu t:ơ ở ậ ấ ĩ ậ 6
Ph n II: H th ng v n t i containerầ ệ ố ậ ả 7
I. S hình th nh v phát tri n h th ng v n t i container trên th gi i:ự à à ể ệ ố ậ ả ế ớ 7
II. S hình th nh v phát tri n v n chuy n h ng hoá b ng container Vi t ự à à ể ậ ể à ằ ở ệ
Nam 8
III. Hi u qu kinh t c a vi c v n chuy n h ng hoá b ng container:ệ ả ế ủ ệ ậ ể à ằ 8
Ph n III: Nghi p v giao nh n container t i c ng Lê Thánh Tôngầ ệ ụ ậ ạ ả 10
§1. Các ph ng th c chuyên ch h ng b ng containerươ ứ ở à ằ 10
§2. Các ch ng t s d ng trong công tác giao nh nứ ừ ử ụ ậ 14
§3. Trình t th c hi n xu t kh u h ng hoá óng trong containerự ự ệ ấ ẩ à đ 20
§4. Trình t th c hi n nh p kh u h ng hoá óng trong containerự ự ệ ậ ẩ à đ 24
§5. Nghi p v giao nh n container xí nghi p x p d Lê Thánh Tôngệ ụ ậ ở ệ ế ỡ
27
K t lu nế ậ 32
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
2
Báo cáo thực tập
Phần I: Giới thiệu chung về xí nghiệp xếp dỡ container
cảng Lê Thánh Tông
I.
Sự hình thành và phát triển của xí nghiệp xếp dỡ container:
Trước năm 1988 nền kinh tế với chế độ tập trung quan liêu bao cấp đã
làm chậm lại sự phát triển giao lưu hàng hoá. Các mối quan hệ thương mại
chủ yếu được thiết lập từ các hiệp định với các nước Đông âu và Liên Xô cũ,
lượng hàng thông qua cảng là hàng nhập do đội tàu của Liên Xô cũ đảm nhận.

Lượng hàng container thông qua cảng là rất ít, do vậy không cần thiết phải tổ
chức một đơn vị chuyên làm nhiệm vụ xếp dỡ hàng container. Từ năm 1988,
với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, nền kinh tế Việt Nam dần
chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã tạo điều
kiện cho các hoạt động giao lưu thương mại và hợp tác làm ăn với các nước
trong khu vực và trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Vận tải hàng container với
nhưng ưu thế vượt trội dần trở nên phổ biến và chiếm vai trò ngày càng quan
trọng trong thương mại quốc tế, và do vậy hình thức vận tải này nhanh chóng
xuất hiện ở Việt Nam.
Tháng 9 năm 1988, Tổng cục đường biển (nay là Tổng công ty hàng
hải Việt Nam) đã đăng kÝ hợp đồng liên doanh vận tải với hãng CGM
(Pháp). Công ty liên doanh này lấy tên là GEMATRANS.
Tháng 11/1989 GEMATRANS đã kÝ hợp đồng bốc xếp, giao nhận và
bảo quản container với cảng Hải Phòng. Để thực hiện hợp đồng này, giám đốc
cảng Hải Phòng đã ra quyết định xây dựng một bãi container ở khu vực cầu 1,
mua sắm trang thiết bị chuyên dùng và thành lập một đội bốc xếp tổng hợp
đảm nhiệm việc bốc xếp cho hãng CGM.
Tháng 2/1990 đội công nhân tổng hợp thứ 2 này được thành lập đảm
bảo việc làm cho hãng EAC. Sau khi hãng này chuyển xuống cảng Chùa Vẽ
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
3
Báo cáo thực tập
thì đội này được giao nhiệm vụ làm cho hãng HEUNG – A (Hàn Quốc) do
VIETTRAN làm đại lý. Hai đội bốc xếp này cùng làm hàng container nhưng
lại ở 2 vị trí xa nhau là cầu 1 và cầu 7. Năm 1993, tiến hành tập trung sự điều
hành, quản lý về một mối.
Giám đốc cảng Hải Phòng đã ra quyết định thành lập Xí nghiệp
container trực thuộc cảng. Cơ cấu xí nghiệp bao gồm:
- 3 đội công nhân bốc xếp
- Đội cơ giới

- Đội xe vận chuyển đường dài
- Đội đế
- 2 bãi chứa container
- 4 kho 1, 2, 3, 4, 5
- 3 cầu tàu 1, 2, 3
Từ ngày thành lập đến nay, quy mô của xí nghiệp không ngừng được
mở rộng và phát triển về số lượng cán bộ công nhân viên, trang thiết bị xếp
dỡ, kho bãi, nhà cửa; bộ máy tổ chức quản lý dần dần được hoàn thiện; việc
điều hành sản xuất ngày càng hiệu quả.
II.
Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp:
Cảng có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là đầu
mối giao lưu hàng hoá trong nước và quốc tế. Nhiệm vụ của cảng là xếp dỡ
hàng hoá thông qua cầu tàu và bảo quản hàng hoá tại kho bãi của cảng.
Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông là một xí nghiệp thành viên của cảng
Hải Phòng, do vậy xí nghiệp là một doanh nghiệp chưa có tư cách pháp nhân.
Mọi hoạt động kinh doanh của xí nghiệp đều nằm dưới sự chỉ đạo của cảng
Hải Phòng.
Theo thời gian, do sự thay đổi của cơ cÂu hàng hoá cùng với những
thay đổi về cơ chế chính sách nên nhiệm vụ của cảng cũng thay đổi theo.
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
4
Báo cáo thực tập
Trước đây chủ yếu xếp dỡ hàng cát, các loại hàng quân sự thì nay nhiệm vụ
chủ yếu là xếp dỡ hàng container, ngài ra còn một số loại hàng khác.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông
hiện nay:
- Tổ chức xếp dỡ và bảo quản hàng hoá
- Tổ chức các dịch vụ đóng gói, rút hàng trong container
- Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện xây dựng và vận

chuyển
III.
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp hiện nay:
1. Giám đốc:
Là người đứng đầu xí nghiªp, chịu trách nhiệm trước giám đốc cảng về
việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạnh của Nhà nước và cảng giao cho, về kế hoạch khai thác, quản lý, bảo
quản hàng hoá và sử dụng có hiệu quả tài sản và các trang thiết bị sẵn có. Do
chưa bố trí giám đốc nội chính nên giám đốc kiêm luôn việc phụ trách công
tác quản lý điều động thuyên chuyển cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp,
chăm lo đời sống, giải quyết các chế độ chính sách, phụ trách Ban tổ chức lao
động tiền lương, kế toán tài vụ, hành chính y tế, đội bảo vệ.
2. Phó giám đốc:
Được giám đốc giao cho phu trách khai thác quản lý hàng hóa, tổ chức
xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá, tiếp nhận bảo vệ, bảo quản hàng hoá ở kho bãi,
quan hệ với chủ hàng, chủ tàu và các phương tiện, đôn đốc các đơn vị trong xí
nghiệp thực hiện kế hoạch ngày, ca, điều phối lao động, điều phối công việc,
bàn bạc với các đơn vị trong xí nghiệp có liên quan để phối hợp kế hoạch giải
phóng tàu và bảo quản hàng hoá ở kho bãi.
3. Phó giám đốc kĩ thuật:
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
5
Báo cáo thực tập
Phụ trách công tác khoa học kĩ thuật, phụ trách công tác quản lý các
thiết bị xếp dỡ, phương tiện của xí nghiệp, phụ trách công tác thi công xây
dựng sửa chữa và cải tạo các công trình.
4. Các ban nghiệp vụ:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc lập kế hoạch, điều động
phương tiện, thiết bị, công nhân bốc xếp, kho hàng cùng các lực lượng liên
quan tham gia giải phóng tàu và các công việc khác trong từng ca, ngày,

tháng, năm thống kê, theo dõi sản lượng, năng suất bốc xếp trên cơ sở kế
hoạch đã đề ra.
IV.
Cơ sở vật chất, kĩ thuật:
Đối với ngành vận tải biển nói chung, các xí nghiệp xếp dỡ nói riêng
thì cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố quan trọng bậc nhất, là điều kiện tiên quyết
để doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao và nó
ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông bao gồm:
cầu tàu, kho bãi, thiết bị xây dựng, phương tiện vận chuyển, công cụ mang
hàng, nhà xưởng, khu vực điều hành sản xuất, các thiết bị văn phòng, tài sản
cố định.
1. Hệ thống cầu tàu, kho bãi:
Hiện nay xí nghiệp có 330 m cầu tàu cùng lúc có thể tiếp nhận 3 tàu
container có trọng tải nổi tàu 10.000 T với số container dưới 250 TEU. Cầu
tàu được xây dựng theo kiểu bÔ cọc cao bằng bê tông cốt thép theo tính chất
cảng biển cấp I.
Kho bãi hàng hiện có kho CFS có diện tích 1000 m
2
kiểu kho kín bằng
tÂm đan và bê tông tại chỗ; 1500 m
2
bãi đá nhựa; 32000 m
2
bãi tiêu chuẩn bê
tông.
2. Thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận chuyển:
Xe nâng: 12 chiếc trong đó 4 xe chuyên dùng xếp dỡ container
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
6

Báo cáo thực tập
Cần trục: 2 cần trục bánh lốp, 7 cần trục chân đế
Khung cẩu: 7 chiếc
¤ tô: 14 chiếc
Phần II: Hệ thống vận tải container
I.
Sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải container trên thế
giới:
Kể từ khi ra đời, hệ thống vận tải container đã hình thành tương đối
hoàn chỉnh và phát triển nhanh chóng qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trước năm 1995
Trong giai đoạn này, một số nước tư bản phát triển đã thư nghiệm việc
sử dụng container trong vận chuyển hàng hoá và khi đó chủ yếu sử dụng các
container loại tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO, mở rộng chuyên chở container
bằng đường biển nhỏ (sức chở tối đa 5 T, dung tích chứa hàng 1-3 m
3
) trong
vận tải đường sắt nội địa. Trong thế chiến thứ II, chuyên chở container phát
triển khá nhanh và mở rộng sang các phương thức vận tải đường biển và « tô.
- Giai đoạn 2: 1956 – 1966
Đây là thời kỳ bắt đầu của cuộc cách mạng “Container hoá”. ở giai
đoạn này, container được áp dụng ngày càng nhiều và mở rộng trên phạm vi
toàn cầu với những phương thức vận tải khác nhau nh: đường sắt, đường biển,
đường « tô.
- Giai đoạn 3: 1967 đến những năm 80 của thỊ kû XX
Giai đoạn này sử dụng phổ biến loại container lớn theo tiêu chuẩn ISO,
sử dụng các thiết bị chuyên dùng cho container, cải tạo xây dựng các ga, cảng
container và hình thành các tuyến đường biển, đường sắt chuyên chở
container. Đây có thể coi là giai đoạn phát triển bề rộng của hệ thống vận tải
container.

Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
7
Báo cáo thực tập
- Giai đoạn 4: Từ cuối những năm 80 đến nay
Đây được coi là giai đoạn phát triển bỊ sâu của hệ thống vận tải
container. Hệ thống vận tải container đã hoàn chỉnh ở các nước phát triển và
dần hình thành ở các nước đang phát triển.
Hiện nay chuyên chở hàng hoá bằng container đã được áp dụng trong
các phương thức vận tải khác nhau và đặc biệt phát triển trong vận tải đường
biển. “Container hoá” phát triển đã tạo tiền đề cho nghiệp vô tổ chức vận tải
đa phương thức (Multi Transport) phát triển.
II.
Sự hình thành và phát triển vận chuyển hàng hoá bằng container ở
Việt Nam
Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container ở Việt Nam bắt
đầu từ những năm đầu thập niên 80 và phát triển nhanh chóng. Quy trình
chuyên chở hàng hoá bằng container trong vận tải đường biển ở Việt Nam
ngày càng phát triển cà vÌ chiều rộng lẫn chiều sâu. Một số bến container
được xây dựng tại các cảng biển Hải Phòng, Sài Gòn…, bước đầu được trang
bị một số thiết bị xếp dỡ container hiện đại.
Xí nghiệp xếp dỡ container trực thuộc cảng Hải Phòng đảm nhận việc
khai thác và xếp dỡ một phần sản lượng hàng hoá đóng trong container qua
cảng Hải Phòng. Xí nghiệp đang cố gắng từng bước nâng cao chất lượng phục
vụ và sản lượng xếp dỡ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
III.
Hiệu quả kinh tế của việc vận chuyển hàng hoá bằng container:
Container hoá trong vận tải quốc tế là một cuộc cách mạng. Kinh
nghiệm của nhiều nước có hệ thống vận tải container phát triển cho thấy tính
ưu việt của nó so với phương pháp vận chuyển thông thường. Hiệu quả kinh
tế của chuyên chở hàng hoá bằng container được nhìn nhận thông qua nhiều

góc độ:
- Đối với toàn xã hội:
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
8
Báo cáo thực tập
+ Giảm chi phí vận tải trong toàn xã hội, góp phần làm giảm chi phí lưu
thông của toàn xã hội, hạ giá thành sản phẩm
+ Tạo điều kiện hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận
tải trong mỗi nước cũng nh trong phạm vi toàn thế giới
+ Góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng phục vụ của ngành vận
tải, thoả mãn nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng của xã hội
- Đối với chủ hàng:
+ Bảo vệ hàng hoá tránh nhiễm bẩn, mất cắp, hư hỏng do tác động của
môi trường bên ngoài
+ Rút ngắn thời gian lưu thông của hàng hoá, góp phần làm tăng tốc độ
quay vòng vốn
+ Giảm chi phí bảo hiểm cho hàng hoá
+ Giảm chi phí bao bì cho hàng hoá
+ Thuận lợi cho dịch vụ “Door to Door”
- Đối với người vận chuyển:
+ Giảm thời gian đỗ bến
+ Tận dụng được dung tích tàu
+ Thuận tiện cho việc chuyển tải, giảm trách nhiệm về khiếu nại hàng
hóa
+ Tăng lợi nhuận
- Đối với người giao nhận:
+ Tạo điều kiện cho người giao nhận thực hiện chức năng nh một người
điều hành vận tải công cộng không kinh doanh tàu để tiến hành các dịch vụ:
dịch vụ gom hàng, dịch vụ Door to Door và dịch vụ chia hàng lẻ
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H

9
Báo cáo thực tập
Phần III: Nghiệp vụ giao nhận container tại cảng Lê
Thánh Tông
§1. Các phương thức chuyên chở hàng bằng container
1. Gửi hàng nguyên container (FCL – Full Container Load):
Các hãng tàu chợ định nghĩa thuật ngữ FCL là: hàng xếp trong nguyên
một container, người gửi hàng và nhận hàng chịu trách nhiệm đóng hàng và
dỡ hàng ra khỏi container, nói cách khác đây là phương thức gửi hàng mà
hàng hoá trong một container thuộc về một chủ gửi và một chủ nhận.
• Quy trình FCL:
- Container do người chuyên chở cung cấp hoặc chủ hàng thuê của
công ty cho thuê container được chủ hàng đưa vào kho của mình
hoặc các địa điểm khác trong nội địa để đóng hàng, sau khi hải quan
kiểm tra thì container được kÍp chì
- Chủ hàng hoặc người giao nhận đưa container được kÍp chì về bãi
container (CY) của người chuyên chở hoặc cảng được người chuyên
chở chỉ định để bốc hàng lên tàu
- Tại cảng đích, bằng chi phí của mình, người chuyên chở sẽ lo liệu
việc dỡ và vận chuyển container xuống bãi container của mình hoặc
bãi container trong cảng
- Bằng chi phí của minh, người nhận hàng hoặc người giao nhận phải
thu xếp làm thủ tục hải quan và đưa container từ bãi container về
kho của mình, dỡ hàng và hoàn trả vỏ
• Trách nhiệm của người gửi hàng theo cách gửi FCL:
- Đóng hàng vào container kể cả chất xếp, chèn lót, đánh ký mã hiệu
và dấu chuyên chở
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
10
Báo cáo thực tập

- Vận chuyển hàng từ kho hay nơi chứa hàng của mình đến bãi
container do người vận chuyển chỉ định
- Niêm phong kÍp chì container theo quy định xuất nhập khẩu và thủ
tục hải quan
- Chịu mọi chi phí liên quan đến các thủ tục nói trên
Việc đóng hàng vào container có thể tiến hành tại bãi chứa hàng hoặc
tại kho của người gửi hàng nếu có yêu cầu nhưng người gửi hàng phải đảm
bảo an toàn và chịu chi phí vận chuyển container đi và về bãi chứa container
do người vận chuyển quy định
• Trách nhiệm của người nhận hàng theo cách gửi FCL:
- Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho hàng
nhập
- Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người gửi hàng để nhận hàng
- Nhanh chóng rút hàng tại bãi chứa hoặc kho của mình để hoàn trả
container rỗng cho người vận chuyển
- Chịu mọi chi phí liên quan đến các chi phí nói trên kể cả chi phí vận
chuyển container đi và về bãi container của người vận chuyển
• Trách nhiệm của người chuyên chở theo cách gửi FCL:
- Bảo quản hàng hoá xếp trong container kể từ khi nhận nó từ tay
người gửi hàng tại bãi container cho tới khi giao trả hàng cho người
nhận tại bãi chứa container ở cảng đích
- Xếp container từ bãi container ở cảng gửi lên tàu để vận chuyển
- Xếp container từ tàu lên bãi container ở cảng đích
- Giao hàng cho người nhận nào xuất trình vận đơn hợp lệ
- Chịu mọi chi phí xếp dỡ container lên và xuống tàu
- Bồi thường cho người gửi nếu thiệt hại nằm trong phạm vi trách
nhiệm của mình
2. Gửi hàng lẻ (LCL – Less Than A Container Load)
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
11

Báo cáo thực tập
Các hãng tàu định nghĩa thuật ngữ LCL là những lô hàng đóng chung
trong một container mà người gom hàng dù là hãng tàu hay là người giao
nhận đều phải chịu trách nhiệm xếp và dỡ container, nói cách khác đây là
phương thức gửi hàng mà hàng hoá trong một container có nhiều chủ hàng
gửi và nhiều chủ hàng nhận.
• Quy trình LCL:
- Hàng hoá của một số người gửi hàng lẻ gửi cho một số người nhận
hàng được người chuyên chở nhận tại bãi đóng container CFS
(Container Freight Statiän) do người chuyên chở chỉ định.
- Người chuyên chở hoặc người giao nhận sẽ thu xếp đóng hàng LCL
nhận của các chủ hàng vào container, chi phí do người chuyên chở
chịu.
- Tiếp đó, người chuyên chở bốc container lên tàu.
- Tại cảng đích người chuyên chở hoặc người giao nhận sẽ đưa
container từ tàu về bãi CFS để dỡ hàng ra khỏi container.
- Các lô hàng nhỏ sẽ được trả cho người nhận hàng.
• Trách nhiệm của người gửi hàng theo cách gửi LCL:
- Vận chuyển hàng hoá của mình đến CFS, chịu mọi chi phí vận
chuyển
- Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan
đến thương mại, vận tải và quy chế thủ tục xuất nhập khẩu.
- Lấy vận đơn và trả cước hàng lẻ.
• Trách nhiệm của người chuyên chở theo cách gửi LCL:
Gửi hàng theo cách gửi LCL có 2 dạng người chuyên chở:
- Người chuyên chở thực (Effective Carrier): có nhiệm vụ kinh doanh
chuyên chở hàng lẻ trên danh nghĩa người gom hàng. Người chuyên
chở thực có nhiệm vụ tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ nói
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
12

Báo cáo thực tập
trên, ký phát vận đơn thực cho ngươi gửi hang, xếp hàng lên tàu,
vận chuyển hàng đến cảng đích và dỡ hàng lên bờ giao cho người
nhận tại cảng đích.
- Người thầu chuyên chở hàng lẻ (NVOCC: Non Vessel Operating
Common Carrier): thường là những công ty giao nhận đứng ra kinh
doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Họ là người chuyên chở
theo hợp đồng vận chuyển (Contracting Carrier) chứ không phải là
đại lý. Người thầu chuyên chở chịu trách nhiệm trong suốt quá trình
vận chuyển hàng kể từ khi nhận hàng tại cảng gửi cho tới khi giao
hàng cho người nhận tại cảng đích. Vận đơn do người thầu chuyên
chở ký phát cho người gửi hàng là “Vận đơn người gom hàng”
(House B/L) do họ soạn thảo hoặc do những người giao nhận quốc
tế soạn thảo (FIATA B/L) nếu người thầu chuyên chở là hội việc
của hội này. Vì người thầu chuyên chở không có tàu nên phải thuê
tàu của người chuyên chở thực để chở các lô hàng lẻ được xếp vào
container đã niêm phong kÍp chì. Người chuyên chở thực nhận
container từ người thầu chuyên chở, xếp container lên tàu, ký phát
vận đơn thực (Master B/L) cho người thầu chuyên chở, sau đó vận
chuyển hàng đến cảng đích, dỡ hàng và giao cho người thầu chuyên
chở.
3. Gửi hàng kết hợp:
Phương pháp gửi hàng này là kết hợp của cách gửi hàng FCL và LCL.
Tuỳ điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thoả thuận với người chuyên chở áp
dụng phương pháp gửi hàng kết hợp cho phù hợp với thực tế. Phương pháp
gửi hàng kết hợp có thể là:
- FCL/LCL: Nhận chuyên chở nguyên container/trả hàng lẻ
- LCL/FCL: Nhận hàng lẻ/ giao nguyên container
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
13

Báo cáo thực tập
Khi giao hàng bằng phương pháp này, trách nhiệm của chủ hàng và
người chuyên chở cũng thay đổi cho phù hợp.
§2. Các chứng từ sử dụng trong công tác giao nhận
Trong giao nhận container, các chứng từ chủ yếu là:
1. Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest):
Là bản kê khai tóm tắt về hàng hoá được chuyên chở trên tàu do đại lý
hoặc phó nhất lập ngay sau khi hàng được xếp lên tàu trước khi làm thủ tục
hải quan cho tàu rời cảng. Nội dung của bản lược khai hàng hoá bao gồm: tên
tàu, ngày dự kiến tàu đến, số thứ tự vận đơn, số kiện, kÝ hiệu, trọng lượng,
tên người gửi, người nhận, cảng đi, cảng đến… Cargo manifest được lập để:
- Khai báo hải quan về hàng hoá xếp lên tàu
- Làm cơ sở để thanh toán với cảng về chi phí xếp dỡ, giao nhận
- Làm căn cứ để cảng lập Biên bản kết toán giao nhận hàng với tàu
- Làm chứng từ để phục vụ giao nhận và kết toán
- Là chứng từ để so sánh đối chiếu nhằm xác định tổn thất hàng hoá
- Cung cấp các thông tin để chỉ đạo xếp hàng đúng B/L, đúng quy
hoạch kho bãi, đảm bảo tiết kiệm diện tích phục vụ việc giám định
kho bãi và tạo điều kiện cho chủ hàng rút hàng nhanh chóng, xác
báo kịp thời
- Cùng vối Tally Report để nhận viên giao nhận xác định lượng hàng
thừa thiếu để lập biên bản kết toán giao nhận hàng với tàu.
2. Sơ đồ xếp hàng (Cargo plan):
- Là bản vẽ mặt cắt dọc con tàu, trên đó ghi rõ tên tàu, tên người lập,
số chuyến đi, cảng xếp dỡ, vị trí xếp hàng, tên hàng, trọng lượng, số
thứ tự vận đơn. Sơ đồ xếp hàng có tác dụng:
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
14
Báo cáo thực tập
- Giúp người giao nhận xác định được vận đơn hàng hoá của lô hàng

tổn thất, vị trí xếp hàng của nó trong hầm tàu đồng thời xác định lô
hàng chuyển thẳng.
- Giúp người làm công tác xếp dỡ lập kế hoạch xếp dỡ cho phù hợp
với hàng hoá, đảm bảo ổn định tàu, tận dụng trọng tải và dung tích
tàu.
3. Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L):
a, Vận đơn theo cách gửi FCL/FCL:
Vận đơn container là một chứng từ vận tải do người chuyên chở
container hoặc đại diện, đại lý của họ ký phát cho người gửi hàng sau khi đã
nhận container chứa hàng đã được niêm phong hải quan để chở đi.
- Thông thường vận đơn container được ký phát trước khi container
chứa hàng được xếp lên tàu nên còn gọi là “Vận đơn nhận hàng để
xếp” (Received for Shipment B/L). Loại vận đơn này không được
ngân hàng chấp nhận thanh toán, trừ khi trong tín dụng thư có ghi
chú “Chấp nhận vận đơn nhận hàng để xếp” (Received for Shipment
Bill of Lading Acceptable). Sau khi container chứa hàng được xếp
lên tàu, người chuyên chở sẽ ghi chú thêm trên vận đơn: “Container
đã được bốc lên tàu ngày…” (Shipped on board, on… ) và ký xác
nhận, lúc đó “Vận đơn nhận hàng để xếp” trở thành “Vận đơn hàng
đã xếp lên tàu” và được ngân hàng chấp nhận làm chứng từ thanh
toán.
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) được ngân hàng chấp nhận làm
chứng từ thanh toán, có nghĩa là trên vận đơn không có ghi chú hay
nhận xét không tốt của người chuyên chở về tình trạng hàng hoá
như: bao bì, kÝ mã hiệu không đúng… Khi đó, vận đơn này trở
thành vận đơn không hoàn hảo và không được ngân hàng chấp nhận
thanh toán. Ngoài ra người chuyên chở còn ghi chú: “đóng hàng,
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
15
Báo cáo thực tập

chất xếp, kiểm đếm và niêm phong do người gửi hàng” (Shipper’s
load, stowage, count and seal)
- Tuỳ cách chuyên chở, vận đơn container được gọi là vận đơn từ
cảng đến hay vận đơn vận chuyển liên hợp
+ Vận đơn từ cảng đến: container hàng được chở thẳng từ bãi chứa
CY tại cảng gửi đến bãi chứa CY tại cảng đích hoặc thông qua chuyển tải tại
cảng khác trước khi tới cảng đích.
+ Vận đơn vận tải liên hợp: container chứa hàng được chuyên chở
bằng nhiều phương thức vận chuyển khác nhau từ nơi gửi hàng cho tới đích
cuối cùng, theo dịch vụ từ cửa đến cửa (Door to Door).
b, Vận đơn theo cách gửi hàng lẻ (LCL/LCL):
Trong chuyên chở hàng lẻ, nếu do người chuyên chở thực đảm nhiệm,
họ sẽ ký phát cho người gửi hàng vận đơn hàng lẻ LCL/LCL, có chức năng
tương tự vận đơn theo cách gửi FCL/FCL.
Nếu người đại lý giao nhận (Forwading Agent) đứng ra kinh doanh
chuyên chở hảng lẻ, sẽ có hai loại vận đơn được ký phát:
- Vận đơn thực của người chuyên chở (Master Ocean B/L): người
chuyên chở thực khi nhận container hàng của người đại lý giao nhận
sẽ ký phát cho người này vận đơn theo cách gửi FCL/FCL, trên vận
đơn ghi tên người gửi hàng là người đại lý giao nhận tại cảng gửi và
tên người nhận là đại lý giao nhận hoặc đại diện của người đại lý
giao nhận tai cảng đích. Loại vận đơn này không có chức năng
thanh toán.
- Vận đơn của người giao nhận (House B/L): người giao nhận đứng
trên danh nghĩa người thầu chuyên chở, ký phát cho chủ hàng lẻ vận
đơn của mình hoặc theo mẫu của Hiệp hội các tổ chức giao nhận
quốc tế (FIATA) nếu họ là thành viên của tổ chức này. Vận đơn có
đủ các thông tin cần thiết về hàng hoá, các bên… Người giao nhận
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
16

Báo cáo thực tập
là nhà nhập khẩu sẽ phải xuất trình vận đơn cho đại lý hoặc đại diện
của người chuyên chở để nhận hàng tại cảng đích. Thông thường
loại vận đơn này dùng trong thanh toán, mua bán và giao dịch
nhưng để tránh trường hợp ngân hàng từ chối chấp nhận thanh toán
nên nhà xuất khẩu thường yêu cầu nhà nhập khẩu ghi thêm trong tín
dụng thư “Vận đơn người giao nhận hoặc vận đơn FIATA được
chấp nhận”
4. Phiếu kiểm đếm (Tally Report – Tally Sheet)
Tally Sheet là phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lên tàu do nhân viên
kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép, bao gồm các nội dung về tên tàu, quốc
tịch, ngày cập bến, phương thức giao nhận, tổ công nhân, thiết bị xếp dỡ, số
vận đơn, kÝ mã hiệu, loại hàng, số lượng, ghi chú, … . Tally Sheet có ý
nghĩa:
- Là chứng từ pháp lý xác nhận số lượng, khối lượng hàng hoá mà
cảng đã giao nhận với tàu.
- Là cơ sở pháp lý để ký biên bản kết toán giao nhận hàng với tàu
- Là căn cứ để thiết lập biên bản hàng tổn thất
- Là căn cứ để kÝ phiếu năng suất cho công nhân, thiết bị xếp dỡ.
- Là chứng từ pháp lý phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp, khiếu
nại khi có hàng hoá bị tổn thất
5. Booking note:
Booking note có giá trị nh một hợp đồng vận chuyển xác nhận quyền,
nghĩa vụ giữa chủ hàng và hãng tàu vận chuyển. Trên Booking note có thể ghi
rõ mức cước cho lô hàng đó. Trong vận tại container ở Việt Nam hiện nay các
hãng tàu chỉ ký Booking Note cho các lô hàng trả cước trước.
Trong thời buổi cạnh tranh, việc chưa đồng bộ hoá trong chuyên chở
container khiến cho các hãng tàu coi phương pháp cạnh tranh duy nhất là
giảm giá cước vận chuyển, do vậy nếu để lộ giá cước của mình thì các hãng
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H

17
Báo cáo thực tập
tàu khác có thể chèo kéo chủ hàng của mình bằng cách đưa ra mức cước thấp
hơn. Chính vì vậy trên các Booking Note hãng tàu (hoặc đại lý hãng tàu)
thường ghi là cước đã trả trước hoặc trả theo thoả thuận.
6. Lệnh cấp container rỗng:
Lệnh này yêu cầu bộ phận quản lý container cấp vở container cho
khách hàng đêm về kho riêng đóng hàng. Nếu chủ hàng muốn đóng hàng tại
bãi CY thì không cần lệnh giao vỏ là bộ phận quản lý công tác đóng hàng sẽ
căn cứ vào yêu cầu ghi trên Booking Note để điều động những container rỗng
đúng chủng loại và xếp hàng vào. Có 2 loại lệnh cấp container rỗng:
- Lệnh cấp container rỗng có chỉ danh: là lệnh cấp container rỗng mà
trên đó hãng tàu (hoặc đại lý hãng tàu) yêu cầu bộ phận quản lý
container cấp đích danh container có số hiệu nào đó. Khi tiến hành
cấp container theo hình thức này, bộ phận quản lý container sẽ gặp
khó khăn do phải dời, dịch một số container khác để lấy được đúng
container yêu cầu.
- Lệnh cấp container rỗng không chỉ danh: là lệnh cấp container rỗng
mà trên đó hãng tàu (hoặc đại lý hãng tàu) không yêu cầu bộ phận
quản lý container cấp đích danh một container có số hiệu cụ thể.
Trên lệnh này chỉ ghi loại container, chủ khai thác container. Trong
trường hợp này, mục số hiệu container sẽ được để trống. Bộ phận
quản lý container sau khi xác định đúng loại container giao cho
khách sẽ ghi số hiệu container thực tế vào « in săn trên chứng từ.
7. Lệnh giao hàng (Delivery Order – DO):
Lệnh này do người chuyên chở hoặc đại lý của họ ký phát với mục đích
yêu cầu cảng hoặc kho CFS giao hàng cho khách hàng. Lệnh giao hàng được
người chuyên chở ký phát sau khi người nhận hàng xuất trình vận đơn hợp lệ
và thanh toán đủ cho người vận chuyển những khoản chi phí liên quan đến
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H

18
Báo cáo thực tập
vận chuyển hàng hoá như tiền cước (nếu chưa trả), phí lưu kho container quá
hạn.
Nội dung của lệnh giao hàng gồm những nội dung: tên tàu, hành trình,
người nhận hàng, cảng dỡ, ký mã hiệu container (số hiệu container), mô tả về
hàng hoá, khối lượng hàng hoá hoặc thể tích hàng.
8. Phiếu xuất kho:
Đây là chứng từ do Bộ tài chính ban hành cho các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh doanh sử dụng nhằm mục đích quản lý Nhà nước về mặt tài chính
đối với các doanh nghiệp.
Tác dụng của phiếu xuất kho:
- Cho phép bộ phận quản lý kho bãi giao hàng cho chủ hàng.
- Làm căn cứ pháp lý trong việc giao hàng giữa cảng và khách hàng.
- Làm chứng từ lưu thông
Nội dung của phiếu xuất kho thường bao gồm: tên khách hàng, ngày
tháng giao hàng, số xe vận chuyển, số hiệu container, chủng loại, số lượng,
tình trạng container, chữ ký, họ tên người nhận và người giao.
Thông thường phiếu xuất kho gồm 3 liên:
- Liên 1: lưu tại ty kho hàng của cảng
- Liên 2: giao cho chủ hàng
- Liên 3: giao cho chủ hàng để nộp cho bộ phận giao nhận tại cảng để
nhận hàng
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
19
Báo cáo thực tập
§3. Trình tự thực hiện xuất khẩu hàng hoá
đóng trong container
Hiện nay nhiều hãng tàu nước ngoài khai thác vận tải hàng hoá xuất
nhập khẩu đóng trong container ra vào Việt Nam. Đại diện cho các hãng tàu

nước ngoài đó là các công ty đại lý tàu biển, họ thay mặt hãng tàu khai thác
vận chuyển hàng đóng trong container. Dù là hãng tàu trong nước hay nước
ngoài thì thủ tục gửi hàng về căn bản đều giống nhau.
Đối với người gửi hàng, nếu có ý định xuất một lô hàng đóng trong
container thì trước tiên phải liên lạc với hãng tàu (hoặc đại lý hãng tàu) có tàu
vận chuyển trên tuyến mà mình cần gửi hàng để nắm được lịch tàu chạy và
cước phí vận chuyển hàng. Khi đã có những thông tin về lịch chạy tàu, người
gửi tính toán thời gian tàu đến để chuẩn bị hàng xuÊ. Người gửi hàng tìm hiểu
về tàu mình cần vận chuyển hàng, lựa chọn tàu phù hợp với mức cước hợp lý.
1. Gửi hàng nguyên container (FCL):
- Trình Cargo list: Chủ hàng có hàng xuất khẩu sau khi đã lựa chọn
hãng tàu vận chuyển sẽ đến hãng tàu (hoặc đại lý hãng tàu) trình Cargo list
nhằm chứng minh mình có hàng và sẵn sàng để xuất. Hãng tàu (hoặc đại lý
hãng tàu) căn cứ vào Cargo list và khả năng thực tế của tàu để giữ chỗ cho
hàng hoá đó trên tàu.
- Ký Booking Note: Hãng tàu (hoặc đại lý hãng tàu) yêu cầu chủ hàng
điền vào Booking Note do hãng tàu ký phát. Chủ hàng điền vào Booking Note
sau đó trình hãng tàu (hoặc đại lý hãng tàu) để xin ký cùng với danh mục
hàng xuất khẩu (Cargo list).
- Nếu đồng ý, hãng tàu (hoặc đại lý hãng tàu) sẽ ký vào Booking Note,
sau đó tuỳ theo yêu cầu của chủ hàng sẽ cấp lệnh mượn vỏ container, sau đó
chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình.
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
20
Báo cáo thực tập
- Chủ hàng đến cơ quan hải quan mở tờ khai làm thủ tục hải quan cho
lô hàng xuất, mời đại diện hải quan, kiểm dịch, giám định hàng nếu có đến
kiểm tra việc đóng hàng vào container. Khi đóng xong, hải quan sẽ niêm
phong kÍp chì container để chuẩn bị giao container cho người vận chuyển.
- Chủ hàng phải khai báo những nội dung cần thiết lên một mẫu in sẵn

sau khi đã đóng hàng vào container và giao vào bãi chứa hàng tại cảng xuất
(CY). Khi container hàng được giao vào bãi CY, chủ hàng xuất trình một
chứng từ gọi là Container Packing List có xác nhận của hãng tàu. Chứng từ
này trước khi trao cho bộ phận quản lý hàng xuất của cảng phải được đăng ký
tại đại lý hãng tàu để kiểm tra và lập bộ hàng xuất. Bộ phận này kiểm tra và
ký hậu để yêu cầu cảng tiến hành nhận hàng và sắp xếp theo đúng khu vực để
xếp xuống tàu như chỉ định. Về nguyên tắc, trước khi giao hàng vào bãi, hải
quan cảng phải kiểm tra container để tránh gian lận và cảng cũng phải trực
tiếp kiểm tra số container, số chì, tình trạng container trước khi nhập vào bãi.
Cảng chỉ nhË container đúng số hiệu, số chì như mô tả trên chứng từ và chịu
mọi trách nhiệm đối với hàng hoá kể từ đó.
- Chủ hàng phải giao container tại bãi CY do hãng tàu (hoặc đại lý
hãng tàu) quy định trước thời hạn cho phép (Closing Time) của từng chuyến
tàu (thường là trước 8h trước khi tàu xếp hàng) và lấy biên lai nhận container
để nhận biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt). Đây là giấy biên nhận của đại
phó nhằm chứng tỏ tàu đã nhận container có số hiệu nào đó lên tàu. Trường
hợp container tới cảng muộn không kịp xếp lên tàu, không kịp giao hàng thì
chủ hàng và người chuyên chở có thể thoả thuận gửi nhờ tàu của hãng vận
chuyển khác hoặc chủ hàng xin đại lý hãng tàu ký lùi vận đơn, xin gửi hàng
vào chuyến sau tuỳ trường hợp cụ thể.
- Sau khi hàng đã được xếp lên tàu, chủ hàng mang biên lai thuyền phó
tới hãng tàu (hoặc đại lý hãng tàu) để xin đổi lấy vận đơn đường biển
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
21
Báo cáo thực tập
2. Gửi hàng lẻ (LC)L:
Gửi hàng lẻ cho người vận chuyển:
- Chủ hàng sau khi lựa chọn được người vận chuyển hàng cho mình,
xuất trình Cargo list, cung cấp những thông tin về háng xuất khẩu. Sau khi
được chấp nhận, chủ hàng cùng hãng tàu (hoặc đại lý hãng tàu) ký Booking

Note, sau đó thoả thuận ngày giờ, địa điểm giao hàng.
- Chủ hàng mang hàng đến CFS hoặc ICD (cảng cạn – Inland
Clearance Deport) theo quy định.
- Các chủ hàng mời đại diện hải quan đến kiểm tra, kiểm hoá, giám sát
việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng.
Sau khi hải quan niêm phong kÍp chì container, hoàn thành việc xếp hàng lên
tàu, chủ hàng yêu cầu cấp vận đơn đường biển.
- Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc 1 vận đơn chung chủ.
- Người chuyên chở mang biên lai này tới hãng tàu để đổi lấy vận đơn
hàng lẻ (LCL/LCL)
- Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến cảng
đích.
Gửi hàng lẻ cho người gom hàng:
Người gửi hàng xuất trình cho người gom hàng chứng từ xin gửi hàng
(Shipping Note). Người gom hàng sẽ thông báo cho người gửi hàng thời gian
giao hàng tại kho của người gom hàng. Sau khi giao hàng tại kho của người
gom hàng, lấy chứng từ giao nhận của bộ phận quản lý kho này, người gửi
mang tới cho người gom hàng lấy vận đơn do người gom hàng ký phát
(House B/L).
Sau khi nhận các lô hàng lẻ, người gom hàng liên hệ với hãng tàu để
gửi hàng nguyên container. Lúc này người gom hàng đóng vai trò người gửi
hàng cho hãng tàu. Người gom hàng chịu trách nhiệm đóng các lô hàng lẻ vào
container, làm thủ tục hải quan để chuyển lô hàng cho người chuyên chở thực.
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
22
Báo cáo thực tập
Người chuyên chở thực sau khi nhận container hàng của người gom hàng sẽ
ký phát vận đơn cho người gom hàng theo cách gửi nguyên container
(FCL/FCL). Trên vận đơn này, người gửi hàng là người gom hàng, người
nhận hàng là đại diện hoặc đại lý của người gom hàng tại cảng đích.

Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
23
Báo cáo thực tập
§4. Trình tự thực hiện nhập khẩu hàng hoá
đóng trong container
3. Hàng nguyên container (FCL):
Sau khi gửi hàng cho người vận chuyển, người gửi hàng sẽ thông báo
cho người nhận các chi tiết về chuyến hàng để người nhận chuẩn bị nhận
hàng tại cảng đích. Người gửi hàng sẽ phải gửi cho người nhận các chứng từ
về hàng hoá để người nhận hàng có thể nhận hàng từ người vận chuyển tại
cảng đích.
Khi hàng đến cảng, đại lý tàu sẽ gửi cho người nhận hàng Thông báo
hàng đến cảng (Notice of Arrival – NA). Việc này là để người nhận hàng
chuẩn bị phương tiện để nhận hàng.
Chủ hàng khi nhận được thông báo này thì đến đại lý trình vận đơn gốc
để đại lý cấp lệnh giao hàng DO. Hảng tàu sẽ phát cho chủ hàng 4 bản DO (1
lưu ở hãng tàu, 1 để làm thủ tục hải quan cho hàng nhập và 1 trình cảng để
nhận hàng và 1 chủ hàng lưu).
Chủ hàng đem DO đến hải quan làm thủ tục. Chủ hàng làm thủ tục
đăng ký mở tờ khai, đăng ký kiểm hoá tại hải quan (chủ hàng có thể đề nghị
đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan).
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng mang bộ chứng từ nhận
hàng cùng với 1 lệnh giao hàng đến văn phòng quản lý t¹u tại cảng để đăng ký
nhận hàng.
Khi nhận được DO của hãng tàu do người nhận hàng trình, cảng sẽ lưu
bản DO này và phát hành cho người nhận hàng phiếu xuất kho bãi.
Sau khi giao hàng cho chủ hàng, viết phiếu xuất kho, bộ phận giao
nhận tại cảng viết phiếu ra cổng. Nội dung gồm: ca, ngày, tháng, năm, địa
điểm giao hàng, số container, tên hàng, trọng lượng, số xe « tô, người giao,
người nhận ký tên.

Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
24
Báo cáo thực tập
Đa số chủ hàng hàng nhận nguyên container có hàng về kho riêng để
dỡ sau đó trả vỏ container cho hãng tàu về bãi chứa container quy định, khi đó
chủ hàng xuất trình lệnh trả container rỗng.
Nếu trả container rỗng tại CY trong cảng thì chứng từ này phải có dẫu
đã qua đăng ký kiểm tra tại đại lý tàu. Thực tế có nhiều hãng tàu khai thác
container mà cảng phải quản lý, vì vậy việc xác định chính xác một container
nào đó thuộc quản lý của ai là một vấn đề quan trọng. Một nhầm lẫn sẽ dẫn
đến hậu quả là container của chủ khai thác này bị gửi nhầm sang tuyến tàu
của hãng khác để vận chuyển đi. Khi đó chi phí để chuyển trả lại container sẽ
r©t cao, phức tạp. Trách nhiệm khẳng định đúng chủng loại container thuộc
về hãng tàu, vì vậy cảng chỉ thực hiện khi hồ sơ về container rỗng đầy đủ.
4. Hảng lẻ (LCL):
Nhận hàng tại CFS của người vận chuyển:
Khi tàu đến, người vận chuyển nhận nguyên container hàng lẻ từ tàu,
xin phép hải quan vận chuyển container hàng lẻ về CFS để rút hàng khái
container. Việc vận chuyển hàng về kho CFS phải được sự đồng ý của hải
quan và chịu sự giám sát chặt chẽ của hải quan CFS.
Sau đó, đại lý tàu gửi cho người nhận hàng Thông báo hàng đến để
người nhận hàng chuẩn bị phương tiện lấy hàng. Khi nhận được thông báo
này, chủ hàng trình vận đơn hợp lệ cho đại lý hãng tàu để họ cấp lệnh giao
hàng DO.
Chủ hàng sau khi có DO sẽ đem 1 bản đến Hải quan để làm thủ tục
nhập khẩu. Chủ hàng làm thủ tục đăng ký mở tờ khai, đăng ký kiểm hoá tại
cơ quan hải quan.
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng mang bộ chứng từ nhận
hàng cùng 1 bản DO đến CFS của người vận chuyển để đăng ký nhận hàng.
Khi nhận được DO của hãng tàu do người nhận trình, bộ phận quản lý

kho CFS sẽ lưu lệnh DO này và phát cho người nhận Phiếu xuất kho.
Sinh viên: Lại Thị Xuân Phương – KTB 43 §H
25

×