Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng NGN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 79 trang )

MỤC LỤC
1 CHƯƠNG GIỚI THIỆU MẠNG NG 6
I.1 Giới thiệu chung về mạng NGN 6
I.1.1. Các khối chức năng trong tầng truyền tải 8
I.1.2. Khối các chức năng tầng dịch vụ 9
I.1.3. Khối các chức năng liên quan đến người sử dụng đầu cuối 10
I.1.4. Khối các chức năng quản lý 10
I.2. Tình hình phát triển mạng NGN ở Việt Nam 11
I.2.1. Triển khai NGN tại VNPT 11
I.2.2. Triển khai NGN tại EVNTelecom 14
I.2.3. Triển khai NGN tại Viettel 14
I.3. Tình hình phát triển mạng NGN trên thế giới 15
CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP VỀ QoS VÀ CHẤT LƯỢNG MẠNG CỦA CÁC
HÃNG CUNG CẤP THIẾT BỊ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN
KHAI MẠNG NGN 17
II.1. Giải pháp của Siemen 18
II.1.1.Topology vật lý 19
II.1.2. Thiết kế giao thức IGP 21
II.1.3.Thiết kế BGP 22
II.1.4.Thiết kế BRAS 22
II.2. Giải pháp QoS của Alcatel 23
II.2.1. Tiến trình phát triển mạng 23
II.2.2. Session Resource Broker 25
II.2.3. Mạng tập hợp Ethernet - Ethernet Aggregation Networks 26
II.2.4. Đảm bảo QoS 27
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU CÁC THAM SỐ CHẤT LƯỢNG MẠNG IP 31
III.1. Nghiên cứu khuyến nghị của ITU-T về tham số và chỉ tiêu chất lượng
mạng 31
III.1.1 Mô hình phân lớp của chất lượng đối với dịch vụ IP 31
III.1.2. Mô hình chất lượng dịch vụ IP tổng quát 32
III.1.3. Các tham số đánh giá chất lượng truyền gói IP 37


III.2. Dung lượng truyền tải, thoả thuận dung lượng và khả năng ứng dụng của
các lớp QoS 41
III.2.1. Các tham số lưu lượng và thuật ngữ mô tả 42
III.2.2. Bộ tham số đánh giá chất lượng mạng 46
CHƯƠNG IV XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CÁC THAM SỐ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG MẠNG NGN 47
IV.1. Tiêu chí, phương pháp xây dựng 47
IV.1.1. Tiêu chí 47
IV.1.3 Biện pháp áp dụng tiêu chuẩn 49
IV.2. Xây dựng bộ tham số chất lượng mạng NGN 52
IV.2. 1. Mô hình phân lớp giao thức 52
IV.2.2. Mô hình phân đoạn mạng NGN 60
IV.2.3. Mạng lõi IP và bộ tham số đánh giá chất lượng mạng NGN 71
IV.2.4. Các giá trị chỉ tiêu tham khảo: 74
KẾT LUẬN 77
Tài liệu tham khảo 78
CÁC TỪ VI T
A Access Gateway
AL
Access Lin
A Autonomous System
AT Asynchronous Transfer Mode
BG Border Gateway Protocol
BG Border Gateway Router
CP Customer Premises Equipment
DS Digital Subscriber Line
EG Edge Gateway Protocol
E Exchange Link
E Edge Router
FT File Transfer Protocol

Gb Gigabit Ethernet
ICM Internet Control Management Protocol
IET Internet Engineering Task Force
I Internet Protocol
IPD IP Packet Discard Rate
IPD IP Packet Delay Variation
IPE IP Packet Error Ratio
IPL IP Packet Loss Ratio
IPO IP Operator Domain
IPT IP Packet Transfer Delay
IPSLB IP packet Severe Loss Block Ratio
IS Internet Service Provider
M Measurement Point
MPL Multi-Protocol Label Switching
N Network Interface
N Network Section
NS Network Section Ensemble
NS Network Service Provider
OBG Operator Border Gateway Router
Qo Quality of Service
Router
RF Request For Comment
SNM Simple Network Management Protocol
ST Synchronous Transport Module
ST Synchronous Transport Signal
TC Transmission Control Protocol
TM Telecommunication Management Network
To Type of Service
TT Time To Live
VP Virtual Private Network

RT Real-time Transport Protoco
UD User Datagram Protocol
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
1 CHƯƠNG
GIỚI THIỆU MẠNG NG
I.1 Giới thiệu chung về mạng NGN
NGN là một mạng trên cơ sở gói có khả năng cung cấp các dịch vụ viễn thông và
có khả năng sử dụng các công nghệ truyền tải đảm bảo QoS, băng thông rộng và trong
đó các chức năng liên quan đến dịch vụ là độc lập với các công nghệ liên quan đến
truyền tải bên dưới. Nó cho phép người dùng truy nhập mạng không giới hạn và truy
nhập tới những nhà cung cấp dịch vụ cạnh tranh trên thị trường và/hoặc các dịch vụ
mà họ lựa chọn. NGN hỗ trợ khả năng di động cho phép người dùng có thể sử dụng
dịch vụ tại nhiều nơi
Cấu trúc chức năng của mạng NGN thường gắn liền với các nguyên tắc sau

Hỗ trợ công nghệ đa truy nhập: Cấu trúc chức năng của NGN có cấu hình linh hoạt
có khả năng hỗ trợ các công nghệ đa truy nhập

Điều khiển phân tán : Tạo khả năng thích ứng với bản chất xử lý phân tán của
mạng IP và hỗ trợ “location transparency” (đây là một dạng tài nguyên mạng
không phụ thuộc vào vị trí người sử dụng hay vị trí tài nguyên) cho cơ chế tính
toán phân tán

Điều khiển mở : giao diện điều khiển mạng mở để có thể hỗ trợ cho việc hình
thành, cập nhật các dịch vụ cũng như kết hợp với dịch vụ do bên thứ 3 cung
cấp

Cung cấp dịch vụ độc lập: sử dụng cơ chế điều khiển mở, phân tán đã được nêu ở
trên để tách quy trình cung cấp dịch vụ khỏi hoạt động của mạng. Điều này hy

vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của mạng NGN từ đó đẩy nhanh tiến trình mở
rộng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng

Hỗ trợ nhiều dịch vụ trong một mạng hợp nhất : Cần phải sử dụng ưu thế hội tụ cố
định – di động trong cấu trúc chức năng của mạng NGN để tạo ra các dịch vụ
đa phương tiện linh hoạt và dễ sử dụng

Tăng khả năng bảo mật và bảo vệ : Đây là nguyên tắc cơ bản của một cấu trúc mở.
Do đó cần phải có các cơ chế bảo mật và phục hồi ở các lớp liên quan để bảo
vệ các thành phần của mạng.
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
Đặc điểm của thực thể chức năng: Các thực thể chức năng cần tuân theo các
nguyên tắc sa
• Các thực thể không phân tán trên nhiều thành phần vật lý nhưng có thể xuất
hiện trong nhiều trường hợp.
• Các thực thể không liên hệ trực tiếp với cấu trúc phân lớp. Tuy nhiên, cũng
giống như các thực thể khác, các thực thể chức năng có thể được đặt ở các
lớp logic khác nhau.
Cùng với một cấu trúc mới, mạng thế hệ kế tiếp (NGN) sẽ có độ linh hoạt cao
hơn so với các mạng hiện hành. Cụ thể, mạng NGN có khả năng hỗ trợ cho các công
nghệ đa truy nhập và các cấu hình mạng khác nhau. Theo Y.2011 phân lớp chức năng
của mạng NGN bao gồm các chức năng tầng dịch vụ và các chức năng tầng truyền tải.
Để có thể cung cấp các dịch vụ đưa ra trong Release 1 thì phải cần đến các chức
năng ở cả tầng dịch vụ và tầng truyền tải (minh hoạ trên hình 1.1).
Khối các chức năng hỗ trợ ứng dụng/dịch vụ và khối các chức năng điều khiển
dịch vụ có nhiệm vụ đưa các dịch vụ/ ứng dụng tới người sử dụng cuối cùng.
NGN hỗ trợ điểm tham chiếu với nhóm chức năng “ các ứng dụng của bên thứ
3”( “Third-Party Applications”), điểm tham chiếu này được gọi là giao diện ứng dụng-
mạng (Application-to-Network Interface (ANI)), điểm này làm cho NGN có khả năng
tạo mới và cung cấp các dịch vụ gia tăng cho người sử dụng NGN.

Tầng truyền tải cung cấp các dịch vụ IP cho người sử dụng NGN dưới sự kiểm
soát của khối các chức năng điều khiển truyền tải, bao gồm cả khối các chức năng điều
khiển gắn kết mạng (Network Attachment Control Functions (NACF)) và khối chức
năng kiểm soát tài nguyên và truy nhập (Resource and Admission Control Functions
(RACF)).
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
Other
Networks
Service Control
Functions
Transport stratum
Service stratum
Control
Media
Management Functions
Management
Service User
Profiles
Service User
Profiles
Transport User
Profiles
Application/Service Support Functions
Third Party Applications
ANI
End-User
Functions
Transport Control Functions
Resource and
Admission

Control Functions
Resource and
Admission
Control Functions
Network
Atta chment
Control Functions
Network
Atta chment
Control Functions
Transport Functions
NNI
UNI
Hình 1.1: Cấu trúc tổng quan của NGN
I.1.1. Các khối chức năng trong tầng truyền tải
Theo Y.2011, khối các chức năng tầng truyền tải bao gồm khối các chức năng
truyền tải và khối các chức năng điều khiển truyền tải.
 Khối các chức năng truyền tải
Khối các chức năng truyền tải quy định kết nối cho tất cả các thành phần và các
khối chức năng riêng lẻ trong NGN. Các khối chức năng truyền tải có khả năng hỗ trợ
cho việc truyền tải thông tin truyền thông cũng như thông tin điều khiển và quản lý.
Khối các chức năng truyền tải bao gồm khối chức năng truy nhập mạng, khối chức
năng biên, khối chức năng truyền tải lõi và khối chức năng cổng.
 Khối chức năng truy nhập mạng
Khối chức năng truy nhập mạng có nhiệm vụ kiểm soát người sử dụng truy nhập
mạng cũng như thu thập và kết hợp lưu lượng truy nhập để đưa tới mạng lõi. Khối
chức năng truy nhập mạng cũng thực hiện các cơ chế kiểm soát QoS có liên quan trực
tiếp đến lưu lượng người sử dụng, bao gồm cả quản lý bộ đệm, hàng đợi và sắp xếp,
lọc gói tin, phân loại lưu lượng, đánh dấu, kiểm soát và định hướng. Mạng truy nhập
bao gồm các chức năng phụ thuộc công nghệ truy nhập như công nghệ W-CDMA và

xDSL. Tuỳ thuộc vào công nghệ sử dụng để truy nhập vào các dịch vụ NGN mà mạng
truy nhập sẽ bao gồm các chức năng kèm theo sau:
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
• Truy nhập cáp
• Truy nhập xDSL
• Truy nhập vô tuyến (ví dụ như công nghệ IEEE 802.11 và 802.16, và truy
nhập RAN cho mạng 3G)
 Khối chức năng biên
Khối chức năng biên được sử dụng để xử lý môi trường truyền thông và xử lý
lưu lượng khi lưu lượng đến từ các mạng truy nhập khác nhau được tập hợp lại và hợp
nhất trong mạng truyền tải lõi; Khối chức năng này bao gồm cả các chức năng có liên
quan tới việc hỗ trợ kiểm soát QoS và lưu lượng.
Khối chức năng biên cũng được sử dụng giữa các mạng truyền tải lõi.
 Khối chức năng truyền tải lõi
Khối chức năng truyền tải lõi có nhiệm vụ bảo đảm cho thông tin truyền tải qua
mạng lõi. Khối chức năng này tạo ra các mức độ chất lượng truyền tải khác nhau trong
mạng lõi. Các chức năng trong khối chức năng truyền tải lõi có các cơ chế QoS xử lý
trực tiếp lưu lượng người sử dụng, bao gồm cả quản lý bộ đệm, hàng đợi và sắp xếp,
lọc gói tin, phân loại lưu lượng, đánh dấu, kiểm soát, điều khiển cổng và khả năng
phòng vệ.
 Khối chức năng cổng
Khối chức năng cổng cung cấp khả năng trao đổi dữ liệu giữa khối các chức năng
người sử dụng đầu cuối với các mạng khác, bao hàm cả các loại hình khác của mạng
NGN và các mạng hiện hành như PSTN/ISDN, mạng internet công cộng,v.v
Khối chức năng cổng được điều khiển trực tiếp từ khối các chức năng kiểm soát
dịch vụ hoặc thông qua khối các chức năng điều khiển truyền tải
 Khối chức năng kiểm soát môi trường truyền thông
Nhóm các chức năng này cung cấp tài nguyên truyền thông để xử lý việc cung
cấp dịch vụ như tạo tín hiệu báo âm và trans-coding. Các chức năng này đặc trưng cho
khả năng quản lý tài nguyên truyền thông trong tầng truyền tải.

 Khối các chức năng kiểm soát truyền tải
Khối các chức năng kiểm soát truyền tải bao gồm khối các chức năng kiểm soát
tài nguyên và truy nhập (RACF) và khối các chức năng điều khiển gắn kết mạng
(NACF)
I.1.2. Khối các chức năng tầng dịch vụ
Dưới đây là phần giới thiệu ngắn gọn các nhóm chức năng trong tầng dịch vụ bao
gồm cả khối các chức năng điều khiển dịch vụ và khối các chức năng hỗ trợ ứng
dụng/dịch vụ cũng như profile của người sử dụng dịch vụ.
 Khối các chức năng điều khiển dịch vụ
Khối các chức năng điều khiển dịch vụ bao gồm cả điều khiển phiên và không
phiên, đăng kí, và chức năng xác thực và cấp phép ở cấp dịch vụ. Khối các chức năng
này cũng bao gồm cả các chức năng phục vụ cho việc điều khiển tài nguyên truyền
thông, đó là tài nguyên và cổng (gateway) chuyên dụng tại cấp báo hiệu dịch vụ.
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
 Khối các chức năng hỗ trợ ứng dụng/dịch vụ
Khối các chức năng hỗ trợ ứng dụng/ dịch vụ bao gồm cả các chức năng như
chức năng cổng, đăng kí, nhận thực và cấp phép ở cấp ứng dụng. Các chức năng này
có hỗ trợ cho “các ứng dụng của bên thứ 3” và các nhóm chức năng “người sử dụng
đầu cuối”.Các chức năng hỗ trợ ứng dụng/dịch vụ cùng hoạt động với các chức năng
điều khiển dịch vụ để có thể cung cấp cho người sử dụng đầu cuối và các nhà cung cấp
ứng dụng khác các dịch vụ giá trị gia tăng khi họ yêu cầu.
Thông qua UNI, các chức năng hỗ trợ ứng dụng/dịch vụ cung cấp các điểm tham
chiếu cho các chức năng liên quan đến người sử dụng đầu cuối ( như trong trường hợp
điều khiển cuộc gọi của bên thứ 3 đối với dịch vụ Click to call). Sự tương tác giữa các
ứng dụng thuộc bên thứ 3 với các chức năng hỗ trợ ứng dụng/dịch vụ được giám sát
thông qua điểm tham chiếu ANI.
 Khối các chức năng liên quan đến profile người sử dụng dịch vụ
Khối các chức năng liên quan đến profile người sử dụng là sự kết hợp của thông
tin người sử dụng và dữ liệu điều khiển khác thành khối chức năng profile người sử
dụng ở tầng dịch vụ, được thể hiện dưới dạng cơ sở dữ liệu chức năng.

I.1.3. Khối các chức năng liên quan đến người sử dụng đầu cuối
Các nhóm thiết bị đầu cuối sử dụng khác nhau đều được hỗ trợ trong mạng NGN,
từ điện thoại thế hệ cũ đến các mạng kết hợp phức tạp. Thiết bị đầu cuối sử dụng có
thể là cố định hoặc di động.
I.1.4. Khối các chức năng quản lý
Điểm cơ bản trong hoạt động của mạng NGN đó là hỗ trợ quản lý. Các chức
năng này tạo khả năng quản lý mạng NGN để các dịch vụ NGN được cung cấp với
chất lượng, mức độ bảo mật và độ tin cậy mong muốn.
Các chức năng quản lý sử dụng cho các dịch vụ NGN và các tầng truyền tải, với
mỗi tầng, các chức năng này kiểm soát các phạm vi sau:
− Quản lý lỗi
− Quản lý cấu hình
− Quản lý tài khoản
− Quản lý hiệu quả hoạt động
− Quản lý bảo mật
Chức năng quản lý tài khoản bao gồm cả các chức năng tính cước và làm hoá
đơn (CBF). Các chức năng quản lý tài khoản sẽ trao đổi thông tin với các thành phần
khác trong mạng với mục đích: thu thập thông tin về tài khoản, cung cấp cho nhà cung
cấp dịch vụ NGN dữ liệu thích hợp về việc sử dụng tài nguyên, từ đó cho phép nhà
cung cấp dịch vụ đưa ra hoá đơn cho người sử dụng hệ thống.
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
I.2. Tình hình phát triển mạng NGN ở Việt Nam
Tại Việt nam hiện có 3 doanh nghiệp viễn thông đang triển khai NGN là VNPT,
EVNTelecom và Viettel. Hiện nay, VNPT, Viettel và EVN Telecom cơ bản xây dựng
xong mạng viễn thông thế hệ mới (NGN), hỗ trợ đắc lực cho nâng cao chất lượng,
giảm giá dịch vụ.
I.2.1. Triển khai NGN tại VNPT
VNPT đi đầu về công nghệ với cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại hóa, rộng khắp
(đầu tư phát triển mạng thế hệ mới NGN trên tất cả các lĩnh vực viễn thông quốc tế,
liên tỉnh, nội tỉnh, thông tin di động, tạo nên mạng tổng thể có khả năng cung cấp đa

loại hình dịch vụ).
Mô hình mạng NGN của VNPT: Mạng NGN của VNPT đang xây dựng cũng
tuân theo kiến trúc chung trong Hình 1.1 và được mô tả trên Hình 1.2.
Hình 1.2: Mô hình kiến trúc mạng NGN-VNPT
Xét trên góc độ dịch vụ: Các dịch vụ trên mạng NGN của VNPT có thể phân
thành một số nhóm dịch vụ chính:
− Các dịch vụ VPN hay dịch vụ kết nối (VPN layer 2, layer 3)
− Các dịch vụ ứng dụng Triple-Play (VoIP, IPTV, HSI) cùng các dịch vụ gia
tăng trên nền các dịch vụ ứng dụng này
− Các dịch vụ Hosting (data, Web, )
− Trong thời gian tới có thể bổ sung thêm dịch vụ Mobile để thành Quadrup
Play
Xét trên góc độ vùng phủ của dịch vụ: Mỗi dịch vụ trong số các dịch vụ trên về
nguyên tắc được triển khai trên toàn mạng VNPT đến khách hàng trên cả nước.
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
Hình 1.3: Tổ chức mạng truyền tải và truy nhập NGN của VNPT
Tổ chức phần mạng truyền tải và truy nhập băng rộng của mạng NGN -VNPT
được mô tả trên Hình 1.3. Trong đó, các khách hàng giao tiếp với mạng qua giao diện
UNI, NNI là giao diện của mạng NGN với các mạng khác. Phần mạng của nhà cung
cấp dịch vụ VNPT sẽ gồm một số phân đoạn: Mạng lõi (core), mạng gom lưu lượng
(Aggregation hay mạng Metro), mạng truy nhập (access)
Hình 1.4: Cấu trúc mạng truy nhập khách hàng
- Mạng truy nhập khách hàng: Về nguyên tắc, mỗi dịch vụ có phần thiết bị truy
nhập riêng, địa điểm, dung lượng, chủng loại thiết bị truy nhập này phục thuộc
dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên trong trường hợp của VNPT thì VNPT cung cấp đa
dịch vụ và phần thiết bị truy nhập nhiều loại được sử dụng chung cho các dịch vụ
(ví dụ MSAN, DSLAM)
- Mạng truyền tải: Mạng băng rộng là cơ sở hạ tầng truyền tải chung cho các dịch
vụ kết nối cũng như ứng dụng, phần mạng này được định nghĩa là phần mạng
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN

giới hạn bởi các điểm mạng có khả năng cung cấp các dịch vụ VPL lớp 2 (từ CE
switch đến CE switch)
Hình 1.5: Phần mạng truyền tải băng rộng
Tổ chức lớp điều khiển và dịch vụ trên mạng NGN của VNPT: Trước khi
hướng đến hệ thống điều khiển chung trong tương lai xa (ví dụ như IMS) thì hiện tại
cũng như trong vòng 5 năm tới các dịch vụ sẽ theo chiều hướng có các hệ thống điều
khiển riêng. Chẳng hạn với dịch vụ VoIP có hệ thống Softswitch; dịch vụ IPTV có các
hệ thống SHE, VHO, VSO; dịch vụ HSI có các hệ thống BRAS, AAA
Hình 1.6: Các hệ thống điều khiển riêng cho mỗi dịch vụ
Dự kiến đến cuối năm 2009, VNPT sẽ hoàn thành xây dựng mạng NGN. Tổng
vốn đầu tư cho mạng NGN rất lớn, khoảng 1 tỷ USD. Sau khi xây dựng xong mạng
NGN, VNPT sẽ sẵn sàng cung cấp tất cả các dịch vụ băng rộng với chất lượng dịch vụ
có tiêu chuẩn quốc tế. Đây sẽ là lợi thế của VNPT khi mà xu hướng các dịch vụ băng
rộng sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
I.2.2. Triển khai NGN tại EVNTelecom
Hiện nay EVNTelecom đã xây dựng mạng NGN trên quy mô toàn quốc, bao
gồm mạng truyền tải IP, Softswitch, Media Gateway, hệ thống cung cấp dịch vụ giá trị
gia tăng
Mạng truyền tải IP/MPLS đã được thiết lập tại 64 tỉnh/thành phố, tạo ra hạ tầng
truyền tải toàn bộ các dịch vụ thoại và dữ liệu trong mạng NGN. Hệ thống sử dụng các
thiết bị router Juniper có hiệu năng xử lý lớn với các giao diện tốc độ cao như GE, FE,
STM-1. Mạng IP được tổ chức với cấu trúc phân lớp rõ ràng (mạng lõi, mạng biên,
mạng truy nhập) đảm bảo định tuyến lưu lượng tối ưu và có khả năng dự phòng.
Hệ thống điều khiển thoại bao gồm các thiết bị softswitch, media gateway của
Siemens, Veraz. Hệ thống thực hiện các chức năng của tổng đài Toll, Tandem kết
nối với mạng truyền tải IP để tạo ra hạ tầng mạng cung cấp dịch vụ điện thoại cố định
và thoại IP (VoIP) trên toàn quốc. Đây cũng là cửa ngõ kết nối liên mạng với các
doanh nghiệp khác.
Tiến tới xây dựng mạng NGN hoàn chỉnh với khả năng cung cấp đầy đủ dịch vụ

băng rộng, dịch vụ giá trị gia tăng tiên tiến, EVNTelecom đang xây dựng hệ thống
Class 5 softswitch và mở rộng mạng truyền tải IP. Mạng NGN hiện nay cũng là hạ
tầng mạng cung cấp dịch vụ VoIP với 64 điểm kết nối (POP) trên toàn quốc. Ngoài
các POP trong nước, EVNTelecom đã triển khai nhiều POP trên thế giới tạo thành một
mạng kết nối toàn cầu. Song song với mạng NGN, EVNTelecom cũng đang triển khai
mạng điện thoại cố định hữu tuyến. Hạ tầng mạng điện thoại cố định được triển khai
sử dụng cả 2 công nghệ TDM truyền thống (mạng tổng đài TDM) và công nghệ IP
(trong mạng NGN).
Các dịch vụ trên nền mạng NGN:
− Dịch vụ điện thoại cố định (POTS) và các dịch vụ bổ trợ
− Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế VoIP (trả trước và trả
sau).
− Dịch vụ miễn cước người gọi 1800
− Dịch vụ thông tin giải trí 1900
− Dịch vụ điện thoại cố định sử dụng IP phone và các dịch vụ gia tăng như:
IP Centrex, multimedia call
− Các dịch vụ giá trị gia tăng phong phú dựa trên hạ tầng IP của mạng NGN
như IPTV, Video on Demand, Game online
I.2.3. Triển khai NGN tại Viettel
Trên thị trường viễn thông hiện nay, Viettel đang đứng thứ hai về vùng phủ dịch
vụ VoIP ở Việt nam. Viettel cũng đang có những bước đột phá về kỹ thuật trong triển
khai NGN trên mạng lưới. Với việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông Viettel,
Viettel đã hoàn thành việc sát nhập 2 công ty lớn là Công ty Điện thoại đường dài
Viettel (chuyên về cung cấp internet, điện thoại cố định và 178), và Công ty Điện thoại
Di động Viettel (cung cấp dịch vụ di động với đầu số 097, 098) thành một công ty
kinh doanh đa dịch vụ.
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
Từ năm 2002, Viettel đã chính thức khai trương cung cấp dịch vụ truy cập
Internet - trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công
nghệ mạng thế hệ mới NGN, có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách

hàng. Viettel Telecom sẽ tập trung tiến hành NGN hóa mạng di động trước. Hiện
Viettel Telecom mới đầu tư và đang lắp đặt thiết bị đáp ứng cho khoảng 10 triệu thuê
bao di động. Việc đưa công nghệ NGN hóa mạng di động sẽ tối ưu được đường truyền
và hiệu năng cho việc quản lý mạng và chất lượng thoại sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, NGN
cho mạng di động sẽ thuận tiện cho việc triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng đã sẵn
sàng khi Viettel tiến lên 3G.
Ngoài ra thông tin cho thấy, FPT Telecom sẽ cung cấp dịch vụ điện thoại cố định
trên nền tảng NGN và tổng đài Softswich. Khách hàng lựa chọn dịch vụ trên sẽ cùng
lúc được sử dụng Internet băng rộng, điện thoại cố định và truyền hình IP. Giám đốc
FPT Telecom cho biết, FPT Telecom sẽ cung cấp dịch vụ điện thoại cố định trên nền
công nghệ mới là mạng NGN và tổng đài Softswitch, đặc biệt có thể cung cấp cho mỗi
khách hàng 2 số điện thoại độc lập trên cùng một đường dây. Với công nghệ này,
khách hàng của FPT Telecom sẽ được hưởng gói dịch vụ "Triple Play - 3 trong một"
gồm: Internet băng rộng, điện thoại cố định, truyền hình IP - một hình thức được các
chuyên gia đánh giá là sẽ hiệu quả và rẻ hơn rất nhiều so với mua lẻ từng dịch vụ. Để
tạo thuận lợi cho người sử dụng, FPT Telecom sẽ cho phép khách hàng thanh toán tất
cả các dịch vụ trên cùng một hóa đơn cước.
I.3. Tình hình phát triển mạng NGN trên thế giới
Trên thế giới, khái niệm mạng thế hệ sau (NGN) được xuất hiện vào cuối những
năm 90 để đối mặt với một số vấn đề nối lên trong viễn thông được đặc tính hoá bởi
rất nhiều nhân tố: mở cửa cạnh tranh giữa các nhà khai thác trên toàn cầu trên cơ sơ
bãi bỏ những quy định lạc hậu về thị trường, khai thác lưu lượng dữ liệu được sử dụng
trong Internet, nhu cầu mạnh mẽ của khách hàng về các dịch vụ đa phương tiện, và sự
gia tăng nhu cầu của người sử dụng di động. Nó là khái niệm mới được các nhà thiết
kế mạng sử dụng cho việc minh họa quan điểm của họ đối với mạng viễn thông trong
tương lai.
Trải qua quá trình phát triển, hiện nay, NGN đã và đang được triển khai tại nhiều
nước trên thế giới:
- Tại Anh, năm 2004, Viễn thông Anh (British Telecom - BT) tuyên bố dự
định chuyển toàn bộ mạng sang mạng thế hệ mới trên nền IP – mạng của thế

kỷ 21 (21CN). 21CN ban đầu được tuyên bố cơ bản là một mạng lõi NGN,
không nhấn mạnh nhiều vào phần truy nhập NGN. Hiện nay, BT mới đề cập
đến phần truy nhập ở tốc độ lên tới 24Mbps, tốc độ này là tốc độ tại biên trên
mà ADSL dây đồng truyền thống có thể đạt được.
- Tại Hà Lan: KPN dự định sẽ đưa ra một mạng IP hoàn toàn tại Hà Lan. Sự
chuyển đổi mạng của KPN về cơ bản là dựa trên các thành tựu của
FTTC/VDSL nghĩa là vòng lưới hệ thống hiện tại trong “mạng truy nhập cơ
bản” sẽ được thay thế hoặc xây dựng trăm lên bởi hệ thống cáp quang. Đường
dây truy nhập khách hàng sẽ được gắn với thiết bị mới trong cabinet về mặt
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
vật lý (NG-DSLAM). Thông qua các thiết bị này, tất cả các dịch vụ mới có
thể được cung cấp theo phương thức tích hợp, bao gồm cả truy nhập internet
băng rộng, VoIP, và IPTV và cả các dịch vụ điện thoại truyền thống. Các
cabinet được trang bị mới này được biết đến là các “Nút truy nhập đa dịch
vụ”. Trong mạng KPN mới, NG-DSLAM được kết nối với Metro Core
Locations (MCL) qua vòng ring quang. Việc ngắt hệ thống PSTN đã được lên
kế hoạch vào năm 2010.
- Tháng 03/2007, tại Băng cốc, ngay sau Diễn đàn Tiêu chuẩn hoá viễn thông
Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 12 (ASTAP 12), ITU và APT đã tổ chức
một buổi Hội thảo chuyên đề về qui hoạch mạng NGN. Tài liệu hội nghị cho
thấy các nhà khai thác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã và đang
triển khai mạng băng rộng trên nền IP và đã xác định mục tiêu chuyển đổi
hoàn toàn sang mạng NGN.
Lợi ích lớn nhất của NGN so với thế hệ mạng trước đó là khả năng tích hợp.
Thực tế, mạng viễn thông truyền thống dựa trên công nghệ chuyển mạch kênh TDM,
đơn thuần là sự tập hợp của các mạng riêng lẻ như mạng cố định, mạng di động, mạng
Internet. Mỗi mạng riêng biệt đó chỉ phục vụ cho một loại dịch vụ viễn thông nhất
định và không thể sử dụng cho mục đích khác và đòi hỏi đội ngũ quản lý riêng. Nhưng
với mạng NGN tất cả các dịch vụ này đều chạy trên nền một hệ thống chuyển mạch
gói. Nó tích hợp cả phần thoại, số liệu, di động, cố định, băng rộng, băng hẹp Ví dụ,

trước kia, khách hàng không thể sử dụng các dịch vụ di động bằng điện thoại cố định.
Nhưng hiện nay khách hàng Việt Nam đã có thể nhắn tin cho thuê bao di động từ một
máy điện thoại cố định và ngược lại… Trong khi đó, xu hướng sử dụng dịch vụ của
khách hàng là ngày càng đơn giản, ít thiết bị và đa tính năng. Rõ ràng, NGN đã trở
thành sự lựa chọn tất yếu.
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
CHƯƠNG 2
GIẢI PHÁP VỀ QoS VÀ CHẤT LƯỢNG MẠNG
CỦA CÁC HÃNG CUNG CẤP THIẾT BỊ TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI MẠNG NGN
Phần II sẽ giới thiệu sơ lược về giải pháp của 2 hãng cung cấp thiết bị viễn
thông lớn đó là Siemen và Alcatel cho VNPT.
QoS trong mạng NGN là một vấn đề khá phức tạp do:
- Các ứng dụng NGN yêu cầu chất lượng khác nhau
- IP không đáp ứng được tính nhất quán về chất lượng các ứng dụng.
- Tính đa dạng trên 1 tuyến end-to-end như hỗ trợ nhiều mức QoS khác nhau
tại các điểm đầu cuối, hỗ trợ nhiều loại QoS trong truyền tải và có nhiều
nhà cung cấp khác nhau.
Hình 2.1: Mô tả mạng NGN từ end-to-end
Chính vì vậy để đưa ra một giải pháp toàn diện là rất khó. Theo ITU-T, RACF
có thể góp phần giải quyết 1 phần vấn đề đó do cấu trúc chức năng giám sát tài nguyên
và truy nhập (theo Y. 2111) có những điểm sau:
− Kiểm soát tài nguyên truyền tải liên quan đến QoS trong mạng gói và tại
biên của mạng tùy theo các khả năng của chúng.
− Hỗ trợ các công nghệ truyền tải lõi và truy nhập khác nhau ( như xDSL,
UMTS, CDMA200, cáp, LAN, WLAN, Ethernet, MPLS, IP, ATM), trong
khi vẫn giữ kín các chi tiết cụ thể về công nghệ và quản trị ( như topology
mạng, cơ chế kết nối và kiểm soát) với SCF.
− Hỗ trợ năng lực khác nhau của CPE. Ví dụ, một số CPE có thể hỗ trợ
truyền tải QoS báo hiệu ( như báo hiệu quản lý phiên GPRS, RSVP, trong

khi các thành phần khác thì không hỗ trợ.
− Hỗ trợ kiểm soát tài nguyên và truy nhập trong một miền quản trị đơn và
giữa các miền quản trị với nhau.
− Đóng vai trị là một thành phần phân xử thỏa thuận tài nguyên truyền tải liên
quan đến QoS giữa SCF và các chức năng truyền tải trong các mạng truy
nhập và mạng lõi.
− Hỗ trợ cả kiểm soát QoS tương đối và tuyệt đối.
− Xác minh tính sẵn sàng của tài nguyên truyền tải trên một nền tảng end – to
– end. Việc xác minh có thể chặt chẽ hoặc không chặt chẽ tùy thuộc vào
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
yêu cầu đó yêu cầu QoS tương đối hay tuyệt đối. RACF có thể thực hiện
dành trước tài nguyên.
− Hỗ trợ QoS khác nhau cho các nhóm lưu lượng gói khác nhau bao hàm cả
các luồng gói tin (nghĩa là các luồng gói tin khác nhau có thể nhận QoS
khác nhau) và cấp độ người sử dụng (nghĩa là lưu lượng người sử dụng
khác nhau có thể nhận QoS khác nhau tùy thuộc vào phân lớp người sử
dụng).
− Hỗ trợ QoS báo hiệu, bao hàm cả khả năng thực hiện kiểm soát đăng nhập
căn cứ trên chất lượng ước tính đạt được trên tuyến và tuân theo các chỉ
tiêu về QoS.
− Xác nhận các yêu cầu QoS và chỉ thực hiện đối với các yêu cầu đã được xác
thực đối với QoS, ví dụ, sử dụng thông tin nhận được khi truyền tải đi như:
thông tin thuê bao, mức độ ưu tiên của dịch vụ và các quy tắc chính sách
mạng.
− Hỗ trợ kiểm soát NAPT đầu gần động và lựa chọn chế độ làm việc firewall.
− Hỗ trợ chuyển đổi NAT đầu xa
− Hỗ trợ cấu trúc giám sát tài nguyên truyền tải phân bố và tập trung.
Như vậy RACF cho phép tăng cường khả năng triển khai các giải pháp QoS
thông qua kiểm soát theo miền và truyền thông liên miền.
Siemen và Alcatel cũng đã dựa vào đặc tính trên của RACF để triển khai các giải

pháp của mình. Cụ thể như sau:
II.1. Giải pháp của Siemen
Dựa vào topology mạng phân theo vùng địa lý như hiện tại, việc phát triển mạng
viễn thông của VNPT trong tương lai cũng như khái niệm cấu trúc mạng TISPAN đưa
ra bởi ETSI, Siemen đề xuất cấu trúc NGN cho toàn bộ mạng của VNPT như sau. Ý
tưởng cơ bản là chia mạng VNPT NGN thành một nhà khai thác đường trục và 3 nhà
khai thác vùng (Bắc, Trung và Nam).
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
Hình 2.1: Cấu trúc NGN đề xuất cho VNPT
Mục đích của Siemens là cung cấp cho VNPT một bản thiết kế cấu trúc mạng
VPN mới. VNPT sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng mạng mới này để mang lưu lượng băng
thông rộng qua mạng đường trục IP. Bản thiết kế sẽ tập trung và mạng đường trục lõi
cũng như thiết kế biên (Edge design), bao gồm cả thiết kế và lựa chọn IGP, thiết kế
BGP cũng như QoS và cơ chế chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS. Thiết kế được
dự kiến là sẽ đưa ra nền (platform) để cung cấp các dịch vụ Internet tốc độ cao qua
DSL cũng như các dịch vụ VoIP cho các khách hàng của VNPT. Trong quá trình
VNPT triển khai, Juniper E-series được sử dụng như một server truy nhập băng thông
rộng từ xa (BRAS) để kết cuối các dịch vụ xDSL. Juniper E-series cũng được sử dụng
như một điểm tập hợp cho các vị trí BRAS cũng như thành phần biên nhà cung cấp
(Provider Edge-PE) đối với mạng MPLS. M160 và M20 được sử dụng lần lượt là
router đường trục lõi và router ngang cấp (peering). Phần tiếp theo sẽ giới thiệu sơ
lược về thiết kế của Siemens.
II.1.1.Topology vật lý
 Mạng đường trục (backbone)
Hình 2.2: Topo vật lý mạng đường trục NGN-VNPT (Siemens)
Topology vật lý của mạng đường trục được thiết kế trên một mạng lưới dọc khắp
Việt Nam, và có 3 vị trí lõi cơ bản được nối với nhau tạo thành 1 tam giác. Các site lõi
chính là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 3 site này sẽ chỉ có khả năng kết nối ra
ngoài tới các nhà cung cấp dịch vụ khác. Ban đầu, tất cả việc truy nhập Internet bên
ngoài sẽ được VDC cung cấp, VDC sẽ cung cấp kết nối ra ngoài qua cổng Internet.

Yêu cầu đặt ra là tất cả lưu lượng Internet đều được chặn phía sau tường lửa firewall,
do đó trong pha đầu tiên, firewall này được đưa ra qua mạng IAP.
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
Các cổng VoIP được kết nối qua các bộ định tuyến Edge ERX trong 11 mạng cấp
tỉnh. Lưu lượng này được kết nối qua L3VPN và được ưu tiên trong hàng đợi VoIP so
với lưu lượng khác, và sẽ đi qua M160 lõi, ở đó nó sẽ được chuyển qua 2 Siemens
Surpass Soft Switch ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Soft Switch thứ 3 sẽ được đặt ở Đà
Nẵng ở pha sau.
 Mạng tập hợp
Khi thiết kế bất kì mạng nào, sẽ không có nguyên tắc bất di bất dịch nào. Tuy
nhiên, vẫn có một nguyên tắc chung mà hầu hết các nhà thiết kế mạng sử dụng trong
thiết kế mạng. Nguyên tắc điển hình đó là sử dụng mạng phân cấp để đảm bảo mạng
đơn giản, cho phép phát triển và mở rộng mạng trong tương lai. Thiết kế phân cấp sử
dụng 3 cấp đó là: lõi, tập hợp và truy nhập. Chức năng lõi là chuyển ở mức nhanh nhất
có thể các gói từ giao diện đi vào của nó tới giao diện đi ra của nó. Mạng lõi nên thiết
kế càng đơn giản càng tốt. Việc mở rộng mạng trong tương lai tốt nhất là không làm
ảnh hưởng tới mạng lõi. Chức năng tập hợp được sử dụng để tập hợp các nút mạng
truy nhập khác nhau. Khi triển khai thêm các nút truy nhập, các nút này sẽ được nối tới
nút tập hợp. Xét trên quan điểm vận hành, việc tách biệt các chức năng rõ ràng sẽ dễ
quản lý mạng và mạng ổn định hơn. Do các lý do ở trên, Siemen khuyến nghị VNPT
nên triển khai theo thiết kế mạng phân cấp 3 cấp : lõi, tập hợp và truy nhập. Trong thời
gian triển khai mạng ban đầu, cần nối nút truy nhập (Access Node) trực tiếp với với lõi
do độ sẵn sàng của kết nối như trong trường hợp Hybrid Edge ERX. Thiết kế cuối
cùng nên tận dụng phân cấp 3 mức. Kết nối của mỗi tỉnh ở Việt Nam sẽ được nối với
mạng đường trục (backbone). Ở giai đoạn triển khai ban đầu, mỗi tỉnh sẽ có ít nhất
một router ERX với một kênh đơn nối tới lõi đường trục dạng mesh. Nên lắp thêm một
router và một liên kết thừa cho mỗi POP tỉnh. Đây sẽ là giới hạn khi các POP cấp tỉnh
này là điểm tập hợp của tất cả các lưu lượng ra khỏi tỉnh và là điểm cổng vào cho tất
cả lưu lượng tới tỉnh đó. Tất cả lưu luợng vào và ra mạng cấp tỉnh nên đi qua mạng
đường trục lõi. Đường trục nên là điểm tập hợp tất cả lưu lượng từ tỉnh tới tỉnh. Nếu có

các liên kết “backdoor”giữa các tỉnh thì sẽ có sự ảnh hưởng tới mô hình lưu lượng IP
và có thể dẫn tới chất lượng kém hoặc dưới mức tối ưu.
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
Hình 2.3: Mạng tập hợp NGN-VNPT (Siemens)
II.1.2. Thiết kế giao thức IGP
Giao thức IGP cho phép các router trong mạng biết về tất cả các tiền tố IP trong
toàn mạng. Ngoài ra, IGP đưa ra một cơ chế để xác định đường đi tốt nhất tới tiền tố
đích. Có một vài loại hình giao thức IGP sẵn có nhằm hỗ trợ cho việc định tuyến.Có 2
giao thức định tuyến thông dụng nhất đó là ISIS và OSPF. Topology vật lý của mạng
là yếu tố căn bản khi lựa chon IGP. Trong topology mesh phức tạp, ISIS thường được
sử dụng do giao thức này hỗ trợ một cùng đơn, rộng tốt hơn và do đặc điểm nhóm
mesh của ISIS. Còn mạng của VNPT có thiết kế vật lý khá đơn giản và có thể dự đoán
trước được. Ngoài ra, ISIS rất ít khi triển khai bên ngoài các mạng nhà cung cấp dịch
vụ lớn, trong khi đó OSPF thường được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp và
nhiều mạng các nhà cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy Siemen khuyến nghị sử dụng giao
thức OSPF.
Khi triển khai pha đầu tiên, thiết kế OSPF phẳng cho một vùng đơn sẽ được sử
dụng, cho phép thông tin xử lý lưu lượng được truyền liên tục qua toàn bộ mạng
đường trục và cho phép sử dụng các giao thức trong tương lai như RSVP-TE.
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
Hình 2.4: Thiết kế mạng NGN-VNPT (Siemens)
II.1.3.Thiết kế BGP
BGP là giao thức định tuyến cơ bản của mạng VNPT, cung cấp thông tin định
tuyến cần thiết cho các khách hàng của VNPT nhằm chuyển tiếp lưu lượng tới các
hosted content server, tới các khách hàng khác của VNPT và tới mạng Internet nói
chung. OSPF có mặt trong mạng chỉ cung cấp thông tin có khả năng đạt được nội bộ
tới BGP ngang cấp và tới các chức năng quản trị mạng nội bộ.
Mục tiêu của thiết kế BGP đó là:
− Tối ưu hoá khả năng trao đổi thông tin về khả năng tới được lớp mạng
(NLRI) giữa các BGP ngang cấp

− Tối thiểu hoá tài nguyên mạng sử dụng khi trao đổi NLRI
− Đưa ra các khả năng linh hoạt khi triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy
định eBGP ngang cấp
− Kiểm soát phạm vi của iBGP bất cứ khi nào có thể
− Xem chi tiết thiết kế eBGP và iBGP trong phần phụ lục.
II.1.4.Thiết kế BRAS
Khi thiết kế BRAS cần quan tâm đến việc định kích cỡ mạng. Khi định kích cỡ
mạng cần chú ý đến các yếu tố sau:
− Khả năng phục vụ thuê bao của thiết bị BRAS
− Mô hình kinh doanh (căn cứ vào thời gian, mức độ sử dụng v.v )
− Băng thông thuê bao
− Tỉ lệ trùng hợp
− Đánh số ATM VCC
− Đánh địa chỉ IP
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
− PPPoX: Chức năng chính của BRAS là kết cuối phiên PPP. Phiên PPP có
thể là PPPoA hoặc PPPoE
− AAA
II.2. Giải pháp QoS của Alcatel
Theo Alcatel, tổng quan mạng của VNPT được đưa ra như trên Hình 2.5.
Hình 2.5: Thiết kế mạng NGN-VNPT (Alcatel)
Mạng VNPT sẽ chia thành 2 mức: Mức quốc gia và mức vùng
- Mức quốc gia sẽ có VTI, VTN, VDC, VMS và GPC ở các miền khác nhau.
- Mức khu vực được chia thành 3 miền: khu vực 1, khu vực 2 và khu vực 3.
Hình 2.6: Tổng quan về mạng viễn thông hiện tại
II.2.1. Tiến trình phát triển mạng
- Mạng truyền thống được mô tả ở Hình 2.7.
SONET/WDM
Edge
Core

BRAS
IP Edge
DCS
IP services
ATM Core
QOS
IP core
Best Effort
TDM
Point to
Point
transport
Acces
s
End- User
DCS
TDM & Optical
Transport
Outsourced services
& Content
Public Internet
Aggregation
Ethernet
eMA
N
eMAN Core
Bus
ines
s
Bus

ines
s
Busi
ness
Busi
ness
E1/T1/DS3
OC/STM
TD
M
Resi
den
tial
Resi
den
tial
Bus
ines
s
Bus
ines
s
PSTN
Internet Dial
NB-RAS
Circuit Voice
ư
ư
Resi
dent

ial
Resi
dent
ial
Busi
ness
Busi
ness
E1/T1/DS3
DS
L
ATM/F
R
DS
L
ATM
Aggreg
.
Ethernet
Ethernet
ATM
TDM
IP
PSTN
2G/3G Mobile
2G
/3
G
GGSN
Bus

ines
s
Bus
ines
s
SGSN
TD
M
ATM/F
R
Lambda
PSTN
D
CS
Media GW
Management
FT
TU
Ethernet Aggreg
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
Hình 2.7: Mạng truyền thống
- Hội tụ truyền tải/dữ liệu được mô tả ở Hình 2.8.
Layer 0 Layer 1
TDM transport
SONET/SDH Digital ADM and DCS
Layer 2 Layer 3
Voice
exchange
ATM
switch

FR
switch
ATM
switch
IP
router
DWDM terminal multiplexers
Fragmented
Network
Management
Cumbersome
Service
Provisioning
Packet Unfriendly
Transmission
Layer
Legacy Services :
Sound Revenues/
Operational Cost
IP Services :
High Investment/
Marginal Profit
VoiceVPNInternet
Leased
Lines
NML
EML
SML
NML
EML

NML
EML
SML SML SML
Transport Layer Service Layer
Intelligent
Optical
Networking
Consolidation
on Mediating
ATM layer
Managed
Optical Transport
Layer
Convergence
on Enhanced
IP layer
Leased
Lines
Fragmented
Network
Management
VoiceVPN
GMPLS Control Plane
GMPLS Control Plane
Internet
SML SML SML SML
Business Enabled
Routing Platform
IP, MPLS, DiffServ
Multiservice

Switching Platform
ATM, MPLS, IP
VoiceFRIP
NML
EML
IP/MPLS
NML
EML
Integrated
Service / Network
Management
Optical cross connects
Optical add drop multiplexers
DWDM terminal multiplexers
TDM transport TDM
Xây dựng tham số và phương pháp đánh giá chất lượng mạng NGN
Hình 2.8: Hội tụ mạng truyền tải/dữ liệu
II.2.2. Session Resource Broker
Để đảm bảo cung cấp các dịch vụ MuM cho người sử dụng đầu cuối thì yêu cầu
đặt ra đó là phải đạt một mức QoS nhất định để đảm bảo truyền đủ gói trên các khía
cạnh thông lượng, trễ, trễ biến động (jitter) và mất gói.
Hình 2.9: Cung cấp dịch vụ MuM
Để đảm bảo QoS trong mạng truy nhập Alcatel đưa ra giải pháp sử dụng 5430
Session Resource Broker
Hình 2.10: Giải pháp sử dụng 5430 Session Resource Broker
Vai trò của SRB:
 Hỗ trợ mạng truy nhập tập hợp Ethernet (Ethernet Aggregation Access
Network)
ISPs
NGN

SPs
DSL
modem
DSLAM
Aggregation
Network
BAS
ISP
traffic
NGN
traffic
PC + STB
MuM PC
Ethernet
home
network
DSLAM
BAS
ATM or Ethernet
aggregation
network
DSL
modem
Access
Border
Gate
IP / MPLS
backbone
network
SRB

COPS, SOAP, …
SIP
proxy
VoD server
Broadcast TV
server
Web server
Peering SRB
HTTP,
SIP
Access
Border
Gate
SNMP, Radius, CLI, MIDCOM,

Metro Ethernet network

×