Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY TNHH VNT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 45 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trước xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đã và đang diễn ra
rất mạnh mẽ theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt khi Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều
này đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước một thử thách to lớn, với những
cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong nền kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh
này không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà áp lực cạnh tranh
lớn hơn từ phía các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, để
đứng vững và thắng thế trên thương trường, nhu cầu thông tin cho quản lý
quá trình kinh doanh đối với các doanh nghiệp hiện nay là vô cùng cần thiết
và được quan tâm đặc biệt.
Bằng những hiểu biết đã được khám phá và tích luỹ từ bao thế hệ, con
người đã và đang làm giàu cho kho tàng nhân loại, được kết tinh sự phát triển
không ngừng của khoa học kỹ thuật. Ở những năm đầu của thế kỷ XXI này,
tạo bước ngoặt lớn, hứa hẹn và thách thức mới trên con đường hiện đại hoá
đất nước. Trong đó phần đóng góp không nhỏ là sự phấn đấu không mệt mỏi
của ngành công nghiệp sản xuất kinh doanh, ở đây vai trò kế toán là vô cùng
quan trọng, phục vụ cho nền kinh tế về mặt vi mô và vĩ mô.
Xuất phát từ thực tế đó và hiện nay các đơn vị hạch toán độc lập tự chủ,
trong mọi hoạt động sản xuất các doanh nghiệp có thể toả hết mọi tiềm năng
cũng như công suất của mình trong việc quản lý và sản xuất, mục đích là tạo
ra lợi nhuận tối đa mà chi phí bỏ ra lại tối thiểu, được coi là trọng tâm của các
doanh nghiệp.Trong thời gian thực tập em được tìm hiểu về công ty TNHH
VNT được sự hướng dẫn của PGS-TS: NGUYỄN MINH PHƯƠNG cùng
các cô chú, anh chị trong công ty em đã hoàn thành một báo cáo thực tập tổng
hợp về công ty TNHH VNT.
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập tổng hợp gồm ba


phần chính:
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VNT.
Phần 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÔNG TY TNHH VNT.
Phần 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH VNT.
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VNT.
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
VNT.
1.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH VNT.
Công ty được cấp giấy phép kinh doanh vào năm 1997 và lấy tên là
Công ty TNHH VNT
Từ khi thành lập tới nay công ty giao dịch các hoạt động liên quan tới
lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình với tên VNT COMPANY LIMITED
Hay còn được viết tắt là VNT CO., LTD
Hiện nay công ty có trụ sở làm việc chính ở Số 18, Ngô Quyền, phường
Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội
Nơi diễn ra các hoạt động giao dịch của công ty là tại Tầng 7 tòa nhà
OCEAN GROUP Số 4 Láng Hạ, Phố Thành Công, Quận Ba Đình,
Thành Phố Hà Nội
Số điện thoại giao dịch của công ty là 0437726909
Công ty được sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy phép hoạt
động số 0100520281
Email liên hệ với công ty là
Tuy nhiên công ty còn lập một trang web riêng với địa chỉ website là
www.vnt.com.vn

Công ty hoạt động với số vốn điều lệ lên tới 600.000.000.000đ
Công ty có số vốn pháp định mà luật kinh doanh qui định là
6.000.000.000đ
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Công ty thành lập từ năm 1997 cho tới nay là hơn 15 năm hoạt động.
Từ khi thành lập tới nay công ty đã đạt được nhiều thành công lớn.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH VNT.
Bước sang thế kỉ 21, Việt Nam gia nhập WTO, quán triệt chủ trương
của Đảng và Nhà Nước trong phát triển nền kinh tế theo xu hướng hòa nhập
chứ không hòa tan vào nền kinh tế toàn cầu song song với việc giữ gìn và
phát triển văn hóa dân tộc.
Chính vì vậy mà công ty lấy điều đó làm phương hướng hoạt động.
Công ty TNHH VNT được thành lập năm 1997 với nhiều khó khăn và
thử thách trước mắt. Sau rất nhiều năm hoạt động kinh doanh trải qua nhiều
khó khăn và thử thách công ty đã vượt qua và ngày một phát triển hơn. Cho
đến nay công ty đã đạt được một số thành tựu quan trọng và thu hút rất nhiều
nhân tài tới làm việc tại công ty.Trong đó, hầu hết đều có trình độ Đại học,
Cao đẳng, Trung cấp và còn rất trẻ cộng với những nhân viên có kinh nghiệm
lâu năm tạo cho công ty một đội ngũ nhân viên rất năng động, sáng tạo luôn
khẳng định được mình trong mọi điều kiện làm việc.
Công ty ra đời với ý tưởng của 2 nhà kinh doanh trẻ: Chị Lê Thị Minh
Nguyệt và Chị Hoàng Thị Nga.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH VNT.
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH VNT
Là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nhiều nhưng lĩnh
vực thương mại là chủ yếu do đó công ty có chức năng và nhiệm vụ chính là
phân phối hàng hóa, kinh doanh các dịch vụ và nghiên cứu thiết kế thi công

các công trình xây dựng.
1.2.1.1. Chức năng
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Chức năng của công ty là : Đầu tư trong lĩnh vực truyền thông, xây
dựng, thương mại kho vận, đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng khách
sạn, kinh doanh đĩa ốc
1.2.1.2. Nhiệm vụ
Thiết lập hệ thống đại lý rộng dày các khu vực để tiêu thụ sản phẩm
nhanh. Luôn điều tra nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường. Xác định
những thiếu sót trong kênh phân phối dưới để khắc phục tạo điều kiện thúc
đẩy bán hàng tại các đại lý bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Nhiệm vụ chung: Đầu tư trong lĩnh vực truyền thông, xây dựng,
thương mại kho vận phục vụ cho vận tải hàng hóa , đầu tư kinh doanh bất
động sản, nhà hàng khách sạn, kinh doanh đĩa ốc Cho tới nay công ty đã
đứng vững và tồn tại phát triển trên thị trường trong và ngoài nước.
- Nhiệm vụ cụ thể: Phân phối một số sản phẩm đồ uống, các loại bánh
kẹo, săm lốp ôtô xe máy.Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng của công ty thì
tương đối phát triển.
Do đặc điểm hoạt động là một công ty thương mại với chức năng
chính là phân phối các sản phẩm có thương hiệu, là người trung gian trong
việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Vì vậy, quy trình hoạt
động kinh doanh của công ty khá đơn giản: Công ty nhập hàng từ các đơn vị
sản xuất về kho công ty, sau đó quản lý và thực hiện chức năng phân phối
đưa sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp đến người tiêu dùng. Trong các công
đoạn nhận hàng từ nhà sản xuất hoặc đơn vị uỷ quyền của nhà sản xuất, đến
công đoạn quản lý, phân phối thì một công đoạn không thể thiếu được đó
chính là công đoạn kiểm tra giám sát. Việc kiểm tra giám sát này nhằm mục
đích đảm bảo quy trình kinh doanh của công ty được thực hiện đúng, chính

xác, hợp lý.
1.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công TNHH VNT
Công ty hoạt động trên năm lĩnh chính:
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
Lĩnh vực thứ nhất là: Hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, cung cấp
dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp trang
thiết bị văn phòng, âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, thiết kế xây dựng, phát triển
hệ thống website…
Lĩnh vực hoạt động thứ hai rất đa dạng: cung cấp thiết kế tư vấn xây
dựng, xây dựng các công trình cấp thoát nước, công trình thủy lợi và các tòa
nhà khu dân cư cao ốc…
Lĩnh vực hoạt động chính thứ ba: cung cấp các mặt hàng tiêu dùng cho
người dân như: bia, nước ngọt, thực phẩm…Đây là lĩnh vực mà công ty hoạt
động phong phú nhất là một trong số các dịch vụ kinh doanh đem lại doanh
thu lớn…
Lĩnh vưc hoạt động thứ tư: Công ty đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh công
viên, khu giải trí, các dịch vụ công cộng. Đầu tư vào kinh doanh bất động sản,
nhà ở, văn phòng, kho bãi…
Lĩnh vực hoạt động thứ năm: Kinh doanh nhà hàng khách sạn, tổ chức
hội nghị, tiệc cưới, tổ chức tiệc sinh nhật, cung cấp các dịch vụ ăn uống. Hiện
nay thì ngành này đang chiếm ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước phục
vụ người dân Việt Nam và các du khách nước ngoài.
. Hiện nay công ty không ngừng phấn đấu phát triển và tạo niềm tin từ
khách hàng trong mọi lĩnh vực kinh tế như:
-Phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn
-Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp
-Quản lý nguồn nước thủy lợi môi trường tài nguyên thiên nhiên
-Phát triển du lịch các ngành công nghiệp giải trí

-Cung cấp các dịch vụ văn hóa xã hội
-Cung cấp trang thiết bị máy móc, kỹ thuật điện tử công nghệ thông tin.
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.3. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
TNHH VNT.
Sơ đồ 1.1. Quy trình kinh doanh của công ty TNHH VNT
Do đặc điểm hoạt động chính của công ty là thương mại với chức năng
chính là phân phối các sản phẩm có thương hiệu, là người trung gian trong
việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Vì vậy, quy trình hoạt
động kinh doanh của công ty TNHH VNT là khá đơn giản: Công ty nhập các
sản phẩm từ các đơn vị sản xuất về kho, sau đó quản lý và thực hiện chức
năng phân phối đưa sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp đến người tiêu dùng.
Trong các công đoạn nhận hàng từ nhà sản xuất hoặc đơn vị uỷ quyền của nhà
sản xuất, đến công đoạn quản lý, phân phối thì một công đoạn không thể thiếu
được đó chính là công đoạn kiểm tra giám sát. Việc kiểm tra giám sát này
nhằm mục đích đảm bảo quy trình kinh doanh của công ty được thực hiện
đúng, chính xác, hợp lý.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VNT.
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH VNT
Công ty TNHH VNT là một doanh nghiệp tư nhân tổ chức quản lý theo
mô hình sau:.
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
7
Nhập hàng Quản lý Phân phối Kiểm tra
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.2. Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH VNT.


Mô hình kinh doanh này là một mô hình tập trung dưới sự chỉ đạo của hội
đồng thành viên thì ban điều hành triển khai chiến lược kinh doanh nghiên
cứu đưa ra những quyết định có lợi cho công ty thông qua hội đồng thành
viên quyết định rồi tiến hành thực hiên.Từ ban điều hành có sự chỉ đạo xuống
các phòng ban của công ty từ đó triển khai thực hiện.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng ban công ty Công
ty TNHH VNT
* Hội đồng thành viên (HĐTV):
Là những thành viên sáng lập ra công ty, là người có quyết định cuối
cùng đối với hoạt động của công ty. Hội đồng thành viên có trách nhiệm trước
pháp luật
Thông qua định hướng phát triển của công ty
Bầu miễn nhiệm thành viên ban kiểm soát
Quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ công ty
Thông qua BCTC hàng năm
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
8
HĐTV
Ban điều hành
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Kế toán
Phòng
Bán hàng
Kho và
vận chuyển
Báo cáo thực tập tổng hợp
Xử lý tất cả trường hợp gây hại cho công ty.
* Ban điều hành:

Nắm giữ vai trò điều hành hoạt động của công ty.Tất cả các như tài chính
giám đốc tài chính kiêm, kinh doanh thì giám đốc kinh doanh chịu trách
nhiệm đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh…Toàn bộ ban điều
hành chịu sự chỉ đạo của hội đồng thành viên.
*Phòng kế toán:
Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập được tổ chức theo mô
hình hạch toán tập trung. Vì thế phòng kế toán có chức năng theo dõi, ghi
chép, phản ánh các nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong công ty.
Nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt điều lệ kế toán trưởng và pháp lệnh thống kê do nhà nước
ban hành.
- Tổ chức hạch toán các dịch vụ và đề xuất các giải pháp giải quyết công
tác sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.
- Giao dịch, quan hệ đảm bảo đủ vốn từ các nguồn để phục vụ kinh
doanh có hiệu quả.
- Giữ bảo toàn và phát triển vốn, đề xuất các biện pháp đưa vốn vào kinh
doanh đúng pháp luật.
*Phòng bán hàng:
Bán hàng và mua hàng hóa, để đảm bảo cho quá trình bán hàng của công
ty.
Nhiệm vụ:
- Tạo được mối quan hệ với bạn hàng, đảm bảo hàng hóa ổn định về chất
lượng quy cách và chủng loại.
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Phối hợp đồng bộ với phòng kinh doanh khi thực hiện các hợp đồng
nhằm đáp ứng kịp thời hàng hoá cho công việc kinh doanh.
*Kho và vận chuyển:
Có nhiệm vụ giao nhận hàng hóa. Sắp xếp hàng hóa trong kho đảm bảo

kho hàng luôn gọn gàng, dễ dàng trong việc nhập xuất hàng hóa. Điều hành
công tác vận chuyển hàng hóa.
1.4. TÌNH HÌNH TẠI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH VNT
Công ty được thành lập năm 1997 với nhiều khó khăn và thử thách
trước mắt. Sau những năm kinh doanh vất vả và nhiều khó khăn công ty đã
vượt qua và ngày một phát triển hơn.Trong những năm gần đây năm 2009, và
năm 2010 công ty có một bước thay đổi đáng kể thể hiện thông qua một số
chỉ tiêu kinh tế sau:
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty
Đơn vị: đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010/2009
+/- %
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1
Doanh thu thuần của hoạt
động bán hàng và cung cấp
dịch vụ
118.828.602.47
4
143.400.665.202 245.720.628 20,7
2
Giá vốn hàng bán
89.819.362.971 105.176.214.410 1.535.685.143 17,1
3
Lợi nhuận gộp của hoạt
động bán hàng và cung cấp

dịch vụ
29.009.239.503 38.100.909.379 9.901.669.870 31,3
4
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
81.456.294.870 54.555.975.464 -2.690.031.941 33,02
6
Lợi nhuận khác
(2.112.366.173) 6.022.944.101 8.135.310.274
7
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
79.343.928.697 60.578.919.565 -1.876.500.913 -23,65
8
Chi phí thuế TNDN
7.994.919.729. 0
9
Lợi nhuận sau thuế
71.349.008.968 60.578.919.565 -7.128.843.004 -99,9
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty cụ thể là:
Tổng lợi nhuận sau thuế của năm 2010 đạt 60.578.919.565 đồng trong khi
năm 2009 đạt 71.349.008.968 đồng như thế năm 2010 giảm 7.128.843.004
đồng tương ứng 99,9% so với năm 2009. Thực chất có sự giảm sút này là do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho lượng hàng bán ra
giảm, chi phí tăng, hoặc do doanh nghiệp đầu tư vào một số lĩnh vực hoạt
động kinh doanh khác…
Bảng 1.2: Bảng phân tích hiệu quả hoạt động của công ty TNHH VNT
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
So sánh năm 2010/2009
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2

11
Báo cáo thực tập tổng hợp
+/- %
1 Tổng Tài Sản
-Tài sản ngắn
hạn.
-Tài sản dài
hạn
2.171.563.281.138
851.592.058.819
1.319.971.222.319
2.706.262.748.832
614.282.117.478
2.091.980.631.354
535.063.467
-2.373.099.414
772.009.409
24,6
40,8
58,5
2 -Nợ Phải trả
- Vốn chủ sở
hữu
1.557.955.036.807
613.608.244.331
2.032.075.584.936
674.187.163.896
474.120.548
1.098.725.726
30,4

Qua bảng phân tích trên cho thấy: Trong năm 2010 tổng tài sản là
2.706.262.748.832 đồng và năm 2009 là 2.171.563.281.138 đồng tăng
535.063.467 đồng tương ứng tăng 24,6 %. Điều này là do tài sản dài hạn tăng
tuy nhiên tài sản ngắn hạn giảm không đáng kể nên cũng ảnh hưởng tới việc
tăng cua tài sản. Bên cạnh đó nợ phải trả tăng 474.120.548 đồng cho thấy
trong năm 2010 doanh nghiệp huy động nguồn vốn lớn để đầu tư trang thiết bị
dây chuyền công nghệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.Song
song với đó là công ty tăng thêm nguồn vốn chủ của mình lên 1.098.725.726
đồng để đảm bảo cho kinh doanh.
Qua bảng chỉ tiêu sau ta xét tỉ suất sinh lời của doanh thu (ROS), của
tổng tài sản (ROA) và của vốn chủ sở hữu (ROE) như sau:
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận sau thuế
71.349.008.968 60.578.919.565
Doanh thu thuần
118.828.602.474 143.400.665.202
Tổng tài sản
2.171.563.281.138 2.706.262.748.832
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Vốn chủ sở hữu 613.608.244.331 674.187.163.896
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
× 100%
Doanh thu thuần
Ý nghĩa của ROS: Cho biết trong một kỳ kinh doanh, doanh nghiệp thu
được 100 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
ROA =

Lợi nhuận sau thuế
× 100%
Tổng tài sản
Ý nghĩa của ROA: Cho biết trong một kỳ kinh doanh, doanh nghiệp bỏ ra 100
đồng tài sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

ROE =
Lợi nhuận sau thuế
× 100%
Vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa của ROE: Cho biết trong một kỳ kinh doanh, doanh nghiệp thu bỏ
ra 100 đồng vốn chủ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
Bằng số liệu trên ta tính được bảng số liệu sau:
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
So sánh năm 2010
với 2011
+/- %
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hệ số doanh lợi
(ROS) 0,6 0,42 - 0,18 -30
Hệ số khả năng sinh
lời của tài sản

(ROA) 0,33 0,22 0,11 33,33
Hệ số khả năng sinh
lời của VCSH
(ROE) 0,12 0,22 0,1 83,33
Với tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) qua các năm 2010 so với
năm 2009 thì giảm 0,18 lần tương ứng giảm 30% cũng nhận thấy rằng những
biện pháp kiểm soát chi phí của các nhà quản trị tại công ty phát huy chưa
được hiệu quả, nhà quản lý cần đưa ra các biện pháp để kiểm soát chi phí chặt
chẽ hơn làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh hơn nữa.Thông qua
chỉ tiêu hệ số khả năng sinh lời của tài sản (ROA) năm 2010 so với năm 2009
tăng 0,11 lần tương ứng tăng 33,33 % cho ta thấy trong năm 2010 thì công ty
đã đầu tư nhiều vào trang thiết bị máy móc để mở rộng quy mô. Đồng thời chỉ
tiêu ROE cung tăng 0,1 lấn tương ứng tăng là 83,33 % điều này cho thấy công
ty đã tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu huy động vố cho hoạt động kinh doanh
của mình.
Có thể nói công ty đã hết sức cố gắng để đạt được những thành công .
Chính nhờ vào những nhân tố cơ bản đã làm cho công ty ngày càng đứng
vững trên thị trường tuy rằng những năm gần đây có gặp một chút vấn đề làm
tình hình kinh doanh giảm sút.
1.5. Xu hướng phát triển trong những năm tới của công ty TNHH VNT
Trong những năm trước thì công ty trú trọng tới lĩnh vực thương mại còn
những lĩnh vực khác nhìn chung cũng đang từng bước phát triển rộng khắp
nhưng chưa được quan tâm sát sao nhiều. Tới năm 2011 thì công ty đã mở
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
rộng thị trường trong nước rộng khắp toàn quốc, đem lại lợi nhuận kinh doanh
khá cao. Dự kiến tới năm 2012 công ty tập trung và đột phá vào việc đổi mới
trang thiết bị công nghệ cho ngang bằng với các công ty cùng nghành nghề
trên thị trường để tiết kiệm chi phí tăng năng suất lao động và chất lượng sản

phẩm
Công ty sẽ tiếp tục công tác công tác đầu tư và huấn luyện theo chiếu sâu về
việc đào tạo. Tăng cường công tác an toàn lao động, cho cán bộ đi học các lớp
huấn luyện đào tạo chuyên môn. Tới các năm tiếp theo thì công ty đẩy mạnh
xúc tiến dần ra thị trường nước ngoài.
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÔNG TY TNHH VNT
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH VNT.
Có thể nói, bộ máy kế toán của công ty đóng vai trò hết sức quan trọng
với chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế diễn ra trong
đơn vị. Việc tổ chức một cách khoa học, hợp lý công tác kế toán nói chung và
bộ máy kế toán nói riêng không những đảm bảo được yêu cầu thu nhận, hệ
thống hoá và cung cấp thông tin kinh tế kế toán, phục vụ cho yêu cầu quản lý
kế toán tài chính mà còn giúp cho đơn vị quản lý chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa
những vi phạm tổn hại tài sản của đơn vị. Xuất phát từ tình hình thực tế, công
ty đã xây dựng bộ máy kế toán gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp đặc điểm, quy mô
nội dung hoạt động cũng như phù hợp với trình độ của đội ngũ kế toán tại
công ty.
Đội ngũ kế toán của công ty gồm 8 người: Thư nhất là kế toán trưởng
là người đã tốt nghiệp Đại Học có bằng kế toán trưởng và làm việc được ba
năm tại công ty.Tiếp đến là hai kế toán tổng hợp tốt nghiệp Đại Học tại chức
và sau đó là hai người làm kế toán bán hàng, một kế toán thanh toán, một kế
toán lương đều tốt nghiệp cao đẳng, kế tiếp là một thủ quỷ tốt nghiệp trung
cấp nghề.
Công ty gồm có 4 bộ phận kế toán: kế toán bán hàng, kế toán thanh
toán, kế toán tổng hợp, kế toán lương và một thủ quỹ, một kế toán trưởng làm

nhiệm vụ tổng hợp hoạt động kinh doanh của công ty.
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 2.1. Bộ máy kế toán của công ty TNHH VNT

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ cung cấp số liệu
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ phụ trách chung, chịu trách nhiệm tổng
hợp, lập báo cáo tài chính. Thực hiện các pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ
kế toán nhà nước trong hoạt động tổ chức hoạt động tổ chức kinh doanh của
công ty. Chịu trách nhiệm trước nhà nước, pháp luật giám đốc về công tác tài
chính kế toán, tổ chức công tác kế toán tại công ty.
- Kế toán tiền lương: Theo dõi, tính toán đẩy đủ, kịp thời mọi nghiệp
vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền lương của công nhân viên và các chính
sách chế độ bảo hiểm.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi, tính toán mọi nghiệp vụ liên quan đến
công nợ phản ánh kịp thời chính xác các khoản công nợ để có kế hoạch xây
dựng công nợ hợp lý.
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
17
Kế toán trưởng
Kế toán
bán hàng
Kế toán
Thanh toán
Kế toán
Tổng hợp
Kế toán
tiền lương

Thủ quỹ
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các số liệu do kế
toán viên cung cấp để từ đó tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty. Phân bổ
chi phí sản xuất và tính giá thành
- Kế toán bán hàng: của công ty trực thuộc phòng kinh doanh có
nhiệm vụ: Cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình kinh doanh của phòng
kinh doanh cho phòng kế toán để xác định kết quả kinh doanh của công ty.
- Thủ quỹ: Quản lý khoản vốn bằng tiền, phản ánh số hiện có, tình hình
tăng, giảm quỹ TM của Công ty để tiến hành phát lương cho cán bộ công
nhân viên của Công ty.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH VNT.
2.2.1. Các chính sách kế toán chung.
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quy định, tổ chức công tác kế toán
theo kiểu tập trung. Niên độ kế toán của công ty áp dụng từ 01/01 đến 31/12.
Hiện nay công ty đang áp dụng:
+ Hình thức ghi sổ: theo hình thức sổ kế toán Nhật Ký Chung
+ Kế toán chi tiết Hàng hoá theo phương pháp nhập trước xuất trước
+ Hạch toán kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên
+ Nộp thuế Giá trị Gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp ghi nội dung, phương pháp lập
chứng từ theo đúng quy định của chế độ kế toán.
Kế toán công ty lập chứng từ kế toán cho mọi nghiệp vụ kế toán phát
sinh. Chứng từ kế toán được lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế - tài chính
phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán đầy đủ các chỉ tiêu số tiền được viết cả
bằng chữ và bằng số.
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
18
Báo cáo thực tập tổng hợp

Mọi chứng từ kế toán trong công ty đều có đủ chữ ký theo đúng quy
định trên chứng từ.
Các chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều
phải tập trung vào bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ
đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ mới dùng
những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
* Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
-Lập, tiếp nhận và xử lý chứng từ kế toán.
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc
trình giám đốc ký duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Trình tự kế toán được khái quát bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2. Trình tự kế toán

2.2.3. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán.
Hiện nay công ty áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” trình
tự ghi sổ kế toán như sau:
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
19
Chứng từ gốc
(hóa đơn GTGT,
Giấy đề nghị tam
ứng)
Báo cáo tài chính
Kế toán định khoản,
vào sổ NKC, nhật ký
đặc biệt, sổ cái,…
Chứng từ kế toán
( KT viết phiếu thu,

chi, nhập, xuất…)
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra làm căn cứ ghi sổ, trước
hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt
sau đó căn cứ vào sổ liệu đã ghi trên sổ. Công ty mở sổ nhật ký đặc biệt: nhật
ký mua hàng, nhật ký bán hàng, nhật ký chi tiền ghi theo định kỳ thời gian
của công ty khi đã ghi vào sổ nhật ký đặc biệt các nghiệp vụ phát sinh sẽ
không được ghi vào sổ nhật ky chung nữa. Từ nhật ký chung để ghi vào sổ cái
theo tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung thì
công ty dùng các chứng từ kế toán để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Từ
sổ, thẻ kế toán chi tiết kế toán lập được bảng tổng hợp chi tiết. Cuối tháng,
quý, năm công số liệu trên sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh. Sau đó
kiểm tra đối chiếu số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập
báo cáo tài chính.
Sơ đồ 2.3. Ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, quý
Kiểm tra, đối chiếu
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
20
Chứng từ gốc
Sổ NK đặc biệt Sổ NK chung Sổ thẻ KT chi
tiết
Sổ cái Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng CĐ số phát sinh
Báo cáo tài chính
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CÔNG TY

TNHH VNT.
2.3.1. Tổ chức hạch toán vốn bằng tiền của công ty
2.3.1.1. Kế toán tiền mặt
- Tiền mặt tại quỹ của Công ty gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ do thủ quỹ
bảo quản phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cho hoạt động kinh doanh của Công ty
- Nguyên tắc quản lý và hạch toán quỹ tiền mặt
+ Tiền mặt của Công ty phải được bảo quản trong két sắt, chống mất cắp,
cháy nổ…
+ Thủ quỹ thực hiện thu chi, giữ, bảo quản tiền mặt. Thủ quỹ phải
thường xuyên kiểm tra quỹ, đảm bảo tiền mặt tồn quỹ phải phù hợp với số dư
trên sổ quỹ.
- Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Phiếu thu
+ Bảng kiểm kê quỹ
- Tài khoản sử dụng: TK 111 được mở chi tiết cho các tiểu khoản
+ TK 111.1 – Tiền Việt Nam
+ TK 111.2 – Ngoại tệ
2.3.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
- Tiền gửi ngân hàng của Công ty gồm các loại vốn bằng tiền mà Công ty
gửi tại ngân hàng.
- Công ty mở tài khoản tại OCAEN BANK.
- Chứng từ sử dụng:
+ Giấy báo nợ, giấy báo có, bảng sao kê, sổ phụ của ngân hàng
+ Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi
+ Séc chuyển khoản, séc bảo chi…
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Tài khoản sử dụng: TK 112: phản ánh số hiện có và tình hình biến động
các khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng

2.3.1.3 Sổ sách sử dụng trong phần hành kế toán vốn bằng tiền
+ Sổ nhật ký thu tiền
+ Sổ nhật ký chi tiền
+ Sổ chi tiết tiền mặt
+ Sổ cái TK 111,112
+ Sổ tiền gửi ngân hàng
2.3.1.4 Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền
Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có
kế toán ghi vào sổ nhật ký đặc biệt và từ báo cáo quỹ vào sổ chi tiết tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng
Từ sổ nhật ký đặc biệt kế toán ghi vào sổ cái tài khoản 111 và sổ cái tài
khoản 112 và định kỳ kế toán đối chiếu sổ liệu với bảng tổng hợp chi tiết.
Cuối tháng kế toán vào bảng cân đối phát sinh và tới mỗi niên độ kế toán
lập Báo Cáo Tài Chính
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 2.4. Qui trình ghi sổ kế toán vốn bằng tiền
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, quý
Quan hệ đối chiếu
2.3.2. Kế toán công nợ
* Kế toán thanh toán với người mua
- Kế toán sử dụng TK 131 : Phải thu của khách hàng để theo dõi tình hình
thanh toán với khách hàng. Tài khoản được mở chi tiết theo từng đối tượng.
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
23
Chứng từ kế toán
Báo cáo quỹ

Sổ chi tiết tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng
Sổ Cái TK 111, TK
112
Nhật ký thu tiền
Nhật ký chi tiền
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bên cạnh các khách hàng tự khai thác, doanh thu của Công ty TNHH
VNT luôn được đảm bảo từ các khách hàng truyền thống cũng như các đối tác
chiến lược.
* Kế toán thanh toán với người cung cấp:
Để chủ động trong việc cung ứng hàng hoá phục vụ cho khách hàng,
Công ty đã thiết lập mối quan hệ thường xuyên tin cậy với các nhà cung cấp.
- Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả cho nhà cung
cấp kế toán sử dụng tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”.
- Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng thanh toán
* Quy trình ghi sổ kế toán thanh toán với người mua, người bán
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ liên quan đến quá trình mua bán
như hóa đơn, phiếu nhập kho, bảng kiểm nghiệm vật tư,… kế toán tiến hành
ghi sổ chi tiết các TK 131, TK 331( mở chi tiết cho từng đối tượng)
Cuối tháng, kế toán tập hợp số liệu trên sổ chi tiết TK 131, TK 331 để
ghi sổ Cái TK 131, TK 331.
2.3.3. Tổ chức hạch toán tài sản cố định.
2.3.3.1. Những vấn đề chung về TSCĐ tại công ty.
Hiện nay công ty sử dụng TK 211 – Tài sản CĐHH và TK 213 – Tài sản
CDDVH và TK 214 – Hao mòn TSCĐ để hạch toán kế toán TSCĐ
Việc hạch toán chi tiết TSCĐ ở công ty được tiến hành dựa trên các

chứng từ tăng, giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ và các chứng từ khác có liên
quan.
2.3.3.2 Quy trình tổ chức hạch toán tăng, giảm TSCĐ
Thủ tục tăng TSCĐ: TSCĐ của Công ty tăng lên chủ yếu do mua sắm,
mua sắm trong Công ty thường xuyên được tiến hành theo kế hoạch đã đề ra
tù bản kế hoạch phấn đấu đầu năm của công ty.
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
24
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thủ tục giảm TSCĐ: TSCĐ của Công ty giảm do nhiều nguyên nhân
khác nhau, trong đó chủ yếu do thanh lý, nhượng bán. Khi thanh lý nhượng
bán TSCĐ, công ty lập hội đồng đánh giá thực trạng của TSCĐ và giá trị thu
hồi của nó. Sau khi nhượng bán, kế toán chi tiết căn cứ vào biên bản giao
TSCĐ và chứng từ có liên quan để ghi sổ kế toán
2.3.3.3. Kế toán khấu hao TSCĐ trong Công ty
Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Mức khấu hao hàng năm =
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng ước tính
Tỷ lệ khấu hao =
Mức khấu hao hàng năm
Nguyên giá TSCĐ
X 100
Mức khấu hao hàng tháng =
Mức khấu hao hàng năm
12
*Thời gian khấu hao được ước tính như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: 05 – 25 năm
- Phương tiện vận tải: 06 – 10 năm
- Thiết bị văn phòng: 03 – 07 năm

- Các TSCĐ khác: 04 – 06 năm
- Tài sản vô hình: 03 – 07 năm
Hàng tháng kế toán trích khấu hao theo công thức sau:
Mức khấu hao
phải trích hàng
tháng
=
Số khấu hao
đã trích
tháng trước
+
Số khấu hao
TSCĐ tăng
trong tháng
-
Số khấu hao
TSCĐ giảm
trong tháng
2.3.3.4. Sơ đồ và trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ qui trình ghi sổ kế toán
SV: Hoàng Thị Phấn Lớp: Kế toán 2
25

×