Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi tieng Viet lớp 4 GKII -2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.93 KB, 5 trang )

Trường Tiểu học Sơn Giang
Lớp :
Họ và tên :
KIỂM TRA CHẤT LƯNG GIỮA HỌC KÌ II
Môn thi : Tiếng Việt (đọc) - LỚP 4
Ngày thi : / 03/2011
Điểm
Giám khảo
Lời phê của giáo viên
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: ( 5 điểm )
Học sinh đọc thầm bài : “Về miền Đất Đỏ” và khoanh vào chữ đăït trước câu trả lời
đúng nhất ( thời gian khoảng 30 phút ).
VỀ MIỀN ĐẤT ĐỎ
Chúng tôi đang tiến về miền Đất Đỏ. Hôm ở rừng học sa bàn đánh vào Đất Đỏ,
anh Ba Đẩu nói về Đất Đỏ là về quê hương chò Võ Thò Sáu. Chúng ta phải đánh
thắng, phải đưa cho được đồng bào ở đó ra khỏi vòng kìm kẹp của giặc.
Miền Đất Đỏ xích lại gần mãi. Đường di chuyển dần từ màu cát ngả sang màu
nâu nhạt, và đến ngày thứ tư thì đỏ hẳn lên. Đất Đỏ không còn xa chúng tôi nữa.
Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng, như mồ hôi, như màu cờ hoà chan
với máu. Miền đất rất giàu mà đời người thì lại rất nghèo. Xưa nay, máu không khi
nào ngơi tưới đẫm gốc cao su. Tôi biết đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất
khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử. Người con gái hãy
còn sống mãi trong bài hát ngợi ca như một kỉ niệm rưng rưng: “Mùa hoa lê- ki- ma
nở, quê ta miền Đất Đỏ…”. Hôm nay, lời ca đó đang mấp máy trên môi chúng tôi khi
cầm súng tiến về nơi đã sinh ra người nữ anh hùng thời kháng Pháp.
Chúng tôi đã thật sự đặt chân lên vùng Đất Đỏ. Đế dép cao su của anh em
quyện dính thứ đất đỏ như chu sa. Bỗng nhiên hôm nay trời hửng nắng. Chúng tôi vui
mừng giữa khung cảnh hực đỏ của đất, của những chùm chôm chôm, trái dừa lửa, của
ráng chiều.
(Anh Đức)
1. Chò Võ Thò Sáu là ai ?


A. Một chiến só công an, quê ở Đất Đỏ, chò rất dũng cảm, chò hy sinh lúc mới 15 tuổi.
B. Một chiến só công an, quê ở Đất Đỏ, chò rất run sợ trước kẻ thù, chò hy sinh lúc mới
16 tuổi.
C. Một chiến só công an, quê ở Đất Đỏ, chò rất dũng cảm, gan dạ, chò hy sinh lúc mới
16 tuổi.
2. Em hiểu “kỉ niệm rưng rưng” trong câu: “Người con gái hãy còn sống mãi trong
bài hát ngợi ca như một kỉ niệm rưng rưng” có nghóa là gì ?
A. Kỉ niệm làm xúc động lòng người.
B. Kỉ niệm khó quên. C. Kỉ niệm không đáng nhớ.
3.Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ những hình ảnh thể hiện đúng tên của miền Đất Đỏ?
A. Hửng nắng, chu sa, chùm chôm chôm, ráng chiều.
B. Chu sa, hửng nắng, chùm chôm chôm, trái dừa lửa, ráng chiều.
C. Hửng nắng, chu sa, trái dừa lửa, ráng chiều.
4. Từ nào trong đoạn văn thứ ba cho ta thấy chò Sáu vẫn còn sống mãi trong lòng
mọi người, trong sự nghiệp Cách mạng của dân tộc ?
A. Anh hùng B. Dũng cảm
C. Bất tử
5. Bài này có mấy danh từ riêng?
A. Năm danh từ riêng (Đó là………………………………………………………………………………………………………………)
B. Sáu danh từ riêng (Đó là………………………………………………………………………………………………………………)
C. Bảy danh từ riêng (Đó là………………………………………………………………………………………………………………)
6. Chủ ngữ trong câu: “Chúng tôi đang tiến về miền Đất Đỏ” là những từ ngữ nào?
A. Chúng tôi đang
B. Chúng tôi
C. Chúng tôi đang tiến
7. Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?
A. Miền Đất Đỏ rất giàu mà đời người thì lại rất nghèo.
B. Xưa nay, máu không khi nào ngơi tưới đẫm gốc cao su.
C. Đế dép cao su của anh em quyện dính thứ đất đỏ như chu sa.
8. Câu: “Chúng tôi đã thật sự đặt chân lên vùng Đất Đỏ” thuộc kiểu câu kể nào?

A. Câu kể Ai làm gì?
B. Câu kể Ai thế nào?
C. Câu kể Ai là gì?
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 5 điểm ) Giáo viên làm thăm cho học sinh bốc thăm đọc
một đoạn trong bài (khoảng 1 phút/ em).
1/ Bài : Trống đồng Đông Sơn. (Tiếng Việt 4 - tập hai - trang 17)
2/ Bài : Anh hùng Lao động Trần Đại Nghóa. (Tiếng Việt 4 - tập hai- trang 21 )
3/ Bài : Sầu riêng. (Tiếng Việt 4 - tập hai – trang34)
4/ Bài: Hoa học trò. (Tiếng Việt 4 - tập hai - trang 43 )
Trường TH Sơn Giang
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
MÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỌC ) – LỚP 4
II. ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ( 5 điểm )
Lời giải :
Câu 1 : ý C ( 0,5 điểm)
Câu 2 : ý A ( 0,5 điểm)
Câu 3 : ý B ( 0,5 điểm)
Câu 4 : ý C ( 0,5 điểm)
Câu 5 : ý A ( 1 điểm) (Học sinh không ghi ra được 5 danh từ
riêng: Đất Đỏ, Ba Đẩu, Võ Thò Sáu, Tổ quốc, Pháp chỉ được 0,5 điểm)
Câu 6: ý B (0,5điểm)
Câu 7: ý C (0,5điểm)
Câu 8 : ý A ( 1 điểm)
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG ( 5 điểm )
Giáo viên đánh giá dựa vào những yêu cầu sau :
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : 2 điểm
Đọc sai 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm
Đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghóa : 1 điểm
Ngắt nghỉ hơi không đúng 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm

Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm
Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm
Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm
+ Tốc độ đọc đúng yêu cầu : 1 điểm
Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm
Đọc quá 2 phút : 0 điểm
Giáo viên căn cứ vào mức độ của học sinh để chấm điểm cho phù hợp
***
Trường Tiểu học Sơn Giang
KIỂM TRA CHẤT LƯNG GIỮA HỌC KÌ II
Môn thi : Tiếng Việt ( viết ) - LỚP 4
Ngày thi : / 03 / 2011
A-ĐỀ BÀI
1. Chính tả (Nghe- viết): ( 5 điểm ) – 15 phút
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông
Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước
mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao
giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh toả ra xung quanh. Tiếp đến là
những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình
chim bay, hươu nai có gạc,…
2. Tập làm văn : ( 5 điểm ).
Chọn một trong hai đề bài sau:
Đề 1: Tả một đồ vật em thích.
Đề 2: Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả.
( Trong khoảng thời gian 25 phút )
***
Trường Tiểu học Sơn Giang

B. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
MÔN : TIẾNG VIỆT (viết) – LỚP 4
I. Chính tả : ( 5 điểm )
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn đạt :
5 điểm
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phụ âm đầu, vần, thanh hoặc không viết
hoa đúng quy đònh ) trừ 0,5 điểm.
Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn : ( 5 điểm )
Đề 1:
Đảm bảo các yêu cầu sau đạt 5 điểm.
1. Mở bài :
Giới thiệu được đồ vật đònh tả : 0,75 điểm
2. Thân bài
+ Tả bao quát hình dáng đồ vật : 0,5 điểm
+ Tả chi tiết các bộ phận nổi bật của đồ vật, kết hợp sử dụng biện pháp so sánh và
nhân hoá: 2,5 điểm
3. Kết bài
Nêu tình cảm của em đối với đồ vật mà em đònh tả: 0,75 điểm
Trình bày bài sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, chữ viết đẹp: 0,5 điểm.
Tuỳ theo mức độ chưa đạt về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể ghi các mức điểm
như sau: 4.5 – 4 – 3.5 – 3 – 2.5 – 2 – 1.5 – 1 – 0.5 .
Đề 2: Đảm bảo các yêu cầu sau đạt 5 điểm.
- Viết được bài văn miêu tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) theo
yêu cầu đã học (độ dài bài viết khoảng 12 câu trở lên).
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch.
Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm như
sau : 4.5 – 4 – 3.5 – 3 – 2.5 – 2 – 1.5 – 1 – 0.5 .
***

×