Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.93 KB, 14 trang )

Bài tập học kỳ môn Luật thương mại II
MỤC LỤC
A-MỞ ĐẦU
B- NỘI DUNG
I . Khái quát chung về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa:
1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá
3. Các văn bản pháp luật điều chỉnh
II. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa
1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa
2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
5.Giao kết hợp đồng của mua bán hàng hóa
5.1. Nguyên tắc giao kết
5.2. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá
6. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
C- KẾT LUẬN
Trang 1/14
Bài tập học kỳ môn Luật thương mại II
A-MỞ ĐẦU
Hoạt động mua bán hàng hoá là một hoạt động trung tâm trong giao lưu
thương mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước cũng như phát
triển quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.Quan hệ mua bán hàng hoá được thể
hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hoá. Hiện nay, Khi bước
vào nên kinh tế thị trường,trong bối cảnh toàn cấu hóa dần mở rộng nhiều quan
hệ mua bán hàng hóa,việc mua bán hàng hóa không chỉ diễn ra trong lãnh thổ
một nước với nhau mà còn thực hiện các quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa
quốc tế. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại
nói riêng là một yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Chính vì vậy việc đi sâu tìm
hiểu các vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hoá để từ đó đưa ra


các phương hướng hoàn thiện pháp luật là rất cần thiết.

B- NỘI DUNG
I . Khái quát chung về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa:
1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Giống như các hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán hàng hoá cũng
được xác lập và thực hiện trên cơ sở thuận mua,vừa bán, tức là trên cơ sở thống
nhất ý chí của các bên. Luật thương mại năm 2005 không đưa ra định nghĩa về
hợp đồng mua bán hàng hóa,nhưng chúng ta có thể xác định hợp đồng mua bán
hàng hóa trong thương mại dựa vào quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng
mua bán tài sản. Theo Điều 428 Bộ luật dân sự 2005 “hợp đồng mua bán tài
sản” là “sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao tài sản
cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho
bên bán”.
Như vậy,hợp đồng mua bán hàng hóa chính là một dạng cụ thể của hợp
đồng mua bán tài sản. Dù là mua bán tài sản trong dân sự hay mua bán hàng hóa
trong thương mại thì bản chất của nó cũng không có gì đổi khác mà vẫn có nội
Trang 2/14
Bài tập học kỳ môn Luật thương mại II
dung là: người bán phải giao đối tượng được bán và quyền sở hữu đối tượng đó
cho người mua và nhận tiền,còn người mua thì nhận đối tượng được mua và trả
tiền .
Hàng hoá được mua bán trong thoả thuận có thể tồn tại ở hiện tại hoặc một thời
điểm nào đó trong tương lai. Khi một người mua hàng hoá bằng tiền hoặc
phương tiện thanh toán khác ,đồng thời nhận quyền sở hữu hàng hoá thì một
quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá được hình thành..
2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá
 Căn cứ vào phạm vi của hợp đồng có thể chia hợp đồng mua bán hàng
hoá thành hai loại :
- Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước: chịu sự điều chỉnh của pháp luật

Việt Nam, cụ thể là luật thươngmại 2005 và các văn bản pháp luật chuyên
ngành khác.
- Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: chịu sự điều chỉnh của hai hay
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, do đó các bên trong quan hệ hợp
đồng có thể thoả thuận lựa chọn áp dụng pháp luật Việt Nam hoặc của
phía đối tay hay cũng có thể là một nước thứ ba.
 Căn cứ vào cách thức thực hiện hợp đồng, có thể chia làm hai loại:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá
- Hợp đồng mua bán hàng hoá không qua sở giao dịch hàng hoá
3. Các văn bản pháp luật điều chỉnh
Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng trong thương
mại nên trươc hết hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của Luật
thương mại năm 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành như : Nghị định số
23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007; Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày
17/7/2007; Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006; Thông tư số
Trang 3/14
Bài tập học kỳ môn Luật thương mại II
48/2006/TT-BVHTT ngày 5/5/2006; Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày
6/4/2006…
Thứ hai, vì hợp đồng muabán hàng hoá là một dạng của hợp đồng mua bán
tài sản trong dân sự do vậy bên cạnh luật thương mại, hợp đồng mua bán hàng
hóa còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005.
Thứ ba, các đối tượng khác nhau lại chịu sự điều chỉnh của các ngành luật
riêng biệt, nên hợp đồng muabán hàng hoá cũng chịu sự điều chỉnh của các văn
bản luật chuyên ngành. Ví dụ, đối với hợp đồng mua bán đối với tài sản là nhà ở
phải chịu sự đìều chỉnh của Luật nhà ở 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ tư, các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng có yếu tố
nước ngoài. Do đó, nó còn chịu sự điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế mà Việt
Nam gia nhập hoặc ký kết, các tập quán quốc tế… Ví dụ hợp đồng mua bán
hàng hoá giữa pháp nhân Việt Nam và pháp nhân Hoa Kỳ chịu sự điều chỉnh

của Hiệp định thương mại Việt –Mỹ 2001 và công ước Viên năm 1980.
II. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa
1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là
thương nhân hoặc một trong hai bên phải là thương nhân.Do đó việc xác định tư
cách thương nhân là một việc làm hết sức cần thiết để xác định chủ thể của hợp
đồng mua bán hàng hoá.
1.1 Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá là thương nhân
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của luật thương mại năm 2005,thương
nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp,cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập,thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Như vậy, một thương nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có
đầy đủ các dấu hiệu sau:
Trang 4/14
Bài tập học kỳ môn Luật thương mại II
- Thương nhân phải hoạt động thương mại (theo Điều 3-khoản 1 Luật Thương
Mại 2005), tức là thương nhân phải có các hoạt động mua bán hàng hoá
nhằm mục đích sinh lợi.
- Thương nhân phải hoạt động một cách độc lập. Độc lập nghĩa là nhân danh
chính mình, tự chịu trách nhiệm trực tiếp cho các hành bi của mình, có trụ
sở, văn phòng riêng…
- Thương nhân phải hoạt động thương mại một cách thường xuyên. Luật
thương mại không giải thích thế nào là “thường xuyên” , nhưng có thể hiểu
thường xuyên nghĩa là hoạt động một cách liên tục, có tính chất lặp đi lặp lại
trên cơ sở kế hoạch lâu dài.
- Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh.
Pháp luật Việt Nam cũng quy định những điều kiện cụ thể đối với những loại
hình thương nhân..
 Thương nhân là cá nhân :Luật yêu cầu phải là người có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, không bị pháp luật cấm kinh doanh thương

mại.
 Pháp nhân: Pháp nhân có đủ điều kiện thì có quyền đăng ký kinh
doanh để trở thành thương nhân. Tuy nhiên không phải mọi tổ
chức có tư cách pháp nhân đều có thể trở thành thương nhân.
 Hộ gia đình, tổ hợp tác: Nếu hộ gia đình, tổ hợp tác có đủ điều
kiện và có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhạn đăng ký kinh doanh và
trở thành thương nhân. Tuy nhiên hiện nay luật thương mại vẫn
chưa có quy định nào về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh
doanh cho tổ hợp tác.
1.2. Chủ thể không phải là thương nhân
Trang 5/14

×