Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.08 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Mục Trang
MỤC LỤC
01
LỜI MỞ ĐẦU
02
Nội dung chính I. Tổng quan pháp luật thuế thu nhập doanh
nghiệp Việt Nam
03
II. Cơ sở ban hành Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp năm 2008
04
1. Cơ sở lý luận 04
1.1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng về chính sách cơ bản trong vấn đề về thuế
04
1.2. Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010
của Chính phủ
04
1.3. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải phù hợp
với các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp liên
quan đến cam kết quốc tế
05
1.4. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải phù hợp
với các quy định khác của pháp luật hiện hành
05
2. Cơ sở thực tiễn 06
2.1. Những kết quả đạt được của Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp 2003
06
2.2. Hạn chế của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 08


KẾT LUẬN
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
---&---
LỜI MỞ ĐẦU
1
Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về thuế nhìn chung còn khá non trẻ và đi
sau các nước trên thế giới một khoảng cách rất dài. Trong quá trình đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế của đất nước, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp
luật về thuế nói riêng đã được chú trọng xây dựng, từng bước hoàn thiện; góp
phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, động viên mọi
nguồn lực tài chính vào ngân sách nhà nước. Mặc dù qua nhiều lần sửa đổi nhưng
Luật hiện hành vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được khắc phục kịp thời.
Do đó, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình cải cách hệ thống
pháp luật về thuế, cần sửa đổi Luật để bao quát hết các đối tượng nộp thuế; các
khoản thu nhập chịu thuế; đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong căn cứ tính
thuế và đáp ứng kịp thời những yêu cầu thực tiễn đặt ra…
Với sự cần thiết trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế
hiện hành, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm – một trong những đạo luật
quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự thu hút cho môi trường đầu tư của một quốc
gia đã được Quốc hội nước ta thông qua vào năm 2008. Qua bài viết sau đây,
chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ban
hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 để góp phần nhìn nhận hệ thống
pháp luật thuế Việt Nam trong điều kiện phát triển, hội nhập kinh tế.
Bài viết của chúng tôi ngoài các phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài
liệu tham khảo thì nội dung chính bao gồm:
I. Tổng quan pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam;
II. Cơ sở của việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
I. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2
Có thể nhận thấy rằng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
1
được hình thành và phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Trước năm
1990 có một loại thuế đánh vào thu nhập của các cơ sở sản xuất, kinh doanh gọi
là thuế lợi tức chỉ được áp dung cho kinh tế ngoài quốc doanh
2
. Sau năm 1990,
nước ta thực hiện công cuộc cải cách căn bản chính sách thuế và ban hành Luật
thuế lợi tức mới để áp dụng thống nhất đối với tất cả các tổ chức, cá nhân kinh
doanh thuộc mọi thành phần kinh tế có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngày 10/05/1997, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Thuế TNDN (có
hiệu lực từ ngày 01/01/1999) thay thế cho Luật Thuế lợi tức nhằm khắc phục
những nhược điểm cơ bản (như tên gọi chưa phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế
của loại thuế này, phạm vi điều chỉnh còn hạn hẹp…) và để thực hiện các mục
tiêu và yêu cầu hội nhập, phù hợp định hướng cải cách hệ thống chính sách thuế.
Sau 4 năm thực hiện, Luật Thuế TNDN 1997 đã đạt được những thành công (góp
phần khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư; điều tiết được hầu hết
khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh,…) cũng như bộc lộ những hạn
chế (một số khoản chi phí chưa được quy định hay chưa phù hợp với thực tiễn,
vẫn có quy định khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài,…).
Để khắc phục một số nhược điểm của Luật Thuế TNDN 1997, Quốc hội
nước ta đã thông qua Luật Thuế TNDN 2003 vào ngày 17/06/2003, có hiệu lực
vào ngày 01/01/2004 bao gồm 8 chương với 32 điều.
Đến năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế TNDN mới thay thế Luật
Thế TNDN 2003 (sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2009) thể hiện một bước tiến
mới trong cải cách pháp luật thuế với những thay đổi căn bản và quan trọng. Việc
1
Có thể hiểu một cách khái quát, thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các cơ sở kinh doanh

nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu
nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
2
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, TS. Phạm Thị Giang Thu (Chủ biên), NXB.CAND, năm
2008, trang 187; đối với doanh nghiệp quốc doanh thì áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận.
3
ban hành Luật Thuế TNDN mới này đã góp phần củng cố chính sách về thuế của
nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển hiện nay.
II. CƠ SỞ BAN HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2008
1. Cơ sở lý luận
1.1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về chính
sách cơ bản trong vấn đề về thuế
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X nêu rõ: “Tiếp tục hoàn
thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ,
bảo đảm môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh”.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, cần sửa đổi Luật Thuế TNDN đáp
ứng các mục tiêu, yêu cầu sau đây: (i) tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh
thuận lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; (ii) thực hiện giảm
mức thuế suất chung theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 để
khuyến khích doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ, tích tụ đổi
mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; (iii) sắp
xếp ưu đãi thuế, bảo đảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư có chọn lọc, tác động
tích cực đến phân bổ nguồn lực phát triển địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn và một số lĩnh vực mũi nhọn đặc biệt quan trọng, đồng thời bảo
đảm chính sách đơn giản, rõ ràng, minh bạch, góp phần đẩy mạnh cải cách hành
chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; và đảm bảo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước.
1.2. Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 của Chính phủ
Theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 thì

pháp luật về thuế TNDN cần được hoàn thiện “theo hướng giảm mức thuế suất,
giảm diện miễn, giảm thuế; thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các thành
phần kinh tế để khuyến khích đầu tư và đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh”.
4
1.3. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải phù hợp với các quy định về
thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến cam kết quốc tế
Kể từ thời điểm ban hành Luật Thuế TNDN 2003 đến nay, ta đã tham gia
nhiều cam kết ở cấp Chính phủ có liên quan đến thuế TNDN như: xác định nghĩa
vụ thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài để bảo đảm quyền thu thuế của Việt
Nam, và quy định về tránh đánh thuế hai lần,... Qua tổng kết, đánh giá cho thấy
trong thời gian vừa qua các cam kết này đã được thực hiện ổn định và đi vào cuộc
sống, nhưng chưa được thể hiện rõ trong Luật Thuế TNDN.
Vì vậy, cần phải đưa các nội dung cam kết này vào Luật Thuế TNDN để
đảm bảo tính minh bạch và pháp lý cao hơn.
1.4. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải phù hợp với các quy định
khác của pháp luật hiện hành
Sự ra đời của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2009 ) dẫn tới một sự thay đổi lớn về đối tượng nộp thuế TNDN.
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì kể từ ngày 01/01/2009 (thời
điểm luật này có hiệu lực) thì các đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh mà theo
quy định của luật thuế TNDN 2003 phải nộp thuế TNDN sẽ không phải nộp thuế
TNDN nữa mà chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài ra, Quốc hội khoá XI cũng đã thông qua Luật quản lý thuế có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/07/2007, trong đó các nội dung về đăng ký thuế, kê khai,
nộp thuế, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của thuế TNDN được thống nhất quy
định tại Luật này.
Như vậy sự ra đời của hai văn bản này kéo theo nhiều sự thay đổi liên quan
đến các quy định về thuế TNDN vì vậy để tránh trùng lặp, chồng chéo giữa các
văn bản pháp luật chúng ta cần phải xây dựng Luật Thuế TNDN mới thay thế cho
Luật Thuế TNDN 2003 trên cơ sở thống nhất với các văn bản pháp luật khác

trong hệ thống pháp luật.
5
2. Cơ sở thực tiễn
Luật Thuế TNDN 2003 thay thế luật Thuế TNDN nghiệp 1997 được Quốc
hội thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2003, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2004, tính đến năm 2008 Luật này cũng đã được thực thi 4 năm. Tổng kết
đánh giá sau 4 năm thực hiện cho thấy Luật Thuế TNDN 2003 đã thu được nhiều
kết quả tốt, đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên trong bối cảnh phát triển kinh tế -
xã hội mới của đất nước, luật này cũng đã bộc lộ những hạn chế và khiếm khuyết
nhất định. Dưới đây là những hạn chế và kết quả đạt được trong quá trình thực thi
Luật Thuế TNDN 2003 chứng tỏ sự cần thiết phải ban hành luật thuế TNDN 2008.
2.1. Những kết quả đạt được của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003
2.1.1. Luật Thuế TNDN 2003 đã có tác động tích cực trong việc cải thiện
môi trường đầu tư, kinh doanh
Điều 10 Luật Thuế TNDN 2003 quy đinh: thuế suất đối với cơ sở kinh
doanh là 28 %. Theo đó, Luật Thuế TNDN 2003 đã hạ mức thuế từ 32% xuống
28% đồng thời bỏ thu thuế bổ sung đối với doanh nghiệp trong nước; bãi bỏ thuế
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (3%, 5%, 7%) đối với nhà đầu tư nước ngoài để
chuyển từ mức thuế TNDN 25% sang áp dụng chung mức thuế 28% như các
doanh nghiệp trong nước. Việc điều chỉnh giảm mức thuế đối với doanh nghiệp
trong nước không chỉ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập mà còn
tạo thêm tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp đang hoạt động (chủ yếu là
doanh nghiệp nhà nước) đổi mới thiết bị, bổ sung vốn đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo số liệu thống kê năm 2006, chỉ
tính riêng 45 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, vốn kinh doanh đã được
tích luỹ, bổ sung thêm gần 5.300 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển tăng gần 13.000
tỷ đồng và quỹ dự phòng tài chính để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh tăng
khoảng 2.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Luật Thuế TNDN cũng áp dụng chung một
chính sách ưu đãi trên cơ sở chọn mức ưu đãi thuế cao nhất trong Luật khuyến
khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thực tiễn thi

6

×