Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG VÀ CÁC CHẤT THẢI ĐẶC TRƯNG KÈM THEO NGUỒN GỐC CỦA CHÚNG TRONG CÔNG NGHỆ NÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.33 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Đề tài:
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG VÀ CÁC CHẤT THẢI ĐẶC TRƯNG KÈM THEO NGUỒN
GỐC CỦA CHÚNG TRONG CÔNG NGHỆ NÀY
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Đinh Bách Khoa.
Nhóm 7 bao gồm các sinh viên: Phạm Xuân Điệp.
Vũ Văn Hiện.
Nguyễn Thu Thủy.
Nguyễn Văn Trung.
Nguyễn Tiến Mạnh.
Hà Nội, 11-2014
Mục lục:
Phần mở đầu:
Sơ lược và vai trò của việc sản xuất đường trong nền kinh tế Việt
Nam……………………………………………………………………………… Trang 3
Phần nội dung:
1. Nguyên liệu, năng lượng: Nguồn gốc, thành phần, vùng cung ứng…………Trang 5
2. Quy trình sản xuất mía đường Trang 6
2.1. Sơ đồ công nghệ.
2.2. Các chất thải kèm theo trong từng công đoạn.
a. Nguồn gốc chất thải.
b. Vấn đề xử lí, biện pháp giảm thiểu.
c. Bảng phụ lục về chất thải.
3. Nhận xét chung về công nghệ Trang 16
3.1. So sánh các phương pháp làm sạch nước mía.
3.2. Phương pháp sunfit hóa.
3.3. Phương pháp cacbonat hóa.
Phần kết luận Trang 18
Tài liệu tham khảo Trang 19


2
Phần mở đầu:
Sơ lược và vai trò của việc sản xuất đường trong nền kinh tế Việt Nam
Ngành đường mía đã phát triển từ rất xưa nhưng phát triển nhất là vào đầu thế kỉ XX. Vào
năm 1994, cả nước ta mới có 9 nhà máy sản xuất đường mía (chủ yếu là từ mía) và 2 nhà máy sản
xuất đường mía tinh luyện với tổng sản lượng 11.000 tấn/ năm[1]. Vì vậy, hàng năm nước ta phải
nhập khẩu từ 300.000 - 500.000[1] tấn đường mía với số tiền bỏ ra hàng trăm triệu USD. Năm 1995
với chủ trương là: “Đầu tư theo chiều sâu, mở rộng các nhà máy hiện có, xây dựng thêm những nhà
máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ”. Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ 8 đã quyết định xây dựng các nhà máy có công nghệ tiên tiến, kết hợp liên doanh với nước
ngoài. Tại Đại hội đặt mục tiệu vào năm 2000 sản lượng đường mía là 1.000.000 tấn/ năm[1].
Ngành đường mía (đặc biệt là mía đường mía) được nhà nước ta chọn làm chương trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xóa đói, giảm nghèo và giải quyết vấn đề lao động việc
làm. Ngành mía đường mía được giao nhiệm vụ “Không phải là ngành với mục đích lợi nhuận mà
phải tối đa là ngành kinh tế xã hội”.
Thực hiện chương trình quốc gia đạt 1 triệu tấn đường từ năm 1995 – 2000, Nhà nước ta đã
tăng công suất của 11 nhà máy cũ, đồng thời còn xây dựng thêm 33 nhà máy mới với tổng công suất
đạt 81.500 tấn (so với năm 1994, tăng 33 nhà máy và 760.000 tấn công suất)[1]. Năm 2000, sản
lượng đường nước ta đạt 1 triệu tấn). Như vậy nước ta cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
trong nước, chấm dứt hàng năm nước ta phải chi hàng trăm triệu USD để nhập khẩu đường.
Sản xuất đường chiếm một vị trí khá quan trọng đối với ngành công nghiệp thực phẩm trên thế
giới, với tổng sản lượng hàng năm khoảng 95 triệu tấn[1]. Nếu tính đến trước năm 1915 thì đa số
đường được sản xuất ra từ củ cải đường, sau năm 1915, chiếm đa số là đường sản xuất từ mía (60%)
[1].
Mỗi tấn mía tạo ra được khoảng 100 kg đường tinh luyện. Thu hoạch mía trung bình khoảng
60 tấn/ha[1]. Tuy nhiên, ở các nước khá phát triển, do áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp,
lượng mía thu được lên đến 80 tấn/ha[1].
Để đủ sức cạnh tranh, người ta sản xuất đường từ những nhà máy lớn, sản xuất theo dây
chuyền, chế biến khoảng 0,5 - 2 triệu bao 60 kg/năm hay ít nhất 30.000 tấn đường tinh luyện/năm
3

(60 kg x 500.000 bao). Để sản xuất được sản lượng này, phải thu hoạch trên 3.750 ha mía/năm.[1]
Ngành đường phát triển đã thúc đẩy ngành trồng mía, củ cải đường phát triển. Mặt khác nó
giúp người nông dân tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác (tăng 200.000 ha)[1], chuyển
dịch cơ cấu cây trồng. Do đó làm tăng sản lượng mía đường đạt 18 triệu tấn mía[1]. Về cơ bản là đã
giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động nông thôn. Hàng năm có từ 150 - 200 ngàn hộ gia đình
giao bán cho nhà máy đường, trong đó có 70% ký kết hợp đồng bao tiêu để ổn định sản xuất[1]. Các
nhà máy đường đã cử cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn kỹ thuật chọn giống, cách thức chăm sóc,
phân bón, cho vay vốn đầu tư, giúp tăng năng suất, tăng sản lượng bán cho nhà máy, tăng thu
nhập ổn định cuộc sống và sản xuất cho nông dân.
Trải qua hơn 10 năm phát triển với sự hỗ trợ của Nhà nước, bộ mặt nông thôn khu vực trồng
mía đường có nhiều thay đổi rõ rệt như: sản xuất và đời sống của nhân dân tăng lên, nhiều trường
học cho trẻ em nghèo được mở ra,…
4
Phần nội dung:
1. Nguyên liệu năng lượng: Nguồn gốc, thành phần, vùng cung ứng:
Nguyên liệu để sản xuất đường có từ rất nhiều loại khác nhau như chủ yếu là mía, củ cải
đường, cây thốt lốt, ngoài ra ta có thể sản xuất từ lõi ngô.( Theo www.baodatviet.vn)
Điều kiện khí hậu một số vùng nước ta như ở Lam Sơn (Thanh Hóa), Nghệ An, Hòa Bình,
Quảng Ngãi, rất thuận lợi cho cây mía phát triển nên ở những khu vực này xuất hiện nhiều nhà
máy sản xuất đường như: nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Nghệ An Tatte & Lyle, nhà máy
đường Bourbon Tây Ninh, nhà máy đường Phụng Hiệp, nhà máy đường Vị Thanh, nhà máy đường
Sơn La, nhà máy đường Quảng Ngãi, Hầu hết các nhà máy đường mới được xây dựng ở vùng
nông thôn trung du, miền núi, vùng dân tộc ít người được phân bố khắp cả 3 miền (miền Nam: 14
nhà máy, miền Trung và Tây Nguyên: 15 nhà máy, Miền Bắc: 13 nhà máy).

5
SƠ ĐỒ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY MÍA
Sản phẩm chế biến
công nghiệp
Sản phẩm trên đồng ruộng

( Lá , ngọn xanh, gốc, rễ)
Thức ăn gia
súc
Phụ phẩm:
Bã, mật rỉ, bùn lọc
Chính phẩm
(đường)
Chất đốt
Rượu- cồn
Phân bón
Các sản phẩm khác
Thức ăn gia súc
Sản hảm sợi, bột giấy
Sản phẩm vi sinh
CÂY MÍA
Phân bón
2. Quy trình sản xuất mía đường:
hìn anh 1.xps
hìn anh 2.xps
hìn anh 3.xps
hìn anh4.xps
hìn anh 5.xps
hìn anh 6.xps
hìn anh 7.xps
(htt
p://ng />2.1. Sơ đồ công nghệ:
• Các quy trình sản xuất có thể có:
2.1.1. Lấy nước mía:
 Để tách nước mía ra khỏi thân cây ta có thể dùng phương pháp:
- Ép

- Khuếch tán
Nguyên lý chung: xé và ép dập thân cây mía để lấy nước mía.
 Ép là công đoạn đầu tiên của quá trình làm đường được chia thành các công đoạn nhỏ sau:

6
Lấy nước
mía
Làm sạch
nước mía
Cô đặc
nước mía
Nấu đường
và kết tinh
Ly tâmSấy

 Xử lý cây mía trước khi ép:
Do mía có lớp sáp, phấn và hình dạng khác nhau nên cần phải xử lý sơ bộ trước khi ép.
Ở đây ta chỉ sử dụng phương pháp cơ học làm thay đổi tính chất vật lý. Mục đích của giai đoạn
này là tạo điều kiện ép dễ dàng, nâng cao công suất và hiệu suất của công đoạn ép. Các thiết bị ta
thường dùng: máy san bằng, máy băm, máy đánh tơi, máy ép dập.

7
NHÀ MÁY
MÍA ĐƯỜNG
Đường sắt, đường thủy, đường bộ.
Phương tiện: cần cẩu, xe goong, máy
cào, băng chuyền
Thiết bị
Máy san bằng: san đều lớp mía vừa đổ
xuống.Hiệu suất không lớn, hiện nay ít dùng.

Máy băm mía: băm, phá vỡ các tế bào mía.
Tác dụng: nâng cao công suất ép và hiệu suất ép.
Máy đánh tơi: xé, đánh tơi để ép dễ dàng hơn,
hiệu suất ép tăng.
Máy ép dập: tác dụng lấy nước mía, vụn hơn,
thu nhỏ thể tích giúp hệ thống máy ép sau làm
việc ổn định, tăng năng suất, tăng hiệu suất và
giảm công suất.
máy băm mía bằng moto điện
 Lấy nước mía bằng phương pháp khuếch tán: Đây là hiện tượng trong đó hai dung dịch có
nồng độ khác nhau tập trung lại sát nhau.
 Bảng so sánh hai phương pháp ép và khuếch tán:
Phương pháp ép Phương pháp khuếch tán
Ưu
điểm
H = 97% H = 98-99%
Vốn đầu tư ít hơn, giảm
Tổng thu hồi đường tăng
Tỉ lệ đường thành phẩm trên mía tăng
Tiết kiệm điện và nhiệt
Tiết kiệm lao động và bao bì
Nhược
điểm
Hệ thống ép cồng kềnh, tiêu hao.
năng lượng lớn, công suất lớn.
Không thể ép hoàn toàn.
Giá tiền chế tạo, sửa chữa, bảo
dưỡng nhiều.
Hiệu suất thu hồi ít.
Tăng nhiên liệu dùng cho bốc hơi.

Tăng chất không đường trong nước mía hỗn
hợp, do đó tăng tổn thất đường trong mật cuối.
Tóm lại: theo bảng so sánh trên, phương pháp khuếch tán có nhiều ưu điểm so với phương pháp ép.
2.1.2. Làm sạch nước mía:
 Mục đích của làm sạch nước mía:
8
Máy đánh tơi kiểu đĩa
máy đánh tơi kiểu búa lắc
Nước mía hỗn hợp có pH = 5-5.5[ 2] trong quá trình làm sạch độ pH biến đổi kéo theo các quá
trình biến đổi về hóa lý và hóa học các hợp chất không đường trong nước mía. Có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả làm sạch nước mía. Ngoài pH người ta còn sử dụng phương pháp nhiệt độ, vôi, CO
2
,
SO
2
, P
2
O
5
để làm sạch nước mía.
Hỗn hợp nước mía được gia vôi để pH =6.2-6.6[2] và sau đó bổ sung P
2
O
5
(dưới dạng H
3
PO
4
hay
supe phốt phát canxi). Sau đó dung dịch đưa đến nhiệt độ 55-60

o
C[2] ta tiếp tục xông SO
2
lần 1


làm trung hòa nước mía đến pH= 6.8-7.2[2] ta nâng nhiệt độ đến 102-105
o
C và đi vào thiết bị lắng.
Nước mía sau khi lắng gọi là nước mía trong ,còn nước bùn đưa đi lọc chân không hoặc lọc ép được
nước trong đem trộn lẫn với dung dịch trong, phần bùn chuyển ra ngoài. Sau đó ta đun nóng lần 3
(110-115
o
C)[2] và cô đặc. Tiếp tục xông SO
2
lần 2 và pH= 6.2-6.6[2] sau đó lọc kiểm tra và thu
được mật chè trong.
9
Mục đích
Loại bỏ tối đa chất không đường đặc biệt các chất có hoạt
tính bề mặt.
Trung hòa nước mía hỗn hợp.
Loại bỏ tối đa những chất rắn dạng lơ lửng trong nước
mía.
S cụng ngh ca phng phỏp Sunfit húa axit:
10
Nớc mía hỗn hợp
P
2
O

5
Lọc chân không
Nớc lọc trong
Gia vôi sơ bộ (pH = 6,2 - 6,6)
Đun nóng lần 1 (55 - 60
0
C)
Thông SO
2
lần 1 (pH = 3,4 - 3,8)
Trung hòa (pH = 6,8 - 7,2)
Thiết bị lắng
Nớc mía trong
Nớc bùn
Đun nóng lần 3 (110 - 115
0
C)
Lọc kiểm tra
Mật chè trong
Cô đặc
Thông SO
2
lần 2 (pH = 6,2 - 6,6)
Đun nóng lần 2 (102 - 105
0
C)
SO
2
SO
2

Ca(OH)
2
Ca(OH)
2
2.1.3. Cô đặc:
Nước mía trong đưa đi gia nhiệt lần 3 đến nhiệt độ 110 → 112ºC[2] và cho vào hệ thống cô
đặc. Hệ thống cô đặc gồm từ 4 - 5 nồi làm việc liên tục dưới áp chân không. Nước mía sau khi cô
đặc có nồng độ hoà tan 60 → 65 Bx gọi là mật chè thô. Mật chè thô được đưa qua hệ thống xử lý
lắng nổi để loại bỏ các tạp chất lơ lửng sau đó xông SO
2
để tẩy màu được mật chè tinh .
2.1.4. Nấu đường và kết tinh:
Nhiệm vụ của nấu đường là tách nước từ mật chè, đưa dung dịch đến quá bão hòa. Sản phẩm
nhận được sau khi nấu là đường non gồm tinh thể đường và mật cái (massecuite).
Quá trình nấu đường được thực hiện trong nồi nấu chân không để giảm nhiệt độ sôi của dung
dịch, tránh hiện tượng caramen hóa và phân hủy đường. Nhiệt độ nấu đường khoảng 70-80
o
C. Đối
với các sản phẩm cao cấp, quá trình kết tinh còn tiếp tục thực hiện trong các thiết bị kết tinh làm
lạnh bằng phương pháp giảm nhiệt độ.
2.1.5. Ly tâm:
Là giai đoạn tách tinh thể đường ra khỏi mật bằng lực ly tâm trong các thùng quay với tốc độ
cao. Sau ly tâm thu được đường mật nâu và đường mật trắng (massecuite). Các sản phẩm trung gian
(đường B, C) được xử lý tiếp trong quá trình sản xuất mà không được rửa và nhiệt độ nước rửa
khoảng 75-80
o
C[3]. Mật sau khi rửa gọi là mật trắng có độ tinh khiết cao hơn mật nâu. Sau khi rửa
nước, dùng hơi nước bão hòa ở áp suất 3-4 atm để rửa[3]. Lượng hơi nước được dùng khoảng 2-
3%[3]so với khối lượng đường. Massecuite được phân tách trong thiết bị quay li tâm kiểu giỏ. Các
tinh thể đường tiếp tục ở lại trong giỏ, trong khi chất lỏng (mật rỉ) được loại qua các lỗ hổng trên giỏ

bằng lực li tâm. Đường này gọi là đường thô, được tiếp tục xử lý để trở thành đường tinh.
2.1.6. Sấy:
Sau khi ly tâm ta thu được đường cát có độ ẩm 1,75% và nhiệt độ 70-80
o
C[3]. Mục đích của
việc sấy đường nhằm làm khô đường, làm màu sắc đẹp hơn và thuận tiện cho quá trình bảo quản.
Trong quá trình sấy, ta thổi không khí nóng qua tinh thể đường, khi đó thì các hạt bụi ẩm sẽ
11
thoát nước theo không khí nóng. Người ta sử dụng túi lọc để thu lại tinh thể đường. Quá trình sấy
tương đối dễ dàng, thiết bị sấy không quá phức tạp. Nhưng một điều bắt buộc là phải làm nguội
đường ở nhiệt độ phòng nhằm thuận lợi cho việc bảo quản.
2.2. Các chất thải kèm theo trong từng công đoạn:
a. Nguồn gốc chất thải:
 Chất thải khí: Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí của quá trình sản xuất
đường không lớn. Khí thải phát sinh chủ yếu từ lò hơi dùng bã mía làm nhiên liệu, từ quá trình xử
lý nước mía bằng CO
2
hoặc SO
2
của công đoạn bảo xung. Khí thải được hoà tan trong nước và
đưa vào không gian.
 Chất thải rắn: gồm bã mía, tro lò hơi, bùn lọc
• Mật rỉ: là sản phẩm phụ của sản xuất đường. Lượng mật thường chiếm
khoảng 5%[4] lượng mía ép, mật rỉ sử dụng để sản xuất cồn, sản xuất mì chính, nấm men
• Bã: chiếm 26,8 - 32% lượng mía ép, với hàm ẩm khoảng 50%. Phần
chất khô chứa khoảng 46% Zenluloza và 24,6% Hemizenluloze[5].
• Tro lò hơi: chiếm 1,2% lượng bã mía. Thành phần chính của tro là
SiO
2
, chiếm 71 - 72%. Ngoài ra còn các khoáng khác như Fe

2
O
3
, Al
2
O
3
, K
2
O, Na
2
O, P
2
O
5
, CaO,
MnO [4]
• Bùn lọc: là cặn thải của công đoạn làm trong nước mía thô. Bùn có độ
ẩm 75 - 77%, chiếm 3,82 - 5,07% lượng mía ép[4].
 Chất thải lỏng: Công nghệ sản xuất đường mía sử dụng khối lượng nước rất lớn cho các
mục đích khác nhau. Kết quả khảo sát ở 11 nhà máy đường cho thấy: Định mức tiêu hao nước biến
động từ 13 - 15 m
3
/1 tấn mía ép[4]. Trong đó nước Baromet chiếm tới 76 - 77%, nước rửa nhà sàn,
nước làm mát trục ép, vệ sinh thiết bị và nước giặt băng tải tách bùn có hàm lượng chất hữu cơ cao
cần xử lý chiếm 6 - 10% tổng lượng nước thải[4].
12
Kết quả khảo sát chất lượng nước thải cống chung của 9 nhà máy đường cho thấy hầu hết đều
vượt quá TCVN 5945 - 1995 loại B.
 Ngoài ra chất thải còn sinh ra trong quá trình vận chuyển mía từ cách đồng vào nhà máy,

trên các băng chuyền, quá trình ép mía…Và chất thải do máy móc hỏng, hóa chất dư thừa, bao bì
lỗi, và chất thải sinh hoạt của công nhân,…
b. Vấn đề xử lý, biện pháp giảm thiểu:
 Khí thải lò hơi được tách bụi bằng hệ thống cyclon tách bụi ẩm hoặc cyclon thủy lực có
hiệu quả tách cao. Các loại khí gây ô nhiễm được lọc qua màng nước dập trước tro bụi và các khí
thải hòa tan trong nước trước khi đưa vào không gian.
 Chất thải rắn: Vào năm 2000 - 2001 với 40 nhà máy đã ép được 7,2 triệu tấn và tổng
lượng mật rỉ thu được khoảng 324.000 tấn.[6]
• Sản xuất cồn từ mật rỉ:
Mật rỉ hiện được sử dụng cho sản xuất mì chính và sản xuất cồn. Tiêu hao mật rỉ cho sản xuất
cồn là 3,4 - 4 kg/1 lít cồn.[6]
Năm 2001 - 2002 với các dự án đã có quyết định đầu tư, tổng công suất cồn lên đến 46,05 triệu
lít/năm. Như vậy lượng mật rỉ được sử dụng trong ngành lên tới 156,57 - 184,2 ngàn tấn, chiếm
56,85% tổng lượng mật rỉ.[6]
• Sản xuất phân hữu cơ vi sinh:
Phân hữu cơ được sản xuất từ phế liệu của sản xuất đường gồm bã thải trong tinh chế nước
mía, tro bã mía sau đốt lò hơi. Ở những cơ sở có hệ thống xử lý sinh học nước thải, bùn hoạt tính dư
là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất phân bón.
Hiện cả nước có 32 nhà máy đường đã tận dụng bùn và tro để sản xuất phân bón vi sinh, trong
đó 17 nhà máy đã xây dựng được nhà xưởng, các nhà máy khác sản xuất ngoài trời. Công nghệ chủ
yếu còn thủ công. Vụ 2000 - 2001 đã sản xuất được 100.000 tấn/140.000 tấn công suất thiết kế và
13
mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu cho vùng nguyên liệu[7]. Tuy nhiên sản phẩm của nhiều nhà
máy giá thành còn cao, chưa hấp dẫn người trồng mía.
• Sản xuất ván ép:
Hiện nay có nhiều người thích sử dụng ván ép vì chất lượng sản phẩm tốt, giá thành thấp. Hiện
chỉ có nhà máy đường Hiệp Hòa sản xuất được 7.500 m
3
/năm (vụ 2000 - 2001)[7]. Ván tiêu thụ tốt,
có lãi, thị trường có nhu cầu lớn. Hiện có thêm nhà máy đường Bình Định và Cần Thơ đã được phê

duyệt dự án triển khai sản xuất. Ngoài các sản phẩm phụ trên, một số nhà máy đường còn sản xuất
các sản phẩm sau đường như bánh kẹo Tuy nhiên các sản phẩm này chưa có sức cạnh tranh cao.
Ở nhiều nước trên thế giới với công nghệ cao thì rỉ đường còn được sử dụng để sản xuất men
nở bánh mì, làm thức ăn gia súc, sản xuất axit xitric, axit lactic Bã rượu từ rỉ đường được dùng sản
xuất thức ăn gia súc, nấm men giàu đạm Sử dụng mật rỉ để sản xuất cồn như đã trình bày rất thông
dụng tại Braxin. Mật rỉ có thể được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác, ví dụ như men
thức ăn gia súc, men làm bánh mì hay dùng trực tiếp làm thức ăn gia súc hoặc sử dụng như một
nguồn cacbon hydrate dùng cho nhiều sản phẩm lên men khác. Chất bã thu được ngoài việc sử dụng
làm chất đốt, còn có thể sử dụng làm các sản phẩm khác như bảng, bột giấy và giấy, nuôi gia súc và
sản xuất gas.[8]
 Nước thải vẫn là một vấn đề cần xử lý, bởi nó là nước có độ pH cỡ 7-8 và chứa nhiều tạp
chất có hại cho môi trường. Nên vấn đề giải quyết chủ yếu dòng thải của nhà máy đường chính là
công đoạn xử lý nước thải (đầu ra ).
 Còn phần rỉ đường thì ta có thể tận thu để sản xuất cồn rượu, bột ngọt, và các chất hữu ích
khác, bởi nó cũng chứa một hàm lượng đường và các chất hữu cơ.
c. Bảng phụ lục về chất thải . [9]
Dưới đây là bảng phụ lục về chất thải của quá trình sản xuất đường.
14
Bảng 1 . Thành phần hóa học của chất thải rắn từ sản xuất đường (% Khối lượng)
Mật rỉ Bùn lọc Bã mía
Nước
26 Nước 75 Nước 50
Đường
51 Sáp, chất béo 3,5 Zenlulo 22,5
Chất khử 3 Xơ 7,5 Pentoza 16
Hợp chất nitơ 4,5 Đường 4,0 Lignin 9,0
A xit hữu cơ 5,6 Protein 3,0 Sáp, Protein 1,5
Tro 10,6 Tro 7,0 Tro 1,0
Chất màu 0,5


15
Bảng 2. Thành phần nước thải cống chung của 9 nhà máy đường.


Các chỉ tiêu
Đơn vị Giá trị đo
TCVN 5945/1995
(Tiêu chuẩn loại B)
PH

5,22 - 6,9 5 – 9
COD Mg/l 124,6 - 1265 100
BOD
5
Mg/l 75 – 667 50
SS Mg/l 46 – 285 100
ồ N Mg/l 5,65 - 23,34 60
ồ P Mg/l 0,21 - 1,96 6
3. Nhận xét chung về các công nghệ sản xuất đường:
Hầu hết các công nghệ sản xuất đường đều có những nét tương đồng là giống nhau về quy trình
sản xuất. Ở đây ta chỉ so sánh các phương pháp làm sạch nước mía của các công nghệ sản xuất đó.
16
3.1. So sánh các phương pháp làm sạch nước mía:
 Phương pháp vôi dùng để sản xuất đường thô, thiết bị và quy trình công nghệ tương đối
đơn giản nhưng hiệu suất thu hồi đường thấp.
 Phương pháp sunfit hóa cho sản phẩm đường trắng. Trong quá trình bảo quản đường dễ
bị ẩm và biến màu.
 Phương pháp cacbonat hóa cho sản phẩm đường trắng, chất lượng đường có thể dùng
trong công nghiệp đồ hộp. Hiệu suất thu hồi đường cao nhưng quy trình công nghệ thiết bị phức tạp,
yêu cầu kỹ thuật cao.

3.2. Phương pháp sunfit hóa:
 Ưu điểm:
• Tiêu hao hóa chất (vôi, lưu huỳnh) tương đố ít.
• Sơ đồ công nghệ và thiết bị tương đối đơn giản, vốn đầu tư ít.
• Sản xuất đường trắng.
 Nhược điểm:
• Loại chất không đường ít, sau khi làm sạch thì hàm lượng chất không đường tăng.
• Hàm lượng canxi tương đối nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đóng cặn
trong thiết bị bốc hơi và làm giảm hiệu suất thu hồi đường.
• Khi gặp mía xấu, bị sâu bệnh thì khó làm sạch nên không tốt cho đường thành phẩm.
• Trong quá trình thao tác, đường sacaroza chuyển hóa tương đối lớn, đường bị phân
hủy và tổn thất đường trong bùn cao.
3.3. Phương pháp Cacbonat hóa:
 Ưu điểm:
• Hiệu quả làm sạch tốt, chênh lệch tinh khiết của nước mía trước và sau khi làm sạch
đến 4-5 lần.
• Loại một lượng lớn chất keo, chất màn và chất vô cơ (MgO, Fe
2
O
3
, Al
2
O
3
,P
2
O
5
).
17

Hàm lượng muối canxi ít.
• Đóng cặn ở thiết bị ít, do đó giảm hóa chất rửa nồi hơi.
• Chất lượng sản phẩm tốt bảo quản lâu. Hiệu suất thu hồi đường cao.
 Khuyết điểm:
• Tiêu hao năng lượng hóa chất nhiều, lượng vôi dùng gấp 20 lần so với phương pháp
vôi và hơn 10 lần so với phương pháp SO
2
, sử dụng nhiều khí CO
2
.
• Sơ đồ công nghệ và thiết bị tương đối phức tạp.
• Kỹ thuật thao tác yêu cầu cao, nếu khống chế dễ sinh hiện tượng đường khử phân
hủy.[10]
Phần kết luận:
Tình hình sản xuất đường - nhất là mía đường, ở nước ta hiện nay còn nhiều khó khăn. Đặc
biệt nước ta ra nhập WTO thì chúng ta con phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn. Việc
đổi mới công nghệ sản xuất đường nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và giảm các phế phụ phẩm
trong quá trình sản xuất.
Thí dụ như:
Bã mía thì ta có thể sản xuất ra thức ăn chăn nuôi, bột giấy viết, trồng nấm Từ bùn lọc sản
xuất phân hữu cơ vi sinh.
Đối như với mật rỉ, rỉ đường người ta sản xuất cồn, rượu etylic, axcid lactic, men, Rum, thu
sinh khối protein
Nhưng thật đáng tiếc là các phế phụ phẩm trên đều chưa được sản xuất và sử dụng rộng rãi ở
Việt Nam.
Mong là trong tương lai gần sẽ có những giải pháp nhằm nâng cao giá trị cả về sản lượng và
chất lượng của mía đường Việt Nam. Hơn nữa là phải xử lý tốt các phế phụ phẩm để giúp môi
trường trong sạch.
18
Tài liệu tham khảo:

[1] Các số liệu được lấy tại trang 1 và 2 của bài phát biểu tại hội nghị nông nghiệp Việt Nam khi gia
nhập WTO.
[2] Sơ đồ công nghệ của phương pháp sunfit hoá trang 32 của tailieu.vn/ /cong-nghe-san-xuat-
duong-banh-keo.208517.html.
[3] trang 48,49,50 của tailieu.vn/ /cong-nghe-san-xuat-duong-banh-keo.208517.html.
[4] />[5] Hagol, E. And Jeukuis, QH. Handbook of cansugar engineering. Elsevier Publ. Co. 1972.
[6] Trang 5 của tài liệu />[7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Báo cáo tổng kết sản xuất mía đường vụ 2000-2001.
Hà Nội tháng 8/2001.
[8] http://ngo/forum/showthread.php?t=12384 - 51k.
19
[9] Số liệu lập bảng lấy từ trang 3, 4 của tài liệu />[10] Trang 29, 38, 41, 42 tailieu.vn/ /cong-nghe-san-xuat-duong-banh-keo.208517.html
20
21

×