Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.4 KB, 11 trang )

N04.TL1 - nhóm 01 - Bài tập nhóm tháng 1
A. Mở đầu
Theo quan niệm cổ điển về ngân sách, thể chế ngân sách trong mỗi quốc gia
được thiết lập và vận hành theo bốn nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc ngân sách
nhất niên; nguyên tắc ngân sách đơn nhất; nguyên tắc ngân sách toàn diện và
nguyên tắc ngân sách thăng bằng.
Ngày nay, các nguyên tắc này vẫn được thừa nhận như một quan điểm khoa
học có tính lịch sử và luôn được nghiên cứu, củng cố, phát triển và đổi mới để
ngày càng phù hợp hơn với bối cảnh của nền tài chính công hiện đại. Ở Việt Nam,
bốn nguyên tắc trên cũng được thừa nhận và được thể hiện trong Luật Ngân sách
Nhà nước 2002 hiện hành.
Tuy nhiên, trong thực tế, điều kiện đời sống kinh tế xã hội luôn có những khi
xảy ra biến động và thay đổi mà các nhà làm luật không thể dự liệu hết được, vì
thế các nguyên tắc luôn có những trường hợp ngoại lệ, phá vỡ nguyên tắc trong
những trường hợp cần thiết. Và cũng vì tính chất phục vụ tình huống cần thiết như
vậy nên các trường hợp phá vỡ các nguyên tắc này cũng có những chừng mực,
giới hạn của nó.
1
N04.TL1 - nhóm 01 - Bài tập nhóm tháng 1
B. Nội dung
1. Sơ lược về ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là một thành phần trong hệ thống tài chính của một quốc
gia. Dưới góc độ khoa học pháp lý, ngân sách nhà nước có các đặc điểm như sau:
- Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính khổng lồ nhất cần được Quốc
hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành;
- Ngân sách nhà nước không chỉ là một bản kế hoạch tài chính thuần túy mà
còn là một đạo luật;
- Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao
cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải được đặt dưới sự giám sát trực tiếp
của Quốc hội.;
- Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu


cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi
ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp xã hội nào;
- Ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và
hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.
Như vậy, ngân sách nhà nước là một phạm trù khá rộng và phức tạp, vì thế
luật ngân sách nhà nước có nhiều nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình hoạt động của ngân sách nhà nước. Như đã trình bày ở phần
mở bài, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều thừa nhận bốn nguyên tắc
cơ bản: nguyên tắc ngân sách nhất niên, nguyên tắc ngân sách đơn nhất, nguyên
tắc ngân sách toàn diện, nguyên tắc ngân sách thăng bằng. Thêm vào đó, trong
từng bộ phận của hoạt động của ngân sách nhà nước lại có những nguyên tắc cụ
thể riêng, như các nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước, các nguyên
tắc quản lý quỹ ngân sách nhà nước,... Tuy nhiên, xét cho cùng, có thể nhận thấy
các nguyên tắc này đều bắt nguồn từ bốn nguyên tắc cơ bản trên. Do đó, trong
phạm vi bài viết này chỉ xoay quanh bốn nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà
nước nói trên.
2
N04.TL1 - nhóm 01 - Bài tập nhóm tháng 1
2. Các nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước: những
trường hợp phá vỡ và giới hạn của chúng
2.1 Nguyên tắc ngân sách nhất niên
2.1.1. Nội dung
Nguyên tắc ngân sách nhất niên gồm hai khía cạnh cơ bản sau đây:
- Mỗi năm, Quốc hội (cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu quyết ngân sách
một lần theo kỳ hạn do luật định;
- Bản dự toán ngân sách nhà nước sau khi Quốc hội quyết định chỉ có giá trị
hiệu lực thi hành trong một năm và chính phủ (cơ quan nắm quyền hành pháp)
cũng chỉ được phép thi hành trong năm đó.
Ở Việt Nam, nguyên tắc ngân sách nhất niên được quy định tại Điều 1 và
Điều 14 Luật ngân sách nhà nước năm 2002. Theo đó, "Ngân sách nhà nước là

toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước". Khoảng thời gian một năm đó được gọi là năm
ngân sách, "bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm
dương lịch."
Nguyên tắc nhất niên làm cho nền tài chính công của quốc gia dân chủ hơn,
trong đó nhân dân có quyền tham gia vào việc quản trị nền tài chính của đất nước
thông qua người đại diện của mình là Quốc hội. Vì thế, sau khi hình thành, nó
được các nước có nền dân chủ phát triển sớm áp dụng và trở thành nguyên tắc cơ
bản của nền tài chính công ở hầu hết các nước trên khắp thế giới, trong đó có Việt
Nam.
2.1.2. Các trường hợp phá vỡ nguyên tắc nhất niên
Nguyên tắc nhất niên là một trong những nguyên tắc cơ bản của nền tài chính
mỗi quốc gia; nguyên tắc này còn được quy định trong Hiến pháp và luật của
nhiều quốc gia. Tuy nhiên việc quyết định và thực hiện ngân sách nhà nước chịu
3
N04.TL1 - nhóm 01 - Bài tập nhóm tháng 1
ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau mà pháp luật cũng như các dự toán ngân
sách của mỗi quốc gia không thể nào dự liệu hết được, vì thế vẫn luôn luôn tồn tại
các trường hợp phá vỡ nguyên tắc.
Đối với nguyên tắc nhất niên, có thể tồn tại một số trường hợp phá vỡ nguyên
tắc, đó là các trường hợp Quốc hội không thể họp được mỗi năm một lần, như khi
có chiến tranh hoặc thiên tai gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và kéo dài
hoặc một số nguyên nhân đặc biệt khác.
2.1.3. Giới hạn của trường hợp phá vỡ nguyên tắc ngân sách nhất niên
Có thể thấy rằng các trường hợp phá vỡ nguyên tắc này đều do những nguyên
nhân bất khả kháng, khiến Quốc hội không họp được trong năm đó, dẫn đến việc
không thể biểu quyết ngân sách một lần theo luật định. Như vậy, việc phá vỡ
nguyên tắc này là cực kỳ hãn hữu, do các nguyên nhân khách quan
Việc quy định rõ các nguyên tắc cũng nên quy định các trường hợp ngoại lệ

có thể xảy ra một cách chặt chẽ, để hạn chế tối đa các tổn thất cho hoạt động ngân
sách như, trong trường hợp năm đó Quốc hội không họp được thì việc sửa đổi dự
toán ngân sách sẽ được tiến hành như thế nào để minh bạch, phù hợp cho lần biểu
quyết trong năm tiếp theo.
2.2. Nguyên tắc ngân sách đơn nhất
2.2.1. Nội dung của nguyên tắc ngân sách đơn nhất
Nguyên tắc ngân sách đơn nhất được hiểu là mọi khoản thu và chi tiền tệ của
một quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất,
đó là bản dự toán ngân sách nhà nước, được Chính phủ trình Quốc hội quyết định
để thực hiện.
Nguyên tắc này tồn tại và được thục hiện nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng
bộ, hiệu quả trong quá trình thiết lập ngân sách nhà nước, trong quá trình thực
hiện và giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước; đồng thời để đảm bảo tính
minh bạch của ngân sách nhà nước. Nếu các khoản thu và chi được trình bày
4
N04.TL1 - nhóm 01 - Bài tập nhóm tháng 1
trong nhiều văn bản khác nhau thì không những gây khó khăn cho việc thiết lập
một ngân sách thăng bằng và hiệu quả mà còn khiến cho Quốc hội khó lòng kiểm
soát, lựa chọn những khoản thu, chi nào là cần thiết đề phê chuẩn cho phù hợp với
yêu nhu cầu và đời sống của nền kinh tế - xã hội, tạo thêm điều kiện cho phát sinh
tiêu cực trong hoạt động quả lý ngân sách
Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành chưa có điều luật nào ghi nhận một cách rõ
ràng, chính thức về nguyên tắc ngân sách đơn nhất. Tuy nhiên, qua một số điều
luật trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002, như điều 3, điều 5, điều 6 và các
quy định về trình tự, thủ tục lập dự toán ngân sách nhà nước trong Chương IV,
có thể thấy dự toán ngân sách nhà nước chính là văn kiện thể hiện mọi khoản thu
và chi tiền tệ của quốc gia trong một năm. Bên cạnh đó, văn kiện này còn là văn
kiện duy nhất thể hiện ngân sách nhà nước. Các điều luật khác cũng cho thấy
không có một văn kiện nào khác tồn tại bên cạnh dự toán ngân sách nhà nước
cùng thể hiện các khoản thu và chi tiền tệ của quốc gia trong một năm trong suốt

quá trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách.
2.2.2. Các trường hợp phá vỡ nguyên tắc ngân sách đơn nhất
Nguyên tắc ngân sách đơn nhất là một nguyên tắc có vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo tính minh bạch của hoạt động điều hành ngân sách nhà nước. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bản dự toán ngân sách nhà nước hàng
năm không thể dự liệu hết các khoản thu chi khẩn cấp, bất thường có thể phát
sinh, ví dụ như trường hợp chiến tranh hoặc thiên tai lớn ngoài dự tính. Trong
những trường hợp đó, Quốc hội được phép thông qua một ngân sách bất thường là
ngân sách đặc biệt hay ngân sách khẩn cấp không nằm trong dự toán ngân sách
nhà nước hàng năm. Ngân sách bất thường này giúp nhà nước có đủ điều kiện tài
chính để có thể ứng phó kịp thời và hiệu quả với các vấn đề cần phải được giải
quyết trong những trường hợp đặc biệt.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×