Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đổi mới đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.47 KB, 24 trang )

Đổi mới đất nước:
 Đổi mới nhiểu mặt: - Chính trị, Kinh tế, Giáo dục, Xã hội
Vì sao phải đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị và phát huy dân
chủ xã hội chủ nghĩa.
Vì sao phải đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Liên hệ đến vai trò
của anh (chị) về việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội? 60 phút
TRẢ LỜI:
NHẬP ĐỀ (Mở bài):
Trong những năm qua, hệ thống chính trị ở nước ta đã có những đổi mới đáng kể: Đảng đã được củng cố
cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội ngày càng tăng; Nhà nước tiếp
tục được xây dựng và hoàn thiện theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và
vì dân; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động, đem lại hiệu quả thiết thực; quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị,
văn hoá, tư tưởng được phát huy... Bên cạnh đó, hệ thống chính trị ở nước ta còn bộc lộ nhiều nhược
điểm: Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt
động của các đoàn thể chính trị-xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới. Bộ máy
Đảng, Nhà nước, đoàn thể chậm được sắp xếp lại cho tinh giản và nâng cao chất lượng, còn nhiều biểu
hiện quan liêu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân.
Để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự
nghiệp cách mạng, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với đổi mới nền kinh tế, từng
bước đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị là đòi hỏi khách quan, yêu cầu cấp bách.
NỘI DUNG:
* Khái niệm hệ thống chính trị:
- Hệ thống chính trị là một phạm trù dùng để chỉ một chỉnh thể các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, các
đảng chính trị hợp pháp và nhà nước của chủ thể cầm quyền cùng quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó để
tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội nhằm củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời,
bảo đảm quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền.
- Hệ thống chính trị nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân hoạt động theo
cơ chế bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
* Quan niệm về dân chủ:


- Theo nghĩa khởi thủy, dân chủ là quyền lực thuộc về dân.
- Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ là chính quyền của dân.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan niệm về dân chủ: dân chủ là dân là chủ, dân chủ là dân làm chủ, dân chủ là
toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân.
- Như vậy, dân chủ được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa hẹp, dân chủ là quyền lực thuộc về dân; theo nghĩa
rộng, dân chủ là chế độ chính trị, chế độ nhà nước.
- Trung thành với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định:
“Dân chủ là bản chất của chế độ mới, trong đó nhân dân, trước hết là nhân dân lao động là người chủ đất
nước, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”
* Nội dung:
Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng:
Trong tình hình hiện nay, cần tập trung làm tốt những nhiệm vụ sau:
Một là,giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.
Hai là,tiếp tục đổi mới công tác cán bộ.
Ba là,xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng.
Bốn là,kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế:
Một là,xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời gắn bó
chặt chẽ với dân tộc, với nhân dân.
- Tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp.
- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.
Hai là,cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.
- Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu hoạt động của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp.
- Đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động của quốc hội theo một số
hướng chính sau:
. Tăng cường và nâng cao chất lượng lập pháp.

. Làm tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, quyết định và phân bố ngân sách
nhà nước.
. Làm tốt chức năng giám sát tối cao của quốc hội.
Ba là,xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa.
- Cải cách hoạt động của chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và bộ máy chính quyền địa phương.
- Cải cách và kiện toàn cơ quan tư pháp.
- Phát huy dân chủ giữ vững kỷ cương, kỷ luật, tăng cường pháp chế.
Bốn là,xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, trong sạch, có năng lực.
Trong điều kiện mới, để đội ngũ cán bộ công chức xứng đáng là công bộc của dân, cần phải thực hiện một
số nhiệm vụ sau:
. Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức của cán bộ công
chức.
. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý.
. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước theo đúng, tiêu chuẩn, thực hiện tinh giảm biên chế.
. Định kỳ kiểm tra đáng giá cán, công chức.
Năm là,đấu tranh chống tham nhũng.
. Tiếp tực xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhất là ở những lĩnh vực, những khâu dể xẩy ra tham
nhũng.
. Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, nâng cao đời sống người hưởng lương.
. Thường xuyên giáo dục cán bộ đảng viên, công chức về chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng.
. Xử lý nghiêm minh theo pháp luật, theo điều lệ Đảng những cán bộ, đảng viên, công chức ở bất cứ cấp
nào, lĩnh vực nào lợi dụng chức quyền để tham nhũng.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội:
Trước yêu cầu mới, việc đổi mới các đoàn thể chính trị - xã hội phải nhằm mục tiêu: góp phần củng cố hệ
thống chính trị vững mạnh, tạo điều kiện để các đoàn thể thực sự là trường học giáo dục lý tưởng cộng
sản và năng lực hoạt động thực tiễn cho đoàn viên, là trường học quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Để
thực hiện mục tiêu trên cần thực hiện các nhiệm vụ:
Xóa bỏ trình trạng “hành chính hóa”, “Nhà nước hóa” trong hoạt động đoàn thể.
. Gắn hoạt động của các đoàn thể với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - văn hóa xã hội
. Đổi mới quan hệ giữa Đảng và nhà nước với các đoàn thể.

. Đổi mới thể thức kết nạp đoàn viên.
+ Thực hiện và phát huy dân chủ gắn liền với tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa:
- Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đòi hỏi phải tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Dân chủ phải đi đôi với pháp chế. Quyền làm chủ của nhân dân phải
được thể chế hoá thành luật pháp và những điều quy định thì mới có cơ sở thực thi thống nhất và bắt buộc
trong toàn xã hội. Đồng thời quyền làm chủ đó phải được bảo vệ bằng các cơ quan bảo vệ pháp luật. Pháp
luật là công cụ quản lý xã hội, giữ vững và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Trong điều kiện nước ta hiện nay phát huy dân chủ cần thực hiện theo nguyên tắc: “Mở rộng dân chủ
phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ; dân chủ được thể chế hoá
thành pháp luật, dân chủ trong khuôn khổ pháp luật, khắc phục trình trạng dân chủ vô kỷ luật, dân chủ cực
đoan, lợi dụng dân chủ để gây rối”.
*Liên hệ đến vai trò của bản thân về việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội:
- Tích cực học tập và tìm hiểu pháp luật; trong nhà trường chấp hành nội quy học đường, ở cơ quan chấp
hành nội quy quy chế cơ quan, ngoài xã hội chấp hành kỷ cương xã hội. Thực hiện sống và làm việc theo
pháp luật.
- Học tập thật tốt để có kiến thức, tay nghề phục vụ nhân dân, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân góp phần
phát huy dân chủ.
- Tham gia tồ chức đoàn thể, nâng cao chất lượng sinh hoạt đoàn thể theo khả năng của mình để góp tiếng
nói của mình trong việc phát huy dân chủ.
Trau dồi về lý tưởng, rèn luyện đạo đức. Sống có văn hoá, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương,
chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước. Gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của
người công dân như: chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường đề ra đối với học sinh nơi học tập ở
trường và nơi thực tập ở bệnh viện
Hăng hái tham gia các hoạt động, sẵn sàng đảm nhận việc khó, việc mới, những vấn đề bức xúc; chủ động
tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh ở địa phương, đơn vị.
Phấn đấu nâng cao chất lượng của người đoàn viên; tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội,
Đội; mỗi đoàn viên gắn hoạt động của mình với hoạt động của tập thể thanh niên nơi mình sinh sống hoặc
công tác.
Tích cực học tập để có kiến thức sâu rộng, am hiểu công việc chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn
phong phú, có tay nghề vững vàng phục vụ bệnh nhân thật tốt, góp phẩn xây dựng ngành, xây dựng đất

nướctrong giai đoạn hiện nay:Bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân
KẾT LUẬN:
Đổi mới hệ thống chính trị là giải pháp mang tính nền tảng để thực hành và phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Quá trình đó phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đến lượt mình, quyền làm chủ
của nhân dân được phát huy lại là một cơ sở thực tiễn vững chắc bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình hiện nay, nhân tố bảo đảm xây dựng và phát triển dân
chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ có thể là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhờ được trang bị
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đưa ra được những quyết sách đúng cho quá
trình đổi mới. Đó là cơ sở cho sự đoàn kết, thống nhất về quan điểm, ý chí và hoạt động trong toàn Đảng,
toàn dân; phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của nhân dân trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa. Mặt khác, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng mang tính tự giác
cao. Sự lãnh đạo của Đảng là mang lại tính tự giác đó cho quá trình này. Hơn nữa, dựa vào bản lĩnh chính
trị và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, Đảng không chỉ có khả năng hoạch định đường lối, chủ trương
đúng đắn, mà còn có kỹ năng đưa các quyết định đó vào quần chúng và hoạt động của Nhà nước, biến
những chủ trương đúng đắn đó thành hiện thực sinh động, phù hợp với quy luật phát triển xã hội.
ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC
TS. Huỳnh Công Minh
Giáo dục Việt Nam, tại sao phải đổi mới căn bản và toàn diện? Xã hội đã có
những thay đổi về cơ chế hoạt động, về hệ thống giá trị và, về nhu cầu cuộc
sống;tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và tâm lý xã hội đã có những đổi thay; điều kiện
hoạt động của xã hội và của từng gia đình thay đổi, khoa học kỹ thuật phát triển,
công nghệ thông tin được sử dụng rộng khắp trong từng lãnh vực cuộc sống con
người… Nên chúng ta không thể tiếp tục sử dụng nội dung chương trình, phương
pháp dạy học, cơ chế tổ chức quản lý, phương thức đánh giá của nhà trường theo
quan niệm giáo dục và hệ thống chuẩn mực của hàng trăm năm trước.
Công cuộc đổi mới giáo dục nước ta đã và đang diễn ra từ ngày đất nước đổi
mới, chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện lần này có gì khác hơn? Nghị quyết
Trung ương 2 khóa VIII về giáo dục và công nghệ đã đưa chủ trương đổi mới giáo
dục và đào tạo vào cuộc sống; Nghị quyết 40/2000/QĐ10 của Quốc hội khóa X,
nhà trường đã đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông; cùng nhiều chủ

trương chính sách khác đã góp phần đổi mới nhà trường theo nhu cầu xã hội.
Nhưng sự nổ lực của nhà trường trong thời gian qua vẫn còn những giới hạn so với
yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Cần thiết phải thực
hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện để góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới,
đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành một cách căn cơ và bền vững.
Đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay cần tập trung vào những nội dung gì?
Thực tế cuộc sống đòi hỏi phải đổi mới toàn diện, đồng thời và đồng bộ trên tất cả
các yếu tố cấu thành của hoạt động giáo dục từ mục tiêu giáo dục, nội dung
chương trình đến phương pháp dạy học, cơ chế tổ chức quản lý và phương thức
đánh giá.
- Mục tiêu giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ từ con người khoa bảng thành con người
thực tế; từ mục tiêu nhồi nhét kiến thức hàn lâm chuyển thành năng lực làm chủ
cuộc sống; từ cơ chế độc quyền với từng hoạt động đơn lẻ chuyển sang phục vụ xã
hội đa dạng, cạnh tranh với tinh thần hợp tác, thân thiện.
- Nội dung chương trình phải đổi mới từ phân hóa theo môn học thành tích hợp theo
mục tiêu đào tạo; giảm lý thuyết từ chương, tăng cường thực tế; đổi mới mạnh mẽ
từ nhà trường khép kín, gò bó sang giáo dục xã hội, mở rộng cửa trường đưa nhà
trường thâm nhập vào cuộc sống.
- Phương pháp dạy học phải đổi mới từ dạy số đông sang dạy cá thể, dạy cách học;
đổi mới từ dạy áp đặt một chiều của người dạy sang tương tác đa chiều của người
học với thầy cô, bạn bè, sách vở, trong gia đình và ngoài xã hội; không dừng lại ở
lý thuyết, minh họa mà vươn tới hoạt động thực hành, trải nghiệm, làm sinh động
và hiệu quả hơn nội dung giáo dục để đạt yêu cầu mục tiêu giáo dục tốt nhất; làm
cho học sinh thích thú, chủ động và tích cực tự tìm tòi học tập, nâng cao năng lực
tự học, học suốt đời, học ở mọi lúc mọi nơi.
- Đánh giá quá trình dạy học vừa mang tính công nhận nhưng quan trọng hơn còn có
tác dụng định hướng giáo dục rất hữu hiệu – “Thi cử thế nào, thầy và trò dạy và
học như thế ấy!” Phải đổi mới mạnh mẽ hoạt động đánh giá, coi trọng đánh giá của
giáo viên ngay trong quá trình dạy học, đây là hoạt động chủ yếu thay vì tập trung
thi cử cuối khóa nặng nề, đối phó, hình thức, thiếu thực chất thoát ly mục tiêu đào

tạo. Phải tạo điều kiện cho người học tự đánh giá để tự hoàn thiện mình, phải phối
hợp với phụ huynh đánh giá học sinh để tạo sự thống nhất hệ thống giá trị giữa nhà
trường, gia đình và xã hội.
- Cơ chế tổ chức quản lý, phải đổi mới mạnh mẽ từ quan liêu bao cấp sang cơ chế tự
chủ nhà trường, không chờ đợi, ỷ lại vào cấp trên mà phải tạo điều kiện cho từng
giáo viên sáng tạo, tự giác chấp hành luật pháp, thực hiện quy chế với ý thức tổ
chức kỷ luật cao, đồng thời chủ động thể hiện từng động tác giáo dục phù hợp và
hiệu quả với từng học sinh trong quá trình dạy học như những nhà giáo dục thực
thụ.
- Thiết chế tổ chức nhà trường phải đổi mới phù hợp với quan điểm đổi mới, giảm sỉ
số trong lớp từ 35, 45 học sinh xuống còn 20, 30 học sinh; học sinh học tập và hoạt
động cả ngày trong trường (2 buổi/ngày); giáo viên phải có chế độ làm việc cả
ngày (8 giờ) theo đúng quy trình lao động của ngành nghề, nghiên cứu tài liệu, tiếp
cận học sinh, nắm chắc tâm sinh lý lứa tuổi, hoàn cảnh, soạn bài, giảng bài, ra bài
tập kiểm tra, chấm bài, chữa bài, đánh giá nhận xét từng học sinh chu đáo, đúng
mực…thay vì chỉ đến trường theo giờ dạy, vì lao động của nhà giáo là lao động cao
cấp, phức tạp, khác với các ngành nghề lao động giản đơn.
Đổi mới căn bản giáo dục cần tập trung vào những vấn đề gì ? Thực tế vừa
qua cho thấy quá trình phát triển của giáo dục nước ta rất tốt so với điều kiện hoạt
động, cả về quy mô lẫn chất lượng. Nhưng thực tế cũng bộc lộ rất rõ tính thiếu ổn
định, thiếu căn cơ và thiếu bền vững, đòi hỏi quá trình đổi mới toàn diện nói trên
của nhà trường phải được xác lập trên các cơ sở mang tính nền tảng là tư duy, đầu
tư và tổ chức quản lý.
- Đất nước đổi mới từ đại hội Đảng TW lần thứ VI, năm 1986, trước hết là đổi mới
tư duy, nhưng trong lãnh vực giáo dục, đến nay chúng ta vẫn chưa thống nhất tư
tưởng đổi mới, có quá nhiều ý kiến khác biệt nhau, trì kéo,thậm chí triệt tiêu lẫn
nhau làm chậm tiến trình đổi mới, làm giảm niềm tin và sự quyết tâm trong quá
trình vượt khó, đổi mới của đội ngũ. Triết lý giáo dục dạy làm người chưa được thể
hiện đậm nét trong nhà trường, dẫn đến không ít ý kiến cho rằng giáo dục Việt
Nam chưa có triết lý!

Nên, đổi mới tư duy giáo dục là vấn đề tiên quyết trong đổi mới căn bản giáo
dục đất nước.
- Sự bất cập khá lớn của giáo dục nước ta hiện nay là đầu tư giáo dục. Sự bất cập
này không chỉ vì khả năng kinh tế chưa đáp ứng mà chính yếu là bất cập về công
tác kế hoạch, nếu có kế hoạch đầu tư giáo dục tốt, chúng ta sẽ khắc phục một cách
căn cơ những hệ lụy về thu chi tài chánh của nhà trường hiện đang là nỗi ưu tư
không ít của dư luận.
Phải đổi mới mạnh mẽ theo quan điểm đầu tư giáo dục là đầu tư đủ và thực
chất theo yêu cầu mục tiêu đào tạo, đồng thời huy động nguồn đầu tư phù hợp với
đặc điểm dân cư và tinh thần hiếu học vốn có của dân tộc.
- Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, cần thiết chúng ta phải tổ chức bộ
máy quản lý, chỉ đạo và điều hành hoạt động giáo dục tương ứng. Phải phát huy
vai trò của Hội đồng quốc gia giáo dục, nơi quy tụ những nhà khoa học có uy tín,
có năng lực trên các lĩnh vực quản lý, kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục để “thiết
kế” mô hình nhân lực của đất nước trong giai đoạn hiện nay và xây dựng chương
trình đào tạo, xác lập cơ cấu đầu tư, trên cơ sở ấy mà Bộ chuyên ngành sẽ điều
hành”thi công”, đảm bảo yêu cầu mục tiêu đào tạo một cách kỷ cương và hiệu quả.
Là một nhà giáo, có quá trình công tác trong ngành, quán triệt tinh thần NQ XI
của Đảng, thấm nhuần và tâm đắc chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục nước nhà. Xin có đôi lời bày tỏ, nhân dịp đầu xuân.
Tháng 01/2012
Đổi mới toàn diện đất nước - Mệnh lệnh từ cuộc sống
QĐND - Thứ Tư, 12/01/2011, 6:29 (GMT+7)
QĐND - Tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước là quyết tâm chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI của Đảng. Sau 1/4 thế kỷ khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đi từ những đột phá
ban đầu trong đổi mới tư duy kinh tế, đến nay, thành công của sự nghiệp CNH, HĐH cho phép chúng ta
mạnh mẽ, tự tin trên con đường đổi mới đã được định hình. Tuy nhiên, cuộc sống cũng đang bức thiết
đòi hỏi Đảng phải có bước đột phá về tư duy để tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước. Chúng tôi đã ghi lại
một số ý kiến của các đại biểu về vấn đề này...
Nhìn thẳng vào sự thật

Trong phiên trù bị của Đại hội, Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Tuấn Dũng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã dành
cho phóng viên Báo
Quân đội nhân dân
cuộc trao đổi về nhu cầu đổi mới toàn diện đất nước. Đồng chí cho rằng:
- Sau 25 năm đổi mới, chúng ta đã thu được những thành tựu quan trọng. Đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển,
bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được
giữ vững; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được
nâng lên. Những thành tựu đó là tiền đề để chúng ta bước sang giai đoạn đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước. Mặt khác,
những hạn chế bộc lộ trong quá trình đổi mới như: kinh tế phát triển chưa bền vững, tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo
chiều rộng; các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa, xã hội, môi trường còn nhiều yếu kém, gây bức xúc xã hội; các
lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số hạn chế... Tất cả những vấn đề đó đang đòi hỏi Đại hội lần thứ XI
của Đảng phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật để đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Thực tiễn 25 năm đổi mới cũng chính là thực tiễn "nhìn thẳng vào sự thật" để hoạch định, xây dựng đường lối, chủ
trương đổi mới của Đảng. Đại biểu Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, từ Cương lĩnh
năm 1991 đến nay đã 20 năm, thế giới thay đổi rất nhiều, do đó mô hình tăng trưởng của đất nước cũng phải thay
đổi. Trước đây, chúng ta chủ yếu phát triển theo bề rộng, thì nay phải phát triển hợp lý cả bề rộng, chiều sâu, tăng
nhanh giá trị nội địa, phát triển những ngành công nghệ cao để nâng giá trị gia tăng. Đổi mới mô hình tổ chức quản lý,
tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước... Phải nhìn cả vào thành công lẫn tồn tại,
yếu kém. Trên thực tế, những yếu kém, bất cập hiện nay chính là những điều mà chúng ta chưa nhìn rõ, chưa nhận ra
được bản chất của vấn đề. Trong thời gian qua, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tập hợp được nhiều ý kiến của các tầng
lớp nhân dân góp ý vào các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XI của Đảng. Tổng số ý kiến tăng 150% so với tổng
số góp ý của Đại hội lần thứ X, có những người gửi ý kiến dày hàng trăm trang, có người trình bày với lời lẽ tha thiết,
có người lại viết rất gay gắt... Tất cả những điều trên chứng tỏ một điều: Nhu cầu đổi mới toàn diện để phát triển đất
nước trong Đảng, trong nhân dân đều rất bức thiết.
Lắng nghe cuộc sống để đổi mới
Đó là mong muốn của PGS, TS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương và các đại biểu: Chẩu
Xuân Oanh, Bí thư Huyện ủy Na Hang (Tuyên Quang); Nguyễn Quốc Dũng, Bí thư Huyện ủy Chư Prông (Gia Lai);
Nguyễn Thành Phan, Bí thư Huyện ủy Bình Minh (Vĩnh Long)... Mỗi đại biểu quan tâm đến một khía cạnh khác nhau
nhưng cùng chung quan điểm cho rằng: Mọi lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay đều cần được đổi mới. Ngay cả
trong tư duy kinh tế, một lĩnh vực mà Đảng ta thể hiện rõ sự nhạy bén, sắc sảo, vững vàng trong đường lối nhưng vẫn

chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Chẳng hạn, cùng với những kết quả to lớn của giai đoạn đầu chuyển sang kinh tế
thị trường, cũng kéo theo những hậu quả về mặt xã hội và môi trường ngày càng tăng (khoảng cách giàu nghèo tăng,
chỉ số về đầu tư so với tăng trưởng ngày càng cao, đó là chưa nói đến hậu quả tiềm tàng của môi trường bị tàn phá
còn kéo dài). Kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng thiếu bền vững...

Hàng cờ Tổ quốc tung bay trên sân
Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình
Trong các vấn đề nêu trên, nhiều khía cạnh đã được Dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần này đề cập như nền kinh tế
còn mang tính gia công trên nền công nghiệp đã bị lạc hậu so với thế giới; tăng trưởng khá nhưng ngân sách còn thiếu
hụt; xuất khẩu chủ yếu là nông sản, khoáng sản và chế biến thô với nguồn lao động phần đông chưa qua đào tạo.
Chất lượng cuộc sống của đa số người dân chưa tương xứng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng thể hiện rõ, đạo đức
xã hội có phần sa sút, xuống cấp... Điều mà PGS, TS Nguyễn Viết Thông tâm đắc là các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội
đã nhìn thấu nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực được nhìn nhận sâu sắc, không chỉ đánh giá đúng thực trạng mà đề ra được
giải pháp đổi mới đồng bộ. “Vấn đề là, sau khi đã bàn bạc, thống nhất chủ trương, quan điểm thì cấp ủy các cấp phải
khẩn trương đưa Nghị quyết vào cuộc sống” – đồng chí Nguyễn Viết Thông bày tỏ.
Mệnh lệnh đổi mới toàn diện
Cùng nhìn lại công cuộc đổi mới trong 25 năm qua, đại biểu Nguyễn Văn Nên, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nói rằng: Trước
tình hình hiện nay, đổi mới là nhu cầu của mọi “ngõ ngách” trong cuộc sống nhưng nếu không kiên định nguyên tắc thì
nhiều địa phương sẽ thấy bối rối trước bộn bề đòi hỏi của cuộc sống. Vì thế, phải luôn nhận rõ nhiệm vụ đổi mới xây
dựng kinh tế vẫn là trọng tâm và xây dựng Đảng là then chốt. Phải thống nhất nhận thức như vậy thì mới tạo ra sức
mạnh của sự đồng thuận về quá trình đổi mới. Đồng chí cũng tán thành ý kiến của đồng chí Vũ Khoan, nguyên Phó
thủ tướng Chính phủ khi nhận định, “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” mà Đại hội XI xây dựng là chiến
lược thứ ba kể từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới. Điểm lại 3 chiến lược này về mặt thể chế có đặc điểm là:
Chiến lược 1991-2000 khái niệm thị trường mới manh nha. Chiến lược thứ hai (2001-2010), thể chế thị trường đã hình
thành trên những nét cơ bản. Còn trong chiến lược thứ ba lần này nêu lên nhiệm vụ hoàn thiện nó. Điều đáng mừng là
các văn kiện đều nhấn mạnh yêu cầu tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, minh bạch đối với mọi
thành phần kinh tế. Vấn đề còn lại là tiến hành nhiều biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết để đưa chủ trương đó vào cuộc
sống. Nếu muốn phát triển nhanh và hiệu quả thì đây là con đường quan trọng hàng đầu để đạt được mục tiêu ấy.
Đề cập đến nhu cầu đổi mới chính sách kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Văn Nên cho rằng: Vấn đề của chúng ta
nhiều khi không phải là chính sách vì chính sách đã có. Vấn đề là tháo gỡ những vướng mắc. Ví dụ, đầu tư hạ tầng

phải tập trung, không dàn trải; nguồn nhân lực phải được đào tạo bài bản để đáp ứng nhu cầu phát triển. Cụ thể như
dự án đầu tư của Tập đoàn Intel vừa qua, ta mời gọi mãi, họ mới đồng ý vào nhưng khi vào thì nguồn nhân lực công
nghệ thông tin của ta không đáp ứng được nhu cầu của họ... Rõ ràng, đòi hỏi của công cuộc đổi mới hiện nay không
chỉ là chủ trương, đường lối, chính sách mà quan trọng nhất là sự “vào cuộc” của toàn bộ hệ thống chính trị đến mỗi
người dân.
Tất cả những vấn đề trên sẽ được Đại hội quyết nghị và có chương trình triển khai thực hiện thỏa đáng.
Ghi chép của
Hồng Hải, Thủy Trường

Tiến sĩ Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh

Phải tập trung đổi mới về quản lý nhà nước
Trong các Văn kiện của Đại hội, tôi đặc biệt quan tâm đến Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2011-2020. Tôi cho rằng tại Đại hội XI, chúng ta phải tập trung tổng kết thực tiễn để hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường (KTTT) theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nếu như ở các
kỳ Đại hội trước, chúng ta chủ trương xây dựng, phát triển các mô hình thì đến Đại hội XI, Đảng ta
phải đi đến hoàn thiện mô hình tăng trưởng. Muốn vậy, Đảng phải có chủ trương cơ cấu lại thành
phần kinh tế, tập trung vào các vấn đề then chốt: Thiết lập môi trường kinh doanh bình đẳng, tiếp
tục đẩy mạnh đổi mới cải cách hành chính, chú trọng phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đồng
bộ kết cấu hạ tầng.
Chúng ta cần đột phá vào khâu hoàn thiện thể chế kinh tế. Phải tăng cường tính kỷ cương tiến tới
hoàn thiện hệ thống pháp luật của nền KTTT. Kỷ cương có tuân thủ thì mới có bình đẳng trong môi
trường kinh doanh. Tập trung các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
Phải tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước trên nền cải cách hành chính. Vấn đề này, Đảng ta đã đề
cập từ nhiệm kỳ trước nhưng đến nay hiệu quả vẫn còn nhiều bất cập, cách phân cấp tổ chức hiện
nay chưa phù hợp. Để đổi mới về quản lý nhà nước, cải cách hành chính có hiệu quả thì phải tập
trung xây dựng, hoàn thiện thể chế. Những gì ở Đại hội X đề ra mà chưa làm được thì ở Đại hội lần
này phải kiểm điểm, đánh giá, rút ra bài học cụ thể để làm bằng được trong nhiệm kỳ mới.
PHAN TÙNG SƠN (
ghi)

Giới trẻ cần làm gì để phát triển đất nước?
Nền kinh tế sau hơn hai mươi năm đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn và đang tràn đầy sức
sống, đòi hỏi sức phát triển mới vượt ra “cái áo chật”. Ai phải làm nhiệm vụ của người nấy, song cá nhân tôi gửi gắm,

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×